Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 2012 - Pdf 30

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐINH THỊ BÍCH THỦY
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ , TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2009 - 2013
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
THÁI NGUYÊN - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐINH THỊ BÍCH THỦY
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2009 - 2013
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quốc Hưng
THÁI NGUYÊN - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Đinh Thị Bích Thủy
ii
LỜI CẢM ƠN

1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất trồng lúa 4
1.1.1. Khái quát về đất trồng lúa 4
1.1.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001-2010 phát huy được
tiềm năng đất đai 4
1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất trồng lúa tại Việt Nam 6
1.1.4. Định hướng sử dụng đất tới năm 2020 7
1.1.5. Sử dụng đất trồng lúa theo hướng phát triển bền vững 8
1.1.6. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững 11
1.1.7. Căn cứ pháp lý cho việc đánh giá công tác quản lý 11
1.2. Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới 12
1.2.1. Các hệ thống canh tác chính trong vùng nhiệt đới ẩm 13
1.2.2. Sự xuống cấp của đất trong vùng nhiệt đới ẩm 13
1.3. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững 15
1.3.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất 15
1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 18
1.3.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng đất nông nghiệp 21
iv
1.4. Những xu hướng sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam 22
1.4.1. Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới 22
1.4.2. Xu hướng phát triển nông nghiệp ở Việt Nam 23
1.4.3. Sự cần thiết phải sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững 24
1.5. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 24
1.5.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 24
1.5.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 26
1.5.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đại Từ 27

3.1.3. Sơ lược về công tác quản lý đất đai 43
3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đại Từ 46
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đại Từ năm 2013 46
3.2.2. Thực trạng sử dụng đất trồng lúa tại 3 xã nghiên cứu 47
3.2.3. Tình hình sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu 49
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện 50
3.3.1. Các loại hình sử dụng đất trồng lúa 50
3.3.2. Hiệu quả kinh tế 54
3.3.3. Hiệu quả xã hội 58
3.3.4. Hiệu quả môi trường 61
3.4. Tình hình quản lý đất trồng lúa giai đoạn 2009 - 2013 63
3.4.1. Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa 63
3.4.1.1. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 63
3.4.1.2. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020 67
3.4.2. Quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 69
3.4.2.1. Thu hồi đất thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Đại Từ 69
3.4.2.2. Việc hiến đất làm đường giao thông nông thôn và các công
trình công cộng khác 70
3.4.2.3. Việc chuyển mục đích tự phát của người dân 71
vi
3.4.3. Chính sách quản lý và bảo vệ đất lúa của địa phương 73
3.5. Đề xuất hướng sử dụng và quản lý đất trồng lúa 76
3.5.1. Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền vững 76
3.5.2. Quan điểm xây dựng định hướng 77
3.5.3. Căn cứ đề xuất hướng sử dụng đất trồng lúa theo hướng phát triển
bền vững tại huyện Đại Từ 77
3.5.4. Lựa chọn các LUT bền vững trên đất trồng lúa tại huyện Đại Từ 78
3.5.5. Đề xuất hướng quản lý đất trồng lúa tại huyện Đại Từ 79
3.5.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất trồng lúa 79
3.5.6.1. Giải pháp về chính sách, quản lý 79

VH
Very high (rất cao)
LUT
Land Use Type (loại hình sử dụng đất)
STT
Số thứ tự
FAO
Food and Agricuture Organnization -
Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam 26
Bảng 3.1: Tổng hợp các loại đất chính của huyện Đại Từ 38
Bảng 3.2: Tăng trưởng giá trị sản xuất qua các năm 40
Bảng 3.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm 41
Bảng 3.4: Hiện trạng dân số và lao động giai đoạn 2011 - 2013 41
Bảng 3.5: Hiện trạng sử dụng đất huyện Đại Từ năm 2013 46
Bảng 3.6: Biến động diện tích đất trồng lúa trên địa bàn huyện Đại Từ
giai đoạn 2009 - 2013 47
Bảng 3.7: Sản lượng lúa tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2009- 2013 49
Bảng 3.8: Các loại hình sử dụng đất trồng lúa của huyện Đại Từ 50
Bảng 3.9: Một số đặc điểm của các LUT trồng lúa tại huyện Đại Từ 51
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính 55
Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất 56
Bảng 3.12: Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT 57
Bảng 3.13: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất trồng lúa 59
Bảng 3.14: Hiệu quả môi trường của các LUT 61
Bảng 3.15: So sánh mức phân bón của nông hộ với quy trình kỹ thuật 62
Bảng 3.16: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất so với quy hoạch
được duyệt 64

