Câu hỏi Kiểm tra môn Truyền thông Marketing - Pdf 33

Câu 1: Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả của PR như thế nào.
Câu 2: Trong các thành tố của truyền thông Marketing hỗn hợp, thành tố nào quan
trọng nhất.
Câu 3: Anh, chị hãy nhận xét về một chương trình truyền hình mà anh chị được
xem.
Câu 4: Nếu doanh nghiệp không thực hiện truyền thông Marketing thì tự bản thân
khách hàng có nhận biết được lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích của sản
phẩm mang lại cho người tiêu dùng không.
Câu 5: Mục đích của đo lường kết quả truyền thông Marketing.
Câu 6: Ai là công chúng của doanh nghiệp, tầm quan trọng của đối tượng này với
doanh nghiệp, cho vi dụ thực tế.
Câu 7: Tại sao phải hợp nhất truyền thông Marketing.
Câu 8: Biểu tình, mít tinh có phải là một dạng của quan hệ công chúng không, tại
sao.
Câu 9: Xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing gồm những bước nào.
Câu 10: Làm thế nào để đo lường kết quả của truyền thông Marketing.
Câu 11: Hãy lấy một ví dụ thực tế về một thông điệp mà bạn biết, và phân tích
phong cách thể hiên thông điệp đó.

Câu 1: Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả của PR như thế nào.


Quan hệ công chúng là một công cụ Marketing quan trọng để doanh nghiệp
giao tiếp với công chúng. Có rất nhiều định nghĩa về quan hệ công chúng, có thể coi
nó là một chức năng quản lý nhằm đánh giá thái độ, xác định thủ tục và chính sách
của một doanh nghiệp đối với mối quan tâm của công chúng nhằm chiếm được
cảm tình và sự hiểu biết của công chúng về doanh nghiệp. Nói tóm lại có thể hiểu
quan hệ công chúng là việc một doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao
tiếp với công chúng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình
Một chương trình quan hệ công chúng có thể là một chiến dịch dựa trên ý đồ
nào đó của doanh nghiệp và nó được thực hiện theo một quy trình sau.



Sau khi biết được mục đích muốn nhắm đến và nhắm đến ai với thông điệp
gì, là việc phải xác định xem thông điệp sẽ được truyền tải qua kênh thông tin nào
và có bốn kênh thông tin chủ yếu.
+ Phương tiện truyền thông đại chúng, họp báo, báo chí...
+ Sự kiện, đó có thể là buỏi hội thao, ngày hội....
+ Tài liệu mang tính đại trà như tờ rơi, catalouge, bao cáo tài chính...
+ Giao tiếp cá nhân, trả lời phỏng vấn, phát biểu trước công chúng...
Các kênh thông tin này được sử dụng kết hợp với nhau nhằm tạo ra hiệu
ứng manh nhắm đến công chúng mục tiêu.
- Kế hoạch thực hiện.
Việc thực hiện một chương trình quan hệ công chúng đòi hỏi phải có kế
hoạch thực hiện chi tiết. Chỉ rõ ai là người thực hiện, khi nào xong, thực hiện như
thế nào, ai là người chịu trách nhiệm phụ trách chung cho toàn bộ chương trình.
Chương trình quan hệ công chúng có thể gặp vài cản trở khách quan đòi hỏi
năng lực người làm chương trình phải có bản lĩnh và tốt nhất nên tránh gặp những
cản trở này.
+ Công chúng đang bị một sự kiện nào đó làm phân tâm.
+ Đối thủ cạnh tranh cũng có một chương trình quan hệ công chúng.
- Đánh giá kết quả.
Bản thân chương trình quan hệ công chúng không mang lại kết quả ngay lập
tức mà là trong tương lai. Tuy nhiên viêc đánh giá kết quả là cần thiết và có thể
dựa trên các mục tiêu đề ra dựa trên khảo sát nhận thức công chúng trước và sau
chương trình. Việc đánh giá này có thể dựa trên tiêu chí định tính, định lượng, hoặc
hiệu quả và chi phí của chương trình.
- Lựa chọn một cơ hội để thực hiện hoạt động.
Đó phải là ngày được công chúng quan tâm, có thể là lễ hôi, sự kiện, một
chương trình xã hội. Tốt nhất là doanh nghiệp nên chọn một cơ hội nào đó có liên
quan đến thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải, ví dụ như hãng giày NIKE

