Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện hưng hà tỉnh thái bình - Pdf 35

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư,
xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, văn minh, quốc phòng. Trải qua
nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo
vệ vốn đất như ngày nay. Đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí
cố định trong không gian, không thể thay thế và di chuyển được theo ý muốn
chủ quan của con người. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyên
quý giá này một cách hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sự phát
triển của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chinh trị và phát
triển xã hội.
Đất đai luôn là yếu tố không thể thiếu được đối với bất cứ quốc gia nào.
Ngay từ khi loài người biết đến chăn nuôi, trồng trọt, thì vấn đề sử dụng đất
đai không còn đơn giản nữa bởi nó phát triển song song với những tiến bộ
của nền khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị... Khi xã hội càng phát
triển thì giá đất (giá Quyền sử dụng đất) ngày càng cao và luôn giữ được vị trí
quan trọng như Mác đã khẳng định: “Lao động là cha, đất là mẹ sản sinh ra
của cải vật chất”. Do đó, việc quản lý đất đai luôn là mục tiêu Quốc gia của
mọi thời đại nhằm nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất đai đảm bảo việc sử
dụng đất đai tiết kiệm và có hiệu quả.
Huyện Hưng Hà đã và đang phát huy được những lợi thế về vị trí địa lý khi
kết nối với các địa bàn lân cận. Huyện đã và đang có những bước tiến mạnh
mẽ trong phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động sản xuất đang chuyển trọng tâm
từ nông nghiệp sang thương mại và dịch vụ. Sự chuyển dịch này đã mang đến
nhiều khó khăn, thách thức cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Từ thực tế trên cũng như nhận thức được vai trò tầm quan trọng của công tác


SVTH: Đào Thị Thu Hà

2

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học.
1.1.1.

Khái niệm và vai trò của đất đai.

Đất đai là tặng vật quý giá mà thiên nhiên ban tặng, không do con người tạo
ra. Đất đai không tự sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hoá
từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác nhằm phục vụ nhu cầu
thiết yếu của con người.
Lịch sử phát triển của nhân loại luôn gắn liền với đất đai. Tất cả các cuộc
chiến tranh trên Thế giới và các cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước đều có
liên quan đến đất đai bởi đất đai là yếu tố cấu thành lên mỗi quốc gia, là điều
kiện không thể thiếu đối với môi trường sống và mọi ngành kinh tế.
Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, có đất đai
mới có các hoạt động sống diễn ra. Đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
sinh thái của con người và các sinh vật trên trái đất.
Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, địa bàn sản xuất của con người. Trong công

khác nhau, có những đặc trưng riêng không giống những vật thể khác. Bởi
đất đai có những đặc trưng:


Có nguồn cung giới hạn trong khi số lượng người và của cải do con người

tạo ra ngày càng tăng. Như vậy, có thể so sánh tương đối thì nguồn cung về đất
đai ngày càng hạn hẹp trong khi giá trị sử dụng của đất ngày càng tăng.


Đất đai luôn tồn tại trong tự nhiên, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau

trong xã hội, người có quyền đối với đất không thể cất giấu được cho riêng
mình, khi sử dụng phải tuân theo các nguyên tắc chung của xã hội.


Đất đai không do con người tạo ra, không bị tiêu hao trong quá trình sử

dụng. Do đó, khả năng sinh lợi của đất đai phụ thuộc vào khả năng sử dụng,
khai thác của con người. Do đó, đất đai trở thành mối quan tâm hàng đầu của
mỗi quốc gia.
1.1.2.

Quan niệm cơ bản của Đảng và Nhà Nước về đất đai.

