phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo ở huyện u minh tỉnh cà mau - Pdf 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
______  ______

HỒ THỊ MỸ CHI

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO Ở
HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: QTKD Tổng Hợp
Mã số ngành: 52340101

Tháng 12 năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
______  ______

HỒ THỊ MỸ CHI
MSSV: 4114501

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO Ở
HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: QTKD Tổng Hợp
Mã số ngành: 52340101

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dung cho luận văn cùng
cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Người thực hiện

Hồ Thị Mỹ Chi


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH CÀ MAU
VÀ HUYỆN U MINH ................................................................................ 22
3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH CÀ MAU ...................................................... 22
3.1.1 Tổng quan về tỉnh Cà Mau ................................................................. 22
3.1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau .................................. 26
3.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN U MINH ................................................... 30
3.2.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................... 30
3.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................... 44
4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ ............................................................................. 44


4.1.1 Khái quát tình hình hộ nghèo của huyện U Minh tỉnh Cà Mau
(2011 – 2013) ............................................................................................... 44
4.1.2 Mô tả gia đình và cuộc sống của hộ nghèo và cận nghèo huyện
U Minh tỉnh Cà Mau năm 2014 ................................................................... 49
4.1.3 Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo và cận nghèo ở huyện U Minh tỉnh
Cà Mau năm 2014 ........................................................................................ 62
4.1.4 Đánh giá mức độ đa dạng hóa ngành nghề của hộ nghèo và cận nghèo
ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau năm 2014 ..................................................... 65
4.2 MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ GIẢI THÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY .......... 67
4.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NGHÈO VÀ
CẬN NGHÈO HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU NĂM 2014 ................ 71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................... 74
5.1 KẾT LUẬN............................................................................................ 74
5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 75
5.2.1 Đối với nhà nước ................................................................................ 75
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương ........................................................ 76
5.2.3 Đối với hộ nghèo và cận nghèo .......................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 79

Bảng 4.11: Mức độ đa dạng hóa và thu nhập của hộ nghèo và cận nghèo ở
huyện U Minh năm 2014 ................................................................................. 66
Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ............................................ 68


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................ 15
Hình 3.1: Mũi Cà Mau ..................................................................................... 22
Hình 3.2: Rừng ngập mặn Cà Mau .................................................................. 23
Hình 3.3: Mô hình tôm lúa kết hợp ................................................................. 23
Hình 3.4: Sương sớm trên cánh đồng .............................................................. 24
Hình 3.5: Vào mùa ........................................................................................... 25
Hình 3.6: Mô hình rừng – tôm kết hợp ............................................................ 25
Hình 3.7: Rừng tràm U Minh tỉnh Cà Mau ..................................................... 30
Hình 3.8: Nghề gác kèo ong ở rừng U Minh tỉnh Cà Mau .............................. 31
Hình 3.9: Xuôi dòng U Minh ........................................................................... 34
Hình 3.10: Rừng tràm U Minh tỉnh Cà Mau ................................................... 35
Hình 3.11: Trích cồ sinh sống ở rừng U Minh ................................................ 35
Hình 3.12: Tổng giá trị tăng thêm (GDP) của huyện U Minh tỉnh Cà Mau
(2000-2010) ..................................................................................................... 39
Hình 3.13: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện U Minh tỉnh Cà Mau giai đoạn
2000-2010 ........................................................................................................ 40
Hình 4.1: Tỷ lệ hộ nghèo của huyện U Minh và tỉnh Cà Mau (2011-2013) ... 44
Hình 4.2: Tỷ lệ hộ cận nghèo của huyện U Minh và tỉnh Cà Mau (2011-2013)
.......................................................................................................................... 45
Hình 4.3: Cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ của hộ nghèo và cận nghèo ở huyện
U Minh tỉnh Cà Mau năm 2014 ....................................................................... 52
Hình 4.4: Điều kiện cơ sở hạ tầng theo ý kiến khảo sát của hộ nghèo và cận
nghèo ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau năm 2014 .............................................. 55

:

Economic and Social Commission for Asia and the
Pacific (Uỷ ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình
Dương).

