phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ - Pdf 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGƯỜI
NHẬP CƯ THAM GIA VÀO KHU VỰC
KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế
Mã số ngành: 52310101

Cần Thơ, tháng 12 – 2014

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN
MSSV: 4113966

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGƯỜI
NHẬP CƯ THAM GIA VÀO KHU VỰC
KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Nguyễn Thị Thanh Tuyền

iii


LỜI CAM KẾT
Tôi tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền, hiện đang là sinh viên khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Cần Thơ. Tôi xin cam kết luận văn này là
do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là
trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 8 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Tuyền

iv


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
---------o0o-------- Họ và tên người hướng dẫn: Hoàng Thị Hồng Lộc
 Học vị: Thạc sĩ
 Chuyên ngành: Chính sách Công
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD
 Tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tuyền
 Mã số sinh viên: 4113966
 Chuyên ngành: Kinh tế học
 Tên đề tài: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ THAM GIA VÀO KHU VỰC
KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................. 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.4.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu ......................................................................... 3
1.4.3 Giới hạn không gian nghiên cứu ..................................................................... 3
1.4.4 Giới hạn thời gian nghiên cứu ......................................................................... 4
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................. 4
1.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trong khu vực kinh tế phi chính thức ... 4
1.5.2 Một số phương pháp nghiên cứu cho mô hình hiệu quả kinh doanh trong khu
vực KTPCT ............................................................................................................. 10
1.5.3 Cơ sở pháp lý liên quan đến việc quản lý người lao động trong khu vực
KTPCT .................................................................................................................... 13
1.5.4 Định hướng nghiên cứu ................................................................................. 16
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 18
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 18
2.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh ................................................................ 18
2.1.2 Khái niệm về tỷ suất lợi nhuận ...................................................................... 19
2.1.3 Khái niệm nhập cư ......................................................................................... 21
2.1.4 Một số khái niệm về kinh tế phi chính thức .................................................. 21
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 25
2.2.1 Cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu .......................................................... 25
vi


2.2.2 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 26
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 28
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 28
2.3.2 Mô tả cỡ mẫu khảo sát ................................................................................... 29
2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 30
2.3.4 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 89
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 91
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 96
PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... 102

viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong phương trình hồi qui tuyến tính ........ 25
Bảng 2.2: Thống kê số mẫu quan sát trên địa bàn TPCT ...................................... 29
Bảng 3.1: Bảng đơn vị hành chính cấp quận, huyện tại TPCT ............................. 34
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế của TPCT
.................................................................................................................................. 35
Bảng 3.3: Tổng sản phẩm theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế của địa
bàn TPCT ................................................................................................................ 36
Bảng 3.4: Tổng sản phẩm trên địa bàn TPCT bình quân đầu người ..................... 39
Bảng 3.5: Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số năm 2013 phân theo
huyện/quận/thị xã/thành phố ................................................................................... 39
Bảng 3.6: Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn trên địa bàn ............ 42
Bảng 3.7: Tỷ suất nhập cư phân theo giới tính và thành thị, nông thôn ................ 44
Bảng 3.8: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị, nông thôn 44
Bảng 3.9: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính .................... 45
Bảng 4.1: Thông tin về gia đình của người nhập cư .............................................. 49
Bảng 4.2: Thông tin cá nhân của người nhập cư trong khu vực KTPCT ............. 52
Bảng 4.3: Độ tuổi và trình độ của người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT 53
Bảng 4.4: Lí do lao động nhập cư tham gia vào hoạt động KTPCT tại TP.Cần Thơ
................................................................................................................................... 55
Bảng 4.5: Hiệu quả kinh doanh phân theo lĩnh vực kinh doanh ........................... 56

