Phân tích, đánh giá tư tưởng triết học Phật giáo và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội - Pdf 33

Lời nói đầu
Albert Einstein, nhà khoa học vĩ đại của thời đại nguyên tử đã từng nói: “Tôn
giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh,
Thượng đế, cá nhân, không giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả
phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, xuất phát
từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa.
Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”
Điều gì khiến một “nhân vật của thế kỷ 20”, một nhà vật lý vĩ đại của nhân loại
đánh giá cao về Phật giáo như vậy? Thông điệp của đức Phật về chân lý, hòa bình,
từ bi và khoan dung rất là thích hợp đối với xã hội ngày nay cũng như nhiều thế kỷ
trước đây. Thời gian trôi qua đã làm cho những ánh sáng càng tỏa sáng hơn. Sự lan
tràn của chủ nghĩa vật chất và sự theo đuổi những thành đạt của cá nhân bất chấp
mọi giá đã làm xói mòn giá trị đạo đức xã hội, tình huynh đệ và tính cộng đồng.
Trong những tình huống này, việc chúng ta nhớ lại và truyền bá thông điệp về từ bi
và trí tuệ của đức Phật để hận thù có thể được thay thế bằng tình thương, xung đột
bằng hòa bình an lạc, và sự cạnh tranh bằng hợp tác lẫn nhau là cần thiết biết bao.
Ở Việt Nam, cùng với dòng chảy của lịch sử Đạo Phật có ảnh hưởng sâu rộng và
đóng góp đáng kể đến mọi mặt đời sống văn hoá-xã hội.
Đó là lý do tôi lựa chọn chủ đề: “Phân tích, đánh giá tư tưởng triết học Phật
giáo và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội”. Nội dung bài viết này
gồm có: Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của Đạo phật, nội dung cơ bản của tư
tưởng triết học Phật giáo, những đặc điểm của Đạo Phật và ảnh hưởng nó đỗi với
đời sống xã hội người Việt. Đồng thời, dưới con mắt khách quan của một người
không theo tôn giáo nào đưa ra những ưu điểm và những mặt hạn chế còn tồn tại
của Phật giáo hiện nay. Qua đó tôi có cơ hội tìm tòi những tư liệu về Đạo Phật và
hiểu thêm ý nghĩa nhân văn, giá trị chân-thiện-mỹ từ những lời dạy của Đức Phật.

Chương I: Lịch

sử ra đời và phát triển của Đạo Phật


ven sườn dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, xuất thân là một Thái tử một tiểu vương quốc.
Một buổi bình minh, Hoàng hậu đang dạo chơi trong vườn hoa Lâm-Tỳ-Ny thì
2


sinh hạ Thái tử ở đấy. Thái tử được đặt tên là Tất Đạt Đa và theo tục lệ Ấn Độ lấy
họ mẹ là Thích Ca. Sau khi hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa được 7 ngày, Hoàng hậu tạ
thế và em gái của Hoàng hậu đã thay chị nuôi Thái Tử cho đến lớn. Ngay từ khi
mới ra đời tướng mạo của Thái tử có những nét đặc biệt khác thường: Ngài có ba
mươi hai tướng quý và tám mươi vẻ đẹp. Cho nên khi xem tướng Ngài, đạo sĩ
Asita đã tiên đoán sau này Ngài sẽ thành Phật, làm chủ cả tam thế, dắt đường chỉ
lối cho chúng sinh thoát khỏi bể khổ luân hồi. Thuở thơ ấu, tư chất thông minh và
tính tình đức độ của Ngài đã biểu lộ một cách rõ rệt. Những đạo sĩ thông thái,
những võ sĩ tài danh điều được vua cha mời đến dạy cho Thái tử; và chẳng bao lâu
Thái tử đã trở thành một vị văn võ toàn tài, không ai sánh kịp.
Và cũng do tư chất thông minh ấy, Thái tử đã sớm nhìn thấy rõ được tính cách
giả dối, vô thường của sự thế, và với lòng thương vô hạn, không thể ngồi yên để
nhìn thấy sự rên siết, khổ đau của cõi đời, nên tâm hồn của Ngài không bao giờ
được yên ổn. Ngày đêm, Ngài luôn luôn nghĩ đến phương pháp cứu khổ cho chúng
sinh. Mặc dù, để làm khuây khỏa lòng con, vua cha Tịnh Phạn truyền dựng lên một
cung điện nguy nga, bày đủ trò đàn ca múa hát, và còn cưới cho Ngài một người
vợ đẹp tuyệt thế giai nhân nhưng Thái Tử vẫn không khuây nỗi buồn mênh mông
của cõi thế. Năm Ngài 29 tuổi, sau khi đã để lại cho Tịnh Phạn vương một người
cháu nội, Thái tử quyết đinh từ bỏ cuôc đời vinh hoa phú quý, rời hoàng cung, rời
gia đình vợ con bắt đầu con đường tu hành khổ luyện, tìm phuơng pháp cứu độ
chúng sinh thoát khỏi vòng khổ ải và đưa họ lên bờ giác ngộ vĩnh viễn yên vui.
Trong sáu năm trời tu hành khổ hạnh, Ngài cũng chưa thu thập được kết quả gì khả
quan, bấy giờ Ngài mới đi đến núi Tượng Đầu, ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ Đề
và thề rằng: "Nếu ta ngồi đây mà không chứng được đạo quả, thì dù thịt nát xương
tan, ta quyết không bao giờ đứng dậy".Và đến ngày thứ bốn mươi chín, lúc sao mai