GDP

:

Tổng giá trị sản phẩm.

HĐND

:

Hội đồng nhân dân.

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội.

NHNN&PTNT

:

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.


Fund (quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc).

UNESCO

:

Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của
Liên Hiệp Quốc.

VHLSS

:

Vietnam Household Living Standards Surveys (Dữ liệu
khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam).

WB

:

World Bank (Ngân hàng Thế Giới).


CHƯƠNG 1
PHẦN GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nghèo đói là một hiện tượng kinh tế xã hội nóng bỏng và bức xúc vì nó
không chỉ tồn tại ở những nước nghèo có thu nhập thấp, mà vẫn có ở ngay
trong những nước phát triển có thu nhập cao nên ngày càng thu hút sự chú ý
của cộng đồng quốc tế trong việc tìm kiếm giải pháp xóa đói, giảm nghèo.

3
(Tình hình Kinh tế - Xã hội tỉnh Cà Mau tháng 6 và 6 tháng năm
2014)
2


tỉnh, đời sống của người dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó,
công tác giảm nghèo của tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng, mỗi năm tỷ lệ
hộ nghèo giảm trung bình hơn 1,8%, từ 12,14% vào đầu năm 2011 xuống còn
6,49% thời điểm cuối năm 20134. Tương tự, hộ cận nghèo giảm từ 6,09%
xuống còn 4,14%.
Mặc dù tỷ lệ nghèo nói chung đã giảm đáng kể song việc thực hiện
chương trình giảm nghèo ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, như việc ban hành
cơ chế, chính sách còn chồng chéo dẫn đến việc thực hiện phân bổ, hiệu quả
sử dụng các nguồn lực chưa cao; nhiều địa phương còn tình trạng trông chờ, ỷ
lại vào Nhà nước mà chưa tự lực vươn lên thoát nghèo. Một số cơ chế, chính
sách hiện còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn nhưng việc sửa đổi, bổ sung
còn chậm (Văn phòng Chính phủ, 2013). Theo phát biểu của Phó Thủ tướng
Vũ Văn Ninh tại Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững
vào tháng 02/20145 thì tỷ lệ hộ tái nghèo do hậu quả thiên tai, lũ lụt, dịch
bệnh, tách hộ còn tương đối cao, cứ ba hộ thoát nghèo thì có một hộ tái nghèo.
Trên thực tế nằm trong tình hình chung của Việt Nam thì ở tỉnh Cà Mau, trong
năm 2013 đã có 198 hộ tái nghèo6 trong đó huyện U Minh là huyện có tỷ lệ hộ
nghèo cũng như cận nghèo cao nhất tỉnh lần lượt là 13,05% và 5,81% trong
khi tổng số hộ dân của huyện chỉ đứng thứ 7 trong số 9 huyện/ TP trực thuộc
tỉnh Cà Mau7. Theo Liên Hiệp Quốc – Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam8 thì
“Không phải tất cả đói nghèo đều do mất mùa hay đau ốm gây nên. Đói nghèo
còn có thể xuất hiện do thiếu lương thực và thu nhập ngay ở năm bình ổn”.
Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng ở mức cao đi đôi với lạm phát như hiện
nay thì nỗi lo về thu nhập để đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống của người

quan ban ngành địa phương trong việc hoạch định những chính sách phù hợp
để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống từ đó thực hiện
đạt mục tiêu giảm nghèo của tỉnh huyện U Minh nói riêng và tỉnh Cà Mau nói
chung.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện với mục tiêu phân tích những nhân tố ảnh hưởng
đến thu nhập của hộ nghèo ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau từ đó đưa ra những
giải pháp để nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện giảm nghèo hiệu quả cho
hộ nghèo ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để giải quyết mục tiêu chung của đề tài, đề tài tập trung giải quyết các
mục tiêu cụ thể sau đây:
Mục tiêu 1: Phân tích cơ cấu thu nhập và mức độ đa dạng hóa thu nhập
của hộ nghèo ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ
nghèo ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau.
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của các hộ nghèo
ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2014 – 12/2014.
Nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu phục vụ cho quá trình tìm hiểu và phân
tích những đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
năm 2011 – 2013.
Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 8/2014 – 10/2014.


