skkn một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng ở trường THPT - Pdf 32

Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU :
I. Lý do chọn đề tài:
...................................................................................................................................
3
II. Mục đích nghiên cứu :
...................................................................................................................................
5
III. Nhiệm vụ nghiên cứu :
...................................................................................................................................
5
III. Giới hạn đề tài :
...................................................................................................................................
6
III. Phương pháp nghiên cứu :
...................................................................................................................................
6
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận của đề tài:
...................................................................................................................................
7
1. Khái niệm uy tính ..........................................................................................
7
2. Vai trò uy tính của người Hiệu trưởng .........................................................
8

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

1


Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

2


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

3. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ quản lý.....
31
4. Có óc tổ chức tốt, mạnh dạn điều chỉnh, bổ sung quyết định.........................
32
5. Tăng cường chỉ đạo bảo quản cơ sở vật chất – thiết bị, duy trì tốt mối
quan hệ mật thiết với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường....................
33
6. Củng cố khối đoàn kết nội bộ .........................................................................
34
7. Nâng cao chất lượng giáo dục .........................................................................
34
8. Xây dựng bộ máy tổ chức vững mạnh.............................................................
36
9. Ổn định tư tưởng, chăm lo đến quyền lợi và nhu cầu của giáo viên................
37
10. Đổi mới phương thức quản lý.........................................................................
38
11. Không ngừng hoàn thiện năng lực và phẩm chất của nhà lãnh đạo...............
40
12. Không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực giao tiếp...............................
41
13. Điều chỉnh phong cách quản lý để phù hợp với trạng thái của tập thể SP.....

động quản lý trường học của người Hiệu trưởng, những hiện tượng tâm lý nảy
sinh trong quan hệ quản lý trường học…. Vì thế, hiểu được tâm lý của những
nguời dười quyền, hiều được những tâm lý nảy sinh trong tập thể sư phạm sẽ
giúp người Hiệu trưởng biết cách đối nhân xử thế đối với từng giáo viên và tập
thể sư phạm; biết cách lực chọn và sử dụng giáo viên; biết cách tạo ra bầu không
khí tâm lý lành mạnh trong tập thể mà ở đó mọi người cảm thấy hạnh phúc khi
được làm việc, được cống hiến tất cả sức lực và trí tuệ của mình; biết cách tự
hoàn thiện mình để quản lý tốt hơn…Tâm lý học trong quản lý trường học sẽ
giúp người Hiệu trưởng nắm được một hệ thống lý luận, những quy luật tâm lý
chung nhất để làm được điều đó.
Trong nhà trường quan trọng nhất là người đứng đầu (Hiệu trưởng),có vai
trò quyết định đối với chất lượng tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý và thúc đẩy
sự phát triển toàn diện của nhà trường. Lao động của người Hiệu trưởng mang
tính chất đặc thù, không có đồng nghiệp nào có vai trò tương tự như Hiệu trưởng
trong trường học. Hiệu trưởng là người có trách nhiệm cao nhất và duy nhất khi
đưa ra những quyết định quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động của nhà trường
đúng hướng và hiệu quả. Do phải đóng nhiều vai khác nhau nên công việc của
Hiệu trưởng khá phức tạp. Mỗi ngày, Hiệu trưởng phải xử lý hàng loạt sự việc
với nhiều tình huống bất ngờ, có khi căng thẳng và nhiều áp lực. Những sự kiện
đa dạng và linh hoạt ấy vừa thách thức vừa chứng minh khả năng lãnh đạo, ra
quyết định, tầm nhìn và sự ứng phó… của Hiệu trưởng. Nếu hiểu và giải quyết
tốt các hiện tượng tâm lý nảy sinh như : nhu cầu, nguyện vọng, ước mơ, cảm xúc,
Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

5


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

tâm trạng, xung đột…. với các cấp quản lý dưới quyền, với giáo viên, công nhân


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

nghiên cứu và người đọc nói chung. Đây cũng là một cách đóng góp vào công
việc nghiên cưu lý luận về quản lý của chúng ta.
Trong quá trình thực hiện, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế. Kính mong có sự tham gia đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để
đề tài được hoàn thiện hơn, xin cảm ơn!

