Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ - Pdf 30

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Bùi Vinh Quang
Sinh viên lớp: Kế Hoạch-46A
Mã số sinh viên: CQ462213
Trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Tôi xin cam đoan rằng bài thực tập tốt nghiệp này là một công trình khoa
học do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo- Th.s Bùi Đức
Tuân. Trong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch & Đầu tư, nhờ sự giúp đỡ nhiệt
tình của các cô chú, anh chị ở đây tôi đã thu thập số liệu và các tài liệu cần thiết để
hoàn thành luận văn này. Nội dung của bài thực tập tốt nghiệp này hoàn toàn chân
thực nó phản ánh đúng sự cố gắng của tôi và sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo
hướng dẫn, không sao chép trùng lặp với những luận văn khác. Tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm về những lời cam đoan của mình.

Sinh viên

Bùi Vinh Quang
Sinh viên: Bùi Vinh Quang Lớp: Kế hoạch – 46A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mục lục
Chương I: Doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự cần thiết có chính sách, cơ
chế hỗ trợ phát triển DNNVV...................................................................7
1. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế.........7
1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa..................................................7
1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay............10
1.2.1 Ưu thế:..............................................................................................10
1.2.2 Hạn chế: ..........................................................................................11
2. Sự cần thiết phải phát triển và quản lý của Nhà nước đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa.........................................................................................13

3.4 Tình hình sử dụng lao động và trả lương lao động...........................50
3.5 Về năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh...............................52
3.6 Những đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Phú Thọ trong thời
gian vừa qua..............................................................................................56
3.7 Những khó khăn tồn tại chủ yếu của các DNNVV trên địa bàn
Tỉnh............................................................................................................60
4. Công tác quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn Tỉnh Phú Thọ..........................................................................................65
4.1. Về tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý nhà nước .................................66
4.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn. .......................................................................................67
4.2.2 Thực trạng công tác quản lý của nhà nước đối với Doanh nghiệp
nhỏ và vừa..................................................................................................70
Chương III: Các định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
Tỉnh...........................................................................................................74
1. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh...........74
1.1 Mục tiêu định tính...............................................................................74
1.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................75
2. Một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
Tỉnh Phú Thọ.................................................................................................76
2.1 Hoàn thiện các chính sách, cơ chế hỗ trợ khuyến kích các doanh
nghiệp nhỏ và vừa phát triển....................................................................76
2.2 Đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa..............................................................................................................81
Lời nói đầu
Sinh viên: Bùi Vinh Quang Lớp: Kế hoạch – 46A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới chuyển
đổi nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị

chưa đồng đều, chưa gắn được sản xuất kinh doanh với thị trường, khả năng nắm
bắt thông tin thị trường còn nhiều hạn chế, chưa đủ mạnh để cạnh tranh chiếm lĩnh
thị trường.
Về công tác quản lý Nhà nước cũng bộc lộ không ít những khó khăn vướng
mắc nảy sinh, thiếu sự phối hợp giữa các cấp, các ngành đối với các doanh nghiệp,
hộ kinh doanh cá thể sau đăng ký kinh doanh, làm cho quản lý Nhà nước bị buông
lỏng, từ đó dẫn tới sự phối hợp kém nhiệt tình, sự trì trệ trong quản lý, hỗ trợ
doanh nghiệp
Đặc biệt năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO ngoài những thuận lợi do mở
cử thị trường đem lại thì doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn như
phải đối mặt với những đối thủ lớn từ bên ngoài, Sức ép cạnh tranh từ bên ngoài là
rất lớn, các doanh nghiệp phải chịu sức ép về giá cả, thương hiệu, mẫu mã…
Chính vì vậy để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể hội nhập kinh tế quốc
tế tốt, có thể cạnh tranh được với các đối thủ bên ngoài, tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý,
phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với
các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh
trên thị trường; phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống
cho người lao động thì chúng ta phải có một định hướng phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa để từ đó chúng ta có được một số biện pháp chính sách để phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chính vì lý do đó tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ”.
Sinh viên: Bùi Vinh Quang Lớp: Kế hoạch – 46A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nội dung đề tài gồm có:
Chương I: Doanh nghiệp nhỏ và vừa – sự cần thiết có chính sách, cơ chế hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương II: Đánh giá tình hình phát triển và công tác quản lý doanh nghiệp

dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nước,
người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước mình.
Việc đưa ra khái niệm “doanh nghiệp nhỏ và vừa” phụ thục vào điều kiện kinh tế
xã hội cụ thể của mỗi nước và các chính sách của Chính Phủ. Các tiêu chí đưa ra
để xác định doanh nghiệp có khác nhau và thường thay đổi theo thời gian. Vì vậy
việc đưa ra tiêu chí xác định về doanh nghiệp nhỏ và vừa để Chính Phủ thực hiện
thành công các chính sách hỗ trợ, quản lý đối với loại hình doanh nghiệp này, phát
Sinh viên: Bùi Vinh Quang Lớp: Kế hoạch – 46A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
huy thế mạnh và giảm thiểu các hạn chế của nó là một việc làm được Chính Phủ
các nước đặc biệt quan tâm.
Tiêu chí phổ biến thường được các nước sử dụng để xác định DNNVV là
tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng.
Tiêu chí định tính: Tiêu chí này dựa trên những đặc trưng cơ bản của các
DNNVV như mức độ chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức
tạp của quản lý còn ở thấp…
Tiêu chí định lượng: Đây là tiêu chí quan trọng nhằm lượng hóa các tiêu
thức định tính nói trên. Tuy nhiên ở mỗi nước tùy vào hoàn cảnh, tính chất làng
nghề, trình độ sản xuất, đường lối chính sách và chiến lược phát triển đất nước của
nước đó mà có các tiêu thức định tính riêng.
Bảng 1: Tiêu thức phân loại DNNVV của một số nước APEC
Tên nước Tiêu chí phân loại
Australia Số lao động
Canada Số lao động, doanh thu
Indonesia Số lao động, tổng giá trị tài sản, doanh thu
Nhật Bản Số lao động, vốn đầu tư
Malaysia Doanh thu, tỷ lệ góp vốn
Mexico Số lao động
Mỹ Số lao động

buôn
<100 <100 triệu
yên
DNNVV
trong bán lẻ
<50 <50 triệu yên
Hàn Quốc DNNVV
trong công
nghiệp
<100
DNNVV
trong dịch vụ
<20
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
Ở Việt Nam, không phân biệt lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có số
vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng năm dưới
300 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa (không có tiêu chí xác định cụ thể
đâu là doanh nghiệp siêu nhỏ, đâu là nhỏ, và đâu là vừa).
Như vậy, định nghĩa hiện tại về DNNVV không thể hiện thực sự phân biệt
giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau khi đề cập đến một cơ sở sản xuất kinh
doanh thuộc khu vực DNNVV. Nói cách khác, một cơ sở sản xuất kinh doanh
được coi là một doanh nghiệp dù cơ sở đó như một hộ kinh doanh cá thể hay đăng
ký theo Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Tất
cả các thực thể kinh doanh này được coi là một “doanh nghiệp”. Điều này cũng
phù hợp với định nghĩa quốc tế về Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Sinh viên: Bùi Vinh Quang Lớp: Kế hoạch – 46A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DNNVV như được định nghĩa ở trên không phải là một khối doanh nghiệp
thuần nhất. Các doanh nghiệp này khá khác biệt về số lượng lao động cũng như

- Sau khi thành lập, Doanh nghiệp nhỏ và vừa sớm đi vào hoạt động và có
khả năng thu hồi vốn nhanh. Ở các nước phát triển( Mỹ, Anh, Singgapo) cho thấy
các doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm có khấu hao đến 50% giá trị tài sản cố
định và thời gian hoàn vốn không quá 2 năm. Ở các nước đang phát triển, việc thu
hồi vốn cũng tương đối nhanh, tùy thuộc vào khả năng điều hành của chủ doanh
nghiệp và đặc điểm từng lĩnh vực kinh doanh cũng như chính sách khấu hao tài
sản cố định của Nhà nước…
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có diện tích nhỏ, đòi hỏi về cơ sở hạ tầng không
quá cao. Vì thế nó có thể được đặt nhiều ở nhiều nơi trong nước, từ thành thị cho
tới nông thôn, miền núi và hải đảo… Đó chính là đặc điểm quan trọng nhất của
doanh nghiệp nhỏ và vừa để có thể giảm bớt luồng chảy lao động tập trung vào
các thành phố, để tiến hành công nghiệp hóa nông thôn.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng thu hút lao động với chi phí thấp do đó
tăng hiệu suất sử dụng vốn. Đồng thời do tính chất dễ dàng thu hút lao động nên
các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần đáng kể tạo công ăn việc làm, giảm bớt
thấp nghiệp cho xã hội.
Ngoài ra, các DNNVV còn có ưu thế ở chỗ quan hệ giữa người sử dụng và
người lao động gần gũi, than thiện hơn so với các doanh nghiệp lớn. Sự trì trệ,
thua lỗ, phá sản của các DNNVV có ảnh hưởng rất ít hoặc không gây nên khủng
hoảng kinh tế- xã hội, đồng thời các DNNVV ít bị ảnh hưởng của các cuộc khủng
hoảng kinh tế.
1.2.2 Hạn chế:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ nên có các hạn chế sau:
Sinh viên: Bùi Vinh Quang Lớp: Kế hoạch – 46A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chủ doanh nghiệp thường thiếu kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh và rất
bỡ ngỡ trước thị trường, nhất là thị trường ngoài nước, khả năng tiếp thị yếu kém,
có quy mô nhỏ bé phân tán, vì lẽ đó năng suất lao động thường thấp hơn các
doanh nghiệp có quy mô lớn và so với các doanh nghiêpj nhỏ và vừa của thế giới