b, Phái Đại thừa (Mahayana - cỗ xe lớn) chủ trương tự giác và giác ngộ cả
chúng sinh, tu thành bồ tát (bodhisattva) trước khi thành Phật. Không cố chấp chữ
nghĩa kinh điển, thờ nhiều Phật, phổ biến ở Nepan, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật
Bản, Việt Nam). Một nhánh của Đại thừa là phái Thiền.
c, Phái Tantrayana- Mật tông hay Vadshrayana -Kim cang thừa có tính chất bí
truyền, kết hợp phù chú, bùa linh để tu giải thoát, phổ biến ở Tây tạng, Mông Cổ,
Xibia.
4


Số tín đồ Phật giáo trên thế giới là hơn 600 triệu người. Ở Việt Nam, đạo Phật
được du nhập vào từ thế kỷ thứ 2 qua đường biển từ Ấn Độ và đường bộ từ Trung
Quốc - chủ yếu là tư tưởng Thiều tông kết hợp với lối tu của Tịnh độ tông thờ A Di
Đà cùng Quan Âm và của Mật tông. Từ thế kỷ thứ 5, đạo Phật ở Ấn Độ bắt đầu bị
Ấn Độ giáo tấn công và đến thế kỷ thứ 12 bị đạo Hồi(một tôn giáo nguyên ở Thổ
Nhĩ Kỳ) khi đã xâm nhập Ấn Độ bằng quân sự đã dùng những thủ đoạn khốc liệt
để hủy diệt chính pháp, tàn hại Phật Giáo bằng cách đập tháp, phá chùa, đốt kinh
điển, giết hại Phật tử. Những điều đó đã làm cho Đạo Phật ở Ấn Độ tàn lụi thêm.

5


Chương 2:

Nội dung cơ bản tư tưởng triết học Phật giáo

Kinh điển của Phật giáo gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Phật giáo
cũng luận về thuyết luân hồi và nghiệp, cũng tìm con đường “giải thoát” ra khỏi
vòng luân hồi. Trạng thái chấm dứt luân hồi và nghiệp được gọi là Niết bàn.
Nhưng Phật giáo khác các tôn giáo khác ở chỗ chúng sinh thuộc bất kỳ đẳng cấp

