Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp việt hàn quốc, tỉnh nghệ an hiện nay - Pdf 33

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
________________________

NGÔ THỊ HIÊN

GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - HÀN QUỐC,
TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
________________________

NGÔ THỊ HIÊN

GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - HÀN QUỐC,
TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY


Tác giả

Ngô Thị Hiên


4
MỤC LỤC


5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.


ĐH
GV
HS
KTCN
Nxb
SV
UBND
XHCN

Trong xu thế phát triển của thời đại ngày nay, chúng ta nhận thấy rằng
mỗi nước đều không ngừng tăng cường các mối quan hệ với các quốc gia, dân
tộc khác với mục đích phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Bên cạnh
đó, hệ thống pháp luật cũng không ngừng được hoàn thiện tương thích với
những quan hệ xã hội mới của thời đại.
Pháp luật là một hiện tượng của đời sống xã hội giữ vị trí, vai trò vô
cùng cần thiết và quan trọng. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng
cường quyền lực nhà nước; là công cụ hữu hiệu nhất để nhà nước quản lý và
điều hành xã hội, pháp luật là cơ sở pháp lý cho mối quan hệ với các quốc
gia, dân tộc; là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mỗi
người dân Việt Nam. Hệ thống pháp luật chỉ hoàn thiện về mặt thể thức văn
bản hay nội dung pháp lý thôi thì chưa đủ, mà cần thiết hơn nữa đó là cần
phải có sự hiểu biết pháp luật, thái độ tôn trọng và thực thi pháp luật của mỗi
người dân.
Hiện nay, do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau từ nền kinh tế thị
trường, từ những hiện tượng xã hội dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật có
chiều hướng gia tăng, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên, trong đó có sinh
viên. Có những giá trị đạo đức bị suy thoái nghiêm trọng, ý thức kỷ luật của
sinh viên có chiều hướng ngày càng kém. Ngược lại, những hành vi thái hóa
biến chất, những thói học đòi ăn chơi, lãng phí có chiều hướng tăng, ý thức
học tập bị xa rời. Sinh viên lười suy nghĩ, ngại học hành. Nghiêm trọng hơn
nữa xuất hiện một số bộ phận sinh viên bất chấp luật pháp sẵn sàng vi phạm
pháp luật. Vậy, trước thực trạng đó làm thế nào để khôi phục lại những giá trị
đạo đức tốt đẹp cũng như rèn ý thức kỷ luật tốt cho sinh viên? Để giải quyết


2

vấn đề này đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức từ nhiều yếu tố và yếu tố
giáo dục là yếu tố căn bản nhất. Giáo dục là phương thức tác động vào nhận

được những tồn tại về phẩm chất đạo đức lối sống, ý thức kỷ luật của sinh
viên để từ đó xác định được giải pháp giáo dục pháp luật hiệu quả hơn trong
thời gian tới cho sinh viên Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt
Nam - Hàn Quốc.
Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả đã chọn: “Giáo dục ý thức chấp
hành pháp luật cho sinh viên Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp
Việt Nam - Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
Khi nghiên cứu vấn đề giáo dục pháp luật đã có nhiều tác giả với nhiều
bài viết với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng có thể chia thành một số
nhóm vấn đề sau đây:
- Nhóm thứ nhất, ở cấp độ chỉ đạo Trung ương của Đảng và Nhà nước
có một số văn bản như: Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của
Ban Bí Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ,
nhân dân; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ
năm 2005 đến năm 2010; Quyết định số 2160/2010/QĐ-TTg ngày 26 tháng
11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường công
tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh
thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số
14/2012/QH13 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 20 tháng 06 năm 2012.
Các văn bản nêu trên đã đề cập các vấn đề về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật; chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; quan điểm và giải pháp nâng