tình trạng có nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong kinh doanh, chấp hành
nghĩa vụ với Nhà nước chưa nghiêm, hiện tượng trốn thuế khá phổ biến và có xu
hướng gia tăng. Các thủ đoạn trốn thuế dưới nhiều hình thức như: Không đăng ký
kinh doanh, không đăng ký và kê khai nộp thuế, hoặc xin nghỉ kinh doanh nhưng
vẫn hoạt động, khai giảm doanh số, để ngoài sổ sách nhiều khoản thu, lập hệ
thống sổ sách, chứng từ giả; Khai tăng chi phí và giảm giá bán, thông đồng với
các cơ quan có liên quan ( thuế, hải quan) để chậm nộp thuế, kéo dài thời gian để
nộp thuế để chiếm dụng tiền thuế. Tình trạng làm hàng giả, nhái kiểu dáng nhãn
hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, vi phạm bản quyền, vi phạm chế độ sử
dụng lao động, kinh doanh không đúng nội dung đăng ký diễn ra khá phổ biến.
Tình trạng kinh doanh “Chộp giật”, lừa đảo, kinh doanh hàng cấm, cho thuê, cho
mượn giấy chứng nhận ĐKKD ở các doanh nghiệp này vần thường xảy ra, làm
mất lòng tin trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.
2. Sự cần thiết phải phát triển và quản lý của Nhà nước đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.1. Vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế.
DNNVV có vị trí vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước, kể
cả các nước có trình độ phát triển cao. Trong bối cảnh toàn cầu hóa gay gắt như
hiện nay, các nước đều chú ý hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm huy động
tối đa các nguồn lực và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh cho sản
Sinh viên: Bùi Vinh Quang Lớp: Kế hoạch – 46A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phẩm. Về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy vị trí, vai trò của DNNVV đã được
khẳng định. Về số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm ưu thế tuyệt đối:
khoảng 98% ở Nhật, Đức… Ở Việt Nam, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chiếm
tới khoảng 95% trong tổng số các doanh nghiệp. Hơn nữa, nó lại liên kết trong các
ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thể thiếu được của nền
kinh tế mỗi nước, là một bộ phận gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn, có tác
dụng hỗ trợ, bổ trợ, bổ sung, thúc đẩy các doanh nghiệp lớn phát triển.

DNNVV
trong LĐ
1 Đức 97,6 45,5 75
2 Pháp 98,2 52 73,5
3 Mỹ 98 50 78
4 Thái Lan 80 52 80
5 Hàn Quốc 93,2 52 71
6 Đài Loan 98 50,2 77,8
7 Việt Nam 96 51,3 89,7
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Sự phát triển nhanh chóng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sự nghiệp CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có nghĩa
là phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn, xóa dần tình trạng thuần nông và
độc canh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hơn nữa, sự phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa sẽ làm:
- Cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi, các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh
tăng lên nhanh chóng, các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp và củng cố lại,
kinh doanh có hiệu quả để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
- Cơ cấu ngành: phát triển nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú (cả ngành
nghề hiện đại và truyền thống) theo hướng lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước
đo.
- Cơ cấu lãnh thổ: Các doanh nghiệp được phân bố đều hơn về lãnh thổ (cả
nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng). Tuy nhiên, hiện nay các doanh
nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn. Đây là vấn đề cần lưu
tâm trong việc hoạch định chính sách.
Sự ra đời của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã làm cho nền kinh tế năng
động hiệu quả hơn, số doanh nghiệp tăng lên rất nhanh, về mặt số lượng doanh
Sinh viên: Bùi Vinh Quang Lớp: Kế hoạch – 46A
15

