phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu phủ bạt huyện thới lai, thành phố cần thơ - Pdf 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUỲNH PHAN THỊ TÚ NHI

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG DƯA HẤU PHỦ BẠT
HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã ngành: 52620115

08 – 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUỲNH PHAN THỊ TÚ NHI
MSSV: 4114700

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG DƯA HẤU PHỦ BẠT
HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

huyện Thới Lai, Chi cục thống kê huyện Thới Lai, và các anh chị cán bộ
khuyến nông của các xã, thị trấn thuộc huyện Thới Lai đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi, chỉ dẫn nhiệt tình, hỗ trợ và cung cấp số liệu cùng những
kiến thức quý báu về lĩnh vực nghiên cứu để tôi hoàn thành đề tài.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô Khoa Kinh Tế - QTKD, Ban
lãnh đạo, cùng các cô chú, anh chị Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện Thới Lai, Chi cục thống kê huyện Thới Lai, và các anh chị cán
bộ khuyến nông của các xã, thị trấn thuộc huyện Thới Lai dồi dào sức
khoẻ và luôn thành công trong công việc.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Phan Thị Tú Nhi
i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày … tháng ….năm 2014

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Phan Thị Tú Nhi

ii


iii


3.1.4 Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật và xã hội .......................................................... 25
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN THỚI LAI, TPCT... 27
3.2.1 Về trồng trọt ........................................................................................... 27
3.2.2 Về chăn nuôi .......................................................................................... 31
3.2.3 Về thủy sản ............................................................................................ 31
3.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT DƯA HẤU PHỦ BẠT HUYỆN THỚI LAI,
TPCT .............................................................................................................. 32
3.3.1 Sơ lược về cây dưa hấu........................................................................... 32
3.3.2 Diện tích, sản lượng, năng suất qua giai đoạn 2011 - 2013 ..................... 33
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT DƯA HẤU Ở
HUYỆN THỚI LAI, TPCT ............................................................................. 35
4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT DƯA HẤU PHỦ BẠT CỦA NÔNG HỘ .... 35
4.1.1 Mô tả nguồn lực của các nông hộ ........................................................... 35
4.1.2 Kỹ thuật sản xuất dưa hấu phủ bạt .......................................................... 40
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG DƯA HẤU HUYỆN THỚI LAI, TPCT ................ 44
4.2.1 Phân tích chi phí – lợi nhuận của nông hộ............................................... 44
4.2.2 Doanh thu của các nông hộ..................................................................... 50
4.2.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng dưa hấu phủ bạt ở
huyện Thới Lai, TPCT .................................................................................... 51
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ
THUẬT TRONG SẢN XUẤT DƯA HẤU PHỦ BẠT.................................... 52
4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất dưa
hấu phủ bạt...................................................................................................... 52
4.3.2 Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của nông hộ ........................................ 56
4.3.3 Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật............................................. 56

Bảng 3.2 Tình hình dân số xã hội của huyện Thới Lai năm 2012 – 2013 ...........24
Bảng 3.3 Diện tích, sản lượng, năng suất lúa của huyện Thới Lai từ năm 2011
– 2013 ...............................................................................................................27
Bảng 3.4 Diện tích, sản lượng, năng suất rau – đậu các loại của huyện Thới
Lai từ năm 2011 – 2013.....................................................................................29
Bảng 3.5 Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả từ năm 2011 – 2013 ..............30
Bảng 3.6 Sản lượng gia súc – gia cầm từ năm 2011 – 2013 ...............................31
Bảng 3.7 Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác trên địa bàn huyện Thới
Lai trong giai đoạn 2011 – 2013........................................................................32
Bảng 3.8 Diện tích, sản lượng, năng suất dưa hấu tại huyện Thới Lai, giai đoạn
2011 đến năm 2013 ...........................................................................................33
Bảng 4.1 Đặc điểm các nguồn lực của nông hộ .................................................35
Bảng 4.2 Số nhân khẩu và lao động của các nông hộ.........................................35
Bảng 4.3 Độ tuổi của chủ hộ .............................................................................37
Bảng 4.4 Trình độ học vấn của chủ hộ...............................................................38
Bảng 4.5 Nguồn gốc vốn của chủ hộ .................................................................39
Bảng 4.6 Nguồn lực đất đai ...............................................................................40
Bảng 4.7 Lý do chọn giống dưa hấu ..................................................................42
Bảng 4.8 Tập huấn và kiến thức khoa học – kỹ thuật của nông hộ .....................43
Bảng 4.9 Các khoản chi phí trung binhg trong sản xuất dưa hấu phủ bạt ...........44
Bảng 4.10 Doanh thu của nông hộ.....................................................................50
Bảng 4.11 Các chỉ tiêu tài chính trong vụ thu hoạch dưa hấu.............................51
Bảng 4.12 Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên
Cobb – Douglas.................................................................................................53
Bảng 4.13 Bảng phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của mẫu điều tra ..................56
Bảng 4.14 Phân phối năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật.......................57
vi