4


điển hình như: Một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật - Nxb Công an Nhân dân); Nguyễn Đặng
Đình Lục (2008), Giáo dục pháp luật trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Thành
phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã tập trung làm rõ những tác động của pháp
luật đối với quá trình hình thành nhân cách, tình hình và giải pháp thực hiện
giáo dục pháp luật cho học sinh; Nguyên Nhung (2010), Nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật cho thanh niên, thiếu niên, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, 6/2010. Qua bài báo tác giả đã làm rõ tình hình vi phạm pháp luật của
thanh thiếu niên và phân tích nguyên nhân của tình trạng trên; Nguyễn Vi
Tường Thụy (2012), Nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn quận 10, thành phố Hồ Chí
Minh, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục; Nguyễn Hòa Thuận (2012), Giáo
dục ý thức chấp hành pháp luật lao động cho học sinh trường trung cấp nghề
Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa
học giáo dục; Nguyễn Thị Việt Hà (2013), Nâng cao chất lượng giáo dục
pháp luật của Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay, Luận
văn Thạc sĩ khoa học giáo dục. Các tác giả đã làm rõ thực trạng giáo dục pháp
luật tại các cơ sở nghiên cứu và qua đó đã đưa ra các giải pháp để khắc phục
những hạn chế còn tồn tại trong Luận văn của mình.
Như vậy, tính đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
giáo dục pháp luật ở những góc độ tiếp cận khác nhau nhưng chưa có công
trình nào trực tiếp nghiên cứu về giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho
sinh viên Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc,
tỉnh Nghệ An. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề này làm công trình nghiên cứu của


6

mình, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Pháp luật và giáo dục ý
thức chấp hành pháp luật cho sinh viên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

tạo nghề và phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ
thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra, thu thập thông tin để làm
sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu đề ra.
5. Giả thuyết khoa học
Đề tài được nghiên cứu với giả thuyết khoa học cho rằng nếu đề xuất
được quan điểm và hệ thống các giải pháp có hiệu quả, có tính khả thi thì sẽ
nâng cao được chất lượng giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho sinh viên
Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, tỉnh
Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
6. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
việc xây dựng chương trình, tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật cho
sinh viên ở cấp trường.
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và những người
nghiên cứu những vấn đề khoa học có liên quan đến đề tài. Qua đó đề tài sẽ
có những đóng góp nhất định trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật
cho sinh viên ở các Trường Cao đẳng nghề nói chung và Trường Cao đẳng
nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An nói riêng.


8

7. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Đề tài được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật
cho sinh viên các Trường Cao đẳng nghề.

đường ranh giới mà nếu vượt qua nó, thì tự do của người này sẽ xâm phạm tới
tự do của người khác và hệ quả là con người sẽ không còn tự do. Và theo
Jonh Loke, mục đích tối hậu của pháp lật là để tạo lập, bảo vệ và mở rộng tự
do cá nhân của con người. Ở phương Đông, tiêu biểu là trong tư tưởng Trung
Quốc cổ đại, “Pháp” là một phạm trù triết học được hiểu theo hai nghĩa: theo
nghĩa rộng, “Pháp” là thể chế quốc gia, là chế độ chính trị xã hội của đất


10

nước; theo nghĩa hẹp, “Pháp” là những điều luật, luật lệ mang tính nguyên tắc
và khuôn mẫu.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật là một hình thái
ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội. Pháp luật ra đời gắn liền với sự tồn
tại của nhà nước. Là một trong những công cụ cốt yếu để duy trì trật tự, ổn
định xã hội; đồng thời là tiêu chí để đánh giá sự văn minh và tiến bộ của nhân
loại. Xã hội phải lấy pháp luật làm cơ sở, là sự biểu hiện của lợi ích và nhu
cầu chung của xã hội.
Trên tinh thần kế thừa chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định pháp luật xã hội chủ nghĩa phải thể hiện ý chí của giai cấp công
nhân nhằm bảo vệ Tổ quốc, thực hiện quyền lợi của nhân dân lao động, phải
thực sự dân chủ nhằm chống quan liêu, mệnh lệnh và sự tùy tiện của cá nhân
và nhân dân lao động. Pháp luật phải bảo vệ quyền con người, để xây dựng
con người mới xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, có thể thấy sự nhận thức khác nhau trong quan niệm của các
nhà tư tưởng về pháp luật. Tuy nhiên, phổ quát nhất, pháp luật được định
nghĩa như sau:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà
nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên
cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội được đảm bảo thực hiện

đảm thực hiện, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội,
pháp luật được xây dựng nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật với
nhà nước, nhà nước với pháp luật là hai nhân tố khác nhau nhưng không thể
tách rời nhau, làm tiền đề cơ sở cho nhau tồn tại và phát triển hay nói cách
khác là giữa nhà nước và pháp luật, vừa có tính độc lập vừa có tính phụ thuộc
vào nhau. Mối quan hệ này được thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước và trong xây dựng và thực thi pháp luật. Sự tác động của pháp
luật đối với nhà nước và ngược lại nhà nước đối với pháp luật có thể là tích


