phân tích hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất rau diếp cá ở xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long - Pdf 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ MINH QUẬN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ
SẢN XUẤT RAU DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN,
THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115

08 – 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ MINH QUẬN
MSSV: 4114645

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ
SẢN XUẤT RAU DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN,
THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Lê Minh Quận

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Thơ, ngày … tháng …. năm 2014

Sinh viên thực hiện

Lê Minh Quận

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………

Cần Thơ, ngày …. tháng …. Năm 2014
Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Văn Ngân

iv


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 2

3.2.1 Tình hình kinh tế ................................................................................. 29
3.2.2 Tình hình văn hóa – xã hội .................................................................. 30
3.3 GIỚI THIỆU VỀ RAU DIẾP CÁ VÀ QUI TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG
RAU DIẾP CÁ................................................................................................. 30
3.3.1 Giới thiệu về rau Diếp Cá .................................................................... 30
3.3.2 Qui trình kỹ thuật chăm sóc rau Diếp Cá ............................................ 31
3.4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN, THỊ
XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG .......................................................... 31
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG
RAU DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH
LONG .............................................................................................................. 33
4.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT RAU DIẾP CÁ CỦA NÔNG HỘ Ở XÃ
THUẬN AN, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ............................ 33
4.1.1 Lý do nông hộ trồng rau Diếp Cá ........................................................ 33
4.1.2 Nhân khẩu và lao động tham gia trực tiếp sản xuất ............................ 33
4.1.3 Tuổi chủ hộ và kinh nghiệm sản xuất ................................................. 34
4.1.4 Trình độ học vấn.................................................................................. 35
4.1.5 Tập huấn kỹ thuật ................................................................................ 35
4.1.6 Diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất trồng rau Diếp Cá của nông
hộ .................................................................................................................. 36
4.1.7 Nguồn giống ........................................................................................ 36
4.1.8 Hình thức tiêu thu ................................................................................ 36
4.1.9 Nguồn vốn sử dụng ............................................................................. 37
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG RAU
DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN, THỊ XÃ BÌNH MINH, TĨNH VĨNH LONG . 38
4.2.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính ............................................................ 38

vi



DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên địa bàn xã Thuận An, thị xã
Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long ............................................................................. 13
Bảng 3.1: Diện tích đất của thị xã Bình Minh từ năm 2011 đến năm 2013 .... 19
Bảng 3.2: Giáo dục của thị xã Bình Minh từ năm 2011 đến năm 2013 .......... 20
Bảng 3.3: Dân số ở thị xã Bình Minh năm 2013 ............................................. 21
Bảng 3.4: Dân số độ tuổi lao động của thị xã Bình Minh từ năm 2011 đến năm
2013 ................................................................................................................. 22
Bảng 3.5: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa thị xã Bình Minh từ năm 2011
đến năm 2013 ................................................................................................. 23
Bảng 3.6: Diện tích và sản lượng cây màu thị xã Bình Minh từ năm 2011 đến
năm 2013 ........................................................................................................ 24
Bảng 3.7: Diện tích, sản lượng cây ăn trái thị xã Bình Minh từ năm 2011 đến
năm 2013 ........................................................................................................ 24
Bảng 3.8: Số lượng và sản lượng thịt gia súc, gia cầm của thị xã Bình Minh từ
2011 đến năm 2013 .......................................................................................... 25
Bảng 3.9: Diện tích, sản lượng thủy sản của thị xã Bình Minh từ năm 2011 đến
năm 2013.......................................................................................................... 26
Bảng 3.10: Giá trị sản xuất phân theo ngành công nghiệp và theo giá hiện hành
từ năm 2011 đến năm 2013 ............................................................................ 27
Bảng 3.11: Doanh thu thương mại – dịch vụ thị xã Bình Minh từ năm 2011
đến năm 2013 ................................................................................................. 28
Bảng 3.12: Thu và chi ngân sách thị xã Bình Minh từ năm 2011 đến năm 2013
.......................................................................................................................... 29
Bảng 3.13: Diện tích, sản lượng và năng suất trồng rau Diếp Cá và rau Thơm
xã Thuận An so với toàn thị xã từ năm 2011 đến năm 2013 ........................... 32
Bảng 4.1: Lý do nông hộ xã Thuận An chọn mô hình trồng rau Diếp Cá....... 33
Bảng 4.2: Nhân khẩu và lao động tham gia vào sản xuất của nông hộ ........... 34


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CP

:

Chi phí

CRA

:

Phân tích lợi ích – chi phí

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

DT

:


Phương pháp khả năng lớn nhất

OLS

:

Phương pháp bình phương bé nhất

TN

:

Thu nhập

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vĩnh Long là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có địa hình
tương đối bằng phẳng, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm
nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Vĩnh Long có lợi thế
sản xuất nông nghiệp hơn so với các tỉnh khác nằm trong khu vực. Năm 2013,
với quỹ đất nông nghiệp là 118.918,54 ha, chiếm 78,23% tổng diện tích đất tự
nhiên của tỉnh (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2014). Đồng thời, nằm giữa sông Tiền
và sông Hậu nên đất đai màu mỡ, đảm bảo đủ nước ngọt quanh năm phục vụ
phát triển nông nghiệp. Mặt khác, với hệ thống giao thông thủy bộ phát triển và
nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần

yên tâm sản xuất và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính, từ đó
nâng cao thu nhập cho nông hộ ở xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả tài chính và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính
của nông hộ sản xuất rau Diếp Cá ở xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của mô
hình sản xuất rau Diếp Cá cho nông hộ xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung đề tài cần phân tích các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: tìm hiểu thực trạng và đặc điểm sản xuất rau Diếp Cá của nông
hộ ở xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Mục tiêu 2: phân tích các chỉ số, tỷ số tài chính và các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả tài chính của nông hộ trồng rau Diếp Cá ở xã Thuận An, thị xã
Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Mục tiêu 3: phân tích những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải
pháp nhằm khắc phục khó khăn cho nông hộ, từ đó nâng cao thu cho nông hộ
trồng rau Diếp Cá ở xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng sản xuất rau Diếp Cá ở xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long như thế nào?
- Sản xuất rau Diếp Cá ở xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
có đem lại hiệu quả không?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của mô hình sản
xuất rau Diếp Cá ở xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long?
- Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả tài chính cho nông hộ trồng
rau Diếp Cá ở xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long?


2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Hộ nông dân
Theo Trần Quốc Khánh (2005), hộ nông dân hay nông hộ là hình thức tổ
chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp bao gồm một nhóm người
có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung một máy nhà, có chung
nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ
yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ.
 Đặc trưng của hộ nông dân:
Sản xuất của nông hộ dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình độ canh
tác lạc hậu và trình độ khai thác tự nhiên thấp.
Hộ nông dân có sự gắn bó các thành viên về huyết thống, về quan hệ hôn
nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời, … nên các thành viên trong hộ gắn bó
với nhau trên mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối. Do thống
nhất về lợi ích nên sự gắn kết, tính tự nguyện, tự giác cao trong lao động. Trong
mỗi nông hộ bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ chức hoạt động sản xuất.
Mục đích sản xuất của hộ nông hộ là sản xuất ra nông, lâm sản phục vụ
cho nhu cầu của chính họ. Vì vậy, hộ chỉ sản xuất ra những gì họ cần. Khi sản
xuất không đủ tiêu dùng họ thường điều chỉnh nhu cầu, khi sản xuất dư thừa họ
có thể đem sản phẩm dư thừa để trao đổi trên thị trường, nhưng đó không phải
mục đích chính của họ.
Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lao động. Sự tái tạo đó bao gồm
việc sinh, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, truyền nghề và đào tạo nghề.
 Vai trò của nông hộ:
Với các đặc trưng về sự gắn bó các thành viên, về các mặt sở hữu, quản lý
và phân phối nên rất phù hợp với đặc điểm sinh học của sản xuất nông nghiệp,
hộ nông dân có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất nông sản đáp ứng nhu
cầu của xã hội.
Hộ nông dân có vai trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực,
trước hết là nguồn lực của hộ và ruộng đất đã được Nhà nước giao.

quá trình sản xuất, thể hiện theo ngày công lao động (mỗi ngày công được tính
là 8 giờ lao động). Theo Đinh Phi Hổ (2003), “Giá thực tế của lao động sẽ bằng
tiền công được trả cộng với các khoản khác phải chi mà không phải bằng tiền
(nếu có)”.
LĐGĐ được hiểu là số ngày công lao động mà chủ đầu tư tham gia trực
tiếp vào hoạt động sản xuất. Chi phí LĐGĐ cũng phải tính như trong trường
hợp thuê lao động (Đinh Phi Hổ, 2003). Nghĩa là, lấy đơn vị số ngày công (mỗi
ngày công được tính là 8 giờ lao động) nhân cho chi phí thuê lao động theo ngày
tại địa phương cộng thêm các khoản phải chi khác không phải bằng tiền (nếu
có).