Số liệu sơ cấp thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc thành
viên trong hộ bằng bảng câu hỏi về đặc điểm hộ gia đình, những thông tin liên

dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền
phát ngôn và không có quyền lực”.
Tuy nhiên quan niệm của Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á
Thái Bình Dương, tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan (tháng 09/1993), ESCAP
đã đưa ra khái niệm về nghèo một cách hệ thống hơn: “Nghèo là tình trạng
một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của
con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.
Theo Giáo trình Kinh tế phát triển của Đinh Phi Hổ thì nghèo là tình
trạng bị thiếu thốn về nhiều phương diện như: thu nhập thấp do bị thiếu cơ hội
tạo thu nhập, thiếu những nhu cầu cơ bản hàng ngày của cuộc sống, thiếu tài
sản để tiêu dùng lúc bất trắc xảy ra và dể bị tổn thương trước những mất mát.
2.1.1.2 Khái niệm hộ nghèo, cận nghèo
Nhìn chung mỗi quốc gia đều sử dụng một khái nhiệm để xác định giới
hạn nghèo khổ. Giới hạn nghèo khổ của mỗi quốc gia được xác định bằng mức
thu nhập tối thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập của
một hộ gia đình có thể mua sắm được những vật dụng cở bản phục vụ cho việc
ăn, mặc, ở và các nhu cầu cần thiết khác theo mức giá hiện hành.
Tại Việt Nam, hộ nghèo và hộ cận nghèo, theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ thì chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo giai đoạn 2011 –
2015 như sau.
9

/>

Bảng 2.1 Mức thu nhập xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo (2011 – 2015)
STT

Đối tượng


2.1.2 Khái niệm về nông thôn, hộ gia đình và nông hộ
Theo giáo trình “Xã hội học nông thôn” của tác giả Phan Văn Thạng thì
nông thôn là một hình thức cư trú mang tính không gian - lãnh thổ, xã hội của
con người, nơi sinh sống của những người chủ yếu làm nghề nông và những
nghề khác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
Hộ gia đình là một khái niệm để chỉ hình thức tồn tại của một kiểu nhóm
xã hội lấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế
có tính chất hành chính và địa lý. Trong đó, gia đình là một nhóm người mà
các thành viên gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống
(kể cả nhận con nuôi) vừa đáp ứng nhu cầu riêng tư của mình, vừa thõa mãn
nhu cầu xã hội. Do tác động của nền kinh tế thị trường, hộ gia đình ở nông
thôn Việt Nam được phân loại thành: hộ gia đình thuần nông, hộ gia đình
nông nghiệp – phi nông nghiệp, hộ gia đình phi nông nghiệp.
 Hộ gia đình thuần nông là hộ gia đình mang đậm nét cổ truyền
thống Việt Nam có thu nhập chỉ từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
 Hộ gia đình nông nghiệp – phi nông nghiệp là những hộ gia đình có
thu nhập khác ngoài các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
 Hộ gia đình phi nông nghiệp là hộ gia đình có thu nhập từ các hoạt
động dịch vụ, lương bổng, buôn bán, làm nghề thủ công,…
Theo Frank Ellis, 1993 thì nông hộ được khái niệm như là một hộ gia
đình mà trong đó các thành viên trong nông hộ sẽ dành phần lớn thời gian cho
các hoạt động nông nghiệp.


2.1.3 Khái niệm về thu nhập, thu nhập của hộ gia đình, cơ cấu thu
nhập và đa dạng hóa thu nhập
2.1.3.1 Khái niệm về thu nhập và thu nhập của hộ gia đình
Thu nhập là số lượng tiền, hiện vật hoặc dịch vụ mà một cá nhân, công ty
hay một nền kinh tế nhận trong khoảng thời gian nhất định (quý, tháng, năm).


