SKKN một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp mầm non eatung - Pdf 35

Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung.

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì
việc nâng cao các kỹ năng sống cho thế hệ tương lai là một trong những vấn đề
được quan tâm của xã hội hiện nay. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ
thành những con người có ích, thành những con người mới. Một trong ba mục tiêu
cải cách giáo dục của nước ta là: làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ
thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao
động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách. Giáo dục mẫu giáo đã góp
phần thực hiện mục tiêu trên. Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con
người có trí thức có khoa học có tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà
còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và sáng
tạo. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa
tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai. Trong những năm gần đây bậc học
mầm non đang tiến hành đổi mới, chương trình giáo dục trẻ mầm non trong đó đặc
biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân
trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi,
đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa
chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện
phương châm “Học mà chơi - Chơi mà học” Đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ
một cách toàn diện về mọi mặt.
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ
mầm non nói riêng thì các hoạt động ngoại khóa và ngày hội ngày lễ có một vai trò
rất quan trọng đặc biệt không thể thiếu được.
Ngày hội, ngày lễ là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội trong
những thời điểm có ý nghĩa xã hội nhất để giáo dục trẻ những truyền thống tốt đẹp

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk - 1

những nghề nghiệp khác nhau, với mọi người ở những lứa tuổi khác nhau giúp trẻ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk - 2


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung.

mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong cuộc sống. Đặc biệt hơn đối với trẻ, trẻ rất hào
hứng và thích thú. Với sự tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý chỉ
đạo.
Là một Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường tôi
luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của đơn vị, xứng
đáng là một trường trọng điểm, đáp ứng với yêu cầu, tiêu chuẩn của trường Chuẩn
quốc gia bậc học Mầm non huyện nhà. Luôn làm theo lời dạy của Bác Hồ “Mẫu
giáo tốt mở đầu nền giáo dục tốt ”. Vì vậy, Tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp tổ
chức lễ, hội ở trường Mầm Non EaTung” để nghiên cứu. Với mong muốn được
đóng góp một phần hết sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng tổ chức
các hoạt động lễ, hội trong trường mầm non, để đáp ứng được những yêu cầu mới
của Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đất nước hội nhập. Trong những năm qua
cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học Mầm non là một bậc học đã
có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có tránh nhiệm gieo những hạt giống, mầm non
tốt, tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ mai sau.
Thấy rõ tầm quan trọng của bậc học Mầm non, những năm gần đây Bộ giáo dục và
Đào tạo luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
* Mục tiêu
- Nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động lễ hội ở trường Mầm non
EaTung.
- Giúp giáo viên và học sinh có kỹ năng sinh hoạt ngoại khóa của tốt hơn.

Phương pháp điều tra, nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn.
Phương pháp luyện tập, thực hành.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Phương pháp trắc nghiệm.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp quan sát, các hoạt động của giáo viên, học sinh.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk - 4


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung.

Phương pháp phân tích và tổng hợp.
Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận.
Xã hội càng văn minh thì nhu cầu tinh thần, nhất là hoạt động nghệ thuật
càng cao. Người ta không chỉ lo đến cái ăn, cái mặc, mà quan tâm nhiều đến hoạt
động văn hóa tinh thần, trong đó nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và sáng tạo nghệ
thuật trở thành cái cần thiết hằng ngày, tựa như cơm ăn nước uống vậy.
Các nhà tâm lý học Âu-Mỹ đã khẳng định rằng cẩn phải vun đắp mầm mống
hoạt động ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Từ tiếng hát à ơi của người mẹ khi trẻ còn nằm
trong nôi, đến việc trẻ tiếp xúc với thế giới đồ vật đồ chơi màu sắc hấp dẫn, rồi dần
dần trẻ tự tạo ra cái đẹp như xây một ngôi nhà đẹp, vẽ một bức tranh, hay nghe, hay
hát và vận động theo nhạc….nhu cầu, năng lực cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật
được hình thành.
Cho trẻ tiếp xúc, làm quen với các loại hình nghệ thuật là điều kiện cần thiết
để trẻ tiếp thu lĩnh hội được nội dung dạy các môn học mang tính nghệ thuật.
Trường mầm non thực hiện tốt việc tổ chức các hoạt động ngày lễ, ngày hội
cho trẻ sẽ hình thành ở trẻ nhu cầu, tiền đề cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật sau này.
II.2. Thực trạng.

