Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa mới chất lượng, ngắn ngày tại huyện tam đường tỉnh lai châu - Pdf 33

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG ĐÌNH CHINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA MỚI CHẤT LƯỢNG,
NGẮN NGÀY TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - NĂM 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG ĐÌNH CHINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA MỚI CHẤT LƯỢNG,
NGẮN NGÀY TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN NGỌC

THÁI NGUYÊN - NĂM 2015


Đông xuân 2015.
- Các cán bộ phòng Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông
tỉnh đã giúp đỡ tôi thực hiện đánh giá chất lượng cơm của các giống tham gia khảo
nghiệm.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy
giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Hoàng Đình Chinh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 3
1.2. Vai trò của giống lúa và bộ giống lúa nước ta hiện nay ...................................... 4

3.1. Diễn biến của thời tiết ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của các
giống lúa tham gia khảo nghiệm ............................................................................... 36
3.1.1. Diễn biến thời tiết vụ Mùa 2014 ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển
của các giống tham gia khảo nghiệm ........................................................................ 36
3.1.2. Diễn biến thời tiết vụ Đông xuân 2015 ảnh hưởng đến sinh trưởng phát
triển của các giống tham gia khảo nghiệm................................................................ 38
3.2. Một số đặc điểm hình thái của các giống khảo nghiệm ở Tam Đường ............. 40
3.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng các giống khảo nghiệm ................... 42
3.4. Kết quả nghiên cứu khả năng chịu lạnh và biểu hiện sâu bệnh hại của các
giống khảo nghiệm trên đồng ruộng ......................................................................... 50
3.4.1. Khả năng chịu lạnh của các giống tham gia khảo nghiệm .............................. 50
3.4.2. Kết quả theo dõi mức độ biểu hiện sâu bệnh hại của các giống tham gia
khảo nghiệm .............................................................................................................. 51
3.5. Kết quả nghiên cứu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống
khảo nghiệm .............................................................................................................. 55
3.5.1. Kết quả nghiên cứu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các
giống lúa khảo nghiệm ở vụ Mùa 2014 và vụ Đông xuân 2015 .............................. 55


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự
giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn này đều đã được tác giả cảm ơn. Các thông
tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Hoàng Đình Chinh

Hương thơm số 1

IRRI

Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế

M2014

Vụ mùa 2014

LSD

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.

P

Xác xuất.

TB

Trung bình.


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013 ................ 14
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Lai Châu từ 2010 - 2014 ........... 19
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa huyện Tam Đường từ năm
2010-2014 ................................................................................................ 21

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Lai Châu là một trong những tỉnh khó khăn nhất của cả nước, cả tỉnh có
5/7 huyện thị là huyện nghèo thuộc Nghị quyết 30a về chương trình phát triển
nhanh và bền vững 61 huyện nghèo của Chính phủ (tính tại thời điểm ban hành
Nghị quyết). Toàn tỉnh có trên 414 nghìn người với trên 80% dân số sống ở vùng
nông thôn, sản xuất nông nghiệp là nghề sản xuất chính của người dân. Vì vậy, lúa
gạo có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của người dân, cung cấp lương
thực hàng ngày và một phần thu nhập của nông dân. Bên cạnh đó lúa gạo, cùng với
ngô, sắn là những sản phẩm góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại địa bàn. Tuy
sản xuất lúa gạo của tỉnh còn manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ sinh hoạt tại chỗ,
song lúa gạo đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân,
an ninh, quốc phòng được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn được giữ vững.
Tỉnh Lai Châu có 19.554 ha đất sản xuất lúa nước, trong đó số diện tích sản
xuất 02 vụ lúa (Đông xuân và lúa Mùa) chỉ đạt trên 6.200 ha, tập trung tại các xã
vùng thấp có độ cao khoảng dưới 700 m so với mực biển và ở những cánh đồng
rộng lớn như Bình Lư, Mường Than, Mường So... còn lại trên 13.000 ha người dân
chỉ sản xuất 1 vụ lúa Mùa rồi bỏ không. Nguyên nhân chủ yếu do sản xuất lúa Đông
xuân tại tỉnh Lai Châu còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tại các xã vùng cao
trên 700m so với mực nước biển, bởi vì vụ Đông xuân thường xảy ra rét đậm, rét
hại gây chết mạ và lúa mới cấy làm ảnh hưởng đến sản xuất của người nông dân.
Bên cạnh đó, các giống lúa khi được gieo cấy tại các địa điểm trên thường bị kéo
dài thời gian sinh trưởng từ 20 - 25 ngày, thậm chí có những giống bị kéo dài thêm
tới 45 ngày làm ảnh hưởng đến thời vụ gieo cấy lúa Mùa. Chính vì những lý do nêu
trên, nhiều vùng trong tỉnh Lai Châu, người nông dân không gieo cấy lúa Đông
xuân mặc dù có đất bỏ hoang và nước tưới chủ động. Đứng trước khó khăn như
vậy, tỉnh Lai Châu đã đặt ra mục tiêu là phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh gieo cấy
được 8.000 ha lúa Đông xuân, tức là phải mở rộng diện tích gieo cấy tăng thêm