 Chi phí: là toàn bộ chi phí đầu tư vào hoạt động sản xuất để tạo ra
sản phẩm, bao gồm chi phí lao động (nhân công), chi phí vật chất và
chi phí khác.
Thu nhập bình quân đầu người trên tháng được tính bằng cách chia tổng
thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12
tháng.
2.1.3.2 Khái niệm cơ cấu thu nhập và đa dạng hóa thu nhập
Cơ cấu thu nhập là phần trăm các nguồn thu nhập của một hộ dân với các
hoạt động trong các ngành nghề khác nhau như nông nghiệp thì hoạt động
trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản..., về phi nông nghiệp có hoạt động trong nhà
nước, xí nghiệp, hoạt động buôn bán, thủ công nghiệp.
Đa dạng hóa thu nhập là thuật ngữ thường được sử dụng để miêu tả
trường hợp nông hộ phân phối nguồn lực của họ cho các hoạt động khác nhau.
Theo Frank Ellis thì đa dạng hóa thu nhập là một quá trình sử dụng đa dạng
các nguồn lực cho các hoạt động khác nhau nhằm mục đích tồn tại đồng thời
cải thiện và nâng cao mức sống. Vì vậy đa dạng hóa thu nhập được xem là quá
trình mà hộ gia đình quyết định tham gia thực hiện các hoạt động khác nhau
nhằm mục đích cải thiện đời sống và giảm rủi ro trong sản xuất, kinh doanh
(Ellis, 1998).
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nông hộ, thực trạng
nghèo đói vì vậy mà tác giả đã tìm được nhiều tài liệu liên quan đến vấn đề
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân nghèo. Từ đó tác
giả tiến hành nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ vấn đề và làm tài liệu tham khảo
nhằm hỗ trợ cho đề tài đang nghiên cứu.
Nghiên cứu của tác giả Hào, 2012 “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa
chọn chiến lược sinh kế của các nông hộ tại vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên
Huế”. Mục tiêu chính của nghiên cứu này cung cấp các thông tin liên quan đến
chiến lược sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược sinh

nông nộ tại vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau”. Tác giả sử dụng chỉ số Simpson
(Simpson Index of Diversity - SID) về đa dạng hóa để đo lường mức độ đa
dạng hóa ngành nghề và thu nhập của nông hộ; sử dụng Hàm Logit để xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đa dạng hóa thu nhập của nông hộ và
phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của nông hộ. Qua phân tích kết quả ước lượng mô hình hồi quy
tác giả đã tìm ra được 6 yếu tố tác động cùng chiều đến tổng thu nhập của
nông hộ. Các nhân tố đó là số nhân khẩu, tổng diện tích đất của nông hộ, tỷ lệ
lao động, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn của chủ hộ và khả năng đa
dạng hóa của nông hộ.
Nghiên cứu của tác giả Nữ, 2012 “Đánh giá tín dụng đối với giảm nghèo
ở nông thôn Việt Nam”, 2012. Tác giả đã sử dụng phương pháp Khác biệt
trong khác biệt và mô hình hồi qui OLS được sử dụng để phân tích dữ liệu
bảng từ VHLSS10 2004 và VHLSS 2006. Có 4270 hộ tham gia cả hai cuộc
điều tra, trong đó có 457 hộ được xếp vào diện nghèo vào năm 2004. Từ 457
10