hội cho trẻ, đa phần là thực hiện chủ yêu dựa vào kỹ năng tự rèn luyện.
Nhiều giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít, một số giáo viên lớn
tuổi ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của
giáo viên tuy đã đạt chuẩn nhưng không đồng đều, một số giáo viên chưa nhận thức
đầy đủ về đổi mới phương pháp, còn lúng túng trong việc vận dụng các kỹ năng âm
nhạc để tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngày hội, ngày lễ cho trẻ.
Trong công tác chỉ đạo bản thân tôi lên kế hoạch đôi lúc chưa cụ thể, chỉ đạo
còn mang tính chung chung, chưa khoa học, chưa phát huy hết khả năng của giáo
viên.
Một số phụ huynh ở Buôn Drai chưa thật sự quan tâm đến các hoạt động lễ
hội ở trường lớp mầm non.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk - 6


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung.

b. Thành công, hạn chế
- Thành công
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, giúp bản thân tôi làm tốt công
tác hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khóa, các hoạt động lễ hội, giáo viên
nâng cao kiến thức, nhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm tầm quan trọng của
giáo dục Mầm non và của bản thân mình. Biết bám sát vào kế hoạch của nhà
trường và thực tế của lớp, để lên kế hoạch phù hợp với cách tổ chức, thực hiện tốt
các hoạt động, có kinh nghiệm làm các loại đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ, đạo cụ… để
phục vụ cho các hoạt động lễ hội. Từ đó chất lượng giáo dục kỹ năng sống được
nâng lên thông qua các hoạt động lễ hội của trường.
- Hạn chế
Bên cạnh những thành công trên vẫn còn một số hạn chế; một số giáo viên là
người đồng bào dân tộc thiểu số, giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm còn ít, giáo

hoạt động lễ hội cho trẻ Mầm non trong giai đoạn hiện nay.
Ban giám hiệu làm tốt công tác xã hội hóa, kịp thời nắm bắt sự chỉ đạo của
các cấp, áp dụng thực tế của trường để chỉ đạo mọi hoạt động.
Đội ngũ cán bộ công chức đã đạt chuẩn và trên chuẩn, nhận thức được tầm
quan trọng của bậc học Mầm non, biết áp dụng thực tế của trường, lớp, địa phương
để xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tổ chức lễ hội cho trẻ.
Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các cháu,
tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Trường có giáo viên trẻ kinh nghiệm còn ít, chưa hăng say trong các hoạt
động ngoại khóa, còn nhút nhác, chưa nhanh nhẹn, chưa linh hoạt trong các hoạt
động tổ chức chương trình lễ hội cho trẻ, một số giáo viên lớn tuổi kỹ năng tổ chức
các hoạt động chưa sôi nổi.
Bản thân tôi lên kế hoạch hoạt động đôi lúc chưa cụ thể, chưa sáng tạo, chỉ
đạo còn mang tính chung chung, chưa khoa học, công tác bồi dưỡng kỹ năng tổ
chức sinh hoạt cho giáo viên chưa đa dạng, chưa sâu, các hoạt động lễ hội còn ít.
Vì vậy kết quả trên cô và trẻ đạt chưa cao như mong muốn. Chưa phát huy được

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk - 8


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung.

tính tích cực, chủ động ở trẻ, một số giáo viên chưa chịu khó tạo môi trường để trẻ
được hoạt động, tham quan và hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. Phương pháp tổ chức
các họat động lễ hội còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, chưa sáng tạo.
Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh học sinh chưa đáp
ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh
được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ
ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục trẻ ở gia đình mang tính áp đặt và