5


2.1.1.3 Sản xuất
Theo Lê Khương Ninh (2004), “Sản xuất là hoạt động chuyển hóa yếu tố
sản xuất (yếu tố đầu vào) thành sản phẩm (đầu ra) nhằm đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng”.
Yếu tố sản xuất (còn gọi là yếu tố đầu vào) là các loại hàng hóa được dùng
để sản xuất ra hàng hóa khác. Yếu tố sản xuất bao gồm đất, nhà xưởng, máy
móc, nguyên liệu, nhiên liệu, lao động, …
Sản phẩm là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất, yếu tố đầu ra được đo
lường bởi sản lượng.
2.1.1.4 Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả được hiểu là kết quả đạt được mà chủ đầu tư mong đợi. Hiệu quả
đạt được bao gồm ba yếu tố: sử dụng nguồn lực hợp lý, sản xuất với chi phí thấp
nhất để thu được lợi nhuận cao nhất và sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con
người.
Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh
doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động, hiệu quả được xem là

Tổng doanh thu = Sản lượng * Đơn giá
2.1.2.3 Lợi nhuận
Theo Đinh Phi Hổ (2003), lợi nhuận là phần giá trị còn lại của tổng giá trị
sản phẩm (tổng doanh thu) trừ đi tổng chi phí sản xuất. Trong sản xuất, lợi nhuận
là chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất. Lợi
nhuận càng cao thì nông hộ sản xuất càng đạt hiệu quả.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
2.1.2.3 Thu nhập
Theo Đinh Phi Hổ (2003), thu nhập sẽ bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi
phí (không có chi phí LĐGĐ). Nếu nông hộ tận dụng nhiều LĐGĐ phục vụ
trong sản xuất thì thu nhập sẽ cao hơn so với lợi nhuận, ngược lại trong sản xuất
nông hộ tận dụng LĐGĐ ít thay vào đó thuê mướn lao động thì làm cho thu
nhập tiến gần đến lợi nhuận hơn.
Thu nhập = Tổng doanh thu - Tổng chi phí (không có chi phí LĐGĐ)
2.1.3 Các tỷ số tài chính
2.1.3.1 Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP)
Đây là tỷ số được xác định bằng cách lấy lợi nhuận chia cho tổng chi phí
đầu tư vào sản xuất. Tỷ số này cho biết một đồng chi phí đầu tư bỏ ra thì chủ
đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn thì việc đầu
tư mang lại lợi nhuận càng cao.
2.1.3.2 Doanh thu trên chi phí (DT/CP)
Đây là tỷ số được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho tổng chi
phí. Tỷ số này cho biết nếu đầu tư một đồng chi phí vào sản xuất thì chủ đầu tư
sẽ thu lại bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 người sản xuất bị
thua lỗ, nếu bằng 1 người sản xuất hòa vốn và lớn hơn 1 người sản xuất có lời.

7


2.1.3.3 Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT)

m

P = pF(X1 , … X m ; Z1 , … Zn ) − ∑ ci, X i
`

(2.2)

i=1

Để tối đa hóa lợi nhuận thì nhà sản xuất sẽ chọn mức đầu vào tối ưu khi
giá sản phẩm biên (MPP) bằng với giá đầu vào.
8


p

∂F(X; Z)
= ci`
∂X i

(2.3)

Gọi ci = ci` ⁄p là giá chuẩn hóa của đầu vào biến đổi thứ i. Thế 𝑐𝑖 vào
phương trình trên (2.3) ta được:
∂F(X; Z)
= ci
∂X i

(2.4)


(2.7)

𝜋 là hàm lợi nhuận chuẩn hóa theo giá đầu ra (UOP).
Hàm sản xuất Cobb-Douglas được viết như sau:
m

n
βj

Y = A (∏ 𝑋𝑖𝛼𝑖 ) (∏ Zj )
i=1

(2.8)

j=1

Do đó, hàm lợi nhuận được viết như sau:
m

(1−μ)−1 (1−μ)

π∗ = A

n

ci
−1
βj(1−μ)−1
(∏( )−αi(1−μ) )(∏ Zj
)

Trong đó:
m


(1−μ)−1 (1−μ)

A =A

αi(1−μ)

(∑ αi

)

i=1

α∗i = −αi(1 − μ)−1 < 0
β∗j = βj(1 − μ)−1
2.1.4.1 Hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên
Hàm lợi nhuận là sự kết hợp những thành phần của hiệu quả sản xuất.
Những kết hợp các yếu tố đầu vào kém hiệu quả trong quá trình sản xuất đều
được giả định là sẽ dẫn tới việc giảm lợi nhuận hay doanh thu cho nhà sản xuất
(Ali và cộng sự, 1994). Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để ước lượng
hiệu quả kinh tế là sử dụng hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên với phần sai số hỗn
hợp.
Mô hình hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên có thể được viết như sau:
πi = f(Pi ) exp(vi − ui )

