Những nhận thức chung về văn hoá kinh doanh và việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - Pdf 30

LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Đảng ta luôn luôn coi
trọng yếu tố văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội là sự kết tinh những giá
trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên
nhiên. Văn hoá vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và là mục
tiêu của chúng ta. Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung
sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước. Văn hoá ngày
càng đóng góp vai trò điều tiết tinh thần, góp phần đắc lực vào việc khai thác
những nhân tố tích cực hạn chế nhân tố tiêu cực của mối quan hệ hàng hoá -
tiền tệ trong xã hội, văn hoá giữ vai trò góp phần hình thành một con đường
phát triển phù hợp với đặc điểm của dân tộc và xu hướng phát triển của thế
giới. Gần đây các học giả quốc tế nói nhiều, nghiên cứu nhiều về các yếu tố
thành công của các nước có nền công nghiệp mới (NICS) trong phát triển
trong khu vực Đông Á - Đông Nam Á (là những con rồng – con hổ trong phát
triển kinh tế). Sự thành công và năng động đó được xác nhận là sự bắt nguồn
từ các yếu tố văn hoá truyền thống, trong đó tính cộng đồng, tính ý thức dân
tộc thể hiện rất cao trong quan hệ kinh doanh: sự ham học hỏi, sáng tạo, tính
nghiêm túc, kỷ luật cao trong công việc đã được nhấn mạnh và được coi là
những nhân tố thúc đẩy quá trình tăng kinh tế bền vững, cân đối của các nước
này. Và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
với rất nhiều các quan hệ kinh tế đan xen nhau bên cạnh mặt tích cực, đã xuất
hiện nhiều mặt tiêu cực làm nảy sinh các hành vi kinh doanh thiếu đạo đức –
phi văn hoá, chạy theo lợi nhuận ảnh hưởng đến văn hoá kinh doanh, đến các
giá trị kinh doanh nền tảng của nền kinh tế thị trường – làm cho các giá trị đó
bị đảo lộn, đe doạ sự bất ổn cho hoạt động kinh tế, chính vì tính cấp thiết của
sự xuống cấp thang giá trị đó. Ngoài mục đích đưa ra những nhận thức chung
về văn hoá kinh doanh. Còn lý do thứ hai là em muốn nhấn mạnh hơn xây
dựng văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đó là lý do
vì sao em lựa chọn đề tài: “Những nhận thức chung về văn hoá kinh doanh
1
và việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt

sang thế hệ khác. Hình thức khởi đầu và nguồn gốc đầu tiên làm hình thành
và phát triển văn hoá là lao động của con người, phương thức thực hiện lao
động và kết quả của lao động và kết quả lao động.
Còn theo giáo trình quản lý xã hội khái niệm văn hoá: là một thiết chế xã
hội cơ bản, là một phức thể, tổng thể các đặc trưng – diện mạo về tinh thần, vật
3
chất, tri thức, tình cảm...khắc hoạ nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm
làng, vùng miền quốc gia, xã hội....văn hoá có thể là hữu thể, có thể là vô hình.
Như vậy, dù theo định nghĩa, mọi định nghĩa văn hoá đều chứa một nét
chung là “con người” đều thừa nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa
văn hoá với con người. Văn hoá và con người là hai khái niệm không tách rời
nhau. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá. Trong suốt lịch sử hình thành
và phát triển của mình, con người luôn sáng tạo không ngừng để làm nên giá
trị văn hoá. Một trong số những giá trị văn hoá được con người sáng tạo ra ấy
chính là bản thân con người – con người có văn hoá. Con người sáng tạo ra
văn hoá, đồng thời chính con người cũng là sản phẩm của văn hoá.
Trong sơ đồ 1 chỉ rõ: văn hoá là toàn bộ của cải vật chất, tinh thần do
con người sáng tạo ra trong lịch sử để vươn tới cái đúng, cái đẹp, cái tốt, cái
hợp lý và sự phát triển bền vững an toàn cho cộng đồng, xã hội và nhân loại.
4
Văn hoá (cộng đồng, gia
đình, xóm, làng, vùng,
miền, quốc gia, nhân loại
Văn hoá hữu thể
(vật chất)
Văn hoá vô
hình(tinh thần)
Di
tích
lịch


thu
ật
Lối
sốn
g
Tôn
giáo tín
ngưỡng
Giá
o
dục
...
Sự phát triển bền vững, an
toàn.
+ Cái đúng + cái đẹp
+ Cái tốt + cái hợp lý
Sơ đồ 1: Cấu trúc văn hoá
- Văn hoá vật chất: là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người
được thể hiện trong các của cải vật chất do xã hội tạo ra kể từ các tư liệu sản
xuất cho đến các tư liệu tiêu dùng của xã hội. Trong các giai đoạn khác nhau
của xã hội thì các sản phẩm do xã hội tạo ra cũng khác nhau, phản ánh các
giai đoạn phát triển khác nhau của văn hoá.
- Văn hoá tinh thần: là toàn bộ những giá trị của đời sống tinh thần, bao
gồm khoa học ở mức độ áp dụng của thành tựu khoa học vào sản xuất và sinh
hoạt, trình độ học vấn, tình trạng, giáo dục y tế, nghệ thuật, chuẩn mực đạo
đức trong hành vi của các thành viên trong xã hội, trình độ phát triển nhu cầu
con người...văn hoá còn bao gồm những phong tục tập quán, những phương
thức giao tiếp ngôn ngữ.
Ranh giới giữa văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần chỉ có tính chất