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu thế nào là uy tín, uy tín có từ đâu, vai trò
của uy tín có ảnh hưởng như thế nào đối với người Hiệu trưởng và một số biện
pháp để nâng cao uy tín của Hiệu trưởng trong nhà trường hiện nay.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài: “Một số biện pháp nâng cao uy tính
của người Hiệu trưởng ở trường THPT ”
- Phân tích một số thực trạng về vấn đề uy tính của người Hiệu trưởng ở
các trường THPT .
- Đề xuất các biện pháp để nâng cao uy tính của người Hiệu trưởng trường
THPT.
- Rút ra kết luận.
• Khẳng định vai trò uy tín của người Hiệu trưởng trong công tác điều
hành và quản lý nhà trường.
• Ảnh hưởng của uy tín đến chất lượng giáo dục – đào tạo trong nhà
trường.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

7



Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

B. PHẦN NỘI DUNG
I . CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Khái niệm uy tín
Uy tín của người lãnh đạo là khả năng tác động của người đó lên người
khác, là sự ảnh hưởng đến người khác, cảm hóa người khác, làm cho người khác
tin tưởng, phục tùng và tuân theo mình một cách tự giác.
Uy tín của người Hiệu trưởng, theo khái niệm đã trình bày, chính là sự
thừa nhận của xã hội về tư cách của người Hiệu trưởng; sự đánh giá của nhà
trường về sự phù hợp giữa những phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng
đáp ứng được yêu cầu khách quan của công tác quản lý nhà trường đặt ra. Do đó
mà được giáo viên, công nhân viên, học sinh tin tưởng, mến phục và phục tùng
một cách tự giác.
Như vậy rõ ràng phẩm chất, năng lực của người Hiệu trưởng đáp ứng được
sự chờ mong của tập thể sư phạm, của học sinh (cũng như là đáp ứng được yêu
cầu mà công tác quản lý nhà trường đòi hỏi) thì sẽ có uy tín, có được sự kính
trọng, yêu mến và tuân phục…. ngược lại thì sẽ không có uy tín.
Uy tín bao gồm hai mặt : Uy và Tín. Theo từ điển Hán Việt của tác giả
Đào Duy Anh (NXB KHXH 1992) thì uy tính là có uy quyền mà được người ta
tín nhiệm.
• Uy quyền : là quyền lực của người Hiệu trưởng do nhà nước cấp cho để
anh ta thực hiện nhiệm vụ được giao; nó là vốn liếng ban đầu mà nhà nước
cấp và là cơ sở để tạo ra uy tín của người Hiệu trưởng.
• Tín nhiệm : là ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, được mọi người tin
tưởng, tôn trọng và tuân phục. Đây là cái vốn mà người Hiệu trưởng phải
Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ


trường.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

10


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

- Là động lực bên trong giúp cho tinh thần của người Hiệu trưởng luôn
luôn sảng khoái, bình tĩnh, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, bởi
họ biết rằng tập thể coi mọi quyết định của họ là vì tập thể chứ không mảy may
xen lẫn chút quyền lợi cá nhân nào chi phối quyết định của mình. Ngược lại
người Hiệu trưởng không có uy tín hoặc có uy tín thấp, luôn lưôn gặp phại sự
chống đối, tâm trạng luôn u ám, nặng nề.
3. Biện pháp nâng cao uy tín của Hiệu trưởng:
Muốn lãnh đạo tốt, người Hiệu trưởng cần phải có uy tín. Để nâng cao uy
tín của mình, người Hiệu trưởng cần phải hình thành cho được sáu nhóm phẩm
chất và năng lực sau đây :
3.1 Nhóm một : Những phẩm chất đạo đức của người Hiệu trưởng
• Có lòng yêu nghề, yêu học sinh tha thiết, có trách nhiệm cao với công việc.
Sống và làm việc theo những nguyên tắc và đạo đức đã được xã hội quy
định.
• Đối xử công bằng với mọi người (Trong đánh giá phê bình, khen thưởng,
bố trí công việc, quan hệ cá nhân…), không thiên vị hoặc ghét bỏ ai.
• Có sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, lời nói đi đôi với việc làm.
• Không vụ lợi, không vun vén cho cá nhân, điều gì có lợi cho tập thể thì
khó mấy cũng quyết tâm làm, điều gì không có lợi cho tập thể thì phải hết
sức tránh.
• Khiêm tốn, không tự cao, tự đại, cố tình phô trương vị trí vai trò của mình

sắp nãy sinh trong quản lý và đưa ra được những quyết định đúng nhằm
giải quyết vấn đề có hiệu quả.
• Năng lực biết đề xuất những cái mới (xây dựng cơ cấu những tổ chức mới
của nhà trường, quy chế hội họp, sinh hoạt chuyên môn, cải tiến phương
pháp dạy học) và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
• Có khả năng hiểu đúng từng con người, sử dụng họ một cách hiệu quả, phù
hợp với phẩm chất, năng lực và nguyện vọng hợp lý của từng người. Nhờ
đó mà phát huy tối đa khả năng của từng cá nhân và mang lại tối đa lợi ích
cho tập thể.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