Vietnam Household Living Standards Surveys
( />

hộ này, tác giả lọc ra được 157 hộ có tham gia vay vốn trong vòng một năm
trong VHLSS 2006 nhưng không vay vốn trong VHLSS 2004 và 147 hộ
không vay vốn trong cả hai cuộc điều tra. Tiếp đến tác giả chọn ra 113 hộ
trong số 157 hộ có vay vốn trên đây làm nhóm phân tích và 104 hộ không vay
vốn trong cả hai cuộc điều tra làm nhóm so sánh. Kết quả cho thấy tín dụng
không những có tác dụng làm tăng chi tiêu thực cho đời sống của hộ nghèo mà
còn làm tăng thu nhập bình quân của hộ nghèo. Song đây chỉ là trường hợp
nếu các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 5%. Khi đưa các biến khác
vào mô hình thì các biến quy mô hộ, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp, trình độ
giáo dục và tỷ lệ phụ thuộc có tác động đến thu nhập bình quân đầu người của

biến tiếp cận chính sách hỗ trợ), đây chính là yếu tố quan trọng trong việc đưa
ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao thu nhập.
Nghiên cứu của tác giả Xuân và cộng sự, 2011 về “Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu
Long” với mục tiêu chính là mô tả thực trạng thu nhập, cơ cấu thu nhập và đa
dạng hóa thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm đồng thời xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ này. Kết hợp việc thu thập gồm 307 quan
sát, ở Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh và sử dụng
phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA private) và phương pháp thống kê
mô tả để phân tích cơ cấu thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm cho thấy
rằng thu nhập từ hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu
nhập của hộ chăn nuôi gia cầm ở ĐBSCL, chiếm hơn 95% trong tổng thu
nhập, còn lại là các hoạt động phi nông nghiệp chiếm chưa tới 5% trong tổng
thu nhập. Bên cạnh đó, kết quả của việc khi tác giả sử dụng chỉ số Simpson
(Simpson Index of Diversity - SID) về đa dạng hóa được sử dụng để đo lường
mức độ đa dạng hóa thu nhập của nông hộ là có khoảng 21,25% số hộ có chỉ
số SID = 0 và khoảng 78,75% số hộ có chỉ số 0< SID
Quảng Bình”. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá các nhân tố chủ yếu tác
động đến thu nhập của các hộ nông dân có sử dụng vốn vay của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đó có các giải pháp nâng cao thu
nhập của các hộ nông dân ở các vùng sinh thái khác nhau, lĩnh vực sản xuất
khác nhau. Nhóm tác giả tiến hành điều tra 180 hộ có sử dụng vốn vay của
NHNN&PTNT ở 9 xã thuộc 3 vùng sinh thái khác nhau: vùng núi, vùng bãi
ngang và vùng đồng bằng ven biển. Mỗi vùng chọn 60 hộ. Đồng thời kết hợp
với nhiều phương pháp như phương pháp thống kê, phân tích hồi quy, sử dụng
hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích tác động của các nhân tố đến thu
nhập hỗn hợp của các hộ nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với sản
xuất hộ nông dân có vay vốn với độ tin cậy từ 90% đến 99% thì tất cả các biến
đưa vào mô hình đều có nghĩa thống kê, cụ thể là trình độ học vấn, lao động,
chi phí đầu vào, lượng vốn vay, diện tích đất canh tác, thời hạn vay tác động
thuận chiều với biến phụ thuộc – thu nhập hỗn hợp của hộ nông dân. Riêng
biến lãi suất vay cho tác động ngược lại với biến thu nhập.
Nghiên cứu của tác giả Tín, 2010 về “Phân tích các yếu tố tác động đến
thu nhập của hộ nghèo Vĩnh Long”. Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
200 quan sát ở Vĩnh Long nhằm mục đích phân tích các yếu tố tác động đến
thu nhập của hộ nghèo. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích tần số và
thống kê mô tả để mô tả khái quát về cuộc sống của hộ nghèo ở Vĩnh Long
như khó khăn của hộ nghèo, quy mô, số lao động, tình trạng đất canh tác của
hộ nghèo,… Đồng thời với phương pháp hồi quy đa biến với kỹ thuật biến giả
để phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập. Kết quả mô hình cho thấy với
11 biến độc lập đưa vào mô hình thì có 2 biến không có ý nghĩa thống kê đó là
biến dân tộc và giới tính của chủ hộ. Các biến còn lại có nghĩa thống kê cụ thể
như sau: tuổi chủ hộ càng cao thì nghiên cứu cho thấy thu nhập của hộ càng
cao, hộ có nợ vay thì thu nhập sẽ thấp hơn hộ không có nợ vay hoặc có vay ít