1.1.2.1. Từ khi thành lập Đảng đến năm 1945
Những năm thập niên 20, đất nước ta bị kẻ thù thực dân Pháp xâm lược và bè
lũ bọn vua quan thối nát, đất nước ta chìm trong màn đêm nô lệ, đời sống của
nhân dân ta vô cùng cơ cực. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 Đảng ta ra đời, mặc dù
hoạt động trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, song Đảng ta đã đề ra những

sử dụng đất thuộc các đồn điền vắng chủ, khai khẩn đất hoang để tăng gia sản
xuất cứu đói.
Ngày 18/6/1949, thành lập Nha Địa chính trong bộ Tài chính và tập trung làm
thuế nông nghiệp phục vụ cho kháng chiến.
Ngày 14/12/1953 Quốc hội đã thông qua “Luật cải cách ruộng đất” thực hiện
triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Theo Hiến pháp 1946, quyền sở hữu
đất đai được đảm bảo, ruộng đất chia đều cho dân cày, người cày được canh
tác trên thửa đất của mình. Trong giai đoạn 1955–1959, cơ quan quản lý đất
đai ở Trung ương được thành lập ( ngày 3 tháng 7 năm 1958 ) thuộc Bộ Tài
chính với chức năng chủ yếu là quản lý diện tích ruộng đất để thu thuế nông
nghiệp. Ngày 05/5/1958 có Chỉ thị 334/TTg của Thủ tướng chính phủ cho tái
lập hệ thống địa chính trong Bộ Tài chính và UBND các cấp để làm nhiệm vụ
đo đạc lập bản đồ giải thửa và hồ sơ địa chính.
Vào năm 1979 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định thành lập Tổng
cục Quản lý Ruộng đất thuộc Chính phủ và các cơ quan quản lý ruộng đất ở
địa phương trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.

SVTH: Đào Thị Thu Hà

5

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

Giai đoạn 1980 – 1991 được mở đầu bằng Hiến Pháp 1980, trong đó đảm bảo
thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần kinh tế: kinh tế

6

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

ổn định lâu dài. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác
hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước
giao theo quy định của pháp luật ” (Điều 18).
1.1.2.3. Thời kỳ từ 1993 đến nay
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993 ( bao gồm cả Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001 ) là một trong những đạo luật
quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Những kết
quả đạt được trong việc thực hiện Luật Đất đai năm 1993 là tích cực, thúc đẩy
phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị - xã hội.
Tuy nhiên trước tình hình phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, pháp
luật về đất đai đã bộc lộ những hạn chế như: Pháp luật đất đai chưa xác định
nội dung cốt lõi của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước thống
nhất quản lý, vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân của Nhà nước chưa xác
định trong Luật. Pháp luật đất đai chưa theo kịp tiến trình chuyển đổi nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có
hiệu quả, chưa có đủ các chế định cần thiết về định giá đất, về điều tiết địa tô
chênh lệch, về điều tiết lợi nhuận qua việc chuyển nhựơng quyền sử dụng đất,
về bồi thường khi thu hồi đất, về đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất v.v…
Để khắc phục những thiếu sót nêu trên, thực hiện Nghị quyết số:
12/2001/QH11 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh cúa Quốc hội khóa

diện tích tự nhiên vốn có của quả đất. Khi chúng ta nói đất đai là hàng hoá,
dù có thêm hai chữ đặc biệt vào đó, thì cũng không lột tả được hết tính chất
đặc biệt của đất đai cả về phương diện tự nhiên cũng như xã hội. Vì thế, sự
ứng xử với vấn đề đất đai trong hoạt động quản lý không thể được đơn giản
hoá, cả trong nhận thức cũng như trong hành động.( Trích trong bài viết
“Quản lý đất đai - những khía cạnh đặc thù”- của Đ/C Phạm Quang Nghị:
Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam ).
1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý là sự tác động có định hướng lên một hệ thống bất kỳ, nhằm trật tự
hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy định nhất định.
QLNN là hoạt động thực thi của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức
và điều khiển quyền lực của Nhà nước bằng pháp luật đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì phát triển các mối quan hệ
xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trong
công cuộc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc của các cơ
quan Nhà nước trong hệ thống từ Trung ương đến địa phương.
QLNN về đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản của đất
đai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng vùng, từng
địa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp để thống nhất về quy hoạch, kế