DANH SÁCH HÌNH


LN

: Lợi nhuận

CP

: Chi phí

BVTV

: Bảo vệ thực vật



: Lao động

LĐGĐ

: Lao động gia đình

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời kì hiện nay cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng
vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, do đó cùng với đẩy
mạnh thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì Việt Nam luôn

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ
thuật của các nông hộ với mô hình trồng dưa hấu phủ bạt ở huyện Thới Lai,
Thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và
nâng cao hơn nữa hiệu quả kỹ thuật của mô hình này đối với nông hộ trên địa
bàn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để hoàn thành mục tiêu chung của đề tài, nội dung đề tài lần lượt giải
quyết các mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Phân tích đặc điểm và tình hình sản xuất dưa hấu phủ bạt ở
huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu 2: Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận đạt được của nông hộ
trồng dưa hấu phủ bạt tại huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu phủ bạt. Đồng thời giải thích sự
ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hiệu quả kỹ thuật của
mô hình.
Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật
cho các nông hộ trồng dưa hấu phủ bạt ở huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại huyện Thới Lai, thành phố Cần
Thơ. Huyện Thới Lai hiện nay là một trong những vùng có diện tích trồng dưa
hấu phủ bạt lớn ở thành phố Cần Thơ nên đề tài tập trung nghiên cứu các nông
hộ trồng dưa hấu phủ bạt trên địa bàn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1.1.1 Khái niệm nông hộ
Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường
xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi,
dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật…)
và thông thường nguồn sống chính của nông hộ dựa vào nông nghiệp”
(Nguyễn Sinh Cúc, 2001).
Theo giáo sư Lâm Quang Huyên (2004, trang 101) cho rằng: “Nông hộ
là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay các nguồn lực của quá trình
sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật…), là đơn vị tái sản xuất dựa trên
phân bổ các nguồn lực vào các ngành sản xuất để thực hiện các chức năng của
nó”.
Bên cạnh đó, một định nghĩa khác cho rằng: “Nông hộ là các hộ gia đình
làm nông nghiệp, tự tìm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu
sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn,
nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu
hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao” (Ellis, 1993).
Từ những nghiên cứu trên cho thấy:
Nông hộ hay còn gọi là hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có
nguồn thu nhập chính là nghề nông – có ngành nghề sản xuất chính là nông
nghiệp. Ngoài hoạt động nông nghiệp thì nông hộ còn có thể tham gia các hoạt
động sản xuất phi nông nghiệp (thương mại, công nghiệp, dịch vụ…) ở các
mức độ khác nhau.
Hay nói cách khác, nông hộ là những đơn vị kinh tế tự chủ hoặc những
cơ sở sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế hàng hóa vừa là đơn vị sản xuất,
vừa là một đơn vị tiêu dùng. Trong đó, điều kiện và cách làm ăn của mỗi nông
hộ là khác nhau.

phương án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước. Các biến trong hàm sản xuất
được giả định là dương, liên tục và các yếu tố đầu vào được xem là có thể thay
thế cho nhau tại mỗi mức sản lượng. Hàm sản xuất phải được xác định sao cho
sản phẩm biên của các đầu vào luôn dương và giảm dần. Dạng hàm chính xác
hàm sản xuất trên phụ thuộc vào những đặc điểm kỹ thuật, sinh học và kinh tế
của một quá trình sản xuất.
Các yếu tố đầu vào bao gồm: các yếu tố cố định và các yếu tố biến đổi
+ Các yếu tố cố định: là những yếu tố được nông dân sử dụng một lượng
cố định và nó không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: chi phí máy tưới,
chi phí máy bơm nước, …
+ Các yếu tố biến đổi: là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất
như: giống, lao động, phân bón, thuốc nông dược, …
Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực
nghiệm như dạng hàm sản xuất tuyến tính - Linear Technology, hàm sản xuất
5


với tỷ lệ không đổi - Leontief Technology, nhưng trong sản xuất nông nghiệp
dạng hàm Cobb - Douglas được sử dụng phổ biến nhất, thường được dùng
nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm do tính chất của hàm đơn giản và bảo
đảm những thuộc tính quan trọng của sản xuất.
Ông Cobb và ông Douglas (1928) thấy rằng logarithm của sản lượng Y
và của các yếu tố đầu vào Xi thường quan hệ theo dạng tuyến tính. Do vậy
hàm sản xuất được viết dưới dạng:
lnY = lnβ0 + β1lnX1 + β2lnX2 + …+ βklnXk