Hình 2.2 Sơ đồ quá trình nghiên cứu ...................................................................... 31
Hình 3.1 Bản đồ hành chính địa bàn TPCT ........................................................... 32
Hình 3.2 Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế .............. 38
Hình 3.3 Dân số trung bình phân theo giới tính trên địa bàn ................................ 41
Hình 3.4: Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của
TPCT năm 2013 ...................................................................................................... 43
Hình 3.5 Tỷ lệ thất nghiệp của TPCT giai đoạn 2009-2013 .................................. 48
Hình 4.1 Tỷ lệ số người phụ thuộc trong gia đình của người nhập cư .................. 50
Hình 4.2 Tỷ lệ số người tham gia vào hoạt động kinh tế phi chính thức của hộ
nhập cư .................................................................................................................... 51
Hình 4.3 Lí do người dân ngoại tỉnh nhập cư vào TPCT ...................................... 54
Hình 4.4 Đánh giá khách quan của người nhập cư về các yếu tố có mức ảnh
hưởng đến HQKD ................................................................................................... 65
Hình 4.5 Thái độ của người dân địa phương đối với hoạt động KTPCT .............. 76
Bảng 4.17: Tình hình giám sát hoạt động KTPCT của cơ quan quản lý .............. 77
Hình 4.6 Đánh giá chung của người dân địa phương về hoạt động KTPCT ........ 79
Hình 4.7 Ý kiến của người dân về việc cấm hoạt động KTPCT ........................... 80


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KTPCT : Kinh tế phi chính thức
HQKD: Hiệu quả kinh doanh
ROS: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Return On Sales)
TPCT: Thành phố Cần Thơ
BHR: Bán hàng rong
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
SXKD: Sản xuất kinh doanh
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

nhìn tiêu cực, định kiến và “nặng chính thức, nhẹ phi chính thức”. Tuy nhiên,
cũng có khá nhiều bài nghiên cứu về khu vực kinh tế phi chính thức ở các
1

Harris, J.R. et M.P. Todaro, 1970. Migration, Unemployment and Development: a Two-Sector
Analysis. American Economic Review 60(1) pp. 126-142
2
Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto và François Roubaud (3/2010)
3
Trích trong Hồ Đức Hùng và cộng sự (2012)

1


nước đang phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam, khẳng định sự đóng
góp tích cực của khu vực này vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Năm
2013,Việt Nam ước tính khoảng 34,2% trong tổng số lao động 15 tuổi trở lên
tham gia vào nền kinh tế phi chính thức4, phần lớn họ là những người nhập cư
vào các thành phố lớn. Chính những việc làm phi chính thức đã giúp họ có
được nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống không chỉ cho cá nhân người lao
động mà còn hi vọng đóng góp thu nhập cải thiện cuộc sống cho cả gia đình ở
quê; hơn thế, thu nhập của họ còn góp phần vào tăng trưởng kinh tế địa
phương. Bên cạnh những mặt tích cực do người nhập cư mang lại khi họ tham
gia vào khu vực kinh tế phi chính thức thì song song đó vẫn còn tồn tại nhiều
bất cập như lấn chiếm lòng đường, gây mất trật tự và vệ sinh đường phố, tệ
nạn xã hội.
Trong cuộc sống hằng ngày, thật dễ dàng bắt gặp hình ảnh những hoạt
động KTPCT diễn ra tại TPCT, điển hình là vào mọi lúc người dân đều có thể
mua hàng hóa trên đường phố hoặc ăn bát phở hay sửa xe trên vỉa hè, đi xe ôm
hay may quần áo ở nhà hàng xóm… Thành phố Cần Thơ – một Thành phố

+ Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao HQKD và cải thiện
đời sống cho lao động nhập cư tại TPCT trong thời gian tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Thực trạng lao động nhập cư tham gia vào các hoạt động KTPCT và
họ kinh doanh ra sao?
(2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến HQKD của người nhập cư tham
gia vào khu vực KTPCT?
(3) Cần có những giải pháp nào giúp nâng cao tính hiệu quả trong kinh
doanh và cải thiện đời sống cho lao động nhập cư trong khu vực
KTPCT tại TPCT?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là người lao động nhập cư tham gia vào
khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT.
1.4.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, nội dung nghiên cứu tập trung phân tích
HQKD của lao động nhập cư trên địa bàn TPCT thông qua chỉ số lợi nhuận
trên doanh thu (ROS). Trên lý thuyết kinh tế có rất nhiều chỉ số để đánh giá
hiệu quả kinh doanh tìm hiểu và khám phá ra các nhân tố tác động đến HQKD
của họ. Bên cạnh đó, dựa trên những mẫu quan sát được phỏng vấn trực tiếp
và tiếp cận các nghiên cứu khoa học trước đây cũng như tìm hiểu các thông tin
thứ cấp từ các trang mạng có uy tín để hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn
của người nhập cư khi tham gia vào khu vực KTPCT, từ đó đề xuất các giải
pháp quản lý phù hợp giúp người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi
chính thức đạt hiệu quả và mang lại thu nhập cao hơn.
1.4.3 Giới hạn không gian nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu tập trung một số quận, huyện TPCT bao gồm: Ninh
Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh. Chủ
yếu là khu vực thành thị như quận Ninh Kiều, quận Cái Răng là nơi thu hút
3

Trong một nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chí (2010) cũng gần như đưa ra
kết quả tương tự khi các yếu tố vừa nêu trên đều có ảnh hưởng đến lựa chọn
công việc và tạo thu nhập của người lao động. Kết quả của nghiên cứu cho
thấy nhìn chung người lao động trong khu vực phi chính thức đều chịu thiệt
thòi, cho dù họ có phải là người lao động ngoại tỉnh hay không và người lao
động từ các vùng nông thôn thường là người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Ngoài
ra, một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Hồ Đức Hùng, Nguyễn Duy Tâm và

4


Mai Thị Nghĩa (2008) đã sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống dân cư năm
2008, thông qua bộ số liệu, bài nghiên cứu cho thấy phần lớn lao động
(69,09%) là tự làm việc cho gia đình không phải là doanh nghiệp, trong số lao
động đang làm việc cho nền kinh tế vẫn có nhiều đối tượng làm việc trong khu
vực chính thức và cả phi chính thức, ngoài việc làm chính thì việc làm thêm
cũng thu hút rất nhiều đối tượng lao động tham gia. Tác giả đã nêu ra các đặc
điểm của người lao động làm việc trong nền kinh tế phi chính thức, lao động
trong khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức rất phong phú và đa
dạng. Những người tham gia công việc làm thêm thường tập trung nhiều ở
những đối tượng làm việc trong khu vực chính thức hơn những người làm
trong lĩnh vực phi chính thức. Điều đó làm cho lực lượng lao động phi chính
thức ngày càng tăng. Các đặc điểm tác nhân bao gồm: giới tính, độ tuổi, tình
trạng hôn nhân, công chức, quy mô hộ và tín dụng trong nghiên cứu cũng có
ảnh hưởng đến quyết định đăng ký hay không đăng ký kinh doanh trong lĩnh
vực phi nông nghiệp và ảnh hưởng đến quyết định làm công trong lĩnh vực phi
chính thức. Một tác giả nước ngoài, Fernando Groisman (2004-2007) cho rằng
có một sự suy giảm trong chế độ phúc lợi được đo bằng thời gian thất nghiệp
đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng. Nguồn nhân lực đóng vai trò quan
trọng trong suốt quá trình thất nghiệp và chuyển đổi lao động. Thời gian thất