2
có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, trong đó sản xuất
nông nghiệp có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển của huyện. Có tới
80% dân số của huyện sống bằng nghề nông nghiệp, diện tích đất nông
nghiệp bình quân trên đầu người còn thấp. Vì vậy, việc sử dụng đất nông
nghiệp có hiệu quả sẽ đem lại những sản phẩm có ý nghĩa lớn đối với tỉnh
Thái Nguyên nói chung, huyện Đại Từ nói riêng. Do phải chịu sức ép về gia
tăng dân số nên một số năm gần đây huyện Đại Từ chưa chú trọng đúng
mức việc sử dụng đất trồng lúa.[17]
Trước tình hình hiện nay do diện tích đất trồng lúa trên cả nước đang
giảm sút, có nguy cơ đe dọa đến an ninh lương thực quốc gia. Bộ Nông
2
nghiệp và phát triển nông thôn đã đề nghị áp dụng chính sách thắt chặt quản
lý quỹ đất lúa. Những chính sách này đã được đề cập trong đề án phát triển
lúa gạo bảo đảm an ninh lương thực quốc gia từ năm 2015 đến năm 2020 và
Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý,
sử dụng đất trồng lúa. Theo Nghị định này, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trồng lúa là một trong những nội dung trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất. Hạn chế tối đa việc chuyển đất trồng lúa nước đang sử dụng vào mục
đích phi nông nghiệp; khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích đất
trồng lúa, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước. Khi lập kế
hoạch chỉ cho phép chuyển đất trồng lúa nước đang sử dụng vào các mục
đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng và phải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xét duyệt. Đất trồng lúa sẽ được Nhà nước bảo vệ chặt chẽ và
hỗ trợ bằng nhiều chính sách.
Đất trồng lúa là một tư liệu sản xuất đặc biệt, đóng vai trò cốt lõi trong
việc đảm an ninh lương thực. Trong bối cảnh phải đảm bảo hài hòa các nhu
cầu đất đai khác, trước thực trạng đất lúa đang chịu nhiều sức ép về việc
giảm về diện tích và không thể mở rộng thêm, huyện Đại Từ thực sự cần
những giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng hết sức căn cơ trên từng cánh

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất trồng lúa
1.1.1. Khái quát về đất trồng lúa
Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất
chuyên trồng lúa nước và đất lúa khác.
Đất chuyên trồng lúa nước là đất đang trồng hoặc có đủ điều kiện trồng
được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.
Đất lúa khác bao gồm đất lúa nước chỉ trồng được một vụ lúa nước trong
năm và đất lúa nương. Đất lúa nương là đất có các điều kiện phù hợp cho
trồng lúa nương.
1.1.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001-2010 phát huy được
tiềm năng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước (thể
hiện đựơc đồng thời ba tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử
dụng đất đai phải hợp lý, đầy đủ và tiết kiệm nhất, thông qua việc phân bổ quỹ
đất đai (khoan định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như
tư liệu sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành
các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang
lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉ các mối quan
hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích
nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
Từ đó, ta thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc
điểm, điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh
tế -xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành
nhằm định hướng cho các cấp,các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế
5
hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình; Xác lập ổn định về mặt pháp lý cho

trong khi có thể bố trí trên các loại đất khác vẫn xảy ra ở một số địa phương.
Đất khu công nghiệp đạt 100%, nhưng đầu tư còn dàn trải, một số khu công
nghiệp triển khai quá chậm.
1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất trồng lúa tại Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến năm 2010 cả nước có 267
khu công nghiệp, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông
Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, với tổng diện tích 72 nghìn ha, tỷ lệ lấp
đầy bình quân đạt gần 46%. Ngoài ra, cả nước còn 28 nghìn ha đất của 650
cụm công nghiệp, diện tích đã cho thuê hơn 10 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy bình
quân đạt 44%. Trong đó, theo thống kê của Phòng Thương mại, Công nghiệp
Việt Nam, chỉ tính riêng vùng ĐBSCL, hiện có 20 khu công nghiệp lấn vào
diện dích đất trồng lúa, với tổng diện tích 3.645 ha, diện tích cho thuê đạt 810
ha (chiếm tỷ lệ khoảng 22%). Ngoài ra, các tỉnh trong vùng còn có 177 cụm
công nghiệp, với tổng diện tích hơn 15.400 ha, có 15 cụm được doanh nghiệp
thuê với diện tích 700 ha (chiếm 4,5%).
Như vậy, đang có tới 17 nghìn 690 ha đất công nghiệp (trong tổng số 19
nghìn 102 ha) bị bỏ trống, chiếm hơn 92% diện tích. Diện tích đất bỏ trống ở
nhiều nơi đã khiến các khu vực này xảy ra những chuyện ngược đời là nông
dân xin thuê lại đất quy hoạch khu công nghiệp để trồng lúa, trồng màu. Còn
một bộ phận lớn nông dân khác thì buộc phải di cư lên thành phố kiếm việc
làm, tăng sức ép dân số lên khu vực thành thị, đồng thời cũng gia tăng những
vấn đề xã hội khác cho khu vực nông thôn.[14]
Diện tích đất phi nông nghiệp trên cả nước có mức tăng trưởng tương đối
nhanh và tuyến tính trong vòng một thập niên qua. Trung bình mỗi năm, diện
tích đất phi nông nghiệp gia tăng thêm khoảng 82.000 ha và tốc độ tăng trưởng
bình quân hằng năm ở mức xấp xỉ 29%.
7
Tổng diện tích nhóm đất chuyên dùng gia tăng mạnh nhất trong giai đoạn
2005-2010 (722.277 ha); tiếp theo là diện tích đất ở, tăng 237.300 ha; đất nghĩa
trang, nghĩa địa tăng 7.200 ha; đặc biệt, nhóm đất sông suối và mặt nước