12


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

• Tin tưởng giao nhiệm vụ và ủy quyền hợp lý cho cấp dưới để buộc họ nâng
cao tính chủ động, phát huy hết tinh thần trách nhiệm và khả năng làm
việc, còn bản thân thì biết tập trung trí tuệ giải quyết những nhiệm vụ trọng
tâm, cơ bản của nhà trường. Do đó tăng cường được khả năng quản lý bản
thân.
• Biết sử dụng linh hoạt, hợp lý những phương pháp quản lý : phương pháp
tổ chức – hành chính, phương pháp kinh tế (kết hợp việc yêu cầu GV –
CNV, thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ được giao với việc sử dụng những
kích thích vật chất và tinh thần làm đòn bẩy), phương pháp xã hội tâm lý
(động viên, thuyết phục, cảm hóa từng cá nhân và tập thể….) nhằm tác
động hiệu quả đến từng cá nhân buộc họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
• Năng lực xây dựng tổ chức bộ máy của nhà trường có hiệu quả. Năng lực
này gồm một số nội dung sau :

trong từng tình huống quản lý cụ thể với những con người cụ thể. “Những tiêu
chuẩn, những quy định… chỉ đúng nếu nó phù hợp với thực tế, nếu không phù
hợp với thực tế của từng cá nhân, từng bộ phận thì nó sẽ không đúng”. Vì vậy
mới cần năng lực này để nhạy bén vận dụng đúng đắn cái chung vào cái riêng
trong quản lý.
• Năng lực thuyết phục, lôi cuốn, tổ chức lực lượng xã hội tham gia giáo dục
học sinh.
3.4 Nhóm 4 : Những phẩm chất ý chí của cá nhân
• Phải có lòng dũng cảm, kiên quyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm trước cấp trên và trước tập thể một khi quyết định đã được cân nhắc
thận trọng và bản thân cho là đúng. Kiên trì thực hiện quan điểm đúng của
mình, chống lại cách làm việc, cách giải quyết vấn đề theo thói quen, nay
không còn mang lại hiệu quả cao cho công việc. Dũng cảm vượt qua
những rào cản, những trở ngại về thói quen, về dư luận để hướng tới việc
tìm tòi và thực hiện kiên định cách giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất
(dũng cảm sử dụng con người mới, cải tổ lại bộ máy quản lý và những quy

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

14


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

chế hoạt động của nhà trường, của từng bộ phận; dũng cảm bảo vệ quyền
lợi của tập thể và từng cá nhân trước cấp trên nếu đó là đúng đắn…).
Những phẩm chất này trái với tính nhu nhược hoặc thiếu quyết đoán của
người Hiệu trưởng – một phẩm chất phá hoại mạnh mẽ uy tính của họ.
• Biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của mình (nóng giận, cáu gắt, nôn
nóng…) để bình tĩnh tìm ra cách đối nhân xử thế, cách giải quyết công việc

 Thái độ của họ đối với vấn đế ta định trao đổi (thờ ơ, bang quan hoặc quan
tâm, thích thú…)
 Để sự giao tiếp được cởi mở cần :
+ Không nên nhấn mạnh sự khác nhau về chức vụ, vị trí của mình với
người trao đổi,
+ Biết chăm chú và tỏ ra thích thú, nghe sự trình bày của họ, không cắt
ngang, không tranh nói hết lời của họ.
+ Xử sự một cách tự nhiên khi trò chuyện
+ Tỏ ra quan tâm đến việc riêng, nhu cầu, sở thích của họ. Biết mở đầu và
kết thúc câu chuyện một cách đúng lúc, hợp lý, để lại ấn tượng tốt cho người
nghe.
Đối thoại với cán bộ, giáo viên dưới hình thức cá nhân – cá nhân hay cá
nhân – tập thể là một hình thức giao tiếp giúp Hiệu trưởng tiếp cận rất gần với
nguồn tin (từng cán bộ, giáo viên). Nếu đảm bảo những yêu cầu trên sẽ giúp Hiệu
trưởng thu được nhiều thông tin bổ ích cho công tác của mình.