động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường Mầm non EaTung .
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội, ngày lễ trong năm:
- Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng, dựa trên sự mong
muốn của phụ huynh và nhu cầu của học sinh tôi đã xây dựng chương trình kế
hoạch tổ chức các ngày lễ hội và các hoạt động ngoại khóa trong năm học cho phù
hợp với các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm trong năm. Khi lập được kế hoạch tổ
chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả.
* Lên kế hoạch các ngày hội, ngày lễ trong chương trình, trong năm;
- Ngày khai giảng được coi là ngày hội đến trường của bé, vì vậy nhà trường
cần tổ chức long trọng, tạo ra được quang cảnh vui, làm cho trẻ hồ hởi, vui sướng.
Buổi lễ cần được tổ chức một cách tự nhiên chào đón các bạn bè mới vào trường.
- Tết Trung thu: là ngày tết cổ truyền dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng,
Tết trung thu tổ chức vào ngày rằm tháng tám. Chương trình cần chú ý đến các
hoạt động : Múa sư tử, múa lân, rước đèn, phá cổ, hát múa dân gian…
- Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo
của dân tộc Việt nam. Chú ý khai thác tình cảm chân thành long biết ơn của trẻ với
cô giáo.Tổ chức ngày này cần chuẩn bị sớm, phát động cho trẻ tự làm những sản
phẩm tạo hình trên lớp tặng cô.
- Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12): Tổ chức ngày này cần cho trẻ biết
những gian khổ hi sinh của các chú bộ đội canh giữ cho cuộc sống hòa bình, để các
cháu được hạnh phúc, vui chơi. Từ đó giáo dục trẻ long yêu thương các chú bộ đội.
- Ngày tết Nguyên Đán: Là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Cần tổ chức

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk - 10


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung.

cho trẻ đón xuân, đón năm mới với tâm trạng vui mừng, giáo dục trẻ tình yêu thiên
nhiên, tình cảm gắn bó giữa các dân tộc. Tổ chức Tết Nguyên Đán vào ngày cuối

Ngày khai giảng và ngày tổng kết phải thật sự là ngày của bé. Không tiến
hành tổ chức lễ khai giảng và tổng kết năm học ở trường mầm non theo cách của
người lớn, Nghi lễ giới thiệu đại bbieeur, báo cáo diễn văn dài dòng, nặng nề gây ra
sự căng thẳng mệt mỏi đối với trẻ.
- Tổ chức lễ khai giảng và tổng kết năm học cần được sắp xếp để tất cả các
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk - 12


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung.

cháu trong trường cùng được tham dự. Không nên tổ chức theo hình thức mỗi lớp
chỉ cử một số cháu đi đại diện.
- Mỗi ngày lễ lại có nội dung riêng của nó, nhà trường và cô giáo cần cố
gắng tìm cách khai thác để trẻ cảm nhận được nội dung và ý nghĩa của từng ngày
hôi. Thực sự là một hình thức giúp trẻ xâm nhập vào cuộc sống xã hội, và các sự
kiện trọng đại của đát nước. Đồng thời để ngày hội thực sự trở thành một phương
tiện giáo dục và phát triển của trẻ mầm non.

Biện pháp 2: Tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường
- Khi đã lập được kế hoạch tổ chức lễ hội và các hoạt động ngoại khóa rồi tôi
mạnh dạn xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường và tổ chuyên môn, khi
đưa ra trình bầy với Hiệu trưởng và tổ chuyên môn tôi được sự ủng hộ rất cao vì
nội dung kế hoạch tôi đưa ra cụ thể đầy đủ và chi tiết. Khi được sự ủng hộ về kế
hoạch tôi xin ý kiến của BGH và tổ chuyên môn về cách tổ chức và kinh phí tổ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk - 13


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung.

chức. Để có kinh phí tổ chức nhà trường trích một phần từ kinh phí chi cho hoạt

Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung.

