Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở việt nam hiện nay luận văn thạc sĩ 2015 - Pdf 31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRRWOWNGF
-------------------

PHAN THỊ HỒNG THẮM

HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI TƢỢNG NỘP
THUẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------

PHAN THỊ HỒNG THẮM

HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI TƢỢNG
NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ
: 60 34 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phan Thị Hồng Thắm


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………….….……….i
LỜI CẢM ƠN….. …………………………………………………………….…….ii
MỤC LỤC………………………………………………………………………….iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU………………………………………………….vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ……………………………………………………......viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..........................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
6. Những đóng góp của đề tài ..................................................................................4
7. Kết cấu đề tài .......................................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH
TRA, KIỂM TRA ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM ..............................6
1.1. Lý luận chung về hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ...............6
1.1.1. Khái niệm và vai trò thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ........................6
1.1.1.1. Khái niệm quản lý thuế và đối tượng nộp thuế ......................................6
1.1.1.2. Vai trò của thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ................................9
1.1.2 Hình thức và nội dung của hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng............10
1.1.2.1 Hình thức ...............................................................................................10

2.1. Tổng quan về cơ quan thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế trong bộ máy
quản lý thuế ở Việt Nam........................................................................................30
2.1.1. Cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của cơ quan thanh tra, kiểm tra thuế trong
bộ máy quản lý Thuế ở Việt Nam .........................................................................30
2.1.2. Lực lượng thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt nam ...................35
2.2. Tình hình hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam ......38
2.2.1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về chế độ, sổ sách, chứng từ
kế toán ...................................................................................................................38
2.2.2. Thanh tra, kiểm tra việc tính, kê khai và nộp thuế của đối tượng nộp thuế 41


v

2.3. Đánh giá chung về hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt
Nam hiện nay .........................................................................................................44
2.3.1. Những kết quả đạt được ..............................................................................44
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ......................................................46
2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế ..........................................................................46
2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .............................................51
CHƢƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM THỜI
GIAN TỚI ................................................................................................................54
3.1. Bối cảnh nền kinh tế hiện tại và ảnh hưởng của nó đến công tác thanh tra,
kiểm tra thuế ..........................................................................................................54
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra đối
tượng nộp thuế ở Việt Nam ...................................................................................57
3.2.1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách về thuế ........57
3.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế ..............................57
3.2.3. Nâng cao chất lượng và tăng cường số lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra
thuế ........................................................................................................................58

Bảng 2.2- Số lượng doanh nghiệp đang quản lý và triển khai thanh tra, kiểm tra...45


viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1- Cơ chế đối tượng nôp thuế tự tính toán và tự kê khai nộp thuế........…..21
Sơ đồ 1.1- Cơ cấu tổ chức của thanh tra, kiểm tra Thuế......................................…30


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thu ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập
trung nguồn tài chính quốc gia hình thành nên quỹ Ngân sách nhằm thoả mãn nhu
cầu phát triển mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội của Nhà nước.
Thuế đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước. Thuế được
nhà nước sử dụng để chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển, là một công cụ
điều tiết khoảng cách giàu nghèo, là nguồn chi để duy trì bộ máy nhà nước, phát
triển các hoạt động công cộng như quốc phòng, an ninh, văn hoá, y tế, giáo dục, xây
dựng kết cấu hạ tầng…Thuế có tác động ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực của
nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực và tạo môi
trường đầu tư nhằm đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Như vậy, Thuế có vai trò đặc biệt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Ngành Thuế Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược xây dựng một ngành
Thuế tiến tiến, chuyên nghiệp đảm bảo thực thi tốt pháp luật thuế; đảm bảo tính
công bằng, minh bạch, hiệu quả phù hợp với chuẩn mực trong nước và quốc tế
nhằm nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của các cá nhân, tổ chức nộp