với điều kiện sinh thái huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Đối với cây lúa, ngoài các yếu tố về kỹ thuật thì yếu tố giống đóng một vai
trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của con người. Giống tốt sẽ cho năng
suất cao, chất lượng tốt, giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập trên một đơn vị diện
tích. Đặc tính của giống, yếu tố môi trường và kỹ thuật canh tác quyết định đến
năng suất. Kiểu gen tốt chỉ được biểu hiện trong một phạm vi nhất định của môi
trường. Những giống được so sánh qua một loạt môi trường thì biểu hiện năng suất
thường khác nhau. Vì vậy, tính ổn định và thích nghi của giống với môi trường
thường được sử dụng để đánh giá giống.
Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đều nghiên cứu về
giống lúa để lựa chọn, lai tạo ra những giống lúa có phẩm chất tốt nhất để đưa vào
sản xuất đại trà. Một giống lúa được coi là tốt khi nó có đầy đủ các phẩm chất tốt
như: Có độ thuần cao và ổn định qua nhiều thế hệ, thích nghi với điều kiện khí hậu
và thổ nhưỡng tại địa phương, có tiềm năng năng suất cao, chống chịu với điều kiện
ngoại cảnh bất thuận như rét, khô hạn, và đặc biệt là sâu bệnh hại.
Như vậy, để một giống lúa được đưa vào sản xuất tại địa phương phải được
tiến hành các khâu sản xuất thử nghiệm từ 2 đến 3 vụ liên tục để đánh giá tính thích
ứng của giống với điều kiện khí hậu thời tiết và thổ nhưỡng của địa phương, khả
năng chống chịu sâu bệnh hại và tiềm năng năng suất cũng như tính ổn định của
giống qua mỗi thời vụ khác nhau. Để kết luận là giống lúa tốt, phù hợp với địa
phương thì giống lúa đó phải đạt các yêu cầu sau:
- Sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu, thời tiết và thổ nhưỡng
của địa phương.

thấy, các giống lúa mới đã góp phần làm tăng sản lượng tới 60 - 70% so với các
giống lúa cũ (Lê Duy Thành, 2010) [14]. Còn theo Bùi Chí Bửu, trong thời kỳ đổi
mới (1986 - 2005), năng suất lúa tăng bình quân từ 2,81 tấn/ha lên 4,82 tấn/ha (tức
là tăng 1,71 lần) là do kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố giống
đóng vai trò đặc biệt quan trọng, (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005) [2]. Theo Mai
Văn Quyền thì chỉ cần nâng cao phẩm chất hạt giống đã phổ biến trong sản xuất
cũng có thể nâng cao năng suất lúa từ 10 - 20%, (Nguyễn Văn Luật, 2008) [10].