sinh lời.
3. Khái niệm văn hoá trong kinh doanh
3.1. Khái niệm văn hoá trong kinh doanh.
Từ hai khái niệm văn hoá và kinh doanh ta đi đến khái niệm văn hoá
kinh doanh là gì?
Văn hoá trong kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào hoạt
động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hoá mà các chủ thể kinh doanh tạo ra
trong quá trình kinh doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và
đặc thù của họ.
Việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào hoạt động kinh doanh sẽ đem lại
cho kinh doanh và chủ thể kinh doanh một sứ mạng cao cả. Đó là sứ mệnh
phát triển con người, đem lại sự giàu có, hạnh phúc cho mọi người, sự phồn
vinh và vững mạnh của đất nước, sự vẻ vang của dân tộc. Nhận thức được sứ
6
mệnh ấy con người sẽ hay say lao động, không ngại khó khăn gian khổ, thậm
chí hy sinh cả lợi ích riêng của mình đóng góp vào lợi ích chung vì xã hội. Do
đó, văn hoá trong kinh doanh là bộ phận cấu thành của nền văn hoá dân tộc,
phản ánh trình độ của con người trong lĩnh vực kinh doanh. Bản chất của văn
hoá trong kinh doanh đó là làm cho cái lợi gắn chặt chẽ với cái đúng cái tốt,
cái đẹp. Cái lợi đó tuân theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Ngược lại cái đúng, cái
tốt, cái đẹp là cơ sở bền vững cho hoạt động sinh ra cái lợi. Văn hoá kinh
doanh cuả các nhà kinh doanh, của doanh nghiệp được nhận biết qua hai
phương diện chính.
Một là: các nhân tố văn hoá (hệ giá trị, triết lý sống, tâm lý) được vận
dụng vào quá trình kinh doanh để tạo ra các sản phẩm hàng hoá về dịch vụ
phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng có văn hoá. Đó chính là kiểu
kinh doanh có văn hoá, kiểu kinh doanh phù hợp với nét đẹp của văn hoá dân
tộc.
Hai là: cái giá trị, sản phẩm văn hoá như hệ giá trị, triết lý, tập tục
riêng, nghệ thuật kinh doanh...mà chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình

Thứ sáu, nội dung của văn hoá trong kinh doanh còn thể hiện ở cách
chọn sản phẩm kinh doanh và đối tượng phục vụ.
Thứ bảy, nội dung của văn hoá trong kinh doanh còn thể hiện ở việc
đáp ứng các yêu cầu của thị trường.
Cuối cùng nội dung của văn hoá trong kinh doanh còn thể hiện ở sự
giao lưu văn hoá giữa các vùng miền của mỗi nước, giữa các liên quốc gia và
có tính toàn cầu mà sản phẩm là phương tiện chuyển giao các thông tin về văn
minh và tiến bộ xã hội từ nước này sang nước khác.
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hoá trong kinh
doanh.
Qua sự thể hiện của nội dung văn hoá trong kinh doanh, chúng ta có thể
rút ra mấy yếu tố chính ảnh hưởng tới văn hoá trong kinh doanh sau đây:
8
- Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự hình thành văn hoá trong kinh
doanh đó là lối sống. Lối sống ở đây có thể hiểu là những hành vi biểu hiện
bằng những hành động cụ thể trong sinh hoạt làm việc, kinh doanh, cũng như
giao tiếp. Nó được hun đúc từ những giá trị đạo đức truyền thống, nâu ngày
dần dần in sâu vào cách suy nghĩ của chủ thể hành động. Những suy nghĩ đó
được trí óc lưu giữ và biểu hiện ra bằng hành vi. Khi con người lao động cũng
như giao tiếp nó tri phối tới hành vi hành động. Thể hiện quan điểm cũng như
nhận định cũng như cách giải quyết của mình với vấn đề. Chính cách thức
kinh doanh, hành vi kinh doanh ra sao là phản ánh đầy đủ những giá trị đạo
đức và người đó lưu giữ. Những giá trị đó được mang dưới vỏ bọc lối sống
thông qua sinh hoạt, lao động, kinh doanh, lối sống được khắc hoạ ra các
hành vi cụ thể mà xét trong lĩnh vực kinh doanh. Đó là văn hoá trong kinh
doanh.
- Yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới sự hình thành văn hoá trong kinh doanh
trực tiếp đó là nghệ thuật và pháp luật. Tại sao yếu tố đó lại là một nghệ thuật
và pháp luật? Với trào lưu kinh doanh cạnh tranh đầy mạnh mẽ của thị
trường. Mặt tiêu cực sẽ nhiều hơn mặt tích cực do theo đuổi mục đích của

