Luận văn thạc sĩ Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lực chọn thành phố Hà Nội là nơi làm việc của sinh viên nogại tỉnh trên địa bàn - Pdf 29



B GIÁO DC VÀ ÀO TO
TRNG I HC KINH T TP. H CHÍ MINH
__________________
PHAN THÙY TÂM NHNG NHÂN T NH HNG N QUYT NH LA
CHN THÀNH PH HÀ NI LÀ NI LÀM VIC
CA SINH VIÊN NGOI TNH TRÊN A BÀN
CHUYÊN NGÀNH: KINH T PHÁT TRIN
MÃ S: 60310105

LUN VN THC S KINH T


DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5
2.1 LÝ THUYẾT VỀ DI CƯ 5
2.1.1 Khái niệm về di cư 5
2.1.2 Các lý thuyết về nguyên nhân/động cơ của việc di cư 7
2.1.1.2 Lý thuyết của Lewis 8
2.1.2.3 Lý thuyết của Harris- Todaro 10
2.1.3 Một số nghiên cứu về di cư ở Việt Nam 13
2.2 XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT 17
2.2.1 Môi trường sống và quyết định làm việc ở Hà Nội 18
2.2.2 Vai trò của cá nhân trong gia đình và quyết định làm việc ở TP. Hà Nội 19
2.2.3 Mạng lưới xã hội với quyết định làm việc ở Hà Nội 19
2.2.4 Phong cách sống năng động và quyết định làm việc ở Hà Nội 21
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 23
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

iv
3.2.1 Phương pháp xây dựng thang đo 26
3.2.2 Phương pháp đánh giá sơ bộ thang đo 26
3.3 XÂY DỰNG THANG ĐO 27
3.4 XÂY DỰNG THANG ĐO 32

5.2.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 56
5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 63
5.4 GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu 41
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu sau khi loại bỏ biến
rác 43
Bảng 4.3: Phân tích nhân tố EFA của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sống và
làm việc tại TP. Hà Nội 45
Bảng 4.4: Phân tích nhân tố của khái niệm yếu tố quyết định sống và làm việc tại
TP. Hà Nội 47
Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu 48
Bảng 4.6: Kết quả dự báo của mô hình hồi quy bội 51
Bảng 4.7: Kiểm định giả định về phương sai của sai số không đổi 54
Bảng 4.8: Giá trị VIF 57 vii DANH MỤC HÌNH VẼ

1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của
Việt Nam. Tuy vậy, thành phố này đang phải đối diện với những vấn đề của một đô
thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Dân số tăng nhanh, trong khi đó chiến lược phát
triển đô thị không đi đôi với việc làm và các dịch vụ kèm theo, khiến thành phố trở
nên chật chội, bức bối. Đó là bức tranh mà Hà Nội đang gặp phải trong 10 năm gần
đây.
Trong nội ô thành phố, đường sá ngày càng quá tải, thường xuyên xảy ra tình
trạng ùn tắc, kẹt xe. Môi trường của thành phố cũng đang ngày càng ô nhiễm. Trong
những năm gần đây mật độ dân số của thành phố đang có xu hướng tăng lên nhanh
chóng với phần lớn là dân nhập cư từ các tỉnh khác vào. Trong khi các vùng quê
thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để góp phần xây dựng quê hương, thì việc đổ
dồn nguồn lực con người vào thành phố Hà Nội trong những năm qua là một vấn đề
đau đầu đối với các nhà quản lý đất nước. Làm sao để phân phối hợp lý nguồn lực
giữa các vùng miền các tỉnh thành trong cả nước đang là vấn đề quan tâm hàng đầu
của các cơ quan quản lý nhà nước.
Theo số liệu từ tổng cục thống kê về số sinh viên phân theo địa phương thì
tính đến năm 2011, địa bàn Hà Nội có 690.276 ngàn sinh viên thuộc các trường đại
học và cao đẳng trên địa bàn thành phố. Tính trong năm 2011 có trên 220.000 ngàn
sinh viên nhập học tại TP. Hà Nội, chiếm tỉ lệ lớn trong đó là các sinh viên ngoại
tỉnh đến từ mọi miền tổ quốc và đại đa số trong số họ có ý định ở lại đây lập nghiệp
và định cư.
Từ nhiều năm qua, vấn đề di cư đã được đưa ra thảo luận, bàn bạc và đã có
một số công trình nghiên cứu liên quan đến cộng đồng di cư và các yếu tố ảnh
2
hưởng từ các góc độ và phạm vi khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định di
cư đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây như: Vai trò mạng lưới xã hội
trong quá trình di cư (Đặng Nguyên Anh, 1998); Di dân tự do đến Hà Nội (Hoàng
Văn Chức, 2004), Di dân, nguồn nhân lực, việc làm và đô thị hóa ở thành phố Hồ
Chí Minh (Trương Sỹ Ánh, 1996).

