Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Hoa Kỳ - Pdf 30

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, ngành công nghiệp dệt may Việt
nam đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân: trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn, mang về số ngoại tệ
nhiều thứ 2 cho đất nước ( chỉ đứng sau dầu thô ), đóng góp lớn cho ngân
sách quốc gia, tạo việc làm cho hơn 2 triệu lao động…Trong điều kiện ngày
nay, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO thì
ngành công nghiệp dệt may cũng có những cơ hội và thách thức to lớn. Một
trong những thuận lợi đó là thị trường xuất khẩu dệt may được mở rộng và
những rào cản thương mại được phá bỏ.
Là một thành viên trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tổng công
ty Dệt May Hà Nội đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của
Tập đoàn nói riêng và của toàn ngành công nghiệp Dệt May nói chung. Trải
qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tổng công ty đã tạo được vị trí
vững chắc trên thị trường nội địa và từng bước vươn ra thị trường quốc tế,
trong đó Hoa Kỳ là một thị trường đầy hứa hẹn và tiềm năng. Tổng công ty đã
và đang thực hiện các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này,
tuy nhiên điều này không chỉ cần sự nỗ lực từ phía công ty mà còn cần sự hỗ
trợ rất lớn từ phía Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Nhà nước.
Qua một thời gian thực tập tại Tổng công ty Dệt May Hà Nội, nhận thấy
sự cần thiết của việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ,
cùng với những kiến thức đã được truyền giảng ở trường, em xin lựa chọn đề
tài: “ Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty Dệt May Hà Nội
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
sang thị trường Hoa Kỳ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Nội dung
chuyên đề gồm:
Phần I: Tổng quan về Tổng công ty Dệt May Hà Nội.
Phần II: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty Dệt
May Hà Nội thời gian qua vào thị trường Hoa kỳ.

Tổng giám đốc: Nguyễn Khánh Sơn
Tổng công ty dệt may Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước, một thành viên
trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tổng công ty hoạt động theo luật
doanh nghiệp nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt
động được chủ tịch Tập đoàn Dệt May Việt Nam phê chuẩn.
Ngành nghề kinh doanh hiện tại:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm dệt may;
nguyên phụ liệu, thiết bị, phụ tùng thuộc ngành dệt may.
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu bông, xơ, phụ liệu, hóa chất
(trừ hóa chất Nhà nước cấm), thuốc nhuộm, thiết bị, máy móc ngành dệt may,
vật liệu điện, điện tử, nhựa cao su; các mặt hàng tiêu dùng.
- Kinh doanh kho vận; cho thuê văn phòng, nhà xưởng, đầu tư và kinh
doanh cơ sở hạ tầng.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị, dịch vụ vui chơi giải trí
( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường ).
- Dịch vụ đào tạo, đào tạo công nhân ngành dệt may; dịch vụ khoa học,
công nghệ, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị.
- Lắp đặt thiết bị công nghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ ngành
dệt may.
- Vốn điều lệ: 205.000.000.000 đồng
- Được chia thành: 20.500.000 cổ phần
Trong đó: Vốn Nhà nước ( 54.74% vốn điều lệ ) 112.214.000.000 đồng
Người lao động trong công ty ( 20.26% vốn điều lệ ) : 41.536.000.000
đồng
Cổ đông chiến lược: ( 5% vốn điều lệ ) : 10.250.000.000 đồng
Cổ phiếu phát hành ra ngoài ( 29% vốn điều lệ ) : 41.000.000.000 đồng
1.1.2. Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty.
- Tổng công ty Dệt May Hà nội tiền thân là Nhà máy Sợi Hà Nội được


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status