nghiên cứu:
Nguyễn Thị Lan Phương “Nâng cao tính tuân thủ của đối tượng nộp thuế
trong điều kiện hiện nay của Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài
chính, Hà Nội năm 2008, đã trình bày và nghiên cứu về việc chấp hành pháp luật
thuế của người nộp thuế trong giai đoạn hiện nay.
Hoàng Vân Anh “Một số biện pháp đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế
trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế,
Học viện Tài chính, Hà Nội năm 2008, đã nghiên cứu và phân tích về công tác
thanh tra, kiểm tra thuế cũng như đề cập đến các biện pháp đổi mới công tác thanh
tra, kiểm tra thuế.
Nguyễn Đẩu “Hiện đại hoá công tác thanh tra thuế - Kinh nghiệm quốc tế và
giải pháp cho Việt Nam”, Tạp chí Thuế Nhà nước, kỳ 2 tháng 2 năm 2005, đã đưa


3

ra được một số biện pháp và bài học trong quá trình hoàn thiện, đổi mới công tác
thanh tra, kiểm tra thuế .
Lê Thị Phương Thảo “Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp
thuế ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà nội
năm 2009, đã phân tích thực trạng kiểm tra, thanh tra thuế qua ba nội dung: Đăng
ký thuế; chấp hành chế độ kế toán số sách chứng từ, hoá đơn; kê khai tính thuế và
nộp thuế. Đã đề xuất giải pháp đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp
thuế ở Việt Nam hiện nay: Xây dựng bộ tiêu chí, đánh giá lựa chọn xếp loại doanh
nghiệp để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế cho phù hợp; phân cấp quản
lý doanh nghiệp cho các cấp để chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ ngân sách.
Phan Thị Minh Hiền “Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục
thuế Thái Bình”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà nội năm 2012.
Tác giả luận văn đã trình bày lý luận về hiệu quả kiểm tra, thanh tra thuế với các nội
dung: Khái niệm và tiêu chí xác định hiệu quả kiểm tra, thanh tra thuế, theo đó hiệu

- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế
trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam tức là nghiên cứu hoạt động thanh tra, kiểm
tra đối tượng nộp thuế của thanh tra ngành Thuế thuộc Bộ Tài Chính – Việt Nam.
Về thời gian: Từ năm 2010 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận văn sử
dụng các phương pháp: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lí luận chung về thanh tra, kiểm tra đối tượng
nộp thuế ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp
thuế ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động thanh
tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam thời gian tới.


5

7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, kiểm tra đối
tượng nộp thuế ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở
Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm
tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam thời gian tới




7

Thanh tra đối tƣợng nộp thuế là một chức năng thiết yếu trong quản lý
thuế nhằm mục đích kiểm tra, xem xét việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp
thuế (NNT) được cơ quan thuế thực hiện theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định
nhằm kết luận đúng sai, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực,
phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật về thuế, góp phần hoàn thiện cơ chế quản
lý thuế, chính sách thuế, pháp luật thuế, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của NNT.
Thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức cao hơn, hoàn thiện
hơn. Thanh tra thuế được thực hiện định kì đối với các đối tượng nộp thuế lớn,
ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn hoặc với người nộp thuế có dấu hiệu vi
phạm pháp luật thuế và thanh tra thuế để giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế
hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng bộ
Tài chính
- Về khái niệm Kiểm tra, theo Từ điển Tiếng việt kiểm tra là “xem xét tình
hình thực tế để đánh giá, nhận xét”[22,tr.523].
Theo giáo trình nghiệp vụ thuế của Học viện Tài chính thì kiểm tra thuế là
“hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng
kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đối tượng
kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá”[15,tr.411].
Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên, mang tính nhiệm vụ của cơ quan
quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan quản lý thuế dựa trên hồ sơ khai
thuế của người nộp thuế. Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở của người nộp
thuế, chỉ thực hiện khi họ không tự giác sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót mà
cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu. Nội dung kiểm tra thuế là kiểm tra
tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự
tuân thủ của người nộp thuế trong việc kê khai thuế.

kiểm tra theo yêu cầu của cấp trên, cũng có khi cấp trên yêu cầu cấp dưới tự kiểm
tra một hoặc một số nội dung và báo cáo kết quả bằng văn bản cho cấp trên.
+ Về biện pháp áp dụng: thanh tra được áp dụng các biện pháp mạnh hơn
(tạm giữ tang vật, tài liệu; khám nơi cất dấu tang vật, tài liệu – theo quy định của
Luật quản lý thuế).