5

Còn theo Nguyễn Trí Ngọc, nguyên cục trưởng Cục Trồng trọt thì giống lúa vừa là
mục tiêu vừa là một biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và phẩm chất hạt gạo,
(Nguyễn Trí Ngọc, 2006) [12]. Sử dụng giống lúa tốt là biện pháp tăng năng suất
lúa ít tốn kém nhất, là cơ sở hàng đầu để nâng cao năng suất lao động. Giống tốt
được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn
hàm lượng chất xám trong nông sản. Nếu giống tốt, giống thích hợp tốt với thổ
nhưỡng, thời tiết thì mùa màng bội thu, còn nếu ngược lại thì thất thu.
Như vậy, yếu tố giống đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất, là một
trong những yếu tố chính góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa. Bên cạnh đó,
giống còn góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao sức chống chịu cho cây.
Hiện nay, do tác động của biến đổi khí hậu, môi trường sống của cây lúa đã có
nhiều biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi cho cây lúa phát triển như: Nhiễm
mặn, nhiễm phèn, hạn hán, tố lốc…và xuất hiện nhiệu loại sâu bệnh hại lúa. Việc lai
tạo, chọn lọc các giống lúa trong những năm qua đã cho ra đời các giống lúa có khả
năng sinh trưởng, phát triển tốt trong những điều kiện bất lợi đó, như các giống lúa
chịu mặn, chịu hạn, chống đổ.., các giống lúa có khả năng chống chịu hoặc kháng
được một số đối tượng sâu bệnh hại, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng
cũng như chất lượng lúa gạo. Từ đó chúng ta có thể kết luận, giống lúa có vai trò rất
quan trọng trong sản xuất hiện nay.

giống lúa mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng lúa. Tuy
nhiên các giống lúa tốt để phục vụ cho sản xuất đại trà còn rất thiếu, bộ giống lúa
của chúng ta vẫn tồn tại một số bất cập cần phải được khắc phục, cụ thể là:
- Chưa có nhiều giống tốt (kể cả về số lượng và chủng loại) để phục vụ nhu
cầu sản xuất.
- Chất lượng gạo của giống còn thấp.
- Khả năng chống chịu với các yếu tố bất lợi và tính thích ứng với các điều
kiện sinh thái khác nhau còn hạn chế.
- Hiện tượng thoái hóa giống gia tăng, làm mất đi nhiều đặc tính, tính trạng
quý hiếm của giống.
- Công tác nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất, cung ứng giống chưa được chú
trọng đúng mức nên chưa chủ động cung ứng được đầy đủ giống tốt, chất lượng cao
cho sản xuất, thiếu nguồn giống mới bổ sung, thay thế.


7

1.2.3. Định hướng sản xuất giống của nước ta trong thời gian tới
Chính vì thực trạng giống lúa của nước ta trong những năm qua còn nhiều
hạn chế nên Đảng và Nhà nước ta đã định hướng và đầu tư cho công tác giống nông
nghiệp và coi đó là một trong những khâu tối quan trọng trong việc đảm bảo an ninh
lương thực, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cho người nông dân và tăng
sức cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Theo Bộ Nông nghiệp
và PTNT, định hướng sản xuất giống lúa trong thời gian tới là:
- Mục tiêu trước mắt:
Tập trung nghiên cứu chọn tạo và sản xuất ra các loại giống lúa có năng suất
cao, kể cả lúa lai và lúa thuần.
Chọn tạo các giống lúa có chất lượng cao, đặc biệt là chất lượng dinh dưỡng,
chất lượng chế biến và có giá trị thương phẩm hàng hóa cao.
Chọn tạo các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận.

chuyên ngành Khoa học cây trồng, Trường Đại học Nông Lâm đã giúp đỡ hoàn
thiện đề tài và có những đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt bản luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Gia đình anh Lù A Sử, bản Sàn Phàng Thấp xã Khun Há huyện Tam
Đường đã giúp đỡ tôi thực hiện các công thức thí nghiệm ở vụ Mùa năm 2014 và vụ
Đông xuân 2015.
- Các cán bộ phòng Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông
tỉnh đã giúp đỡ tôi thực hiện đánh giá chất lượng cơm của các giống tham gia khảo
nghiệm.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy
giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Hoàng Đình Chinh