hơn. Tỷ lệ lao động, tỷ lệ ngày lao động địa phương, tiền công lao động trung

bình phương độ tuổi, biến này có ý nghĩa và mang dấu dương tuy khác biệt so
với nhiều nghiên cứu trước, song sự khác biệt này có thể lý giải được vì nó
gắn liền với điều kiện kinh tế của địa phương. Nhóm tác giả cũng giải thích
rằng do khi chủ hộ còn trẻ và trong độ tuổi lao động thì có khả năng tham gia
vào nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp, lao động chân tay song khi chủ hộ
đến một độ tuổi nào đó thì không còn đủ sức khỏe như trước nên việc chuyển
sang các hoạt động phi nông nghiệp như là một biện pháp thay thế. Tiếp theo


nhóm tác giả sử dụng mô hình OLS để ước lượng cho biến phụ thuộc là tổng
thu nhập bình quân/ năm của nông hộ, kết quả cho thấy chỉ có 2 biến là số
lượng thành viên trong hộ và biến phụ thuộc ở mô hình 1 là tham gia vào các
hoạt động phi nông nghiệp là có ý nghĩa. Tuy biến số lượng thành viên trong
hộ mang dấu dương có nghĩa là khi số lượng nhân khẩu tăng thì làm tăng tổng
thu nhập song tổng chi tiêu của hộ cũng tăng lên nên chưa hẳn giúp cải thiện
đời sống kinh tế của hộ. Các biến còn lại như tuổi của chủ hộ, trình độ cao
nhất của hộ, diện tích đất sản xuất của hộ đều không tác động đến tổng thu
nhập của hộ khi nó không có ý nghĩa trong mô hình. Qua nghiên cứu ta có thể
thấy được hoạt đông phi nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các
hộ gia đình đây là một điều đáng lưu tâm cho các nghiên cứu sau này khi vấn
đề nghiên cứu liên quan đến thu nhập của nông hộ.
Nhìn chung với mỗi mục tiêu, phương pháp và áp dụng ở mỗi địa bàn
nghiên cứu khác nhau sẽ có những đặc trưng và giải pháp riêng song hầu hết
các nghiên cứu trước đây đều tìm hiểu và chứng minh những yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của các đối tượng như nông hộ, hộ chăn nuôi gia cầm,
đồng bào dân tộc thiểu số,… thường là các yếu tố như: tuổi của chủ hộ, trình
độ học vấn của chủ hộ, số lao động trong hộ, tuổi trung bình của lao động,
diện tích đất sản xuất, vay vốn, tham gia hội đoàn thể... Trên cơ sở áp dụng
những phương pháp nghiên cứu cũng khá đa dạng, trong đó hầu hết các tác giả
sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để xác định các yếu tố tác động đến

Tham gia
hội đoàn thể
ở địa phương
THU NHẬP
CỦA HỘ
GIA ĐÌNH

Tỷ lệ lao
động
của hộ

Vay vốn

Số hoạt động
tao ra
thu nhập

Diện tích đất
sản xuất
của hộ

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + D7X7 + D8X8 + ε
Trong đó:
+ Y là thu nhập bình quân đầu người của hộ (1000đ/người/tháng).
+ β0, β1, . . . . β8và ε được hiểu giống như mô hình tổng quát ở trên.
+ X1,X2, . . ., X8 là các nhân tố tác động đến tổng thu nhập bình quân của
hộ gia đình, được diễn giải như sau:
X1: là biến số tuổi bình phương của chủ hộ (đơn vị tính là năm), hệ số β1
được kỳ vọng mang dấu dương vì tuổi của chủ hộ lớn hơn đồng nghĩa với việc


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status