(2.2)

Trong đó: Y là lượng đầu ra và Xi (i = 1, 2, …., k) là các lượng đầu vào
của quá trình sản xuất.

u quả
qu kỹ thuật
Theo Farrell (1957), hiệu
hi quả sản xuất được cấu thành bởii ba thành ph
phần:
hiệu quả phân phối,
i, hiệu
hi quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật. Hiệuu quả
qu kỹ thuật
được xem là một phần
n của
c hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạtt đư
được hiệu quả
kinh tế thì trước hếtt ph
phải đạt được hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả kỹ thuật là hiệu
quả trong việc tạoo ra số
s sản phẩm nhất định từ việc sử dụng
ng các ngu
nguồn lực đầu
vào ít nhất. Trong trường
trư
hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏii nhà ssản xuất phải
sản xuất ra mức sảnn lượng

tối đa tương ứng với nguồn lực đầuu vào nh
nhất định.
Hay nói cách khác hiệệu quả kỹ thuật được dùng để chỉ sự kết hợ
ợp tối ưu của
các nguồn lực đầu
u vào để

yếu tố đầu vào để tạo ra một đơn vị sản lượng đầu ra, xét thấy điểm A không
nằm trên đường đẳng lượng SS’ nên không đạt hiệu quả kỹ thuật TE. Phần
kém hiệu quả kỹ thuật được đo lường bởi đoạn AB, qua đó có thể điều chỉnh
giảm yếu tố đầu vào mà không làm ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra. Thông
thường, tỷ lệ BA/OA đại diện cho các yếu tố đầu vào cần được giảm để đạt
được hiệu quả kỹ thuật.
Hệ số hiệu quả kỹ thuật của đơn vị sản xuất A nằm trong khoảng từ 0
đến 1 được đo lường bằng tỷ lệ: TE = OB/OA
(2.3)
Hệ số hiệu quả kỹ thuật của đơn vị sản xuất B và B’ là:
TE = 1 = 100%
Hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp tham số - hàm sản
xuất biên ngẫu nhiên có dạng:
Yi = f(xi; β)exp(Vi – Ui)

(2.4)

Trong đó: Yi là năng suất hoặc sản lượng trên hộ
xi là yếu tố đầu vào thứ i
β là hệ số cần ước lượng
Vi là sai số thống kê
Ui là phần phi hiệu quả kỹ thuật được giả định lớn hơn hoặc
bằng 0.
Nếu u=0, hoạt động sản xuất của hộ nằm trên đường sản xuất biên
(frontier), tức đạt mức năng suất hoặc sản lượng tối đa dựa trên các yếu tố sản
xuất và kỹ thuật hiện có. Nếu u > 0, hoạt động sản xuất của hộ nằm dưới
đường sản xuất biên (frontier), tức năng suất, sản lượng thực tế (Yi) thấp hơn
năng suất, sản lượng tối đa (Y*) và hiệu số giữa Y* và Y i là phần phi hiệu quả
kỹ thuật và hiệu số này càng lớn, hiệu quả kỹ thuật càng thấp (Coelli và các
cộng sự, 2005).

mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
Tổng chi phí sản xuất là tất cả chi phí mà người sản xuất chi cho hoạt
động sản xuất từ giai đoạn xuống giống đến giai đoạn tạo ra sản phẩm.
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí vật tư nông
nghiệp và trang thiết bị kỹ thuật + Chi phí khác
2.1.4.2 Doanh thu
Doanh thu là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ
sản phẩm. Hay nói cách khác doanh thu là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được
sau khi bán sản phẩm.
Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá
2.1.4.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (bao gồm chi phí LĐGĐ)

9


2.1.4.4 Các chỉ tiêu tài chính khác
Doanh thu/Chi phí (DT/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư
vào quá trình sản xuất thì người sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh
thu. Nếu chỉ số DT/CP lớn hơn 1 thì người sản xuất sẽ có lợi nhuận, ngược lại
chỉ số DT/CP nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ vốn, còn DT/CP =1 thì người
sản xuất hòa vốn.
Lợi nhuận/Chi phí (LN/CP): chỉ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra
đầu tư sản xuất thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP
là số dương thì người sản xuất có lời, ngược lại nếu LN/CP là âm thì lỗ, chỉ số
này càng lớn càng tốt.
Lợi nhuận/Doanh thu (LN/DT): tỷ số này phản ánh trong một đồng
doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại được bao
nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận.