khách hàng thấy sự hiện hữu của doanh nghiệp trên thị trường, cho khách hàng
thấy mọi người tin tưởng doanh nghiệp ra sao, đó gọi là “Tuyên truyền”.
Nhân viên bán hàng là một kênh phân phối, nhưng khi khách hàng mua sản
phẩm, họ lúc này cũng là một nhà phân phối khác, nhà phân phối này có thể bán
danh tiếng của sản phẩm hoặc bán sản phẩm, lúc này để kích thích họ mua thêm
sản phẩm, cần có mức hỗ trợ thích hợp, có thể là triết khấu với kênh phân phối
ngoài hoặc thưởng với kênh phân phối nội bộ, đó gọi là “Kích thích tiêu thụ”.
Tương tự như Marketing trực tiếp(Direct Marketing) và truyền miệng(Word
of Mouth) đều là những cách để tác động gián tiếp đến khác hàng thông quá một
công cụ khác, bản thân bán hàng cá nhân(Personal Selling) có thể làm được điều
này nhưng với tác động trực tiếp đến khách hàng ngay tại thời điểm đó.
Câu 4: Nếu doanh nghiệp không thực hiện truyền thông Marketing, thì tự
bản thân khách hàng có nhận biết được lợi thế, công dụng, giá trị của sản
phẩm mang lại cho người tiêu dùng không.
Mục đích cơ bản của truyền thông là thông báo, thuyết phục và nhắc nhở đối
thượng nhận tin về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Thông quá các
thông điệp, doanh nghiệp muốn thông báo cho khách hàng về sự có mặt của doanh
nghiệp, của sản phẩm trên thị trường, thuyết phục họ về các ưu việt của sản phẩm
so với các sản phẩm cạnh tranh và nhắc nhở họ nhớ đến sản phẩm khi có nhu cầu


Truyền thông Marketing có vai trò hỗ trợ đắc lực cho các chiến lược
Marketing khác. Tuy các chiến lược và chiến thuật Marketing khác được xây dựng
hoàn hảo sẽ giúp cho việc giảm bớt hoạt động truyền thông, tuy nhiên thực tế lại có
rất ít các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ trong môi trường cạnh tranh lại có thể bỏ qua
được vai trò của truyền thông Marketing, thêm vào đó chu kù sống của sản phẩm
ngày nay đã ngắn hơn, quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương” không còn phù hợp
nữa
Thông quá chiến lược truyền thông Marketing doanh nghiệp thông tin cho
khách hàng tiềm năng của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng, quảng bá


 Nói chung ta có thể thấy mục đích của việc đo lường kết quả truyền thông

giống như khâu kiểm tra trong tổ chức, thông qua đó tổ chức đanh giá được
hiệu quả hoạt động của mình mà có những điều chỉnh thích hợp.
Câu 6: Ai là công chúng của doanh nghiệp, tầm quan trọng của đối tượng
này với doanh nghiệp, cho vi dụ thực tế.
Công chúng là mọi nhóm người có quan tâm, ảnh hưởng thực tế hoặc tiềm
ẩn đến khả năng doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Tóm lại đó là những tổ
chức cá nhân liên quan đến sự thất bại và thành công của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, không chỉ khách hàng mới được coi là công chúng mà
ngoài ra còn có chính quyền, truyền thông, các tổ chức xã hội, tổ chức tài chính và
cả nhân viên trong công ty cũng được coi là công chúng.
Khách hàng.
Là những người đã và đang hoặc có thê mua sản phẩm, dích vụ của doanh
nghiệp. Quyết định mua hàng họ dưa trên nhận thức về sản phẩm và đồng thời nó
chịu ảnh hưởng lớn về nhận thức về doanh nghiệp sản xuất ra nó. Vi dụ sản phẩm
của vedan bị tẩy chay khi gây bất bình trong xã hội, hay mọi người cho rằng Iphone
là điện thoại thời thượng mặc dù không phải ai cũng sở hữu iphone.
Chính quyền.
Là các tổ chức nhà nước có ảnh hưởng chi phối đến các hoạt động của
doanh nghiệp thông qua hệ thông pháp luật. Chính quyền có chức năng cấp phép
kinh doanh, thu thuế, giám sát, kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp, các cơ
quan này có thể hỗ trợ hay gây khó dễ cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không
có mối quan hệ tốt.
Các doanh nghiệp nên giữ mối quan hệ gần gũi, hiểu biết lẫn nhau với các
cấp có thẩm quyền quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp.
Ví dụ, CPN máy tính Hải Phòng.
Giới truyền thông.
Là các cơ quan báo chí, truyền hình, truyền thanh. Thông tin của giới truyền