nhưng không được), ngũ thụ uẩn (năm yếu tố uẩn tụ lại nung nấu làm khổ sở).
2. Tập đế hay nhân đế.
Phật giáo cho rằng cuộc sống đau khổ là có nguyên nhân. Để cắt nghĩa nỗi
khổ của nhân loại, Phật giáo đưa ra thuyết “thập nhị nhân duyên” đó là 12
nguyên nhân và kết quả nối theo nhau cuối cùng dẫn đến các đau khổ của con
người: 1. vô minh; 2.hành; 3. thức; 4 .danh sắc; 5.lục nhập; 6. xúc; 7. thụ; 8. ái;
9. thủ; 10. hữu; 11 .sinh; 12 .lão-tử. Trong đó vô minh là nguyên nhân đầu tiên.
3. Diệt đế,
Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ có thể tiêu diệt để đạt tới trạng thái Niết bàn.
4. Đạo đế
Đạo đế chỉ ra con đường tiêu diệt cái khổ. Đó là con đường “tu đạo”, hoàn thiện
đạo đức cá nhân gồm 8 nguyên tắc (bát chính đạo) đó là: 1 chính kiến (hiểu biết
đúng tứ đế); 2 chính tư (suy nghĩ đúng đắn); 3 chính ngữ (lời nói đúng đắn); 4
chính nghiệp (giữ nghiệp không tác động xấu); 5 chính mệnh (giữ ngăn dục vọng);
6 chính tinh tiến (rèn luyên tu lập không mệt mỏi); 7 chính niệm (có niềm tin bền
vững vào giải thoát); 8 chính định (tập trung tư tưởng cao độ).
Tám nguyên tắc trên có thể thâu tóm vào (tam học) tức là 3 điều cần học tập và rèn
luyện là giới – định – tuệ. Giới là giữ cho thân, tâm thanh tịnh trong sạch. Định là
thu tâm, nhiếp tâm để cho sức mạnh của tâm không bị ngoại cảnh làm xáo động.
Tuệ là trí tuệ. Phật giáo coi trọng khai mở trí tuệ để thực hiện giải thoát.
Tóm lại, bốn sự thật mà đức Phật đã từng kinh qua chứng đắc và đem nó ra để
dạy lại các đệ tử nên thực hành như chính Ngài nếu muốn thoát khỏi khổ đau.
Sự thật thứ nhất là khổ đau, đó là kết quả bản chất của chính sự sống mà chúng
sinh hữu tình đang gánh chịu, nỗi khổ đau này, những buồn vui của nó chính trong
7


cuộc sống của mỗi chúng sinh về tâm và vật, chúng luôn luôn mang bộ mặt bất
toàn giả tạm và không làm vừa lòng mỗi chúng ta, do vô thường và huyễn hóa. Về
sự thật này, thì chúng ta phải hiểu và biết nó như một sự kiện như thật, một cách

1. Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là “In như sự thật”:
Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật. Phật giáo không
chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý
của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm trung thực ấy. Đạo Phật chỉ thấy và
chỉ nói những sự thật mà sự vật có, không thêm không bớt. Đạo Phật, do đó, cấm
đoán những tín ngưỡng và hành động không phát sinh từ sự hiểu biết như thật, và
không công nhận những kết quả của tín ngưỡng mê mờ, hành động manh động là
hợp lý. Cho nên đạo Phật cũng gọi là Đạo Như Thật.
2. Thứ hai, đạo Phật giáo rất “tôn trọng sự sống”.
Không sát sinh, ăn chay, là những điều tượng trưng cụ thể cho đặc điểm ấy.
Đạo Phật xem sự sống trên tất cả. Hết thảy cái gì gọi là có giá trị là phải bảo vệ sự
sống ấy. Giết sự sống để nuôi sự sống là mê muội mà vì tham sống nên hại sự sống
cũng là vô minh. Cho nên tôn trọng sự sống không những bằng cách giúp nhau để
sống còn, mà còn có khi phải hy sinh sự sống để bảo vệ sự sống, nghĩa là có khi
tiêu cực như ăn chay để cứu muôn loài, có khi tích cực như 'thay khổ cho chúng
sinh' để cứu vạn loại. Đạo Phật đặc biệt chú trọng và nêu cao chủ nghĩa lợi tha,
nhưng chữ lợi ấy là phải hướng về mục đích tôn trọng sự sống.
3. Thứ ba, đạo Phật chỉ thừa nhận sự “tương quan sinh tồn”.
Đạo Phật dạy cho người ta thấy ở đời phải tự lập chứ không phải biệt lập.
Phật tử không thấy, không tạo nên một đối phương. Vũ trụ là một lò tương quan;
không có gì là trung tâm, không có gì là phụ thuộc, hay ngược lại. Bởi thế cho nên
phân ly là tự tạo một ung nhọt, mà chiến đấu (theo nghĩa hẹp) chỉ là tương đối.
Chiến đấu phải là một hành động vì bảo vệ sự sinh tồn mà bất đắc dĩ phải áp dụng
9


