Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân huyện yên dũng, tỉnh bắc giang - Pdf 29


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH THÂN VĂN HIỀN
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Văn Bá Thanh.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin
chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Thân Văn Hiền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Văn Bá Thanh, người
đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3
4. Đóng góp của luận văn 3
5. Kết cấu của luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP VÀ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN 5
1.1. Một số khái niệm liên quan 5
1.1.1. Khái niệm về hộ 5
1.1.2. Khái niệm hộ nông dân 5
1.1.3. Khái niệm nông hộ 7
1.1.4. Khái niệm kinh tế nông hộ 9
1.2. Tổng quan về thu nhập của hộ nông dân 12
1.2.1. Khái niệm về thu nhập của hộ nông dân 12
1.2.2. Phân loại thu nhập hộ nông dân 12
1.2.3. Vai trò của thu nhập 13
1.2.4. Thước đo thu nhập của nông hộ và cách tính thu nhập của hộ nông dân 14
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nông dân 21
1.3.1. Nguồn nhân lực 22
1.3.2. Nguồn lực tài chính 23
1.3.3. Nguồn lực vật chất 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
1.3.4. Nguồn lực tự nhiên 24
1.3.5. Nguồn lực xã hội 24
1.4. Một số nghiên cứu liên quan về thu nhập của nông hộ tại Việt Nam 25

4.2. Giải pháp về đa dạng hoạt động tạo thu nhập 71
4.3. Giải pháp liên quan đến vốn tín dụng 71
4.4. Giải pháp về tiếp cận chính sách 72
4.5. Giải pháp về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi 73
4.6. Các giải pháp khác 78
4.7. Kiến nghị 79
4.7.1. Về phía nhà nước - chính quyền địa phương 79
4.7.2. Về phía các hộ gia đình 80
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững (DFID, 1999) 22
Bảng 3.1: Tuổi chủ hộ 50
Bảng 3.2: Trình độ học vấn của chủ hộ 50
Bảng 3.3: Tỷ lệ trình độ học vấn 51
Bảng 3.4: Số thành viên của hộ 51
Bảng 3.5: Tỷ lệ số thành viên của hộ 52
Bảng 3.6: Số thành viên trong độ tuổi lao động 52
Bảng 3.7: Doanh thu từ sản xuất lúa 54
Bảng 3.8: Thống kê yếu tố đầu vào cho sản xuất lúa 55
Bảng 3.9: Thống kê Chi phí các yêu tố đầu vào sản xuất lúa 56
Bảng 3.10: Thống kê số lượng gia súc, gia cầm 57

kinh tế. Nó cung cấp lương thực và là nguồn thu nhập chính cho một bộ phận
lớn dân số, đồng thời là nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công
nghiệp. Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp nước ta đã có những
tiến bộ vượt bậc, đời sống của người nông dân không ngừng được nâng cao
Tuy nhiên, thu nhập của người nông dân nhìn chung vẫn ở mức rất thấp so
với mức thu nhập của các ngành khác, người nông dân phải chịu rất nhiều rủi
ro trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, hiện nay có một thực
trạng là nhiều hộ nông dân có xu hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập để giảm
rủi ro, tăng thu nhập và đảm bảo đời sống.
Yên Dũng là một huyện phía Nam của tỉnh Bắc Giang, đa số người dân
sống phụ thuộc vào nghề nông, trong khi đó quỹ đất nông nghiệp có hạn, dân
số ngày càng tăng, chất lượng lao động còn thấp, năng suất lao động chưa cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
từ đó dẫn đến thu nhập của phần đông hộ gia đình ở khu vực nông thôn còn
khá thấp, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn. Thực trạng này đã đặt ra một
áp lực lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Dũng. Do đó,
tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ nông dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài luận văn thạc sỹ
với mục tiêu làm rõ nguyên nhân dẫn đến thu nhập của các hộ nông dân của
huyện còn thấp, để từ đó cung cấp những cơ sở khoa học cho các cơ quan hữu
quan đề ra chính sách hỗ trợ. Tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người
dân ở khu vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
huyện ngày càng toàn diện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích và làm rõ các yếu tố ảnh