1.5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu
Như đã nêu ở trên, di cư được nghiên cứu ở nhiều đối tượng (phụ nữ, người
lao động miền núi…). Tuy nhiên, đề tài này chỉ nghiên cứu ý định di cư của đối
tượng thanh niên từ nông thôn lên thành phố vì mục đích đi học nay đứng trước
quyết định ở lại thành phố làm việc hay trở về quê nhà hoặc chuyển đến địa phương
khác. Do những hạn chế về nguồn lực nghiên cứu, nghiên cứu giới hạn không gian
khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc này cũng giúp việc phân tích các nhân
tố có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn TP. Hà Nội là nơi làm việc của người dân
ngoại tỉnh thêm sâu sắc hơn.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung xem xét đối tượng sinh viên ngoại tỉnh những năm cuối
tại một số trường đại học cao đẳng, đây là đối tượng đã di cư từ các địa phương về
TP. Hà Nội học tập và sinh sống. Thời điểm các đối tượng này ra trường và bắt đầu
bước vào thị trường lao động cũng chính là thời điểm phải đưa ra quyết định lựa
chọn nơi đến tiếp theo. Hơn thế, nguồn lao động này đối với thị trường lao động
được xem là nguồn nhân lực chất lượng cao. Các chính sách phân bổ dòng di cư
4
hợp lý cũng như chính sách thu hút nhóm đối tượng này cho các địa phương sẽ tạo
ra gia tăng giá trị cho nền kinh tế, giảm bớt thiệt hại trong dài hạn, và đảm bảo cuộc
sống cho các cá nhân và gia đình họ.
1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu của luận văn bao gồm năm chương: Chương một tác giả trình bày về
sự cần thiết của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương hai trình bày cơ sở lý thuyết,
phát triển mô hình nghiên cứu. Kế thừa những lý thuyết của chương hai, chương ba
sẽ trình bày thiết kế nghiên cứu, bao gồm: quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn
mẫu và những kỹ thuật phân tích dữ liệu. Từ đó, tác giả thống kê mô tả, phân tích
các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn TP. Hà Nội là nơi làm việc trong
chương bốn. Cuối cùng, trong chương năm, tác giả đưa ra kết luận cho những nhân