tranh quan trọng trên thị trường, vì chất lượng của sản phẩm nó thoả mãn nhu
cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm càng cao sẽ đáp ứng
được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Những đặc tính mang hình
thức bên ngoài của sản phẩm như : Mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu…trước đây
không được coi trọng nhưng ngày nay nó đã trở thành những yếu tố cạnh tranh
quan trọng không thể thiếu được trong chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó,
tác giả Nguyễn Trọng Hậu với bài viết về các nhân tố xã hội trong lý thuyết
tăng trưởng hiện đại, tác giả đã nhắc tới một định nghĩa về tương tác xã hội do
Brock và Durlauf (2001) đưa ra như sau: Khi nói đến các mối tương tác xã hội
là chúng ta muốn nói đến việc lợi ích hoặc sự trả giá mà từng cá nhân nhận
được do hành động của mình phụ thuộc vào sự lựa chọn trực tiếp của các cá
nhân khác trong nhóm xã hội mà các nhân đó thuộc vào. Các mối tương tác
này có ý nghĩa kinh tế quan trọng vì sự lựa chọn của cá nhân này có ảnh
hưởng đến sự lựa chọn của các cá nhân khác mà họ có quan hệ trực tiếp hay
gián tiếp, cần nhấn mạnh là sự tương tác này hoạt động không thông qua thị
trường, một cá nhân sẽ điều chỉnh sự lựa chọn của mình thông qua quan sát
hành động của cá nhân khác và nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh
của riêng mỗi cá nhân.
Kết quả nghiên cứu của Dipak Bahadur Adhikari (2011) cho thấy mức
độ thu nhập và lợi nhuận từ khu vực KTPCT thì thấp hơn so với các hình thức
kinh doanh khác, có nhiều người đang tham gia bán hàng rong. Đó là bởi vì sự
thiếu cơ hội việc làm trong những lĩnh vục kinh doanh khác trong nền kinh tế.
Số lượng người tham gia rộng rãi vào hoạt động bán hàng rong đa số là người
nông dân, trình độ dân trí thấp. Ông cũng cho rằng số người có khả năng lao
động trong gia đình càng đông thì việc tạo ra thu nhập ở các hộ bán hàng rong
tại thành phố Kathmandu Metropolitan thuộc đất nước Nepal sẽ mang lại thu
6


nhập cao hơn vì mỗi cá nhân sở hữu một diện tích nhỏ đất nông nghiệp nên nó

trạng hôn nhân đều có tác động đến việc lựa chọn làm việc trong khu vực kinh
tế phi chính thức.
Bên cạnh đó, tác giả Cling et al (2010) đã được thực hiện dựa trên bộ dữ
liệu thống kê điều tra việc làm của tổng cục thống kê năm 2007 và cuộc điều
tra dân số ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trên cơ sở phân tích các yếu tố
7


về giới tính, khu vực, tuổi tác, trình độ tay nghề và kinh nghiệm trong công
việc, bằng phương pháp tiếp cận hai mặt kép của thị trường lao động tác giả đã
nhấn mạnh những đặc điểm chính của khu vực phi chính thức cho thấy có sự
tương đồng sâu sắc giữa các nước đang phát triển bao gồm: lao động trình độ
tay nghề thấp, việc làm bấp bênh; điều kiện làm việc không đảm bảo, thu nhập
thấp; phân tán và thu nhỏ các cơ sở sản xuất, thiếu kết nối với khu vực kinh tế
chính thức; v.v... Do người lao động không được đáp ứng đủ nhu cầu về việc
làm nên khu vực phi chính thức trở thành cứu cánh cho những người đang
phải tìm việc hoặc rời bỏ nông nghiệp. Trong khi đó, một nghiên cứu khác của
R. Maurizio (2010) với dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên
các cuộc điều tra hộ gia đình thường xuyên của mỗi quốc gia được nghiên cứu
bao gồm: Argentina (nữa cuối năm 2006), Brazil (năm 2006), Chile (năm
2006), Peru (năm 2007) cho rằng những người lao động phi chính thức có
trình độ học vấn trung bình thấp hơn người lao động trong khu vực chính thức.
Đặc điểm chính của lao động trong khu vực này là số lượng lao động trẻ (tuổi
tác) và lao động nữ (giới tính) nhiều hơn, chủ yếu làm việc nhiều hơn trong
lĩnh vực kinh doanh buôn bán, xây dựng và giúp việc. “Việc phân bổ thành
phần” như vậy có tác động tiêu cực tới thu nhập của việc làm phi chính thức.
Chênh lệch về mức lương giữa hai khu vực còn có nguyên nhân là sự chênh
lệch trong năng suất giữa người lao động thuộc hai khu vực tính theo mỗi đặc
điểm được sử dụng cho phân tích so sánh, điều này đặc biệt đúng ở hai nước
Argentina và Peru.