cái tốt cái đẹp, cái chân thiện mỹ được tạo ra. Nếu như chủ thể kinh doanh
nào cũng hành động như vậy thì sẽ tác động đến việc hình thành một nét kinh
doanh truyền thống. Mà thực chất là “văn hóa trong kinh doanh”.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ VÀ KINH TẾ
Văn hoá và kinh tế là hai lĩnh vực có tác động qua lại với nhau. Không
thể có văn hoá suy đồi mà kinh tế phát triển. Văn hoá bao giờ cũng là động
lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, mặt khác, kinh tế phát triển là mảnh
đất thuận lợi cho sự phát triển văn hoá của cộng đồng. Lịch sử thế giới cũng
như nước Việt Nam đã chứng minh nguyên lý đó. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt
ra, trong quá trình phát triển của nhân loại, một số nước lãnh thổ đã từng có
nền văn hoá cao, được xem là cái nôi của nền văn minh nhân loại, thì ngày
nay các nước đó không phải là những nước có nền kinh tế phát triển, thậm chí
10
chỉ là những nước đang phát triển. Ví dụ, thời thượng cổ, lưu vực sông Vệ và
sông Hoàng Hà của Trung Quốc đã hình thành đời sống đô thị khoảng 3000
năm trước công nguyên, khu vực Lưỡng Hà có một nền văn hoá liên tục hơn
3000 năm trước công nguyên, lưu vực sông Nil, với đất đai phì nhiêu, là nơi
định cư của người Ai Cập là 3000 năm trước công nguyên khi hạ Ai Cập
thống nhất với thượng Ai Cập, thuộc triều đại các vua Pharaon với việc xây
dựng các Kim Tự Tháp.
Như vậy, từ việc khu xét sự phát triển của nhiều quốc gia, đặc biệt là
các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, người ta tìm thấy những
dấu ấn và đặc trưng văn hoá của các quốc gia đó trong phát triển kinh tế.
Thực tế đó đã bắt buộc người ta không chỉ thừa nhận sự tác động của các yếu
tố văn hoá vào quá trình phát triển triển kinh tế, mà còn đi sâu xem xét vai trò
của văn hoá cũng như tầm quan trọng của việc đưa các yếu tố văn hoá vào
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế có thể hiểu.
- Văn hoá và kinh tế có sự gắn bó tác động biện chứng với nhau. Kinh
tế phải đảm bảo cho nhu cầu sống tối thiểu của con người, sau đó mới đảm

hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu
quả của con người trong sản xuất kinh doanh.
1. Văn hoá với tư cách là tri thức, kiến thức tạo ra động lực thúc
đẩy sản xuất – kinh doanh phát triển
Sản xuất kinh doanh chính là quá trình con người sử dụng các tri thức,
kiến thức tích luỹ được để tạo ra các giá trị vật chất mới. Các tri thức này có
thể biểu hiện dưới hình thái ý thức, gắn liền với tư liệu sản xuất và người lao
động. Khối lượng các tri thức, kiến thức đó bản thân nó đã là các giá trị văn
hoá, đồng thời nó cũng được huy động và sử dụng vào sản xuất – kinh doanh
trong môi trường văn hoá. Nếu không có môi trường văn hoá trong sản xuất –
kinh doanh thì không thể sử dụng được các tri thức, kiến thức đó, và đương
nhiên không thể tạo ra hiệu quả sản xuất, không thể phát triển sản xuất – kinh
doanh.
Với quan hệ giữa tri thức và kinh doanh như vậy, bắt buộc các giá trị
văn hoá dưới dạng tri thức, kiến thức phải được đảm bảo vào sản xuất kinh
doanh thì mới đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được phát triển.
13
2. Các yếu tố văn hoá với tư cách là những biểu hiện của trình độ
cao trong sinh hoạt xã hội
Sản xuất kinh doanh không chỉ là quá trình con người sử dụng các tư
liệu sản xuất và chiếm hữu vật chất mà còn là các mối quan hệ giữa con người
với con người. Sản xuất kinh doanh là sự hiệp tác và phân công lao động, đây
là quan hệ cơ bản ở cả phạm vi hẹp và phạm vi rộng. Giải quyết tốt mối quan
hệ đó là đảm bảo điều kiện thành công của quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhưng bản thân con người trong các mối quan hệ đó có những đặc điểm tâm
lý khác nhau, nguyện vọng lợi ích khác nhau, khác nhau cả về tuổi tác, về
những đặc thù mang tính dân tộc, tôn giáo....sự khác nhau đó dẫn đến sự khác
nhau trong sinh hoạt xã hội. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, những sự
khác biệt về sinh hoạt trong xã hội tuy không phải là yếu tố của quá trình đó,
nhưng luôn thường trực ở mỗi con ngời, mới chỉ lộ ra qua quá trình giao tiếp.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status