SVTH: Đào Thị Thu Hà

8

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đào Thị Thu Hà

9

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

- Những điều kiện riêng lẻ phải khách quan, chính xác, đúng những kết
quả, số liệu nhận được từ thực tế.
- Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ, đúng
thực tế.
- QLNN về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, luật đất đai và các văn bản,
biểu mẫu quy định, hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn từ
Trung ương đến địa phương.
- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
1.1.5. Các nội dung QLNN về đất đai.
Là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai. Đó là các hoạt
động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổ
đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước, trong
việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai.
Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ
quan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả
trách nhiệm được Nhà nước phân công, đồng thời ban hành các chính sách,
chế độ, thể chế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứng
được nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Điều này thể hiện chức năng của

Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực

hiện các chế độ, thể lệ ấy;


Giao đất và thu hồi đất;



Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê đất đai, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất;


Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai;



Giải quyết tranh chấp đất đai.

Luật Đất đai 1987 mới chỉ giải quyết mối quan hệ hành chính về đất đai giữa
Nhà nước (tư cách là chủ sở hữu) với người sử dụng đất. Do đó, nội dung
quản lý nhà nước về đất đai không có những nội dung về đánh giá đất, kinh tế
đất, cho thuê đất... Do không thừa nhận đất có giá nên Nhà nước nghiêm cấm
chuyển dịch đất đai dưới mọi hình thức. Những quy định này làm cho quan
hệ đất đai không được vận động theo hướng tích cực.
1.1.5.2. Luật đất đai 1993
Nội dung QLNN về đất đai được quy định tại Luật Đất đai 1993 bao gồm:



quyền sử dụng đất, đồng thời Nhà nước đã xây dựng hệ thống các văn bản
pháp quy, tạo hành lang pháp lý cho quan hệ đất đai vận động tích cực.
SVTH: Đào Thị Thu Hà

11

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong giai đoạn công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, đất đai đã trở thành nguồn nội lực quan trọng tạo nên hiệu
quả nền kinh tế đất nước. Nội dung của Luật Đất đai 1993 chưa đủ cơ sở
pháp lý để phù hợp với hoàn cảnh mới.
1.1.5.3 Luật đất đai năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009
Do vậy Luật đất đai năm 2013 ra đời (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2004) và
hiện nay gọi là Luật Đất đai hiện hành. Luật này chi tiết hơn và đưa ra nhiều
nội dung đổi mới. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai gồm 13 nội dung
được quy định tại Khoản 2 Điều 6:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
- Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng

Và đến nay, khi Luật Đất đai 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009 đã có hiệu lực
thi hành thì những nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước về đất đai trên địa
bàn cấp huyện:
Những nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện trong quản lý nhà nước về
đất đai được quy định trong Luật Đất đai năm 2003, sửa đổi bổ sung năm
2009 cụ thể như sau:
-Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất và tổ
chức việc thực hiện các văn bản đó
-Xác định địa giới hanh chính,lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,lập
bản đồ hành chính
-Quản lý quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất ,chuyển mục đicáh sử dụng
đất
-Đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính,cấp GCN
-Thống kê, kiểm kê đất đai
-Quản lý tài chính về đất đai
-Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất đọng
sản
-Quản lý, giám sát việc thực hiên quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
-Thanh tra,kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
-Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố caoscacs vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai

SVTH: Đào Thị Thu Hà

13

Lớp: LĐH2HĐC2



Quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính
về đất đai


Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;



Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;



Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử

dụng đất mang lại.
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức
giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử
dụng đất ổn định, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai trong cả nước.
Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà
nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực,
bảo đảm quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.
* Chế độ sử dụng đất đai

SVTH: Đào Thị Thu Hà

14

Lớp: LĐH2HĐC2


Đất đai:
Chế độ sở hữu
Chế độ sử dụng

Chuyển giao, cho thuê,
Mượn, thuê nhân công

Sử dụng

Hưởng lợi

Luật pháp, quy hoạch, kinh tế
Đăng ký, hồ sơ địa chính

Người sử dụng
đất
Quyền
- Nghĩa vụ
Giúp đỡ
và giám
sát thực
hiện quyền
và nghĩa
vụ

Quản lý nhà nước về
đất đai:
Nhiệm vụ quản lý
Trách nhiệm quản lý

quỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất. Trên cơ sở đó có những biện pháp
thích hợp để sử dụng đất đai có hiệu quả cao nhất.


Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất đai tạo ra

một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai, tạo nên tính pháp lý cho việc
bảo đảm lợi ích chính đáng của người sử dụng đất đồng thời cũng bảo đảm
lợi ích của Nhà nước trong việc sử dụng, khai thác quỹ đất.


Thông qua việc giám sát, kiểm tra, quản lý và sử dụng đất đai, Nhà nước

nắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tượng sử dụng đất.
Từ đó, phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết
những sai phạm.


Việc quản lý nhà nước về đất đai còn giúp Nhà nước ban hành các chính

sách, quy định, thể chế, đồng thời bổ sung, điều chỉnh những chính sách, nội
dung còn thiếu, không phù hợp, chưa phù hợp với thực tế và góp phần đưa
pháp luật vào cuộc sống.
Để thực hiện được chức năng quản lý của mình, Nhà nước phải dựa trên các
nguyên tắc cơ bản:


Nguyên tắc đảm bảo quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước;



chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của
Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành
Luật Đất đai
5. Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ trưởng Bộ tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành kế hoạch và triển khai thi hành Luật
Đất đai 2003.
6. Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30-11-2001 của Tổng cục Địa
chính hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
7. Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành qui định về cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
8. Quyết định số 199/2001/QĐ-TTg ngày 28-12-2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
9. Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
10. Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất.

SVTH: Đào Thị Thu Hà

17

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai



Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

CHÝÕNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là về công tác QLNN về đất đai.
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Hưng Hà tỉnh Thái
Bình
- Phạm vi thời gian: tìm hiểu nghiên cứu từ ngày 1/4/2014

đến ngày

30/5/2014
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện Tự nhiên, kinh tế- xã hội
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất tại địa phương
2.2.3 Thực trạng công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Hưng Hà
2.2.3.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
2.2.3.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
2.2.3.3 Lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy

2.2.5 Kết luận và kiến nghị
2.3 Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu các văn bản luật, dưới luật về quản lý và sử dụng đất do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2.3.1

Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu.

- Thông tin được thu thập chủ yếu là cơ sở lý luận và các quy định của các cơ
quan Nhà nước ở trung ương và các cơ quan Nhà nước ở địa phương về quản
lý đất đô thị, trên cơ sở đó thu thập được những số liệu về việc sử dụng đất ở
địa phương. Nguồn thông tin này được thu thập chủ yếu qua Công báo, các
trang web của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Phương pháp thống kê được dùng để xử lý các tài liệu, đặc biệt là các số
liệu thực tiễn về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử
dụng đất đô thị. Qua đó, có được các số liệu, thông tin tin cậy trình bày trong
đồ án.
2.3.2

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp, phân tổ và phân tích các

quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đô thị và phân tích thông tin
về thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về nội dung này. Ngoài ra,
phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin cũng được sử dụng để có được