Bên cạnh đó, một vài khái niệm như của Baranov và Breev cho rằng di cư
(hay di dân) là sự chuyển động cơ học của dân cư. Hiểu theo nghĩa rộng, là bất kỳ
một sự di chuyển của con người giữa các vùng lãnh thổ có gắn với sự thay đổi vị trí,
dạng hoạt động lao động và ngành có sử dụng lao động. Theo nghĩa hẹp có thể hiểu
di dân là sự chuyển dịch của dân cư theo lãnh thổ, sự phân bố lại dân cư. Tuy nhiên
không phải bất kỳ sự chuyển dịch nào của dân cư cũng là di dân, mà di dân là sự di
chuyển của dân cư ra khỏi biên giới đất nước hay ra khỏi lãnh thổ hành chính mà họ
đang cư trú, gắn với việc thay đổi chỗ ở của họ (trích trong Hoàng Văn Chức,
2004).
Theo Xtgaroverop (1975): di dân được hiểu là sự thay đổi vị trí của con
người về mặt địa lý, do có sự di chuyển thường xuyên hoặc tạm thời của họ từ một
cộng đồng kinh tế này sang một cộng đồng kinh tế khác, trở về hoặc có sự thay đổi
vị trí không gian của toàn bộ công đồng nói chung.
Năm 1958, Liên hợp quốc đưa ra khái niệm về di cư như sau: di cư là sự di
chuyển trong không gian của con người giữa một đơn vị hành chính này và một đơn
vị hành chính khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong khoảng di cư
xác định.
Đối với nơi ở cũ, người di cư được gọi là người xuất cư (out-migrant), họ sẽ
được gọi là dân nhập cư (in-migrant) tại nơi ở mới.
Di cư sang nước khác được gọi là di cư quốc tế (international migrant), nước
mà dân di cư ra đi gọi họ là người xuất cảnh (emigrant), trong khi nước tiếp nhận
gọi họ là người nhập cảnh (immigrant).
Trong thực tế, các thuật ngữ “di cư” và “di dân” được dùng khá phổ biến và
thường không phân biệt sự khác nhau vì cùng nói về sự di chuyển của con người.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu, di cư dùng để chỉ về sự thay đổi nơi cư trú từ nơi này
đến nơi khác của cả con người hay động vật. Bởi vậy, khi dùng thuật ngữ này phải
kèm với những từ để chỉ người tương đối rõ ràng hoặc muốn nhấn mạnh đến vấn đề
7
cư trú, những hành vi liên quan tới các nhân con người (“hiện tượng nhập cư”,
“xuất cư”, “người di cư”…). Trái lại “di dân” chỉ dùng cho sự di chuyển của con

hội sống…
2.1.1.2 Lý thuyết của Lewis
Lý thuyết này ra đời vào những năm 50 của thế kỉ XX. Lý thuyết của Lewis
(1954) ra đời trong bối cảnh các nước trong thế giới thứ 3 bước vào giai đoạn công
nghiệp hoá, dẫn đến sự bùng nổ của làn sóng di cư từ nông thôn ra các thành phố
công nghiệp và các đô thị. Lewis đã trình bày quan điểm của di cư từ nông thôn ra
thành thị trong cuốn Economic Development with Unlimited Suplies of Labour.
Mô hình hai khu vực của Arthur Lewis có thể tóm tắt như sau:
Mô hình này giải thích hiện tượng lao động dư thừa từ khu vực sản xuất
nông nghiệp truyền thống (đặc trưng cho nông thôn) được chuyển dịch sang các
ngành sản xuất chế biến hiện đại (đặc trưng cho đô thị) trong quá trình công nghiệp
hóa.
Mô hình giả định rằng, trong nền kinh tế chỉ tồn tại 02 khu vực: khu vực sản
xuất nông nghiệp truyền thống và khu vực sản xuất chế biến hiện đại. Ngành nông
nghiệp truyền thống phổ biến là lao động thủ công, năng suất thấp nên có mức
lương thấp. Ngược lại, các ngành sản xuất chế biến hiện đại thường có năng suất
cận biên cao, mức lương cao hơn khu vực kinh tế nông nghiệp, và có nhu cầu tăng
thêm lao động. Mô hình cũng giả định việc cải thiện năng suất cận biên của lao
động trong ngành nông nghiệp ít được ưu tiên hơn tại các quốc gia đang phát triển.
Điều này dẫn đến xu hướng chuyển dịch các khoản “lợi nhuận ròng” thu được từ
khu vực sản xuất nông nghiệp sang các ngành sản xuất công nghiệp.
Do sản xuất nông nghiệp bị hạn chế về mặt diện tích đất sản xuất, do đó sản
phẩm cận biên tăng thêm của một nông dân được giả định sẽ tiến đến zero theo quy
9
luật “lợi nhuận biên giảm dần”. Kết quả là, trong ngành nông nghiệp tồn tại một số
lượng lao động không đóng góp làm tăng sản lượng nông nghiệp kể từ khi sản phẩm
cận biên của họ bằng không. Nhóm nông dân này chính là nguồn “lao động dư
thừa” từ khu vực nông nghiệp. Do có sự khác biệt về tiền lương giữa ngành sản xuất
nông nghiệp và các ngành sản xuất chế biến hiện đại nên đội quân lao động dư thừa
này sẽ được dịch chuyển tới các ngành sản xuất khác mà không làm ảnh hưởng đến