trong trường hợp bất đắc dĩ. Nếu biến sự bất đắc dĩ ấy thành sự tuyệt đối cần thiết
trong mọi trường hợp, thì chiến đấu sẽ trở thành chiến tranh.
4. Thứ tư, đạo Phật xác nhận “con người là trung tâm của xã hội”.
Đạo Phật không hoàn toàn duy tâm, cũng không hoàn toàn duy vật, mà tất cả

xã hội mới. Trong xã hội ấy quyền sống tuyệt đối bình đẳng như sự sống: Bình
đẳng trong nhiệm vụ, bình đẳng trong hưởng thụ.
8.Thứ tám, đạo Phật là “tiến lên vô thượng giác”.
Đào luyện một con người mới, kiến thiết một xã hội mới rồi, không phải mục
đích của đạo Phật cứu cánh ở đó. Cao xa, đạo Phật còn hướng dẫn con người lên
chóp đỉnh của sự tiến hóa là địa vị vô thượng giác, địa vị vô minh toàn diệt, trí tuệ
toàn giác, địa vị Phật đà.
9. Thứ chín, đạo Phật là đạo Phật dạy phải “tự lực giải thoát”.
Đấy là một tinh thần tuyệt đối cần thiết. Đức Phật chỉ là một đạo sư dẫn đạo
con đường sáng cho chúng ta. Còn chúng ta phải tự thắp đuốc trí tuệ của mình mà
soi đường, phải tự động cặp chân năng lực của mình mà đi. Con người mới là phải
tự rèn luyện; xã hội mới là phải tự kiến thiết; vô thượng giác là phải tự tu chứng.
Tự lực giải thoát là con đường duy nhất của mười phương các đức Phật Bồ-Tát. An
lạc không phải cầu xin, trí giác không do cầu hồ. Một điều nữa, nước trong bản
chất là nước đục, hoa sen không mọc trên cát vàng, cho nên người trong đạo Phật
phải tự lực giải thoát ngay trong cảnh giới đau khổ mê muội. Lánh ngoài thế gian
đau khổ để tìm giác ngộ, thì kinh dạy, đó là đi tìm sừng con thỏ. Phật tử không có
đứng vào hàng ngũ thông minh mà phải hướng về lớp người ngu dốt dìu dắt họ.
Hoa Sen muôn thuở người ta chỉ tìm thấy trong ao bùn, tuệ giác vô thượng chỉ có
bởi chúng sinh.
10. Thứ mười, đạo Phật là “hiện chứng thể nghiệm”.
Đức Phật chỉ hướng dẫn chúng ta, chứ chân lý không phải là thứ đem quay
phim cho người thấy được. Đức Phật là đạo sư, nhưng trí giác không phải là thứ ai
dạy khôn cho ai. Cho nên đối với chân lý tối cao, ta phải tự lực thể nghiệm. Sự tự
lực thể nghiệm ấy, không những áp dụng với tinh thần tự lực giải thoát mà thôi, mà
còn đặc biệt chú ý đến sự hiện chứng. Thế nào gọi là sự hiện chứng? Ví dụ con
11