SVTH: Đào Thị Thu Hà

20




Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN HƯNG HÀ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hưng Hà nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Bình, bao gồm 35 xã và thị trấn
(33 xã và 02 thị trấn) với tổng diện tích tự nhiên là 21.028,68 ha, chiếm
12,96% tổng diện tích toàn tỉnh Thái Bình. Ranh giới của huyện được xác
định như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên.
- Phía Nam giáp huyện Vũ Thư.
- Phía Đông giáp huyện Quỳnh Phụ và huyện Đông Hưng.
- Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam.
Huyện có ba mặt tiếp giáp với 3 con sông lớn (sông Hồng phía Tây, sông
Luộc phía Bắc và sông Trà Lý phía Tây Nam). Có 5 tuyến quốc lộ và tỉnh lộ
chạy qua địa bàn huyện (trong đó tuyến quốc lộ 39 chạy qua 7 xã và 2 thị
trấn) và đặc biệt khi đường cao tốc Thái Hà hoàn thiện cùng với hệ thống
giao thông nông thôn, huyện lộ và giao thông thủy đã tạo thành hệ thống giao
thông quan trọng nối liền huyện Hưng Hà với thành phố Thái Bình, các
huyện trong tỉnh và thành phố Hưng Yên. thuộc vùng đồng bằng sông Hồng,
nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải
Phòng - Quảng Ninh. Vị trí địa lý của huyện đã tạo những điều kiện rất thuận
lợi cho huyện trong buôn bán, trao đổi, vận tải hàng hóa, hành khách và giao
lưu văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.372 giờ, các tháng có
số giờ nắng cao từ tháng 3 đến tháng 9 trung bình đạt 260 giờ/tháng (cao nhất
vào tháng 5), các tháng có số giờ nắng thấp từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau
trung bình 120 - 130 giờ/tháng (thấp nhất vào tháng 12).
- Gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông từ tháng 11 đến tháng 4; gió Đông
Nam tháng 5; gió Tây tháng 6 đến tháng 9; gió Tây Nam tháng 10. Tốc độ gió
trung bình năm là 3,9m/s, trung bình tháng lớn nhất là 4,9m/s, trung bình tháng
nhỏ nhất là 3,1m/s.
3.1.1.4. Chế độ Thủy văn
Huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu của các sông là sông Hồng, sông Luộc và
sông Trà Lý.
- Sông Hồng chảy ven theo địa giới hành chính các xã Tiến Đức, Hồng An,
Minh Tân, Độc Lập, Hồng Minh; với chiều dài khoảng 14 km. Vào mùa mưa
từ tháng 6 đến tháng 10 mực nước sông lên nhanh và cao hơn mặt ruộng từ 2
- 5m. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau mực nước sông xuống thấp
hơn mặt ruộng từ 2 - 3m. Sông Hồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc

SVTH: Đào Thị Thu Hà

23

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, đồng thời cũng cung cấp lượng phù sa
không nhỏ phục vụ việc cải tạo đồng ruộng.

24

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

dưỡng.
- Nhóm đất phèn, diện tích 66,45 ha nằm xen kẽ rải rác ở các xã.
Ngoài ra còn có nguồn đất sét, nguồn tài nguyên cát lòng sông rất phong phú
để phục vụ sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng.
3.1.1.5.2. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Bao gồm nước mưa và nước trong hệ thống sông ngòi, ao, hồ,
trên địa bàn nhưng chủ yếu là nguồn nước sông Hồng, sông Luộc, sông Trà
Lý… Nhìn chung nguồn nước mặt khá phong phú, đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân trong giai đoạn phát triển. Tuy
nhiên, nguồn nước mặt ở Hưng Hà đang bị ô nhiễm.
- Nước ngầm: Theo tư liệu dự án Quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn Thái Bình đến năm 2020 cho biết nguồn nước ngầm ở Hưng Hà có
2 tầng đặc trưng:
+ Tầng chứa nước Thái Bình: Đây là tầng phát triển không đồng đều, rất
mỏng ở phía Bắc với chiều dày tầng chứa nước lớn nhất đạt tới 25 m, trung
bình 5 - 10 m và lưu lượng từ 0,1 - 0,7 l/s, mực nước giao động từ 1 - 2m.
Tầng chứa nước Thái Bình thuộc tầng nghèo nước, điều kiện thủy hóa phức
tạp.Tuy nhiên, với các dải nước ở Hưng Hà có ý nghĩa về cấp nước cho các
hộ khai thác đơn lẻ, mỗi giếng có thể đạt từ 40 - 60 m 3/ngày, mặt nước tĩnh
nông, gần mặt đất, chất lượng khá.
+ Tầng chứa nước Hải Hưng được ngăn cách với tầng chứa nước Thái Bình


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status