– Todaro giải thích quyết định của người lao động di cư từ khu vực nông thôn ra
thành thị dựa trên sự khác biệt về thu nhập kỳ vọng giữa nông thôn và đô thị. Điều
này ngụ ý rằng, sự di cư từ nông thôn ra đô thị trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở đô
thị cao, có thể được lý giải về mặt kinh tế, nếu thu nhập kỳ vọng từ khu vực đô thị
cao hơn.
Mô hình này giả định rằng, tỷ lệ thất nghiệp là không tồn tại trong lĩnh vực
nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra, nó còn giả định rằng thị trường sản xuất và thị
trường lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn cạnh tranh hoàn hảo. Kết
quả là, tiền lương của các công nhân nông nghiệp ở nông thôn bằng với năng suất
cận biên trong nông nghiệp. Mô hình cũng cho rằng, trạng thái cân bằng sẽ được
thiết lập khi mức lương kỳ vọng tại khu vực đô thị bằng với sản phẩm cận biên của
một công nhân nông nghiệp. Tại trạng thái cân bằng, tỷ lệ lao động các vùng nông
thôn di chuyển đến đô thị sẽ bằng không khi thu nhập kỳ vọng ở nông thôn bằng với
thu nhập kỳ vọng ở đô thị.
Các điều kiện cân bằng của mô hình Harris – Todaro như sau:
Gọi:
• Wr là mức lương (năng suất lao động biên) trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
11
• Le là tổng số công ăn việc làm có sẵn trong khu vực đô thị, cần được cân bằng với
số lượng công nhân làm việc ở đô thị.
• Lus là tổng số người đang làm việc, cần tìm việc và thất nghiệp trong khu vực đô
thị.
• Wu là mức lương trong khu vực đô thị (có thể được thiết lập bởi quy định mức
lương tối thiểu của pháp luật).
Ở trạng thái cân bằng:
u
us
e
r
w