đường đi đến Mai thôn có mười đoạn. Người đi không ham, không thể ham nhảy

dân tộc, nó ngấm sâu vào tư duy và trở thành một bộ phận văn hoá, nếp sống của
người Việt.
I. Ảnh hưởng của Đạo Phật đến đời sống văn hoá-xã hội:
1.Về mặt tư tưởng triết học và đạo lý
a. Về tư tưởng
Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ Diệu Ðế
và Bát chính Ðạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái phật giáo,
Nguyên Thủy cũng như Ðại Thừa đã ăn sâu vào lòng của người dân Việt.
Ðạo lý Duyên Khởi là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới hiện
tại. Duyên khởi nghĩa là sự nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn và tồn tại. Không
những các sự kiện thuộc thế giới con người như thành, bại, thịnh, suy mà tất cả
những hiện tượng về thế giới tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá cũng điều vâng theo luật
duyên khởi mà sinh thành, tồn tại và tiêu hoại.
Có 4 loại duyên cần được phân biệt: thứ nhất là Nhân Duyên. Có thể gọi là
điều kiện gần gũi nhất, như hạt lúa là nhân duyên của cây lúa. Thứ hai là Tăng
Thượng Duyên tức là những điều kiện có tư liệu cho nhân duyên ví như phân bón
và nước là tăng thượng duyên cho hạt lúa. Thứ ba là Sở Duyên Duyên tức là những
điều kiện làm đối tượng nhận thức, thứ tư là Ðẳng Vô Gián Duyên tức là sự liên
tục không gián đoạn, cần thiết cho sự phát sinh trưởng thành và tồn tại.
Luật nhân quả cần được quan sát và áp dụng theo nguyên tắc duyên sinh mới
có thể gọi là luật nhân quả của Ðạo Phật, theo đạo lý duyên sinh, một nhân đơn độc
không bao giờ có khả năng sinh ra quả, và một nhân bao giờ cũng đóng vai trò quả,
cho một nhân khác.
Về giáo lý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của Ðạo Phật đã trở thành nếp
sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ.
Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên
13


âm thầm của lý nghiệp báo. Có thể nói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều


lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý khác của đạo phật là
đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh. Ðạo lý
này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với bước phát triển của tâm lý về
tình cảm của dân tộc Việt. Tình thương ở mọi người bắt đầu từ thân đến xa, từ tình
thương cha mẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong các mối quan hệ xã hội với
thầy bạn, đồng bào quê hương đất nước và mở rộng đến quê hương cao cả đối với
cuộc sống của nhân loại trên vũ trụ này. Ðặc biệt trong đạo lý tứ ân, ta thấy ân cha
mẹ là nổi bật và ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt.
Vì đạo phật rất chú trọng đến hiếu hạnh, và được Ðức Phật đã thuyết giảng đề tài
này trong nhiều kinh khác nhau như Kinh Báo Phụ Mẫu Ân, kinh Thai Cốt, kinh
Hiếu Tử, kinh Ðại Tập, kinh Nhẫn Nhục, kinh Vu Lan... nhắc đến công lao dưỡng
dục của cha mẹ, Phật dạy: "muôn việc ở thế gian, không gì hơn công ơn nuôi
dưỡng lớn lao của cha mẹ" (Kinh Thai Cốt), hay kinh Nhẫn Nhục dạy: "cùng tốt
điều thiện không gì hơn hiếu, cùng tốt điều ác không gì hơn bất hiếu". Bởi Phật
Giáo đặc biệt chú trọng chữ hiếu như thế nên thích hợp với nếp sống đạo lý truyền
thống của dân tộc Việt.
Đạo lý hiếu ân trong ý nghĩa mở rộng có cùng một đối tượng thực hiện là nhắm
vào người thân, cha mẹ, đất nước, nhân dân , chúng sinh, vũ trụ, đó là môi trường
sống của chúng sinh gồm cả mặt tâm linh nữa. Ðạo lý Tứ Ân còn có chung cái
động cơ thúc đẩy là Từ ,Bi, Hỷ, Xả khiến cho ta sống hài hòa với xã hội, với thiên
nhiên để tiến đến hạnh phúc chân thực và miên trường.
2. Về đời sống văn hoá-Xã hội:
a. Phật Giáo dung hòa với các tôn giáo khác ở Việt Nam
Sự phối hợp và kết tinh của Ðạo Phật với đạo Nho và đạo Lão, được các nhà
vua thời Lý công khai hóa và hợp pháp hóa. Nhờ đặc tính dung hòa này mà Phật
Giáo Việt Nam đã trở thành tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Việt. Nó chẳng
phải Phật giáo Ấn Ðộ hay Trung Hoa, Tiểu Thừa hay Ðại Thừa, mà là tất cả những
khuynh hướng tâm linh của người dân Việt.
Với tinh thần khai phóng, Phật Giáo Việt Nam đã kết tinh lấy Chân, Thiện,