2012. Thời gian thu thập số liệu, thu thập dữ liệu điều tra dự kiến là từ tháng
9/2013 đến tháng 11/2013.
4. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận, đề tài góp phần củng cố cơ sở lý luận về thu nhập và các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ nông dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, các giải pháp mà tác giả
đề xuất sẽ góp phần cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân tại huyện Yên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
Dũng, tỉnh Bắc Giang. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu cho các
nghiên cứu liên quan.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu nhập và các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ nông dân
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu nghiên cứu
Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông
dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
6
Theo tác giả Frank Ellis định nghĩa “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm
nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng
chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống hệ
thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào
các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo
nhà khoa học Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ
yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá
và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Còn theo nhà khoa học
Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng:
“Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường
xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi,
dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực
vật…) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp”.
Những nghiên cứu trên cho thấy:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất
chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.
Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia hoạt động phi nông
nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, buôn bán…) ở các mức độ
khác nhau.
- Hộ nông dân là một đơn vị kính tế cơ sở (Nghị quyết 10-NQ/TW
ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị ra đời đã khẳng định hộ nông dân là một
đơn vị kinh tế cơ sở) và là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng.
Do vậy hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt đối và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7

Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ rất khác nhau.
Lý thuyết về doanh nghiệp gia đình nông dân, coi hộ nông dân là một
doanh nghiệp không dùng lao động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình.
Do đó các khái niệm kinh tế thông thường không áp dụng được cho kiểu
doanh nghiệp này. Do không thuê lao động nên hộ nông dân không có khái
niệm tiền lương và tiếp theo là không tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức.
Hộ nông dân chỉ có thu nhập chung của tất cả các hoạt động kinh tế của gia
đình là giá trị sản lượng hàng năm trừ đi chi phí. Mục tiêu của hộ nông dân là
có thu nhập cao không kể thu nhập ấy do nguồn gốc nào, trồng trọt, chăn
nuôi, ngành nghề, đó là kết quả chung của lao động gia đình.
Khái niệm gốc để phân tích kinh tế gia đình là sự cân bằng lao động -
tiêu dùng giữa sự thoả mãn các nhu cầu của gia đình và sự nặng nhọc của lao
động. Giá trị sản lượng chung của hộ gia đình trừ đi chi phí sẽ là giá trị sản
lượng thuần mà gia đình sử dụng cho tiêu dùng, đầu tư tái sản xuất và tích
luỹ. Người nông dần không tính giá trị tiền công lao động đã sử dụng, mà chỉ
lấy mục tiêu là có thu nhập thuần cao. Bởi vậy, muốn có thu nhập cao hơn thì
các hộ nông dân phải tăng thời gian lao động của gia đình. Số lượng lao động
bỏ ra gọi là trình độ tự bóc lột của lao động gia đình. Mỗi một hộ nông dân cố
gắng đạt được một thu nhập thoả mãn nhu cầu thiết yếu bằng cách tạo một sự
cân bằng giữa mức độ thoả mãn nhu cầu của gia đình với mức độ nặng nhọc
của lao động. Sự cân bằng này thay đổi theo thời gian, theo quy luật sinh học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
do tỷ lệ giữa Người tiêu dùng và Người lao động quyết định. Một hộ nông
dân sau khi một cặp vợ chồng cưới nhau và ra ở riêng, đẻ con thì Người tiêu
dùng tăng lên, gia đình gặp khó khăn, nhưng dần dần con cái lớn lên số lao

rủi ro cao và hiệu quả đầu tư thấp.
- Khả năng của nông dân kết hợp được hoạt động nông nghiệp và phi
nông nghiệp để sử dụng hết lao động và tăng thu nhập. Tuy vậy, ở tất cả các
xã hội nền kinh tế nông dân phải tìm cách để tồn tại trong các điều kiện rất
khó khăn do áp lực của các chế độ hiện hành gây ra.
- Việc huy động thặng dư của nông nghiệp để thực hiện các lợi ích của
toàn xã hội thông qua địa tô, thuế và sự lệch lạc về giá cả. Các tiến bộ kỹ
thuật làm giảm giá trị của lao động nông nghiệp thông qua việc làm giảm giá
thành và giá cả của sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, nông dân chỉ còn có khả
năng tái sản xuất đơn giản nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
- Mục tiêu sản xuất của hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh
doanh, quyết định mức độ đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và sản
phẩm của thị trường
Như vậy, sản xuất của hộ nông dân tiến hoá từ tình trạng tự cấp sang
sản xuất hàng hoá ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình tiến hoá ấy hộ
nông dân thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với
thị trường.
Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp theo lý thuyết của Tchayanov có mục
tiêu tối đa hoá lợi ích. Lợi ích ở đây là sản phẩm cần để tiêu dùng trong gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
đình. Người nông dân phải lao động để sản xuất lượng sản phẩm cho đến lúc
không đủ sức để sản. xuất nữa, do vậy nông nhàn (thời gian không lao động)
cũng được coi như một lợi ích. Nhân tố ảnh hưởng nhất đến nhu cầu và khả
năng lao động của hộ là cấu trúc dân số của gia đình (Tỷ lệ giữa tay làm và
miệng ăn).
Hộ nông dân tự cấp hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào các điều