Có khả năng nhạy cảm và hiểu biết tâm lý của con người. Lịch thiệp để
phát hiện tâm trạng, chí hướng và nguyện vọng của cấp dưới.
Nhạy cảm trong giao tiếp là biết đặt mình vào vị trí của ngưới đối thoại, là

khả năng của con người đối với cái gọi là “sự thấu cảm” tức là đồng cảm nhớ có
bản lĩnh biết tự đặt mình vào vị trí của người khác qua trí tưởng tượng của mình.
Từ đó mà thấu hiểu con người; là “thấy” được thế giới nội tâm của họ, nắm được
nhu cầu cũng như động cơ hành động của họ; có thể phán đoán được ở một mức
độ nào đó họ sẽ hành động như thế nào trong một tình huống cụ thể. Do đó năng

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

16

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

17


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

Hiệu quả của việc cán bộ, giáo viên “giải bày gan ruột” như thế nào là
phụ thuộc vào thái độ của người Hiệu trưởng đối với họ. Nếu ta không để ý gì
đến họ, không hiểu biết về họ và không chú ý đến công tác, nguyện vọng của họ
thì sự giao tiếp sẽ trở nên tẻ nhạt, gượng gạo, gò ép. Tác giả Mi – khe – ep có
nhận xét “Tác phong lãnh đạo độc đoán, về bản chất của nó, loại trừ mọi sự chân
thực của người lãnh đạo và tập thể. Trong bầu không khí độc đoán, dù muốn hay
không cấp dưới cũng sẽ thông báo thông tin sai lệch cho thủ trưởng của mình”.
Tác giả Nguyễn Phúc Ân nêu lên những bí quyết sau đây để cuộc nói chuyện
được tự nhiên, cởi mở, nhờ đó mà người Hiệu trưởng được nghe cán bộ, giáo
viên nói hết mọi vấn đề :
 Phải tạo ra môi trường tự nhiên không xếp đặt, gò bó, không dùng các thủ
tục tổ chức hành chính mà chỉ trao đổi bình đẳng giữa hai trí tuệ, hai nhân
cách, không có hàng rào ngăn cách cấp bậc, chức vụ.
 Không nói chuyện theo kiểu thẩm vấn, theo kiểu hỏi đáp vì sẽ tạo ra ức
chế, mất bình tĩnh cho người đối thoại.
 Người tìm hiểu (Hiệu trưởng) không nên nói nhiều mà chỉ gợi ý để đối
tượng nói nhiều hơn. Nếu ta nói nhiều thì kết quả sẽ ngược lại : đối tượng
hiểu ta nhiều hơn ta hiểu đối tượng.
 Phải chân thành : muốn người khác nói ra điều chân thành thì ta phải chân
thành trước đã. Phải thành thật chú ý nghe họ, nói với ánh mắt đôn hậu và
tấm lòng trong sáng; biết thể hiện sự tế nhị, lịch lãm, có văn hóa khi nói
chuyện. Trong quá trình tiếp xúc, biết tạo ra những cử chỉ, dáng điệu thân
thiện với những nụ cười tươi tắn, lời nói chân tình, ánh mắt trung thực, đôn

hoặc gián tiếp. Nên “rời bỏ chức vụ” của mình để đứng vào vị trí của
người đối thoại mới có thể hiểu được, hiểu đúng những đề nghị của họ.
Muốn nghe tốt cần :
 Đừng cắt ngang câu nói của người đối thoại bởi ta hay phản ứng tức thời
với lời nói của người khác, đặc biệt là những lời nói ấy trái với ý của mình.
Trước khi nói lại, phải để cho người khác nói hết ý kiến. Bằng biểu hiện
của mình hãy chứng tỏ cho người khác thấy ta thích thú khi nghe họ nói.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

19


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

 Để tránh hiểu lầm, khi người đối thoại nói hết, ta có thể nhắc lại một vài
điểm chủ yếu để hỏi xem có phải anh ta muốn nói như vậy không.
 Đừng vội vã kết luận. Hãy cố hiểu cho đến cùng quan điểm của người đối
thoại. Nếu một trong hai người hay cả hai người bị xúc động mạnh khi đối
thoại thì người biết lắng nghe luôn luôn tự kiềm chế.
 Khi nghe cần cố gắng chắt lọc nội dung thông tin cần thiết cho mình, đừng
quá chú ý đến đặc điểm của người nói như : nói châm chạp, đơn điệu, tẻ
nhạt, bởi vì nếu chú ý đến những điều đó sẽ làm ta thiếu kiên nhẫn hoặc
nghe lơ đãng, làm cho người đối thoại mất hứng thú.
 Hãy thận trọng khi nghe những kẽ thiếu trung thực.
• Khả năng biết kiềm chế khi giao tiếp
Phải biết làm chủ tâm trạng của mình khi giao tiếp, phải thận trọng trong
cách đánh giá vấn đề đang bàn. Khi trao đổi, cấp dưới thường hay đề ý đến thái
độ của Hiệu trưởng (tán đồng hay không tán đồng đối với vấn đề). Nếu cấp dưới
thấy Hiệu trưởng tỏ vẽ hài long thì có thể họ sẽ thêm cho sự việc được tròn trịa,