và danh lam thắng cảnh như chùa Hương nhộn nhịp trong ngày trẩy hội đầu
xuân,chùa Tây Phương, chùa Yên Tử mây mù, chùa Keo bề thế, chùa Thiên Mụ
soi mình trên dòng sông Hương, và có những chuyện dân gian đầy tính nhân bản
như truyện Từ Thức, truyện Tấm Cám, truyện Quan Âm Thị Kính.... có những lễ
16


hội tưng bừng như hội Lim, hội Chùa Hương.... và trong tâm tư truyền thống cũng
vẳng tư tưởng bố thí vị tha, lòng hướng thiện và niềm tin vững chắc vào một tương
lai sáng sủa, vẳng tinh thần lạc quan yêu đời của người dân Việt.
d. Với ngôn ngữ, ca dao và dân ca
Trong đời sống thường nhật cũng như trong văn học Việt Nam ta thấy có nhiều
từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật Giáo được nhiều người dùng đến kể cả
những người ít học. Chẳng hạn như khi ta thấy ai bị hoạn nạn, đau khổ tỏ lòng
thương xót, người ta bảo "tội nghiệp quá". Hai chữ tội nghiệp là từ ngữ chuyên
môn của Phật Giáo. Theo Ðạo Phật tội nghiệp là tội của nghiệp, do nghiệp tạo ra từ
trước, dẫn tới tai nạn hay sự cố hiện nay, theo giáo lý nhà Phật thì không có một
hiện tượng hay sự cố tai nạn nào xảy ra là ngẫu nhiên hay tình cờ, mà chỉ là kết
quả tập thành của nhiều nguyên nhân tạo ra từ trước. Những nguyên đó (theo đạo
Phật gọi đó là nhân duyên) khi chín mùi, thì đem lại kết quả. Mọi người điều nói
tội nghiệp nhưng không phải nhiều người biết được đó là một từ ngữ nói lên một
chủ thuyết rất căn bản của Phật :"thuyết nhân quả báo ứng" thuyết này cũng đi sâu
vào nhận thức dân gian với những cách như "ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão"
Ca dao, dân ca là một thể loại văn vần truyền khẩu, dễ hiểu trong dân gian phổ
biến dưới dạng thơ lục bát bao gồm nhiều đề tài khác nhau, tư tưởng đạo lý của
Phật giáo cũng thường được ông cha ta đề cập đến trong ca dao dân ca dưới đề tài
này hay khía cạnh khác để nhắc nhở, khuyên rằng dạy bảo, với mục đích xây dựng
một cuộc sống an vui phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam.
e. Với quan niệm về hiếu hạnh:
Là người Việt Nam không thể không hiếu kính cha mẹ, niềm tri ơn và báo ơn

hay: “Người trồng cây bách người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau.”
Và: "ở hiền thì lại gặp lành
ở ác gặp dữ tan tành ra tro”
g) Với các tác phẩm văn học và các loại hình nghệ thuật: hát bội, hát chèo...
18


Tác phẩm chữ nôm nổi tiếng trong thế kỷ thứ mười tám là Cung Oán Ngâm
Khúc của nhà thơ Việt Nam Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), viết bằng thơ nôm.
Nội dung tác phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của phật giáo, nhất là triết lý ba pháp ấn
Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Khi diễn tả thân phận con người vốn khổ đau và mang
tính vô thường, ông viết:
Gót danh lợi bùn pha sắc xám
Mặt phong trần nắng rám mùi dâu
Nghĩ thân phù thế mà đau
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.
Thi hào Nguyễn Du (2765-1820) có tác phẩm bất hủ là Truyện Kiều, một
truyện thơ chịu nhiều ảnh hưởng của Phật Giáo, trong đó nổi bật nhất là thuyết về
Khổ Ðế, một phần quan trọng của giáo lý Tứ Diệu Ðế. Tiếp đến là tinh thần về
hiếu đạo và thuyết về nhân quả và nghiệp báo, vì chính Nguyễn Du cũng tự nhận
mình là một Phật tử, từng đọc Kinh Kim Cang Bát Nhã đến cả ngàn lần.
Ðã mang lấy nghiệp vào thân
Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa
Hay là:
Sư rằng phúc họa đạo trời
Cội nguồn cũng bởi lòng người mà ra
Có trời mà cũng có ta
Tu là cội phúc, tình là dây oan
Tính triết lý "nhân quả báo ứng" của Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong

các đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn, hoàn cảng sống gặp khó khăn đúng với
truyền thống đạo lý của dân tộc lá lành đùm lá rách.
-Tập tục cúng rằm, mùng một và lễ chùa.
Theo tập tục cúng rằm, mùng một là việc cúng sóc vọng, tức là ngày mặt trời
mặt trăng thông suốt nhau, cho nên thần thánh, tổ tiên có thể liên lạc, thông thương
với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi giới khác và sự
cảm thông sẽ được thiết lập là ngày trong sạch để các vị tăng kiểm điểm hành vi
của mình, gọi là ngày Bố tát và ngày sám hối, người tín đồ về chùa để tham dự lễ
20


sám hối, cầu nguyện bỏ ác làm lành và sửa đổi thân tâm. Quan niệm ngày sóc vọng
là những ngày trưởng tịnh, sám hối, ăn chay là xuất phát từ ảnh hưởng của Phật
giáo Ðại thừa. Ngoài việc đi chùa sám hối, ở nhà vào ngày rằm và mùng một, nhân
dân còn sắm đèn, nhang, hương hoa để dâng cúng Tam Bảo và tổ tiên Ông Bà, thể
hiện lòng tôn kính, thương nhớ những người quá cố và cụ thể hóa hành vi tu tâm
dưỡng tánh của họ. Bên cạnh đó người Việt Nam còn có tập tục khác là đi viếng
chùa, lễ Phật vào những ngày hội lớn như ngày rằm tháng giêng, rằm tháng tư
(Phật Ðản) và rằm tháng bảy (lễ Vu lan). Ðây là một tập tục, một nhu cầu không
thể thiếu được trong đời sống người Việt. Trước cánh cửa thiền môn, những khuôn
mặt trang nghiêm, vẻ đẹp thanh thoát của hoa huệ, hoa cúc chen lẫn với hương
trầm quyện tỏa tạo nên bầu không khí ấm cúng, linh thiêng, thể hiện tấm lòng
thành kính của họ đối với Ðức Phật và các bậc Thánh Hiền. Những hình ảnh đó đã
góp phần tạo nên bản sắc và nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt. Trong dòng người
tấp nập, đông đảo đó không phải ai cũng đến đây vì lý do tín ngưỡng thuần túy.
Một số đông người chỉ đơn giản muốn đi xem lễ hội hoặc thích chiêm ngưỡng vẻ
đẹp của chùa chiền nhưng khi đã hội nhập vào bầu không khí trang nghiêm họ
cũng thấy mình trở nên đỉnh đạc và trầm tỉnh hơn, đây là cơ hội giúp họ quay về
với Ðạo Phật.
-Nghi thức ma chay, cưới hỏi, tập tục đốt vàng mã…

với lối sống của người dân Việt và trong quá trình hình thành và phát triển của đất
nước. Ðạo Phật đã thấm vào nền văn minh Việt Nam, đã lan tỏa khắp hang cùng
ngỏ hẻm trên lãnh thổ Việt Nam và đã có một chỗ đứng nhất định từ cung đình cho
đến làng xã Việt Nam. Ðạo lý của Phật giáo Việt Nam cũng đã ảnh hưởng và ăn
sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt và đã trở thành những giá trị tinh
thần vô giá. Trong suốt chiều dài lịch sử mười tám thế kỷ qua, Ðạo Phật đã chứng
minh sự hiện hữu của mình trong hầu hết các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội... và có những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực vào các mặt nói trên.
Dưới thời Ðinh, Lê, Lý, Trần, các vị cao tăng có học thức, có giới hạnh điều
được mời tham gia triều chính hoặc làm cố vấn trong những việc quan trọng của
quốc gia. Có nhiều lý do khiến các thiền sư Việt Nam tham gia vào chính sự:
Thứ nhất, họ là những người có học, có ý thức về quốc gia, sống gần gũi nên
thấu hiểu được nổi đau khổ của một dân tộc bị nhiều cuộc đô hộ của ngoại bang.
22


