phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cải xà lách xoong tại thị xã bình minh – vĩnh long - Pdf 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN AN KHA

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRỒNG
CẢI XÀ LÁCH XOONG TẠI THỊ XÃ
BÌNH MINH – VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế Nông Nghiệp
Mã ngành: 52620115

Tháng 12 - 2014

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN AN KHA
MSSV: 4114621

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRỒNG
CẢI XÀ LÁCH XOONG TẠI THỊ XÃ
BÌNH MINH – VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
Người thực hiện

NGUYỄN AN KHA

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
Cần Thơ, ngày….tháng.....năm….
Giáo viên phản biện

iv


MỤC LỤC
Trang
Chương 1 GIỚI THIỆU .............................................................................. 1
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu ................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 3
1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................. 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 3
1.3 Các giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu ............................ 3
1.3.1 Các giả thiết cần kiểm định .......................................................... 3
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4
1.4.1 Không gian nghiên cứu ................................................................ 4
1.4.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................... 4
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 4
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 5
2.1 Cơ sở lý luận........................................................................................ 5

...................................................................................................................... 36
4.1 Đặc điểm của hộ nghiên cứu ............................................................. 36
4.1.1 Đặc điểm nhân khẩu ................................................................... 36
4.1.2 Đặc điểm chủ hộ ........................................................................ 36
4.1.3 Đặc điểm của thành viên nông hộ .............................................. 38
4.1.4 Đặc điểm về diện tích đất sở hữu của nông hộ .......................... 40
4.2 Thực trạng thu nhập của các nông hộ trồng cải xà lách xoong........ 41
4.2.1 Thực trạng thu nhập của các nông hộ ........................................ 41
4.2.2 Cơ cấu thu nhập của các nông hộ .............................................. 42
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ từ trồng cải
xà lách xoong ........................................................................................... 47
4.4 Các giải pháp cải thiện thu nhập cho nông hộ ................................. 51
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 53
5.1 Kết luận ............................................................................................. 53
5.2 Kiến nghị ........................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 55
vi


PHỤ LỤC.................................................................................................... 57

vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích đất nông nghiệp của thị xã Bình Minh qua các năm ......15
Bảng 2.2: Ký hiệu và kỳ vọng các biến độc lập .............................................18
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của thĩ xã Bình Minh .................................22
Bảng 3.2: Dân số của thị xã Bình Minh..........................................................25

ix


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1.1: Giá trị sản xuất Nông nghiệp Bình Minh qua các năm .............. 1
Hình 3.1: Các đơn vị hành chính của thị xã Bình Minh ........................... 20
Hình 3.2: Tỷ trọng các loại rau màu chính tại thị xã Bình Minh .............. 27
Hình 4.1: Cơ cấu thu nhập của các nông hộ trồng cải xà lách xoong ...... 43

x


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

:

Đồng Bằng Sông Cửu Long

OLS (Ordinary least Squares) : Phương pháp phân tích bình phương bé nhất
VietGAP

:

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

xi




2011

2012

2013

Năm

Nguồn: Chi cục thống kê Bình Minh, 2013

Hình 1.1 Giá trị sản xuất Nông nghiệp Bình Minh qua các năm
Theo số liệu thống kê ở hình 1.1 cho thấy, giai đoạn từ năm 2010 đến
2013 giá trị sản xuất nông nghiệp của thị xã Bình Minh lớn dần qua mỗi năm
và năm 2013 đã tăng thêm 257.541 triệu đồng so với năm 2010. Sự đầu tư
mạnh mẽ của các nông hộ vào sản xuất nông nghiệp kết hợp với các chính
sách thúc đẩy kinh tế tại địa phương đã góp phần vào sự tăng trưởng của
ngành nông nghiệp Bình Minh, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân.
Điều này đã giúp cho thu nhập bình quân đầu người tại địa phương năm 2013
đạt 22,1 triệu đồng, vượt kế hoạch 0,1 triệu đồng (Ngọc Tráng, 2014), đời
sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận người dân vì thế cũng được cải
thiện.
Nhưng, do đa số người dân tại địa phương sống phụ thuộc vào nghề
nông, nên đây cũng là một bất lợi. Sản xuất nông nghiệp luôn phải đối mặt với
những khó khăn về điều kiện tự nhiên, thị trường tiêu thụ, dịch bệnh. Mặt khác
tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát diễn ra thường xuyên từ nhiều