9

1.1.1.2. Vai trò của thanh tra, kiểm tra đối tƣợng nộp thuế
Thanh tra, kiểm tra là một trong 3 chức năng cơ bản của hoạt động quản lý
nói chung, hoạt động quản lý thuế nói riêng. 3 chức năng đó là:
- Xây dựng chiến lược, chương trình, chính sách, kế hoạch.
- Chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện chiến lược, chương trình, chính
sách, kế hoạch.
- Thanh tra, kiểm tra thực hiện chiến lược, chương trình, chính sách, kế
hoạch.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản
lý nhà nước về thuế, điều này thể hiện qua một số khía cạnh sau:
-Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế,
chính sách pháp luật thuế.
Hệ thống thuế ở Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế. Mỗi sắc thuế
được nhà nước ban hành ra để điều tiết đến các đối tượng khác nhau. Nền kinh tế
Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi và hội nhập với kinh tế thế giới, các chính
sách về thuế khi được Nhà nước ban hành ra không tránh khỏi những điều bất hợp
lý, do đó thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giúp Nhà nước thấy được chính xác
và chân thực hơn các hoạt động đang diễn biến trong đời sống kinh tế xã hội để từ
đó góp phần điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách về thuế cho phù hợp với thực
tiễn.
-Thanh tra, kiểm tra thuế đóng vai trò quan trọng trong việc cải cách thủ

1.1.2 Hình thức và nội dung của hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tƣợng
nộp thuế
1.1.2.1 Hình thức
Thanh tra, kiểm tra thuế diễn ra dưới nhiều hình thức. Tuỳ theo tính chất của
công tác thanh tra, kiểm tra có thể phân theo các hình thức sau:
* Theo tính kế hoạch, hoạt động thanh tra thuế có hai hình thức là thanh tra
theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất.
- Thanh tra thuế theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương
trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Căn cứ vào nguồn lực hiện có, tình hình chấp
hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêu quản lý thuế, cơ quan thuế xây dựng kế


11

hoạch thanh tra và trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch
thanh tra thuế được phê duyệt.
- Thanh tra thuế đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức cá
nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
* Theo nội dung và phạm vi thanh tra thuế có hai hình thức là thanh tra toàn
diện và thanh tra hạn chế.
- Thanh tra toàn diện là hình thức thanh tra tổng hợp về mọi sắc thuế (thuế
thu nhập, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và các sắc thuế khác) trên cơ sở
tờ khai thuế hàng năm. Đây là loại hình thanh tra sâu và phạm vi rộng cho phép kết
luận về những vấn đề mà đối tượng nộp thuế chưa tuân thủ pháp luật thuế. Thanh
tra toàn diện liên quan đến:
+ Nhiều sắc thuế - nghĩa là thanh tra tổng hợp các sắc thuế thu nhập, thuế giá
trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và các sắc thuế khác theo pháp luật thuế
+ Nhiều kỳ tính thuế - đối với những sắc thuế nộp tờ khai năm thì thời kỳ
kiểm tra là những kỳ tính thuế gần nhất và chỉ khi có các phát hiện trong quá trình