Thứ hai, các thiền sư không có ý tranh ngôi vị ngoài đời nên được các vua tin
tưởng và thứ ba, các thiền sư không cố chấp vào thuyết trung quân (chỉ biết giúp
vua mà thôi) như các nho gia nên họ có thể cộng tác với bất cứ vị vua nào đem lại
hạnh phúc cho dân chúng. Thời vua Ðinh Tiên Hoàng đã phong cho thiền sư Ngô
Chân Lưu làm Tăng Thống. Thời Tiền Lê có ngài Vạn Hạnh, ngài Ðỗ Pháp Thuận,
ngài Khuông Việt cũng tham gia triều chính. Trong đó đặc biệt thiền sư Vạn Hạnh
đã có công xây dựng triều đại nhà Lý, đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, chấm dứt chế
độ tàn bạo của Lê Long Ðỉnh, ông vua Ngọa Triều còn có biệt danh kẻ róc mía trên
đầu sư.Thời nhà Trần có các thiền sư Ða Bảo, thiền sư Viên Thông.. điều được các
vua tin dùng trong bàn bạc quốc sự như những cố vấn triều đình. Thế kỷ 20, phật
tử Việt Nam rất hăng hái tham gia các hoạt động xã hội như cuộc vận động đòi ân
xá cho Phan Bội Châu. Thời Diệm, Thiệu (1959-1975) các tăng sĩ và cư sĩ miền
Nam tham gia tích cực cho phong trào đấu tranh đòi hòa bình và độc lâp cho dân
tộc.

khác là một hành động hy sinh. Có khả năng cho ra một cái gì là sửa soạn tâm trí
trọn vẹn để từ bỏ vật sở hữu của mình, cái mình yêu quý, cái mình đã buộc dính
vào. Do đó, ta đối mặt với một trong những nguyên nhân lớn nhất là dục vọng và
tham lam. Thật là hấp dẫn khi ta thấy lối sống này được hướng dẫn theo cách thức
mà khi áp dụng từng bước một, ta sẽ loại bỏ được một số nhược điểm và cá tính
con người vốn đã tạo ra sự căng thẳng và nhàm chán quấy nhiễu chúng ta hàng
ngày. Thái độ rộng lượng, bao dung với người khác là liều thuốc chống dục vọng,
tham lam, keo kiệt và ích kỷ.
Trì giới là giữ một số luật tắc đạo đức và luân lý. Đức Phật biết rõ là người ta
không thể đặt những điều lệ hay kỷ luật cho mọi người theo cùng một phương
cách. Vì vậy chỉ có một số luật tắc cho người tại gia. Có thêm một ít điều khác cho
những người muốn sống ở tự viện trở thành người xuất gia, những người tự
nguyện đi theo con đường nghiêm khắc của luật tắc và thanh tịnh hóa. Vì thế trì
giới là một sự thực hành dần dần để mỗi người chọn theo khả năng hiện tại của bản
thân.
Khác với các hệ triết học khác, Phật giáo còn một kho kinh nghiệm phong phú
về phương thức, kỹ thuật sử dụng những động tác thân xác đơn giản, hô hấp, đi,
đứng, ngồi, nằm... để thể hiện triết lý của mình trong thân xác, trong cuộc sống
hàng ngày, trong mỗi người như Thiền định. Thiền định hay luyện tập tâm trí, có
nghĩa nguyên thủy là phát triển, sự phát triển thêm trí tuệ. Đức Phật cho rằng mọi
24


sự đều phát nguồn từ tâm trí của con người, và Ngài là một trong những người đầu
tiên phát biểu về điều này. Hiến chương của Liên Hiệp Quốc mở đầu với câu "Vì
chiến tranh bắt đầu từ trong tâm trí của con người, cũng từ trong tâm trí con người
mà sự bảo vệ hòa bình được thiết lập". Câu này phản ánh đúng theo tinh thần lời
dạy đầu tiên của Phật trong kinh Pháp Cú: " Tam dẫn đầu cá pháp, tâm làm chủ,
tâm tạo tác". Một tâm trí có thể được kiểm soát bởi ý chí, một tâm trì không chạy
theo ngoại cảnh để đưa đến sự căng thẳng và nhàm chán, ngược lại luôn được tỉnh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status