12

cực hoặc tiêu cực ở mức độ này hay mức độ khác. Chẳng hạn sự vi phạm
pháp luật của các cán bộ nhà nước có chức quyền sẽ có ảnh hưởng tiêu cực
đến đời sống pháp luật của xã hội như giảm niềm tin vào pháp luật, công lý,
tạo điều kiện cho những ý nghĩ và hành vi vi phạm pháp luật.
Nhà nước không thể quản lý xã hội nếu thiếu pháp luật và ngược lại,
pháp luật phải được nhà nước đảm bảo thực hiện. Trong thực tiễn, việc chăm
lo xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước phải thực hiện song song, đồng bộ
với việc hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật. Trong quản lý xã
hội, nhà nước sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau song pháp luật
được sử dụng với vai trò là công cụ sắc bén nhất. Thông qua pháp luật, các
chính sách của nhà nước được triển khai một cách thống nhất, đồng bộ trên
phạm vi cả nước. Theo đó, pháp luật luôn có tính quy phạm phổ biến, tính
khách quan, tính hệ thống, tính ổn định và đặc thù nhất là pháp luật có tính
cưỡng chế được bảo đảm bằng sức mạnh của nhà nước.
1.1.2. Ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội thuộc thượng tầng
kiến trúc xã hội chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Đồng thời, ý thức pháp
luật cũng chịu chi phối của các yếu tố khác như ý thức kinh tế, ý thức chính

phạm vi khác nhau, đó có thể là ý thức của từng cá nhân, có thể là ý thức của
nhóm, bộ phận dân cư trong xã hội, có thể là ý thức của toàn xã hội, thậm chí
nó còn được xem xét, đánh giá trên khu vực địa lý vượt khỏi phạm vi quốc
gia. Vì vậy, ý thức pháp luật luôn được tiếp cận trên cả bình diện ý thức xã
hội và ý thức cá nhân.
Trên bình diện ý thức cá nhân, ý thức pháp luật thể hiện sự hiểu biết
pháp luật cũng như ý chí, xúc cảm, tình cảm, tâm trạng, thái độ của họ đối với
pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác.
Trên bình diện xã hội, ý thức pháp luật được hiểu là tổng thể quan
niệm, quan điểm, tư tưởng, thái độ, sự đánh giá của xã hội đó về pháp luật.


14

Tuy có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, song xét một cách khái
quát, phổ biến nhất, ý thức pháp luật có thể định nghĩa như sau:
Ý thức pháp luật là tổng thể những tư tưởng, học thuyết, quan điểm,
thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người về pháp luật trên các khía cạnh
khác nhau của pháp luật như vai trò, chức năng của pháp luật, được thể hiện
trong quá khứ, hiện tại và tương lai về những hành vi của con người và hoạt
động của các cơ quan, tổ chức trong xã hội trong việc thực hiện pháp luật.
Ý thức pháp luật là một trong những bộ phận cấu thành của đời sống
pháp luật. Bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào cũng đều thể hiện
quan điểm, tư tưởng, tâm lý của con người về pháp luật.
Ý thức pháp luật được hình thành từ những quan niệm của con người
về sự cần thiết của các quy tắc xử sự mà nhà nước cần đảm bảo thực hiện về
tính hợp pháp hay không hợp pháp của các thiết chế, chế định pháp lý. Nếu
như pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, thì ý thức pháp luật là
những quan niệm về pháp luật, là tâm lý, tình cảm của con người về pháp luật
và các vấn đề pháp lý nói chung.

luật vì mục tiêu lợi nhuận kinh tế. Những biểu hiện tiêu cực, những quan
niệm lệch lạc về pháp luật cũng là một trong nhiều tác nhân của hiện tượng
hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự diễn ra trong thực tiễn.
Ý thức pháp luật là một dạng phản ánh tồn tại xã hội, ý thức pháp luật
chịu sự quy định của tồn tại xã hội nhưng bên cạnh đó ý thức pháp có tính độc
lập tương đối so với tồn tại xã hội. Ý thức pháp luật tác động mạnh mẽ đến
tồn tại xã hội trên nhiều phương diện theo xu hướng tích cực hoặc hạn chế,
phụ thuộc vào trạng thái, tính chất đặc điểm của ý thức pháp luật. Quan điểm,
tư tưởng, thái độ đúng đắn phù hợp với tiến bộ xã hội, sự tôn trọng và ý thức
chấp hành pháp luật có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa,
đạo đức của xã hội. Ngược lại, những tư tưởng, quan điểm lý luận sai lệch,