 Hãy lắng nghe ý kiến của người khác dù đó là ý kiến sai.
 Hãy biết nhẫn nại không có giới hạn.
 Hãy công bằng, đặc biệt là với cấp dưới
 Hãy lịch sự, đừng bao giờ cáu gắt vì như vậy là biểu hiện của sự thiếu văn
hóa và bất lực (sao lại chỉ cáu gắt với cấp dưới mà lại rất mềm mỏng với
cấp trên ?)
 Hãy nói ngắn gọn.
 Hãy luôn luôn cảm ơn cấp dưới vì những việc họ làm tốt.
 Đừng phê bình cấp dưới trước mặt người khác.
 Đừng bao giờ đích thân làm việc gì mà cấp dưới làm được. Đó là một sự
lãng phí lớn và một sự xúc phạm lớn với con người
 Lực chọn và đào tạo một cấp dưới thong minh bao giờ cũng tốt hơn là
mình tự làm.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

21


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT

 Nếu việc mà cán bộ của mình làm việc cơ bản không mâu thuẩn với quyết
định của mình thì hãy cho họ quyền tự do hành động tối đa.
 Hãy tự hào vì có cấp dưới thông minh hơn bạn chớ đừng đố kỵ họ.
 Ai muốn ra lệnh, người đó phải biết chấp hành. Chỉ có ai tự mình cũng có
kỷ luật thì mới có thể làm cho cấp dưới tuân thủ theo kỷ luật.
 Đừng bao giờ sử dụng quyền lực của mình nếu cán biện pháp khác chưa
được sử dụng hết, nhưng đã đến trường hợp cuối cùng này thì hãy dùng
quyền lực ở mức độ cao nhất mà bạn có.
 Nếu sai lầm thì bạn hãy thừa nhận sai lầm. Để tránh sai lầm, phải học cách



Phong cách là những lối, những cung cách làm việc, sinh hoạt, hoạt

động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó (từ điển
Việt – Việt)


Theo giáo sư Trần Ngọc Khuê thì phong cách của một người chính

là sự thể hiện trong đời sống, quan hệ giao tiếp, ứng xử và trong công việc những
nét độc đáo riêng biệt của một người hay nhón người đánh giá và thừa nhận.


Phong cách quản lý được hiểu là : Cách thức vận dụng rõ ràng và

sắc nét những nguyên tắc và phương pháp quản lý của người lãnh đạo khi giải
quyết những nhiệm vụ và vấn đề nãy sinh trong quá trình người đó thực hiện
chức năng quản lý của mình (Nguyễn Đức Minh – Nguyễn Hải Khoát).


Tiến sĩ Hoàng Tâm Sơn định nghĩa phong cách làm việc của người

Hiệu trưởng là : Tổng hợp những phương pháp, biễn pháp , cách thức làm việc
riêng có, tiêu biểu, ổn định mà người Hiệu trưởng sử dụng hàng ngày để thực thi
nhiệm vụ của mình.
Như vậy, phong cách quản lý thường gắn liền với đặc trưng của người
quản lý, nó biểu hiện rất rõ nét ở hệ thống hành vi tiêu biểu, ổn định của người
lãnh đạo khi áp dụng những biện pháp, cách thức làm việc để thực hiện nhiệm vụ
của mình. Phong cách quản lý của mỗi người gắn liền với bản chất người đó, nó



Khen thưởng phê bình cấp dưới thận trọng, công tâm khách quan,

tham khảo kỹ càng ý kiến tập thể.


Luôn luôn có sự bình tĩnh trong công việc.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

24


Đề tài : Một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng trường THPT



Phân công công tác cho những người dưới quyền hợp lý, vừa tính

đến đòi hỏi của công việc với phẩm chất, năng lực từng cá nhân, vừa chú ý đến
yêu cầu và nguyện vọng của giáo viên.


Luôn lôi kéo mọi người tham gia thảo luận nhiều vân đề thuộc đời

sống tập thể của nhà trường, tạo điều kiện tối đa để cán bộ giáo viên góp ý kiến
vào những quyết định quản lý của Hiệu trưởng. Ngay cả khi ra quyết định cá
nhân cũng chú thích lý do và động cơ của quyết định mà mình làm.



nhưng không bằng cách cưỡng ép, đòi hỏi lao động quá căng mà cố gắng thuyết
phục, giải thích và cải thiện những điều kiện làm việc để có kết quả hơn.


Sâu sát với từng người, từng bộ phận hiểu và giúp đỡ họ trong công

việc.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhã - Trường THPT Xuân Mỹ

25



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status