(2.11)


ei λ
σ

)]

(2.13)

Trong đó, σ∗2 = σ2u . σ2v , λ = σu /σv , σ = √σ2u + σ2v và f(.) và F(.) lần lượt
là các hàm phân phối mật độ và tích lũy của phân phối chuẩn tắc được ước tính
tại (e𝜆𝑖 ). Bên cạnh đó tỷ số phương sai λ, = σ2u /σ2 nằm trong khoảng (0, 1) được
giới thiệu bởi Corra và Battese (1992) sẽ giải thích phần sai số chủ yếu nào trong
2 phần tác động đến sự biến động của sản lượng thực tế. Khi λ, tiến tới 1
(σu →σ), sự biến động của sản lượng thực tế chủ yếu là do sự khác biệt trong kỹ
thuật sản xuất của doanh nghiệp. Ngược lại, λ, tiến tới 0, sự biến động đó chủ
yếu do tác động của những yếu tố ngẫu nhiên.
Hiệu quả tài chính được tính theo công thức sau:
EEi = E[exp(-ûi |πi )]

(2.14)

2.1.4.2 Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
Sử dụng phương pháp “Bình phương nhỏ nhất” (OLS) để ước lượng các
yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Gọi 𝑋𝑑𝑖 là các yếu tố
kinh tế - xã hội thứ d của nông hộ thứ i.
Mô hình hồi quy có dạng sau:
𝐷

𝐸𝐸𝑖 = 𝛿0 + ∑ 𝛿𝑑 𝑋𝑑𝑖 + 𝑒𝑖

(2.15)

cánh đồng mẫu lớn dựa vào phương pháp “khả năng lớn nhất” (MLE) và phương
pháp “bình phương bé nhất” (OLS). Kết quả nghiên cứu cho thấy nông dân đạt
lợi nhuận khá cao trong mô hình, năng suất thu hoạch trung bình đạt được của
nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn đạt 799,6kg/1.000m2 cao hơn năng
suất ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn khoảng 2%. Năng suất có sự chênh lệch
là do việc sử dụng các yếu tố đầu vào và kỹ thuật canh tác của các nông hộ trong
mô hình cách đồng mẫu lớn tiến bộ hơn. Mặt khác, lợi nhuận đạt được trong mô
hình cánh đồng mẫu lớn đạt 2.213,552 ngàn đồng/1.000m2 so với ngoài mô hình
là 1.297,408 ngàn đồng/1.000m2. Nguyên nhân là do thời gian thu hoạch, năng
suất, chi phí và giá bán của mỗi hộ khác nhau. Qua phân tích ta thấy lợi nhuận
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào được đưa vào mô hình và còn chịu tác động
nhiều yếu tố kinh tế xã hội hay các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật. Các biến phân
đạm, phân lân, phân kali, thuốc nông dược trong mô hình cánh đồng mẫu lớn
làm giảm lợi nhuận cho nông hộ, bên cạnh đó việc tham tập huấn khoa học kỹ
thuật góp phần nâng cao hiệu quả trong mô hình cánh đồng mẫu lớn. Ngoài ra
yếu tố điều kiện tự nhiên quyết định một phần năng suất đạt được của 2 mô
hình.
Lê Thị Chi (2013), “Phân tích hiệu quả tài chính của cây hành tím tại
huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng”. Bài nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp
phân tích lợi ích-chi phí (CRA), phương pháp bình phương bé nhất (OLS) trên
phần mền SPSS để xử lý số liệu và ước lượng các tham số của hàm hồi quy
tuyến tính. Kết quả cho thấy năng suất trung bình đạt 2.134 kg/1.000m2/vụ, năng
suất trồng hành tím năm 2011 có tăng so với năm 2010, nguyên nhân là do nông
dân có kinh nghiệm trồng hành tím, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và thời
tiết thuận lợi cho nông dân sản xuất. Đồng thời, lợi nhuận thu về của mô hình
khá cao 25.056,0238 ngàn đồng/1.000m2/vụ. Kết quả phân tích cho thấy trình
độ học vấn, áp dụng khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm của chủ hộ, giá bán tỷ lệ
thuận với lợi nhuận. Trong khi đó, đơn giá giống, giá lao động thuê mướn, giá
phân DAP, giá thuốc trừ sâu có xu hướng làm giảm lợi nhuận của nông hộ trồng
hành tím.

Ấp

Số quan sát

Tỷ trọng (%)

Thuận Phú B

18

36

Thuận Phú C

12

24

Thuận Tiến B

4

8

Thuận Tiến C

16

32


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status