thông điệp, doanh nghiệp muốn thông báo cho khách hàng về sự có mặt của doanh
nghiệp, của sản phẩm trên thị trường, thuyết phục họ về các ưu việt của sản phẩm
so với các sản phẩm cạnh tranh và nhắc nhở họ nhớ đến sản phẩm khi có nhu cầu
Truyền thông Marketing có vai trò hỗ trợ đắc lực cho các chiến lược
Marketing khác. Tuy các chiến lược và chiến thuật Marketing khác được xây dựng
hoàn hảo sẽ giúp cho việc giảm bớt hoạt động truyền thông, tuy nhiên thực tế lại có
rất ít các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ trong môi trường cạnh tranh lại có thể bỏ qua
được vai trò của truyền thông Marketing, thêm vào đó chu kù sống của sản phẩm
ngày nay đã ngắn hơn, quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương” không còn phù hợp
nữa
Thông quá chiến lược truyền thông Marketing doanh nghiệp thông tin cho
khách hàng tiềm năng của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng, quảng bá
thương hiệu. Đặc biệt trong một số trường hợp nhu cầu âm rất nhỏ do người tiêu
dùng bàng quan trước sản phẩm, lúc này buộc doanh nghiệp phải thực hiện kế
hoạch truyền thông, quảng bá cho người tiêu dùng để người tiêu dùng biết được
những lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích mà sản phẩm mang lại.
 Từ những đặc điểm trên có thể thấy được tầm quan trọng của việt hợp nhất

giữa truyền thông Marketing, nó thuyết phục công chúng mục tiêu tin
tưởng vào quyết định Marketing của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ
thực hiện được ý đồ Marketing của mình.


Câu 8: Biểu tình, mít tinh có phải là một dạng của quan hệ công chúng
không, tại sao.
Câu 9: Xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing gồm những bước nào?
Kế hoạch truyền thông Marketing giúp cho công ty giảm thiểu các rủi ro,
đồng thời nâng cao hiệu quả của truyền thông Marketing, để xây dựng được một kế
hoạch truyền thông Marketing bao gồm 8 bước.
- Phát hiện công chúng mục tiêu.

nhau, thậm chí trong một ngành đối với các công ty lại có tỷ lệ khác nhau.


“Quyết định hệ thống các biện pháp truyền thông” khi đã có ngân sách cho
truyền thông rồi nhưng phân bổ cho các kênh truyền thông như nào thì lại là vấn
đề. Điều này phải do người làm Marketing nắm bắt được những đặc điểm của các
kênh khi chọn lựa các kênh truyền thông bởi mỗi công cụ lại có đặc điểm riêng và
chi phí của nó.
“Đánh giá kết quả truyền thông” là quá trình khảo sát đo lường tác dụng của
truyền thông đến công chúng, giúp nhà truyền thông biết người nhận tin có ghi nhớ
được thông điệp hay không, họ nhìn thấy thông điệp bao nhiêu lần, thái độ bây giờ
so và trước kia đối với sản phẩm.
Câu 11: Làm thế nào để đo lường kết quả truyền thông Marketing.
Sau khi kết hoạch truyền thông Marketing được triển khai, người làm truyền
thông sẽ nhận được hiệu quả, tức là phản hồi của thị trường, để biết được thị
trường phản ứng như nào, người làm truyền thông phải biết đo lường kết quả
truyền thông mà mình tạo ra.
Để làm được điều này người làm truyền thông phải:
- Khảo sát công chúng mục tiêu xem mục tiêu có nhận thấy hay ghi nhớ thông
điệp đó không.
- Mục tiêu nhìn thấy thông điệp bao nhiêu lần, họ ghi nhớ ở điểm nào.
- Mục tiêu cảm thấy thế nào đối với thông điệp truyền thông.
- Thái độ trước và sau khi mục tiêu được truyền thông về thông điệp của sản
phẩm.
Ngoài ra còn phải thu thập số liệu cần thiết để đánh giá hành vi phản ứng
đạp lại của công chúng mục tiêu.





Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status