việc tiếp cận thị trường, cân đối khả năng cung cầu cho thị trường. DNNVV là
những đối tác vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn cung cấp cho các doanh nghiệp
lớn các sản phẩm đầu vào hay tham gia chế tác, gia công các sản phẩm trong chu
kỳ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lớn, làm tăng tính chuyên môn hóa
sản xuất, tăng khả năng hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo môi trường cạnh tranh thúc đẩy sản xuất kinh
doanh phát triển có hiệu quả hơn. Sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và
vừa vào sản xuất kinh doanh làm cho số lượng chủng loại hàng hóa dịch vụ trong
nền kinh tế tăng lên rất nhanh chóng. Kết quả là làm tăng tính chất cạnh tranh trên
thị trường, tạo ra sức ép lớn buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên tự đổi mới,
giảm chi phí, tăng chất lượng để thích ứng với môi trường mới. Những yếu tố đó
tác động lớn làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn.
Với đặc điểm nhạy bén, biết tận dụng thời cơ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, tổ
chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hoạt động hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận,
doanh nghiệp nhỏ và vừa đã khắc phục được các nhược điểm của các doanh
nghiệp lớn. Việc tiếp nhận, chuyển tải thông tin, xử lý thông tin, đưa ra quyết định
cuối cùng được giải quyết nhanh chóng, không phải qua nhiều khâu, nhiều tầng
nấc, đã giúp họ điều tiết linh hoạt, thích ứng nhanh qua với yêu cầu của thị trường,
nên các cơ hội sản xuất kinh doanh của họ đã được tận dụng khá triệt để và mang
lại hiệu quả cao.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác và phát huy tốt các nguồn lực và tiềm
năng tại chỗ của các địa phương, các nguồn tài chính của dân cư các vùng. Hiện
nay, theo đánh giá: Tiềm năng trong dân còn rất lớn chưa được khai thác như tiềm
năng về trí tuệ, tay nghề tinh xảo, lao động, vốn, điều kiện tự nhiên, bí quyết nghề,
quan hệ huyết thống, làng nghề với những hương ước nghề nghiệp (Hiện cả nước
có khoảng 1800 làng nghề, trong đó 2/3 là làng nghề truyền thống). Việc phát
Sinh viên: Bùi Vinh Quang Lớp: Kế hoạch – 46A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các ngành nghề truyền thống trong nông nghiệp

một phương thức có hiệu quả để giải quyết vấn đề thất nghiệp nan giải này, là
nguồn tạo ra việc làm chủ yếu. Với đặc điểm là DNNVV thường được hình thành
dễ dàng với số vốn không nhiều, mặt khác thường xuyên đáp ứng tốt sự thay đổi
của thị trường. Vì vậy, mặc dù số lao động trong một doanh nghiệp không lớn
nhưng với số lượng lớn DNNVV trong nền kinh tế đã tạo ra phần lớn công ăn việc
làm cho xã hội. Xét trên góc độ giải quyết công ăn việc làm thì DNNVV đóng vai
trò quan trọng hơn các doanh nghiệp lớn, nhất là trong thời kỳ kinh tế suy thoái và
đối với các nước đang phát triển với số vốn không nhiều và trình độ quản lý còn
hạn chế. Thực tế đã kiểm chứng, khi kinh tế rơi vào suy thoái thì các doanh nghiệp
lớn thường phải cắt giảm số lượng lao động lớn do nhu cầu của thị trường bị thu
hẹp. Tuy nhiên, với đặc điểm nhạy bén với thị trường, linh hoạt, uyển chuyển dễ
thích nghi với thay đổi của thị trường nên các doanh nghiệp này vẫn có thể duy trì
hoạt động nên số lượng lao động thường không thay đổi nhiều. Ở Việt Nam, theo
đánh giá của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, thì lao động của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các khu vực phi nông nghiệp hiện có khoảng 18,2
triệu người, chiếm 83,1% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm 75% lực
lượng lao động của cả nước.
Bảng 4: Vai trò của DNNVV qua kết quả điều tra
Vai trò Tỷ lệ ý kiến(%)
1. Góp phần tăng trưởng kinh tế 52,3
2. Tạo việc làm, thu hút vốn, tăng thu nhập 89,8
3. Làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn 84,9
4. Góp phần phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh Việt Nam 63,5
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
Sinh viên: Bùi Vinh Quang Lớp: Kế hoạch – 46A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sự có mặt của các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm tăng khả năng cạnh tranh
trong cộng đồng doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn, tạo nên sự hấp dẫn
trong môi trường kinh doanh, trong chừng mực nào đó nó có tác động làm cho các

Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%).
Thực tế trong những năm qua, sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất
lượng của các DNNVV đã góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng
cũng như vào ngân sách, tạo việc làm, tăng thu nhập cá nhân, góp phần
đáng kể trong việc huy động vốn đầu tư trong dân cho phát triển kinh tế- xã
hội.
• Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự
điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có
được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm
sốc cho nền kinh tế.
• Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô
nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
• Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp
nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng
để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
• Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ
sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại
có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu
ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
Sinh viên: Bùi Vinh Quang Lớp: Kế hoạch – 46A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Tạo nguồn thu ngân sách cho quốc gia: Với số lượng lớn doanh nghiệp nhỏ
và vừa xuất khẩu đã tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Với 70,5% các
công ty xuất khẩu tại Việt Nam là các công ty Nhỏ và vừa.
2.2 Sự cần thiết phải phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chiếm tới 96% số doanh nghiệp đăng ký và hoạt động theo luật doanh
nghiệp và 99% tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước. Nếu xét riêng từng
doanh nghiệp, các DNVVN không có lợi thế về mặt kinh tế so với các doanh

học khởi nghiệp cho các doanh nhân và là môi trường tạo mối liên kết, tích tụ vốn
để từng bước hình thành và phát triển các doanh nghiệp lớn. Thực tế ở các nước,
đặc biệt ở các nền kinh tế mới phát triển, các doanh nghiệp lớn, kể cả các tập đoàn
xuyên quốc gia (TNC) hay các Chaebon đều hình thành từ các doanh nghiệp nhỏ
và vừa cách đây 30,40 năm. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các DNNVV ở tất cả
các nước, nhất là trong giai đoạn hình thành và phát triển, là còn thiếu năng lực về
vốn và công nghệ, và kỹ năng quản lý còn kém khiến họ khó có khả năng cạnh
tranh trong các thị trường mới phát triển. Chính vì vậy các nước đều xác định việc
phát triển DNNVV là một chính sách lâu dài, chứ không phải tạm thời.
Hiện nay chúng ta đang trong quá trình hội nhập cao vào nền kinh tế thế
giới, đòi hỏi phải biết tận dụng các lợi thế so sánh để hội nhập, mà các DNNVV là
cơ hội sử dụng tốt các lợi thế này, do đó việc phát triển các DNNVV một cách
mạnh mẽ, đúng hướng sẽ góp phần đẩy mạnh nhanh thực hiện quá trình này.
Tóm lại, tuy mỗi nước đều có đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế khác
nhau nhưng các DNNVV vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế
xã hội, tạo ra nhiều việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định xã hội, duy
trì các làng nghề truyền thống, tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước, thu hẹp
các khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng. Chính vì vậy, sự tồn tại và phát triển
Sinh viên: Bùi Vinh Quang Lớp: Kế hoạch – 46A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một tất yếu khách quan và cần thiết trong quá
trình phát triển của đất nước.
2.3. Vai trò quản lý nhà nước đối với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa.
Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò to lớn trong
việc phát triển kinh tế xã hội của các nước. Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ và
vừa lại thường yếu kém về nhiều mặt như vốn, trình độ tổ chức quản lý, thị
trường, công nghệ … cho nên nếu không được hỗ trợ thì nó khó có thể tồn tại và
phát triển được, gây gánh nặng và khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội của

hình doanh nghiệp này còn nhiều điểm không nhất quán và thiếu đồng bộ. Mặc dù
chủ trương của Nhà nước đã khẳng định chính sách phát triển kinh tế nhiều thành
phần, nhưng trên thực tế quá trình vận dụng vẫn có những phân biệt đối xử nhất
định giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau của một số
cán bộ trong cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là trong các quan hệ giao dịch về đất
đai, mặt bằng sản xuất, tín dụng…
Hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh đang được hoàn thiện dần để
phù hợp với xu thế và bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nhưng vì thế
mà thiếu tính ổn định, còn nhiều điểm chồng chéo giữa các văn bản,... làm cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng. Bên cạnh đó, quá
trình cải cách hành chính ở nước ta diễn ra chậm chạp, đã gây không ít khó khăn
cho các doanh nghiệp khi giao dịch với các cơ quan hành chính. Nhiều doanh
nghiệp cho rằng : Điểm yếu nhất hiện nay trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp là ở
khâu phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, các vấn đề liên
ngành, liên lĩnh vực, xử lý chậm chạp, kém hiệu quả. Chính vì vậy cần phải hoàn
Sinh viên: Bùi Vinh Quang Lớp: Kế hoạch – 46A
25

Trích đoạn Những đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Phú Thọ trong thờ Những khó khăn tồn tại chủ yếu của các DNNVV trên địa bàn Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp nhỏ và Thực trạng công tác quản lý của nhà nước đối với Doanh nghiệp Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status