16

thái độ coi thường pháp luật, hành vi phạm pháp luật có tác động tiêu cực,
hạn chế đến sự phát triển xã hội, đến môi trường văn hóa pháp lý và văn hóa
đạo đức. Ý thức pháp luật còn tác động mạnh mẽ đến các hình thái ý thức xã
hội khác như đạo đức, khoa học, chính trị. Ý thức pháp luật góp phần rèn
luyện nâng cao ý thức đạo đức và thực hành đạo đức của các cá nhân nhất là
trong nền kinh tế thị trường, hội nhập như hiện nay. Do đó, cần kết hợp công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức mới có thể xây dựng ý
thức pháp luật đúng đắn, góp phần giữ gìn và nâng cao đạo đức trong các
quan hệ xã hội ngày càng phức tạp, đa dạng như hiện nay.
Ý thức pháp luật cùng với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác cấu
thành kiến trúc thượng tầng pháp lý xã hội. Là hai hiện tượng pháp lý khác
nhau nhưng có quan hệ biện chứng với nhau. Ý thức pháp luật có vai trò là
tiền đề, cơ sở trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; ý thức
pháp luật có vai trò là cơ sở đảm bảo cho việc áp dụng đúng đắn các quy định
của pháp luật. Trên cơ sở có ý thức pháp luật, con người có thái độ chấp hành

và ý thức chấp hành pháp luật.
Ý thức chấp hành pháp luật biểu hiện ra bên ngoài thông qua những
quan điểm, tư tưởng, học thuyết và hành vi của con người thể hiện thái độ tôn
trọng, thực thi và bảo vệ pháp luật. Người có ý thức chấp hành pháp luật là
người nghiêm túc thực hiện những quy định của pháp luật. Đồng thời biết phê
phán, tố giác những hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ tính nghiêm minh
của pháp luật.
Theo đó, ý thức chấp hành pháp luật là tổng thể những quan điểm, tư
tưởng thể hiện sự nhận thức của con người về trách nhiệm phải làm theo
những quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, ý thức chấp hành pháp luật và ý thức pháp luật có những sự
khác biệt cơ bản như sau:


18

Thứ nhất, thông qua những quan điểm, tư tưởng, học thuyết ý thức
pháp luật thể hiện sự xem xét tính đúng đắn hay không đúng đắn của pháp
luật. Ý thức chấp hành pháp luật thể hiện sự chấp hành pháp luật một cách thụ
động, không xem xét tính đúng đắn của pháp luật, chấp hành pháp luật không
điều kiện.
Thứ hai, ý thức pháp luật xem xét tính quá khứ và tương lai của luật.
Nghĩa là, chủ thể có sự xem xét, so sánh, đánh giá những quy định của luật
trong quá khứ, hiện tại và có những dự đoán trong tương lai. Đối với ý thức
chấp hành pháp luật thì chủ thể chỉ quan tâm tìm hiểu, thực hiện những quy
định của luật hiện tại.
Ý thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Trên cơ sở có ý thức pháp luật, chủ thể khi tham gia vào các
quan hệ xã hội sẽ tự giác chấp hành pháp luật. Do đó, có thể nói rằng ý thức
pháp luật góp phần thúc đẩy đời sống kinh tế phát triển, bởi lẽ ý thức pháp

Trong đời sống văn hóa – tư tưởng, ý thức pháp luật luôn có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới các hình thái ý thức xã hội khác. Những quan điểm, tư tưởng
pháp luật khoa học, tiến bộ góp phần củng cố, phát huy những nhân tố tích
cực ở các hình thái ý thức xã hội khác; đồng thời khắc phục những quan niệm
không phù hợp, ảnh hưởng xấu đến lợi ích của các giai cấp, đến đời sống
cộng đồng và tiến bộ xã hội.
Ý thức pháp luật quyết định hiệu quả của việc thực hiện pháp luật, đưa
pháp luật vào cuộc sống. Ý thức pháp luật cao là cơ sở cho những ứng xử có
văn hóa của con người khi con người có ý thức tôn trọng nhau thông qua việc
nghiêm chỉnh chấp hành, tuân thủ pháp luật.
Ý thức pháp luật được xem là điều kiện quan trọng, tiền đề tư tưởng
trực tiếp cho việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đồng
thời là điều kiện, tiền đề của ý thức chấp hành pháp luật của mỗi người.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status