1



Minh, 2013).
Từ những thực trạng đã nêu, câu hỏi được đặt ra là làm cách nào để nâng
cao thu nhập cho các nông hộ, giảm bớt tỷ lệ hộ nghèo và rút ngắn khoản cách
giàu nghèo giữa khu vực thành thị với nông thôn tại thị xã Bình Minh? Để giải
quyết được vấn đề trên thì đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của nông hộ trồng cải xà lách xoong tại thị xã Bình Minh – Vĩnh
Long” được thực hiện nhằm đưa ra những lý luận thực tiễn về thu nhập và tìm
hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân trồng cải xà lách

2


xoong tại thị xã Bình Minh (cải xà lách xoong là loại rau màu chủ lực của địa
phương, chiếm 16% tổng tỷ trọng rau màu của toàn thị xã) (Chi cục thống kê
Bình Minh, 2013), từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đóng góp cho địa
phương cách giải quyết những vấn đề về thu nhập mà các nông hộ trồng cải
đang gặp phải để giúp nông dân yên tâm sản xuất, giữ vững hoạt động nông
nghiệp truyền thống cho địa phương, góp phần vào sự phát triển bền vững của
toàn thị xã Bình Minh.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của các nông hộ trồng cải xà lách xoong tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt 3 mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Phân tích thực trạng thu nhập của các nông hộ trồng cải xà lách
xoong tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
(2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ trồng
cải xà lách xoong tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
(3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các nông hộ trồng


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về nông hộ
2.1.1.1 Đặc điểm của nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Theo Đinh
Phi Hổ (2003) thì sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm sau:
- Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đặc điểm này
cho thấy việc bảo tồn quỹ đất và không ngừng nâng cao độ phì nhiêu cho đất
là vấn đề sống còn của sản xuất nông nghiệp.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Các loại
cây trồng và vật nuôi là những sinh vật, sinh vật nông nghiệp phát triển tùy
thuộc vào: những quy luật sinh học riêng có của chúng; sự phát triển sinh vật
nông nghiệp lại phụ thuộc vào môi trường tự nhiên nhất định như đất, nước,
khí hậu, thời tiết (yếu tố ngoại sinh). Tổng thể mối quan hệ giữa quy luật sinh
học riêng có gắn với môi trường tự nhiên thích ứng chính là các hệ sinh thái
nông nghiệp.
- Trong sản xuất nông nghiệp, hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất
có tính thời vụ. Do sự biến động về điều kiện tự nhiên, mỗi loại cây trồng có
sự thích nghi với những điều kiện khác nhau, điều này tạo ra những mùa vụ
cây trồng khác nhau. Từ đặc điểm này, trong nông nghiệp cần phải tiến hành
chuyên môn hóa kết hợp với đa dạng sản xuất và cần có sự can thiệp của Nhà
Nước đối với thị trường nông nghiệp.
- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và
mang tính khu vực. Điển hình là tại ĐBSCL, cây khoai lang được trồng nhiều
tại huyện Bình Tân – Vĩnh Long hay cây quýt hồng nổi tiếng tại huyện Lai
Vung – Đồng Tháp.
2.1.1.2 Nông hộ
Theo Trần Quốc Khánh và cộng sự (2005) thì hộ nông dân là hình thức

hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ
phân phối. Do thống nhất về lợi ích nên sự gắn kết, tính tự nguyện, tự giác cao
trong lao động. Trong mỗi nông hộ bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ chức
sản xuất. Vì vậy, tổ chức sản xuất trong hộ nông dân có nhiều ưu việt và có
tính đặc thù.
- Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lao động. Sự tái tạo bao gồm
việc sinh, nuôi, dưỡng và giáo dục con cái, truyền nghề và đào tạo nghề.
2.1.1.4 Vai trò của nông hộ
Với các đặc trưng về sự gắn bó của các thành viên, về mặt sở hữu, quản
lý và phân phối nên rất phù hợp với đặc điểm sinh học của sản xuất nông
nghiệp, hộ nông dân có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất nông sản,
đáp ứng yêu cầu của xã hội.