9

nhiều đặc điểm sinh học tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận
như nhiệt độ, nhiễm mặn, hạn hán, úng lụt vv.. (Shen,J.H, 2000) [22].
Viện nghiên cứu lúa Quốc tế đã lai tạo chọn lọc hàng trăm giống lúa tốt được
gieo trồng phổ biến trên thế giới. Các giống lúa IR8, IR5, IR6, IR30 và những giống
lúa khác đã tạo ra sự nhảy vọt về năng suất.
Các nước có diện tích trồng lúa lớn trên thế giới rất chú trọng trong công tác
bảo tồn, lưu giữ nguồn gen để chọn tạo các giống lúa có năng suất và phẩm chất tốt,
mang đặc trưng của mỗi quốc gia. Như ở Thái Lan, từ năm 1950 đã thu nhập và làm
thuần một số giống lúa địa phương, đưa các giống lúa cổ truyền vào trồng. Nhiều

Trong sản xuất lúa, giống là yếu tố vô cùng quan trọng, đóng góp vào việc
tăng năng suất và sản lượng. Điều đó được đúc kết qua câu tục ngữ: Nhất nước, nhì
phân, tam cần, tứ giống” của cha ông ta. Vì vậy, các viện nghiên cứu, trường đại
học trong và ngoài nước luôn ưu tiên công tác nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa
mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Chỉ tính riêng viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế
IRRI cũng đã lai tạo và đưa ra sản xuất hàng nghìn giống lúa các loại, trong đó tiêu
biểu là các giống lúa như: IR5, IR6, IR8, IR30, IR34, IR64, Jasmin... Đặc biệt là hai
giống IR64 và Jasmin là những giống có phẩm chất gạo tốt, được trồng rộng rãi ở
nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay viện IRRI đang tập trung
vào nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa có năng suất siêu cao (siêu lúa) có thể đạt
13 tấn/ha/vụ, đồng thời tập trung vào nghiên cứu chọn tạo các giống lúa có chất
lượng cao (giàu vitamin A, giàu Protein, giàu Lisine, có mùi thơm...) để vừa hỗ trợ
các nước giải quyết vấn đề an ninh lương thực, vừa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng, (Cada, E.C, 1997) [16]. Một số nước có tốc độ thay đổi
giống lúa mới khá nhanh như Philippin 20,6%, Hàn Quốc 16,1%, Ấn Độ 13,5%,
Thái Lan 6,7%. Nhu cầu ngày càng tăng về giống lúa không những về số lượng và
còn cả về chất lượng.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lúa gạo ngày càng tăng trên thế giới, nhất là các
giống lúa chất lượng, nhiều phương pháp chọn tạo giống đã được áp dụng để có thể
đưa ra được các giống lúa có chất lượng cao, có hương thơm, độ dẻo và cân bằng
các thành phần dinh dưỡng. Các phương pháp chọn tạo giống truyền thống như lai
tạo với phương pháp lai hai dòng, lai ba dòng thực hiện chủ yếu ở Trung Quốc đã
thành công, tạo ra các giống lúa lai có chất lượng cao và có khả năng chống chịu
sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường cao hơn các giống lúa chất lượng


11

truyền thống. Ngoài ra, các phương pháp chọn tạo giống khác như: chọn giống đột
biến, chọn giống liên kết với các chỉ thị phân tử gần đây cũng đã được áp dụng và