- Tùy theo nội dung của ngày hội, ngày lễ mà trường có ý thức hướng tới
ngày hội, ngày lễ tạo ra không khí hội trong một thời gian nhất định.
- Để chuẩn bị tốt cho việc tổ chức ngày hội, ngày lễ của trẻ ở trường mầm
non, trước hết nhà trường phải tuyên truyền vận động cha mẹ của trẻ quan tâm đến
ngày hội, ngày lễ sắp tới, tranh thủ mọi sự giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần) của
cha mẹ trẻ trong việc chuẩn bị cho ngày hội, ngày lễ.
* Chuẩn bị chương trình nghệ thuật tổ chức ngày hội, ngày lễ:
- Tổ chức ngày hội, ngày lễ có nhiều hoạt động phong phú. Tuy nhiên
chương trình nghệ thuật là chủ đạo. Vì vậy cần phải tuyển chọn các tiết mục văn
nghệ có nội dung phù hợp xây dựng thành kịch bản để cô và trẻ cùng thể hiện.
- Chương trình được sắp xếp hài hòa giữa các tiết mục, hát, múa, đọc thơ,
đóng vai đối thoại…Cần chú ý đến các hoạt động phụ họa của trẻ với các tiết mục
diễn của nhóm chính và tăng cường các hoạt động cho tất cả trẻ cùng được tham
gia.
* Hình thức tổ chức:
- Chương trình tổ chức ngày hôi, ngày lễ, cần được tổ chức thực hiện theo
hình thức diễn hoạt cảnh, ca cảnh. Cô dẫn chương trình linh hoạt, điều khiển các
hoạt động tập trung vào chủ đề và nội dung tư tưởng chủ đạo, tạo được hứng thú
đối với trẻ. Không nên tổ chức theo hình thức hội họp, mít tinh, nặng nề. Nếu nhà
trường có phòng hoạt động âm nhạc lớn hoặc có điều kiện làm lễ đài, sân khấu
ngoài trời thì nên tổ chức tập trung cả trường. Nếu không có điều kiện thì tổ chức
theo từng lớp hoặc ghép các lớp. Việc tổ chức cả trường hoặc ghép các lớp sẽ tạo
điều kiện để trẻ ở các độ tuổi hỗ trợ nhau cùng được tham gia. Ví dụ; mẫu giáo bé
cùng đến tham gia phụ họa với mẫu giáo lớn. Nhà trẻ đến tham gia phụ họa với
mẫu giáo.v.v…
Trong khi tổ chức, cô chú ý điều khiển trẻ chuyển động hài hòa phù hợp với
sức của trẻ. Không để trẻ dừng lại ở một tư thế quá lâu, như đứng kéo dài, ngồi


ngày hội ngày lễ mà tổ chức toàn trường, hay theo nhóm lớp. Khi tổ chức toàn
trường thì cần chuẩn bị sân bãi hoặc hội trường rộng ( ngày hội khai trường, tết

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk - 16


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung.