Đạt được những nguyện vọng này không phải là điều dễ dàng. Việt Nam
đã phải trải qua những cơn sóng gió chưa từng có trong nền kinh tế vĩ mô
trong những năm gần đây lạm phát hai con số, tiền đồng mất giá, nguồn vốn
tháo chạy và suy giảm dự trữ ngoại hối làm xói mòn lòng tin của nhà đầu tư.
Tăng trưởng nhanh cũng làm bộc lộ những vấn đề mang tính cơ cấu. Chất
lượng và tính bền vững của tăng trưởng vẫn là nguyên nhân gây quan ngại
nặng nề do tăng trưởng kinh tế sử dụng quá nhiều tài nguyên, ô nhiễm cao và
hàng xuất khẩu thiếu đa dạng và ít có giá trị gia tăng, tỉ trọng đóng góp của
năng suất vào tăng trưởng ngày càng giảm. Năng lực cạnh tranh của Việt
Nam đang bị đe dọa bởi sản xuất điện không theo kịp nhu cầu, chi phí hậu cần
và giá cả bất động sản leo thang, tình trạng thiếu lao động có kỹ năng ngày
càng phổ biến.
Vì vậy việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất trồng lúa
nhằm thỏa mãn nhu cầu cho xã hội về an ninh lương thực đang trở thành một
trong những mối quan tâm lớn nhất của người quản lý và sử dụng đất.
1.1.5. Sử dụng đất trồng lúa theo hướng phát triển bền vững
Đất đai ngày càng thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của nó không chỉ
trong hiện tại mà cả tương lai. Khi dân số trên trái đất còn ít thì đất đai có thể
đáp ứng một cách dễ dàng nhu cầu của con người về số lượng, chất lượng,
trong điều kiện ấy con người cũng ít có tác động lớn đến tài nguyên quý báu
này. Một vài thập kỷ gần đây, dân số thế giới tăng nhanh kéo theo những nhu
cầu về lương thực, thực phẩm, chỗ ở…tăng lên tạo nên một sức ép vô cùng
lớn đến vấn đề sử dụng đất, những diện tích đất đai màu mỡ ngày càng bị thu
hẹp trước những nhu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá…dẫn đến con người
9
phải tìm cách khai thác những vùng đất ít thích hợp cho sản xuất. Hậu quả của
quá trình này là đất đai bị thoái hoá, rửa trôi, xói mòn nghiêm trọng làm một
diện tích lớn đất đai trên thế giới bị suy kiệt, ngoài ra còn ảnh hưởng đến môi
trường sống của con người và nhiều loài động thực vật khác.[7]
Nhằm đảm bảo cho cuộc sống của con người hiện tại cũng như thế hệ

đất bền vững dựa trên những nguyên tắc và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế.
- Bền vững về mặt môi trường.
- Bền vững về mặt xã hội.
Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì
sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ
khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi
trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên
trái đất.[12]
Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào sự phát
triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều điện thuận lợi cho lĩnh vực
phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm
năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền
vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp
xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử
dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia
sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại và phát triển của bất cứ ngành
kinh doanh, sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản.
Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi
người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới
11
hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ
bản của con người.[1]
1.1.6. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp :
Tận dụng triệt để các nguồn lực, khai thác lợi thế so sánh về khoa học,
kỹ thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỷ suất hàng hoá
cao, tăng sức canh tranh và hướng tới xuất khẩu.