• Năng suất lao động nông nghiệp giảm, làm giảm năng suất cận biên và tiền lương
trong lĩnh vực nông nghiệp (Wr), giảm thu nhập kỳ vọng ở khu vực nông thôn.
12
Mô hình Harris – Todaro cho phép giải thích được lý do tồn tại tình trạng
thất nghiệp ở các đô thị tại các nước đang phát triển, và tại sao người dân lại chuyển
tới các thành phố mặc dù đang tồn tại nan giải vấn đề thất nghiệp. Để giải quyết vấn
đề này, mô hình Harris – Todaro thừa nhận sự tồn tại của khu vực kinh tế phi chính
thức (Informal Sector). Đó là khu vực kinh tế bao gồm các hoạt động, không hoàn
toàn là bất hợp pháp, nhưng thường cũng không được sự thừa nhận chính thức của
xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng ký với nhà nước. Chẳng hạn
như lao động phục vụ gia đình, hành nghề tự do, xe ôm, bán hàng rong, mài dao
kéo, dịch vụ ăn uống vỉa hè, thu lượm ve chai đồng nát, đánh giày,
Việc di cư ồ ạt của lao động nông thôn vượt quá khả năng tạo việc làm ở khu
vực đô thị, kết quả là nhiều người lao động không tìm được việc làm trong khu vực
kinh tế chính thức, phải chấp nhận bổ sung vào khu vực kinh tế phi chính thức.
Sự hiện diện của khu vực kinh tế phi chính thức đã giúp giải thích cho việc
tại sao tỷ lệ thất nghiệp tại các đô thị cao nhưng vẫn có hàng dòng người từ nông
thôn đổ vào thành thị tìm việc làm. Bởi vì họ sẵn sàng bổ sung vào khu vực kinh tế
phi chính thức, nơi đồng tiền kiếm được vẫn cao hơn ở lại nông thôn. Ngay cả khi
sự di chuyển này tạo ra thất nghiệp tại các đô thị và dẫn đến sự phát triển không
mong đợi ở khu vực kinh tế phi chính thức, thì hành vi này vẫn được xem là hợp lý
xét về khía cạnh kinh tế vì nó tối đa hóa lợi ích trong các điều kiện mà mô hình
Harris – Todaro giả định.
Harris và Todaro cho rằng quyết định di chuyển kết hợp những kỳ vọng của
những người di cư tiềm năng về khả năng thu nhập cho phép họ có thu nhập cao
hơn và cuộc sống khá hơn. Hai tác giả cũng cho rằng những người di cư mong chờ
có thể nhận được việc làm tốt và có thu nhập cao nên họ chấp nhận thất nghiệp hay
thiếu việc để chờ đợi cơ hội việc làm tốt trong tương lai.
13
Bảng 2.1: Tóm tắt các lý thuyết về nguyên nhân/động cơ của việc di cư

x
Mitchell (1985)
x
Mullan (1989)
x
Derek Byerlee và cộng sự
(1976)
x x
Schultz (1975)
x x
Nguồn: Tổng kết từ lược khảo lý thuyết của tác giả nghiên cứu
2.1.3 Một số nghiên cứu về di cư ở Việt Nam
Đến nay đã có được sự đồng thuận rằng di cư là một quá trình, mà không
phải là sự kiện xảy ra một lần. Di cư diễn ra trong mối liên hệ với các sự kiện khác
như học tập, hôn nhân, thay đổi nghề nghiệp… (xem Ian và Điệp, 2006; Lợi, 2005).
Điều khiến cho di cư trở nên quan trọng trong các nghiên cứu khoa học không chỉ là
do tính năng động của bản thân quá trình này, mà còn ở mối liên hệ với các sự kiện
cuộc sống. Hiểu được mối liên hệ thời gian giữa di cư và các sự kiện cuộc sống,
cũng như khảo sát sự biến thiên của những mối quan hệ đó theo các dặc trưng kinh
tế xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế hoạch hóa phát triển trong một
số lĩnh vực như thị trường lao động, nhà ở và chiến lược giáo dục. Quyết định di cư
14
không chỉ liên quan tới các sự kiện cuộc sống, mà còn gắn chặt với các quan hệ và
mạng lưới xã hội.
Ở Việt Nam, việc di dân diễn ra từ rất sớm. Trong cuốn “Di dân của người
Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX” của Đặng Thu (1994) nguyên nhân di cư được đề
cập tới: do đời sống cơ cực, thê thảm vì chế độ tô thuế, bệnh dịch, thiên tai đã xô
đẩy hàng ngàn, hàng vạn gia đình nông dân không thể bám trụ ở quê hương. Tình
trạng di cư trở nên phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở đó xuất hiện
mâu thuẫn tâm lí giữa tình cảm quê hương với chính sách cột chặt người nông dân

có hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển, vấn đề về phong tục tập quán và các
nhân tố xã hội khác cũng tác động sâu sắc tới quá trình di dân từ nông thôn ra thành
thị, ví dụ như những người di dân muốn thoát khỏi những ràng buộc truyền thống,
những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu ở nông thôn, vấn đề đi học của con cái và
đoàn tụ gia đình cũng là những lực hút của dòng di dân từ nông thôn ra thành thị.
Theo Lê Văn Thành (2008) trong bài “Đô thị hóa và vấn đề dân nhập cư tại
TP. HCM’’: những năm trước đây, nhập cư vào thành phố vì lý do phi kinh tế (đoàn
tụ gia đình, cưới hỏi ) chiếm một tỷ lệ khá cao, gần như một nửa, thì bây giờ động
lực kinh tế chiếm vị trí quan trọng áp đảo. Những người nhập cư vào thành phố tìm
việc không chỉ vì bản thân mình mà còn có chiến lược quan trọng của các hộ gia
đình ở quê quán.
Lê Văn Thành (2008) cũng đề cập đến lý do di chuyển: Lý do di chuyển gồm
có những nguyên nhân ở nơi đến và nơi đi. Ở nơi đi vấn đề thất nghiệp ở nông thôn,
việc làm thu nhập thấp là nguyên nhân thúc đẩy người di cư đến thành phố. Điệu
kiện sinh hoạt của nông thôn quá thấp, có sự chênh lệch so với thành phố như điều
kiện học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giao thông… Ở nơi đến,
động lực nhập cư vì lý do kinh tế ngày càng được khẳng định vì người nhập cư tìm
16
việc làm ở thành phố tương đối dễ dàng. Hơn 80% có thể tìm việc làm trong tháng
đầu tiên đến thành phố, những người nhập cư chấp nhận làm việc khó khăn hơn, thu
nhập ít hơn người dân tại chỗ.
Theo Bùi Việt Thành (2011) trong bài “Một số vấn đề về di cư nông thôn- đô
thị, thách thức và cơ hội cho thành phố Hồ Chí Minh” thì môi trường tự nhiên là tác
nhân đã và đang tác động đến xu thế di cư. Người dân tại các vùng chịu nhiều thiên
tai khắc nghiệt có số lượng người di cư lớn, nhất là khu vực Miền Trung. Người ta
đánh giá rằng tác động lớn nhất của sự thay đổi khí hậu đối với con người chính là
việc khiến họ phải di chuyển. Điều kiện khí hậu ven biển, tình trạng bão lụt, hiện
tượng xói mòn ven biển gia tăng và mùa màng thất bát là nguyên nhân khiến hàng
triệu người phải rời khỏi nơi cư trú của mình. Các số liệu khoa học cho thấy sự thay
đổi về khí hậu toàn cầu, Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại

cho thấy có tám thành phần ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc, đó là:
việc làm, thông tin và thủ tục thông thoáng, tình cảm với quê hương, chính sách ưu
đãi, vị trí và môi trường, con người, điều kiện giải trí, chi phí sinh hoạt. Với góc độ
là là một người nghiên cứu đã từng học tập và hiện nay làm việc tại thành phố Hà
Nội, tôi rất muốn khám phá những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn thành
phố Hà Nội là nơi làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn. Với phương
pháp nghiên cứu định lượng thông qua bản câu hỏi khảo sát, sử dụng phần mềm
SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu và phân tích hồi quy, tôi hi vọng sẽ tìm ra được câu
trả lời cho vấn đề trên.
2.2 XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT
Những người di cư có quyết định ở lại nơi đến làm việc phụ thuộc vào các
yếu tố khác nhau. Nghiên cứu xây dựng các giả thuyết chính về các yếu tố ảnh
hưởng và đưa ra khung phân tích ở nội dung tiếp theo.
Nghiên cứu dựa vào định nghĩa người di cư của TCTK và UNFPA (2005) để
đưa ra định nghĩa về người di cư cho nghiên cứu. Theo đó, người di cư là những

Trích đoạn Môi trường sống và quyết định làm việc ở Hà Nội Phong cách sống năng động và quyết định làm việc ở Hà Nội Phương pháp đánh giá sơ bộ thang đo MẪU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status