trung thu…) khi đó cần chuẩn bị nơi biểu diễn, chỗ ngồi cho đại biểu, phụ huynh,
học sinh…Nếu tổ chức tại nhóm lớp thì cần chuẩn bị khung cảnh phù hợp với ngày
hội, ngày lễ đó và phù hợp vơi yêu cầu vận động, đội hình di chuyển của trẻ.
• Trình tự tiến hành một buổi lễ
- Trẻ được đứng trong đội hình vừa đi vừa hát tiến vào hội trường hoặc ra
sân theo nhạc để tạo không khí vui chung cho toàn trường. Sau đó cho trẻ ngồi vào
chỗ ngồi của mình theo lớp, tổ…
- Người điều khiển chương trình sẽ trò chuyện ngắn gọn với trẻ, mở đầu buổi
lễ.
- Tổ chức các tiết mục văn nghệ, vui chơi giải trí cho trẻ: trẻ đọc thơ, kể
chuyện, múa hát, vui chơi, đóng kịch… Tất cả các tiết mục trên có nội dung nói về
ngày hội, ngày lễ. Cần chú ý sắp xếp các tiết mục xen kẽ cho phù hợp động tĩnh, tiết
mục cá nhân, tập thể; tiết mục của trẻ và tiết mục người lớn…..Kết thúc buổi lễ nhẹ
nhàng, để lại âm hưởng và dư vị cuả ngày hội cho trẻ. Cần chú ý đến các trẻ lớp bé
vì các cháu không ngồi một chỗ được lâu, cho nên thời gian không thể kéo dài quá
làm trẻ mệt mỏi.
- Đặc điểm của trẻ mẫu giáo là nhanh thích nhưng nhanh chán vì vậy khi tổ
chức hoạt động ngày lễ hội hoặc ngày sinh nhật tôi cùng cô Nguyễn Thị Thủy và
cô Tống Thị Huyền Trâm luôn thay đổi hình thức tổ chức để kích thích sự tò mò
của trẻ để trẻ tham gia nhiệt tình, có buổi thì tổ chức tại lớp, tại trường, có buổi thì
tổ chức tại nhà học sinh (tùy vào từng nội dung) với nhiều hình thức tổ chức khác
nhau.

nướng, bánh dẻo, kẹo, bưởi,….Đến giờ tổ chức tôi cho tất cả trẻ cùng mang những
thứ trẻ được nhận từ quà từ thiện của chù cũng như quà của Hội cha mẹ học sinh,
của trường, đoàn thể ủng hộ và cùng lên bầy mâm cỗ. Sau khi tổ chức văn nghệ,
xem múa lân. Trẻ đã liên hoan tiệc ngọt búp phê, tự chọn nên trẻ rất thoải mái và
vui vẻ, phấn khởi. Thông qua các hoạt động rèn cho cô và trẻ những kỹ năng sống
thật ý nghĩa và bổ ích, rất cần thiết cho cuộc sống.
Biện pháp 6: Trẻ vui hội cùng cô
- Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi mầm non, trẻ rất thích tò mò,

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk - 18


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung.

khám phá và khi trẻ được trực tiếp tham gia và làm một việc gì đó trẻ sẽ nhớ rất
lâu,và có ấn tượng rất sâu sắc. Vì vậy nắm bắt được đặc điểm này của trẻ khi cho
trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa tôi đã cho trẻ tham gia trực tiếp vào các hoạt
động. Trẻ cùng cô hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi… cùng cô và bạn.
Trẻ xem múa “Chú cuội chơi trăng” và vui văn nghệ cùng chị Hằng, chú cuội

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk - 19


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung.

* Trẻ đang hứng thú xem Cô (Nguyễn Thị Hóa ) múa minh họa bài
“Chú cuội chơi trăng)
Biện pháp 7: Phối kết hợp
- Để chăm sóc và giáo dục trẻ đạt kết quả tốt chúng tôi thường xuyên trao
đổi với phụ huynh, cùng phối kết hợp để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Nếu

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk - 21


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung.