Trong số 13 biến tác động đến hiệu quả sản xuất mà tác giả đưa vào mô hình
hồi quy topit, tác giả đã chỉ ra và kết luận hộ sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và
hiệu quả sử dụng chi phí ít biến động hơn và cao hơn so với hộ sản xuất không
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Phạm Lê Thông (2010), “Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và
thương hiệu lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong giai
đoạn năm 2008 – 2009”. Tác giả dựa trên số liệu thu thập của 479 hộ ở 4 tỉnh:
Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long và Hậu Giang và kết quả nghiên cứu cho thấy
mức hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế đạt lần lượt là 85% và 72%. Năng
suất trung bình của các nông hộ trong vụ Đông Xuân là 7,2 tấn lúa/ha và có
thể thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/ha (không tính chi phí LĐGĐ). Phần
tổn thất do kém hiệu quả kỹ thuật khoảng 1,2 tấn lúa/ha và 3,2 triệu đồng/ha.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa như lượng giống, chi phí thuốc
BVTV, tham gia tập huấn có tác động tích cực đến năng suất khi tăng các yếu
tố đầu vào này, nhưng liều lượng phân thuốc mà các hộ nông dân sử dụng đã
vượt qua mức cho phép sẽ làm giảm năng suất khi nông hộ tăng lượng phân
thuốc sử dụng. Trong khi đó, số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật từ 90 – 100% chiếm
28,3% trong tổng số 479 hộ, khoảng cách về hiệu quả kỹ thuật giữa các hộ là
rất lớn so với việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và tập huấn để đem đến hiệu quả.
Vũ Thùy Dương (2009), “Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu
riêng tỉnh Tiền Giang”. Mục tiêu của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất và
tiêu thụ sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng của tỉnh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy việc sản xuất sầu riêng mang lại lợi nhuận cao cho người
nông dân, giả định vòng đời của cây sầu riêng là 26 năm, tỷ suất sinh lợi nội
bộ của giống sầu riêng khổ hoa là 25,3% và giống hạt lép là 62,4%. Kết quả
ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu hằng năm của hộ trồng sầu
riêng cho thấy mức độ sử dụng vốn lưu động đã vượt quá ngưỡng tối ưu;
chuyển từ giống khổ hoa xanh sang giống hạt lép thì doanh thu/công sẽ tăng

đưa vào trồng phổ biến trong thời gian gần đây. Từ đó đề ra giải pháp nhằm
nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập cho người dân. Đề tài sử dụng phương
pháp hạch toán kinh tế, phương pháp chuyên gia và chuyên khảo… để đánh
giá kết quả và hiệu quả, nghiên cứu này còn sử dụng phương pháp ước lượng
hồi quy dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas để xác định ảnh hưởng của các
nhân tố tới năng suất và phương pháp phân tích cận biên để tìm ra mức đầu tư
tối ưu của các hộ trồng dưa hấu. Kết quả phân tích còn cho thấy các yếu tố
như phân bón, công lao động và kiến thức nông nghiệp có ảnh hưởng đến
năng suất dưa hấu. Lợi nhuận tính trên bình quân cho một sào mà các hộ trồng
dưa hấu đạt được trong năm 2009 tại địa bàn xã là 1.457,8 nghìn đồng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy cây dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao.
Trần Thị Kiều Oanh (2013), “Nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật và một số
chỉ tiêu tài chính trong sản xuất xà lách xoong huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long”. Đề tài thực hiện với mục tiêu chung là phân tích hiệu quả kỹ thuật của
nông hộ trồng xà lách xoong huyện Bình Minh (cụ thể là xã Thuận An, và
Phường Đông Thuận). Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu thứ cấp được thu
12