Trần Tiến Khai & Nguyễn Ngọc Danh, (2014) được in trong Tạp chí Phát
triển Kinh tế (284), 22-41. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu khảo sát mức sống
hộ gia đình VN 2010, để tìm ra những yếu tố quyết định sự đa dạng hoá thu
nhập ở các hộ gia đình nông thôn VN và đánh giá ảnh hưởng đối với thu nhập
của hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn con người về mặt chất lượng lẫn số
lượng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích hộ gia đình đa dạng
hoá các hoạt động tạo ra thu nhập. Các hộ nông thôn có trình độ học vấn cao
hơn và có năng lực nhiều hơn thì thường có nguồn thu nhập đa dạng hơn. Vốn
tài chính, tiếp cận tín dụng, và vốn xã hội tốt hơn cũng giúp hộ cải thiện sự đa
dạng thu nhập. Trong nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngọc và Phan Văn Phùng
(2013)5 đã xác định được các yếu tố tác động đến thu nhập của người bán
hàng rong trên địa bàn quận Ninh Kiều, TPCT bao gồm: giới tính chủ hộ, số
người phụ thuộc, trình độ chủ hộ, số giờ bán, kinh nghiệm, hình thức bán và
nguồn vốn. Các biến này có mối tương quan thuận chiều với thu nhập của
người bán hàng rong. Một nghiên cứu khác của Trần Thị Minh Đức và Bùi
Thị Hồng Thái đã khảo sát 300 người bán hàng rong trên các đường phố ở Hà
Nội, tìm hiểu đặc điểm tâm lý, đánh giá mức độ hài lòng với nghề và các
nguyên nhân nhập cư cũng như chọn nghề bán hàng rong làm nghề chính để
mưu sinh. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố như giới tính, tuổi tác, trình độ học
vấn, trình trạng hôn nhân, nguồn vốn, chi tiêu, mặt hàng buôn bán, thời gian
bán, địa điểm kinh doanh, kinh nghiệm, số hoạt động tạo thu nhập... có ảnh

5

Nguyễn Bích Ngọc và Phan Văn Phùng (2013) – Hội thảo nghiên cứu khoa học của sinh viên

9


hưởng trực tiếp đến thu nhập của người BHR. Tác giả nhấn mạnh, hầu hết

quả tương tự khi các yếu tố giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, công chức,
quy mô hộ và tín dụng đều có ảnh hưởng đến lựa chọn công việc và tạo thu
nhập của người lao động. Bằng việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả và
hồi quy logistic với mô hình được đưa ra bao gồm: mô hình 1 chỉ bao gồm các
10