6


Hộ nông dân có vai trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực,
trước hết là nguồn nhân lực của hộ. So với trang trại, hiệu quả sử dụng các
nguồn lực của hộ có kém hơn, nhưng với bản tính cần cù, chịu khó khi các
nguồn lực được giao cho hộ quản lý và tổ chức sử dụng, các hộ nông dân đang
có vai trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực để sản xuất nông sản
đáp ứng nhu cầu xã hội.
Với tư cách là những đơn vị kinh tế tự chủ, hộ nông dân từng bước thích
ứng với cơ chế thị trường, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản
xuất, thực hiện liên doanh, liên kết. Vì vậy, các hộ nông dân đã có vai trò quan
trọng trong tiến trình chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Là thành phần chủ yếu ở nông thôn, hộ nông dân có vai trò quan trọng
trong xây dựng các cơ sở hạ tầng, khôi phục các thuần phong mỹ tục và xây
dựng nông thôn mới.

2.1.3 Hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là một tổng thể các bộ phận kinh
tế hợp thành kinh tế nông thôn, bao gồm các ngành liên quan mật thiết với
nhau như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp bao gồm cả công nghiệp và
dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Các bộ phận đó có mối quan hệ mật thiết với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau theo những tỷ lệ nhất định về số lượng và gắn
bó với nhau về mặt chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định,
phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, tạo thành một hệ thống
kinh tế nông thôn, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế nông
thôn bao gồm hoạt động nông nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp.
2.1.3.1 Hoạt động nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế
quốc dân, là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội. Đối với bài nghiên
cứu này, hoạt động nông nghiệp bao gồm các hoạt động trồng lúa, trồng cây
ăn trái, chăn nuôi và trồng cải xà lách xoong.
2.1.3.2 Hoạt động phi nông nghiệp
Theo Nguyễn Đình Phan và Trần Quốc Trung (2011), các hoạt động phi
nông nghiệp bao gồm 2 phần: Sản xuất và dịch vụ
- Sản xuất bao gồm sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng.
- Dịch vụ gồm: vận tải, thương mại, bưu chính viễn thông, y tế, giáo
dục, bảo hiểm.
Đối với bài nghiên cứu này, hoạt động phi nông nghiệp bao gồm các
hoạt động tạo thu nhập cho hộ từ tiền công, tiền lương, tiền trợ cấp xã hội, thu
nhập từ dịch vụ nông nghiệp, từ buôn bán kinh doanh và từ gia công tại nhà
2.1.4 Thu nhập
2.1.4.1 Thu nhập của nông hộ
Theo Ellis (1998) thì việc tạo thu nhập là chiến lược sinh kế của nông hộ.
Thu nhập của nông hộ được xác định bằng tổng thu nhập từ mùa vụ trồng trọt,
chăn nuôi và các hoạt động phi nông nghiệp. Hơn nữa, thu nhập của nông hộ

viên trong hộ thu được từ các nguồn khác ngoài hoạt động sản xuất nông
nghiệp như: tiền lương, tiền công từ làm thuê, dịch vụ, tài xế, thợ hồ, thợ
mộc,…
2.1.4.2 Thu nhập bình quân
Thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng
phản ánh mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư. Chỉ tiêu
này dùng để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo và làm
cơ sở cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xóa
đói, giảm nghèo.