họp để nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm những ưu điểm và tồn tại để có hướng
khắc phục cho những lần sau tổ chức tốt hơn.
- Là một giáo viên đã công tác trong nghề đã lâu nhưng tôi đã không ngừng
phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm nuôi dạy trẻ của các chị em trong trường. Tôi
thường hay trao đổi với đồng nghiệp về những kinh nghiệm giảng dạy, cách tổ
chức lễ hội, hoạt động ngoại khóa để chị em cùng giải quyết. Giúp tôi có kinh
nghiệm về cách tổ chức, chị em học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau. có những biện
pháp xử lý kịp thời. thay đổi kế hoạch sao cho phù hợp. Ngoài ra tôi còn tìm hiểu
đọc thêm sách báo, nghe đài để hiểu thêm về cách hướng dẫn tổ chức ngày hội,
ngày lễ để có biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.
Mặt khác nhận thức của đội ngũ cũng ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục.
Mọi suy nghĩ đều dẫn đến hành động của chúng ta do đó nếu nhận thức “Đúng” và
“Thông” thì vấn đề “Vận hành” đúng là chuyện tất nhiên. Vì vậy với một đội ngũ
không đồng đều, giáo viên người đồng bào. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm các biện
pháp để chỉ đạo chuyên môn có hiệu quả, làm gì để giúp giáo viên yên tâm công
tác gắn bó với nghề hơn. Tôi thường xuyên động viên an ủi và gợi cho đội ngũ thấy
sự phát triển về quy mô trường lớp, niềm tin về mái trường khang trang, sạch đẹp,
sự kính trọng của quý bậc phụ huynh đối với nghề cô giáo.
Bản thân tôi là cán bộ quản lý cũng luôn không hài lòng, thoả mãn về những
gì đạt được, luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn cho đội ngũ giáo viên, công nhân
viên, luôn tìm cách tác động vào đội ngũ như đưa ra những chuẩn thi đua, phát
động những phong trào hỗ trợ chuyên môn thật phù hợp với điều kiện của đơn vị.
Ngoài công tác giáo dục về nhận thức tư tưởng cho đội ngũ, người quản lý
phải biết khơi dậy tiềm tàng mỗi con người lòng tự trọng, ước muốn phát triển và
xác định đúng hướng đi phù hợp.

càng có tiến bộ rõ rệt, chất lượng nội dung các chương trình tổ chức tai các lớp
ngày càng phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức tổ chức. Các cô từ đó ý thức
hơn về trách nhiệm của mình và nêu cao tinh thần tự học tự rèn, đòn kết tốt nội bộ,
có lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành
mạnh, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk - 23


Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung.

luật của nhà nước. Luôn nhiệt tình trong mọi hoạt động phong trào,
- Đội ngũ giáo viên đoàn kết, thống nhất cao trong mọi công tác, có tâm
huyết với nghề, có tinh thần tương thân tương ái, thực hiện tốt quy chế chuyên môn
của ngành, nhiệt tình, năng động....luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm, kỹ
năng tổ chức các hoạt động ngoại khoái, lễ hội, vui chơi …ngày càng được các chị
em quan tâm đầu tư, nâng dần chất lượng.
II.4. Kết quả.
- Qua nhiều năm chỉ đạo và trực tiếp thực hiện việc “Tổ chức các hoạt động
lễ hội trong trường lớp Mầm non ”, tôi thực sự phấn khởi với những kết quả đạt
được và để làm tốt được việc này trước hết: Là một Phó hiệu trưởng tôi luôn ý thức
phải thực sự là “Con chim đầu đàn” luôn nêu cao vai trò trách nhiệm, gương mẫu
đi đầu trong mọi hoạt động, có lòng khoan dung - độ lượng, giỏi về chuyên môn,
vững vàng về nghiệp vụ. Là người có lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng,
luôn gần gũi, chia sẻ với giáo viên và tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng
nghiệp, của nhân dân, tạo được niềm tin cho CBGV, học sinh và phụ huynh.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ giáo
viên. Người cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có
kỹ năng tổ chức tốt các hoạt động, xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể trong năm

- Xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết nhất trí đó là sức mạnh tổng hợp để
thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà
trường. Xây dựng nhóm lớp điểm về việc tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, các
hoạt động lễ hội cho trẻ.
- Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tham dự học tập các lớp nâng cao
chuẩn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị để nâng cao trình độ
nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức các hoạt động lễ hội. Tích
cực đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập, giảng dạy và trong các hoạt
động lễ hội của nhà trường.
- Coi trọng việc tự học, tự bồi dưỡng, tự làm đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ, đạo
cụ biểu diễn cho học sinh khi tham gia các phong trào hoạt động lễ hội.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk - 25



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status