biến giả phân định người lao động theo tình trạng di cư và khu vực của việc
làm hiện tại, mô hình 2 các biến đặc điểm cá nhân được bổ sung thêm, mô
hình 3 đưa vào thêm các biến đặc điểm công việc, mô hình 4 đưa vào các biến
phúc lợi và mô hình 5 là phân tích giới hạn mẫu, qua đó tác giả đã so sánh
thực tế trong việc lựa chọn lĩnh vực hoạt động và thu nhập của người lao động
ngoại tỉnh với người lao động nội tỉnh ở các đô thị thuộc đồng bằng sông
Hồng. Ngoài ra, Murad, Md Wahid (2007) trong bài nghiên cứu cũng sử dụng
phương pháp phân tích thống kê mô tả và mô hình hồi qui tuyến tính nhiều
biến đã chỉ ra rằng địa điểm làm việc, thu nhập mỗi tháng của người đứng đầu
trong gia đình, số thành viên trong gia đình, tuổi của chủ hộ, số năm đi học và
kinh nghiệm làm việc của chủ hộ có tác động tích cực đến thu nhập của cả hộ,
riêng số trẻ em trong gia đình lại có mối tương quan nghịch đảo với thu nhập
của hộ gia đình hàng tháng. Một nghiên cứu của tác giả Hồ Đức Hùng và
Nguyễn Duy Tâm và Mai Thị Nghĩa (2008) đã sử dụng bộ số liệu điều tra mức
sống dân cư năm 2008, bằng phương pháp định lượng xử lý thống kê mô tả và
mô hình logic tác giả đã nêu ra các đặc điểm của người lao động làm việc
trong nền kinh tế phi chính thức, lao động trong khu vực phi chính thức và số
lượng việc làm phi chính thức rất phong phú và đa dạng, không loại trừ một
đối tượng nào hay bất kỳ ai cũng có thể tham gia làm việc phi chính thức. Kể
cả khu vực nhà nước hay có vốn đầu tư nước ngoài, việc làm phi chính thức
vẫn thu hút người lao động với nhiều trình độ khác nhau. Tương tự một số tác
giả như Adhikari (2011) và Indrajit Bairagya (2010), cả hai tác giả đều dựa
trên những số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp cùng với phương pháp thống kê

yếu tố giải thích đến thu nhập, sau đó tác giả chuyển thành mô hình logarit.
Thông qua nghiên cứu, tác giả nghiên cứu này chỉ ra rằng bên cạnh các yếu tố
giới tính, hợp đồng lao động và loại hình công ty có tác động đến thu nhập của
hộ nhập cư thì hai yếu tố chuyên môn và kinh nghiệm có tác động tích cực đến
thu nhập của hộ nhập cư. Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2009) kết
luận từ nghiên cứu là tuổi tác, kinh nghiệm và số nhân khẩu trong hộ sẽ ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến thu nhập của hộ, đồng thời thông qua
phương pháp hồi quy và tương quan được sử dụng trong nghiên cứu đã xác
định các yếu tố như tổng diện tích của hộ, vay vốn, kiểm dịch, thu nhập từ
chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập từ phi nông nghiệp
các ảnh hưởng đến thu nhập bình quân/lao động của mỗi hộ. Bên cạnh hai
phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy được các nhà nghiên cứu sử
dụng khá phổ biến, có một số tác giả sử dụng những phương pháp mới như
Trần Thị Tuấn Anh (2013) nghiên cứu này vận dụng phương pháp hồi quy
phân vị trên số liệu về thu nhập khảo sát được trên địa bàn TP.HCM để đo
lường mức độ chênh lệch thu nhập theo giới tính ở thành phố này. Kết quả
phân tích cho thấy thực sự có chênh lệch thu nhập giữa hai nhóm lao động
nam và lao động nữ trên địa bàn TP.HCM và Trần Tiến Khai & Nguyễn Ngọc
Danh, (2014) trong nghiên cứu đã áp dụng mô hình Tobit hai giới hạn để xem
xét ảnh hưởng của những đặc điểm của hộ gia đình và cộng đồng đối với chỉ
số HHI; sau đó dùng phương pháp GMM để kiểm định ảnh hưởng của chỉ số

12


HHI đối với thu nhập của hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn con người về
mặt chất lượng lẫn số lượng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích
hộ gia đình đa dạng hoá các hoạt động nâng cao thu nhập.
1.5.3 Cơ sở pháp lý liên quan đến việc quản lý người lao động trong
khu vực KTPCT

13


Trích đoạn Tình hình xã hội Thông tin chung của lao động nhập cư Thông tin cá nhân của người nhập cư Thực trạng kinh doanh trong khu vực KTPCT tại TPCT Các kiểm định sự khác biệt trong mô hình nghiên cứu
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status