+ Một dự án hay chương trình liên quan đến vấn đề cụ thể cần được kiểm tra
+ Hướng dẫn của cán bộ thanh tra cấp cao hơn
+ Thanh tra một đối tượng nộp thuế khác về một vấn đề cụ thể
* Theo địa điểm tiến hành thanh tra, kiểm tra có hai hình thức là thanh tra tại
trụ sở cơ quan thuế và thanh tra tại trụ sở đối tượng nộp thuế.
- Thanh tra tại trụ sở cơ quan thuế (thanh tra tại bàn): Việc kiểm tra tại bàn
có thể áp dụng đối với bất kỳ tờ khai thuế nào, bao gồm kiểm tra các chỉ tiêu thu
nhập, chi phí hoặc hoàn thuế.
Thanh tra tại bàn không cần đến cơ sở người nộp thuế. Phạm vi thanh tra
thường hạn chế chỉ để xác minh một số vấn đề cụ thể đã được cán bộ rà soát tờ khai
lưu ý hoặc được lưu chuyển qua các khâu (xử lý trước đó).
Thanh tra tại bàn thực hiện đối chiếu chéo những thông tin kê khai trong tờ
khai cụ thể, xác minh các phép tính về trừ chi phí sử dụng vốn và kiểm tra chéo dữ
liệu thông qua việc yêu cầu người nộp thuế mang đến và xuất trình sổ sách, chứng


13

từ mua vào, bán ra tại cơ quan thuế. Thông thường kiểm tra tại bàn đối với người
nộp thuế qui mô lớn hoàn tất trong 3 ngày, đối với người nộp thuế qui mô vừa là
một ngày, bao gồm:
+ Một sắc thuế hoặc một chỉ tiêu – chỉ kiểm tra hoặc xác minh một sắc thuế
như thuế lợi tức, thuế lương, thuế khấu trừ tại nguồn. Thanh tra tại bàn cũng được
áp dụng để thanh tra một hạng mục chi phí hoặc chỉ tiêu nào đó trên tờ khai.
+ Một kỳ tính thuế.
+ Phạm vi hạn chế hoặc hẹp – đối chiếu chéo những thông tin kê khai trong
tờ khai cụ thể, xác minh các phép tính về trừ chi phí sử dụng vốn và kiểm tra chéo
dữ liệu thông qua việc yêu cầu người nộp thuế mang đến, xuất trình sổ sách, chứng
từ mua vào, bán ra tại cơ quan thuế.
+ Nhóm người nộp thuế trọng điểm và nhóm người nộp thuế lớn và vừa.

nội dung nghi ngờ cần tiếp xúc với doanh nghiệp để làm rõ (thông tin chung về
doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán, liên doanh liên kết,
đối tác kinh doanh, hợp đồng mua bán hàng, tăng giảm tài sản, biên bản xác nhận
công nợ nội bộ, công nợ người bán, người mua...).
- Kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp.
Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu tổng hợp tại trụ sở của người nộp thuế được
thực hiện tuỳ theo phạm vi, quy mô, nội dung cuộc thanh tra, kiểm tra. Các nội
dung kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp gồm:
+ Kiểm tra hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, mã số thuế, tình
hình đăng ký sử dụng hoá đơn...
+ Kiểm tra đối chiếu tài liệu, hồ sơ gửi cơ quan thuế với thực tế xuất trình
của doanh nghiệp: báo cáo quyết toán tài chính quí, năm; tờ khai thuế Giá trị gia
tăng, bản xác định số thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quí, tờ khai thuế
Thu nhập doanh nghiệp tự quyết toán năm và các tờ khai quyết toán thuế khác liên
quan đến nội dung ghi tại quyết định thanh tra, kiểm tra.
+ Kiểm tra việc mở sổ sách và tính hợp pháp: sổ cái, các sổ theo dõi chi tiết
theo các chuẩn mực kế toán nhà nước quy định, đối chiếu số liệu tổng hợp giữa sổ
chi tiết với bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng kết tài sản.


15

+ Ngoài ra, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể cần kiểm tra xem xét các tài liệu,
hồ sơ liên quan khác: số thuế đầu kỳ trước chuyển sang, xác nhận của cơ quan thuế,
cơ quan kho bạc nhà nước về số nộp ngân sách trong kỳ, các tài liệu liên quan đến
hoàn thuế, miễn giảm thuế ...
- Kiểm tra chi tiết, lập hồ sơ chứng lý tại trụ sở người nộp thuế gồm các nội
dung sau:
+ Kiểm tra sổ sách, chứng từ và các hồ sơ liên quan đến nội dung kiểm tra,
thanh tra thuế.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status