thập từ báo cáo kinh tế xã hội của Phòng Kinh tế huyện Bình Minh năm 2011.
Tiếp đến tác giả dùng phương pháp so sánh và tính các chỉ tiêu chi phí, doanh
thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả tài chính trong sản xuất
xà lách xoong của nông hộ. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí thuốc
nông dược, chi phí phân bón và chi phí lao động gia đình là ba loại chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu chi phí. Tỷ suất lợi nhuận trong vụ thuận là 0,48 và vụ
nghịch là 0,58. Kết quả tính toán cho thấy việc sản xuất xà lách xoong mang
lại lợi nhuận cho nông hộ. Cuối cùng tác giả đã sử dụng phần mềm Stata ước
lượng mô hình Cobb - Doulags biên ngẫu nhiên cho mô hình bằng phương
pháp ước lượng MLE (phương pháp ước lượng cực đại) để tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng đến năng suất là lách xoong trong quá trình sản xuất. Kết quả sau

phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối. Cuối cùng các tác giả chạy
hồi quy để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất rau diếp cá. Kết quả
đạt được: đối với tác giả nghiên cứu năm 2010 có tổng chi phí trung bình là
2.325.000 (đồng/1.000 m2), doanh thu trung bình là 3.250.000 (đồng/1.000
m2) và lợi nhuận trung bình là 925.000 (đồng/1.000 m2). Qua việc phân tích
hồi quy, kết quả cho thấy các yếu tố như: chi phí giống, chi phí lao động gia
đình, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí sử dụng máy móc có ảnh
hưởng đến năng suất rau diếp cá; đối với tác giả nghiên cứu năm 2011, kết quả
đạt được sau khi chạy hồi quy với tổng chi phí trung bình tháng 7 đạt
3.895.555 (đồng/1.000 m2), doanh thu trung bình đạt 6.179.500 (đồng/1.000
m2) và mức lợi nhuận trung bình đạt 2.283.944 (đồng/1.000m2). Với tháng 10
có tổng chi phí trung bình là 7.373.750, tổng doanh thu trung bình là
12.375.750 (đồng/1.000m2) và lợi nhuận trung bình đạt 5.299.925 (đồng/1.000
m2). Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi phí, doanh thu và lợi nhuận trung
bình của tháng 10 đều cao hơn so với tháng 7 và các biến chi phí phân và
thuốc BVTV, chi phí lao động thuê, chi phí LĐGĐ, chi phí tưới tiêu, giá bán
có ảnh hưởng đến năng suất rau diếp cá. Từ những kết quả nghiên cứu trên,
hai tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng suất rau diếp cá cho
nông hộ.
Nhìn chung hầu như tất cả các đề tài nghiên cứu đã lược khảo đều
không cùng mục tiêu nghiên cứu, tuy nhiên tất cả các đề tài đã sử dụng nhiều
phương pháp phân tích như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so
sánh để đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp, nhằm đánh giá hiệu quả của
các mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, các phương pháp xử lí số liệu phù hợp
với mục tiêu các đề tài nghiên cứu được tác giả áp dụng như: hàm sản xuất
Cobb – Douglas, phương pháp phân tích hồi quy, hàm sản xuất biên ngẫu
nhiên, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA),… Tùy những mô hình
khác nhau mà các tác giả đề xuất những giải pháp khác nhau nhằm đạt được
mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, mức hiệu quả kỹ thuật… Và đề tài
“Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật

liệu về báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Thới Lai của năm
2013 và 6 tháng đầu năm 2014 từ các báo cáo của phòng Nông nghiệp để sử
dụng cho việc mô tả tình hình kinh tế - xã hội, khái quát về huyện Thới Lai và
phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp nói chung và dưa hấu nói riêng ở
địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra còn sử dụng các thông tin từ các website, sách,
báo, tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, các đề tài, dự án nghiên cứu, tài
liệu hội thảo,… có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
2.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua việc lập
phiếu điều tra nông hộ và phỏng vấn trực tiếp 70 hộ đang tham gia sản xuất
dưa hấu phủ bạt trên địa bàn 3 xã Tân Thạnh (26 hộ), thị trấn Thới Lai (22 hộ),
xã Thới Tân (22 hộ). Phỏng vấn lấy ý kiến từ các hộ nông dân để thu thập
thông tin về vùng nghiên cứu, thông tin khái quát về nông hộ, về số lượng sử
dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất như giống, phân bón, chi phí thuốc
nông dược, lao động, năng suất, sản lượng đầu ra của nông hộ. Bên cạnh đó,
đặc điểm kinh tế xã hội của hộ cũng được thu thập để phục vụ cho quá trình
nghiên cứu. Ngoài ra đề tài còn lấy thông tin từ những đánh giá của chủ hộ về
15


Trích đoạn Thuận lợi Trong sản xuấ t
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status