9


2.1.4.3 Đa dạng hóa thu nhập
Đa dạng hóa thu nhập là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả trường
hợp nông hộ phân phối nguồn lực của họ cho các hoạt động tạo thu nhập khác
nhau, có thể từ nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp.
Barret và Reardon (2011) cho rằng đa dạng hóa được hiểu phổ biến như
một hình thức tự đảm bảo thu nhập trên cơ sở lựa chọn các hoạt động ít có sự
biến động ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập.
Còn theo Ellis (2000) thì đa dạng hóa thu nhập là chiến lược mà các
nông hộ sử dụng để đối phó với tính thời vụ và rủi ro trong sản xuất và để sử
dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của nông hộ. Đa dạng hóa phụ thuộc vào
sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thông
tin liên lạc…), đô thị hóa, chính sách phát triển (mở chợ, phát triển khu công
nghiệp, tiệu thủ công nghiệp,…).
Có nhiều cách khác nhau để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập.
Block và Webb (2001) đã so sánh tỷ trọng của hoạt động trồng trọt với tỷ
trọng của các hoạt động khác để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập của
nông hộ. Tuy nhiên, điểm yếu của phương pháp này là không thể đo lường

trồng trọt (lúa, hoa màu, cây ăn trái) và chăn nuôi (gia súc, gia cầm) đã trừ chi
phí sản xuất.
- Thu nhập từ phi nông nghiệp bao gồm các khoản thu nhập được tính
bằng tiền hoặc hiện vật mà hộ nhận được từ dịch vụ nông nghiệp (cho thuê
đất); tiền công, tiền lương từ hoạt động làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy
hay cơ quan nhà nước; buôn bán nhỏ hoặc nhận gia công thảm, quạt hay đan
lát tại nhà.
2.1.5 Các chỉ tiêu xã hội
Hộ nghèo là những hộ được chính quyền địa phương bình xét, đánh giá,
xếp vào danh sách hộ nghèo (đã hoặc chưa được cấp giấy “chứng nhận hộ
nghèo”) của từng năm theo tiêu chuẩn nghèo tương ứng của Bộ lao động
thương binh – Xã hội hoặc chuẩn nghèo thực tế áp dụng của địa phương.
Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Thủ tướng Chính Phủ, 2011) là
những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ mức quy định chuẩn nghèo
trở xuống là hộ nghèo:
+ Khu vực nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng;
+ Khu vực thành thị: 500.000 đồng/người/tháng.
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Thu nhập của các nông hộ luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu
của các nhà nghiên cứu. Bởi lí do nông dân là người tạo ra lương thực nuôi
sống cả xã hội nhưng luôn phải chịu nhiều rủi ro nhất. Thu nhập nông hộ
không chỉ bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan của nông hộ (nguồn lực con
người, nguồn lực đất đai, nguồn lực tài chính) mà còn chịu tác động bởi các
yếu tố khách quan bên ngoài (cơ sở hạ tầng, chính sách của địa phương, thị
trường tiêu thụ). Đã có nhiều đề tài trong và ngoài nước nghiên cứu về các yếu
tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ, mặc dù địa bàn nghiên cứu của họ
khác nhau, song thu nhập của các nông hộ vẫn chịu tác động xoay quanh bởi
các yếu tố nguồn nhân lực, và nguồn vật lực.

11

là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ. Điều này có thể giải
thích là những công việc có mức lương cao thường đòi hỏi trình độ học vấn và
chuyên môn cao. Ngoài ra, nếu chủ hộ có trình độ học vấn cao, hiểu biết càng
nhiều thì càng có cơ hội trong việc nắm bắt tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào
sản xuất để tăng năng suất, tối thiểu hóa chi phí từ đó nâng cao thu nhập cho
nông hộ.
Bên cạnh yếu tố độ tuổi và trình độ học vấn, giới tính cũng là một trong
những yếu tố của chủ hộ được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ảnh hưởng
chủ yếu đến thu nhập nông hộ. Như đã trình bày ở trên, chủ hộ là người có

12


Trích đoạn Nghiên cứu trong nước Nghiên cứu nước ngoài Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Phương pháp phân tích số liệu Thực trạng sản xuất tại thị xã Bình Minh
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status