Công việc sưu tập quỹ gen của Việt Nam bắt đầu từ năm 1977 với các vùng trọng
tâm được xác định là Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, vùng
ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Hơn 1.800 mẫu giống lúa cổ truyền và 160
quần thể lúa hoang dại được sưu tầm và bảo quản tại viện Lúa. Viện lúa Đồng bằng
sông Cửu Long cũng đã tiến hành bảo quản 438 mẫu giống lúa trồng có nguồn gốc
từ nước khác bao gồm 400 mẫu thuộc Indica, 38 mẫu thuộc Japonica làm vật liệu du
nhập từ bên ngoài. Hiện nay Trung tâm Tài nguyên Di truyền thực vật thuộc Viện
khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã bảo quản hơn 5.000 mẫu giống lúa địa
phương, trong đó có khoảng 1.200 mẫu giống lúa nếp cổ truyền và có nhiều giống
lúa thơm, có phẩm chất gạo ngon như: Một bụi, Trắng tép (vùng bán đảo Cà Mau),
Móng chim, Xương gà, Bằng tây (Long An, Tây Ninh)...Trong 711 giống lúa địa
phương phía Bắc Việt Nam đã xác định có 68 giống lúa thơm, chiếm 9,6%. Trong
tổng số 577 giống lúa Japonica phía Bắc Việt Nam có 363 giống lúa nương, chiếm
62,9%, (Nguyễn Hữu Nghĩa, 2007) [13].
Xác định yếu tố giống đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất nên
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề chọn lọc, lai tạo các giống lúa mới
để đưa vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người dân. Viện Cây Lương thực và Cây
thực phẩm đã được thành lập từ năm 1968 với rất nhiều các nhà nông học nổi tiếng
như Giáo sư, Bác sỹ nông học Lương Đình Của, Giáo sư, Viện sỹ Vũ Tuyên
Hoàng...Tại đây đã có nhiều giống được lai tạo và chọn lọc như các giống P4, P6,
nếp K12 hay các giống như P9, GL105, ĐB6, ĐB5, ĐB1..
Hiện nay cả nước có 25 đơn vị nghiên cứu tham gia chọn tạo giống cây trồng
mới, trong đó 15 đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, 7 thuộc Bộ Giáo dục và
đào tạo, 1 thuộc Viện Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia và 2 thuộc Bộ Công
nghiệp. Bên cạnh đó, còn có hàng chục công ty nước ngoài, công ty trong nước
đang thực hiện các hoạt động nghiên cứu chọn tạo hoặc nhập nội giống phục vụ sản
xuất, (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005) [2].
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam là một viện nghiên cứu nông
nghiệp hàng đầu ở Việt Nam được thành lập năm 2005 và đã có nhiều thành tựu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 26


14

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(Tấn/ha)

(triệu tấn)

2009

7,44

5,24

38,95

2010

7,49


Nguồn: Faostat, cập nhật ngày 24/5/2015
Về sản lượng lúa gạo ở Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những
nước có sản lượng lúa gạo lớn và có chiều hướng tăng do ứng dụng thành công các
tiến bộ khoa học kỹ thuật. Từ năm 1979 đến 1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ
11,363 lên 15,875 triệu tấn, nguyên nhân là do ứng dụng giống mới, tăng diện tích
và năng suất. Tính riêng 2 năm 1988 và 1989 sản lượng lương thực tăng thêm 2
triệu tấn/năm, (Bùi Huy Đáp, 1999) [5]. Từ năm 1990 đến nay, sản lượng lúa gạo
của Việt Nam không ngừng tăng trưởng nhờ có các giống lúa mới ngắn ngày, đáp
ứng cho nhu cầu mở rộng diện tích canh tác hàng năm. Các biện pháp kỹ thuật canh
tác tốt được áp dụng trên phạm vi rộng, sản lượng và năng suất trên một đơn vị diện
tích tăng đáng kể. Tất cả các yếu tố trên đã làm nên sản lượng lúa của Việt Nam
đứng hàng đầu của thế giới. Sản lượng lúa của nước ta đã có 19,23 triệu tấn (năm
1990) lên 32,51 triệu tấn (năm 2000), (Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương,
2014) [3]. Năng suất và diện tích canh tác lúa tăng liên tục hàng năm đã giúp Việt
Nam lần đầu tiên đạt sản lượng ở mức 42,4 triệu tấn vào năm 2011, 43,66 triệu tấn
vào năm 2012 và 44,04 triệu tấn vào năm 2013.
Có được sự tiến bộ nhanh như vậy là nhờ có công lớn của các nhà khoa học
đã chọn tạo ra những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao giúp cho tăng vụ và với
những biện pháp canh tác thích hợp. Nhờ vậy, Việt Nam từ chỗ là nước thiếu ăn
triền miên trở thành nước không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong
nước mà còn xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn gạo /năm, đứng hàng thứ 2 trên thế giới về
các nước xuất khẩu gạo (năm 2012 vươn lên đứng thứ nhất về xuất khẩu gạo).


15

Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng lúa của Việt Nam đạt 7.753.163 ha;
năng suất đạt 56,32 tạ/ha; sản lượng đạt 43,66 triệu tấn.
Về thị trường xuất khẩu gạo theo thống kê tại Việt Nam, giá gạo xuất khẩu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status