tế và chính sách, với tài nguyên thiên nhiên của các vùng sinh thái mong
manh này. Quản lý sai lầm tài nguyên đất và các hệ thống nông nghiệp dựa
trên tài nguyên không hiệu quả đang gây ra sự xuống cấp nghiêm trọng các
vùng sinh thái này cùng với tình trạng thiếu lương thực, suy dinh dưỡng và
nghèo nàn đang đeo bám dai dẳng các cộng đồng dân cư. Hiện nay nhiều diện
tích rộng lớn của rừng mưa nhiệt đới đang bị biến mất hằng năm do lửa rừng,
búa rìu, cưa xích, máy ủi, và thuốc khai quang, để sản xuất lương thực nuôi
sống một dân số không ngừng tăng lên, nguyên liệu cho công nghiệp, và nông
sản hàng hóa để xuất khẩu cũng như để phát triển cơ sở hạ tầng cho những
người nhập cư mới đến khu vực và cho nhu cầu công nghiệp hóa. Các phương
pháp không tương thích về mặt sinh thái của sự chuyển hóa rừng, các hệ
thống sử dụng đất không phù hợp, và sự quản lý đất và hoa màu không khoa
học dựa trên các kỹ thuật bóc lột độ phì của đất, đã thúc đẩy xói mòn đất, góp
phần ô nhiễm các mặt nước tự nhiên, phá vỡ cân bằng nước và năng lượng ở
các hệ sinh thái với các cấp độ từ vi mô cho đến trung và vĩ mô, và phá vỡ các
chu trình của các nguyên tố (ví dụ, C, N, và S) cùng với các hệ quả sinh thái
toàn cầu. Một hệ quả toàn cầu chính của sự mất, đốt, và chuyển hóa rừng
thành các hệ thống sử dụng đất không bền vững là sự phóng thích của những
lượng lớn CO
2
và các chất hoạt động phóng xạ hay các khí gây hiệu ứng nhà
13
kính vào khí quyển. Nếu các phương pháp chuyển hóa rừng, sử dụng đất và
các hệ thống nông nghiệp được cải thiện dựa trên các hiểu biết khoa học
không được chấp nhận rộng rãi trong tương lai gần, sự nhiễu loạn lớn trong
các hệ sinh thái mong manh của rừng mưa nhiệt đới có thể dẫn tới sự xuống
cấp không hồi phục được của đất và môi trường.[5]
1.2.1. Các hệ thống canh tác chính trong vùng nhiệt đới ẩm
Vì các hệ thống canh tác trong vùng nhiệt đới dựa ít hay không dựa vào
các nhập lượng từ bên ngoài và được tiến hành trên đất không màu mỡ, chúng

sát trong vùng nhiệt đới ẩm. Tính chất nghiêm trọng của sự xuống cấp của đất
là là do tác dụng tương hỗ giữa các nguyên nhân, yếu tố, và tiến trình của sự
xuống cấp của đất. Các nguyên nhân hay các tác nhân của sự xuống cấp của
đất là các động lực xã hội-kinh tế và văn hóa, được thúc đẩy bởi các biến số
dân số học (ví dụ mật độ dân số và sự di dân); các lý do chiến lược của sự mất
rừng để tạo ra khả năng tiếp cận các tài nguyên có tiềm năng, bao gồm chính
sách quốc gia và các yếu tố định chế như sự hỗ trợ hậu cần và kỹ thuật; tập
quán về quyền sử dụng đất; và vài đặc trưng văn hóa và dân tộc học xác định
nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Các yếu tố của sự xuống cấp của đất
có liên quan đến các tài nguyên tự nhiên, bao gồm khí hậu vi mô và trung quy
mô, thủy văn, địa hình và cảnh quan, thảm thực vật, sử dụng đất, và các hệ
thống quản lý đất và hoa màu. Các yếu tố thể hiện các tài nguyên tự nhiên,
hoạt động sử dụng đất, và mức nhập lượng dựa trên khoa học để khai thác các
tài nguyên. Tác dụng tương tác của các nguyên nhân và các yếu tố này kích
hoạt vài cơ chế và tiến trình dẫn tới sự suy giảm khả năng chống chịu và chất
lượng đất, chất lượng môi trường, và sức sản xuất của cơ sở tài nguyên.
15
1.3. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
1.3.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất
a. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất :
Hiệu quả là một thuật ngữ mà con người thường dùng để chỉ mục tiêu cho
mọi hành động có chủ đích. Và sau này trong ngôn ngữ học phát triển, cụm từ
“hiệu quả” được hiểu như một phạm trù triết học. Quan niệm khá “nguyên thuỷ”
của một nhà kinh tế học người Mỹ, Piter F, Drucker, giáo sư về quản lý tại New
York University, cho rằng : Xét cho cùng mang lại hiệu quả là cái mà mỗi người
khi làm bổn phận của mình, dù trong môi trường nào đều mong đợi công việc
được hoàn tất đúng. Thật vậy trước kia khi nhận thức còn hạn chế, người ta
thường quan niệm kết quả và hiệu quả là một. Về sau xã hội càng văn minh,
nhận thức con người phát triển lên thì dần đi đến sự phân biệt kết quả và hiệu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status