hoàn chỉnh. Đây là một vấn đề đang còn tranh luận. Vấn đề ở đây phụ thuộc
vào trình độ sản xuất hàng hoá, trình độ kinh doanh của nông dân.
1.2. Tổng quan về thu nhập của hộ nông dân
1.2.1. Khái niệm về thu nhập của hộ nông dân
Thu nhập là việc nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động
nào đó hay là các khoản thu nhập được trong một khoảng thời gian nhất định
thường tính theo tháng, năm
Thu nhập là phần nông hộ thu được sau quá trình sản xuất, bao gồm
nhiều nguồn thu khác nhau
Thu nhập của hộ nông dân cũng được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng
thêm mà hộ được hưởng đề bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích
lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả
của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện
1.2.2. Phân loại thu nhập hộ nông dân
- Thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
- Thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản
- Từ các hoạt động dịch vụ.
- Từ các hoạt động là thuê.
- Từ các hoạt động, sản xuất của các ngành nghề phi nông nghiệp.
Bên cạnh đó thu nhập của hộ nông dân còn được chia theo 3 loại sau:
* Thu nhập nông nghiệp:
Thu nhập nông nghiệp bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất
trong nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
* Thu nhập phi nông nghiệp:

phí, thu nhập ròng phản ánh hiệu quả kinh tế của sản xuất
- Thu nhập lao động gia đình là tổng của lợi nhuận và chi phí cơ hội
của lao động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất
- Năng suất của lao động được thể hiện qua chỉ tiêu: Giá trị gia tăng
thuần/lao động/năm.
Giá trị gia tăng thuần là giá trị mới được tạo ra bỏi hộ nông dân trong
một quá trình sản xuất.
Để chọn các thời điểm khởi đầu và kết thúc cho một quá trình sản xuất
thì thường phải chú ý tới một chu kỳ sản xuất. Nếu muốn so sánh nhiều hệ
thống sản xuất khác nhau thì bắt buộc phải chọn cùng một quá trình sản xuất.
Thường ta có thể chọn 1 năm sản xuất làm chu kỳ tính toán. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
Để tính toán giá trị gia tăng thuần tạo ra bởi hộ nông dân thì phải biết
giá trị của sản xuất hay Tổng sản phẩm (PB) của hộ (cả phần bán đi và phần
giữ lại cho hộ).
Thực ra sản phẩm của hộ trong một chu kỳ sản xuất không được bán đi
toàn bộ:
- Một phần được giữ lại cho tiêu dùng của gia đình: đây là phần tự tiêu
mà chúng ta sẽ tính trong sản phẩm của hộ với giá mà lẽ ra sản phẩm này đã
bán được.
- Một phần được giữ lại để cho tiêu dùng gia đình hoặc có thể không
được bán hết toàn bộ vào cuối chu kỳ sản xuất. Như vậy, cũng có thể có một
số sản phẩm được bán trong vòng chu kỳ sản xuất nghiên cứu lại là sản phẩm
của năm trước tích trữ lại.
Để tính toán Tổng sản phẩm trồng trọt, chỉ cần tính cho từng cây trồng
của hộ trong chu kỳ sản xuất trên cơ sở xác định:

đất, các vườn cây cũng là một phần của phương tiện sản xuất, được gọi là
Vốn cố định và không được tiêu thụ toàn bộ trong vòng một chu kỳ sản xuất
mà nó được dùng trong vòng nhiều năm. Trong quá trình sử dụng các yếu tố
này bị mất dần giá trị qua nhiều chu kỳ sản xuất.
Người ta gọi Khấu hao là một phần của giá trị của Vốn cố định được
phân chia hàng năm vào trong giá trị của sản phẩm và kéo dài trong suốt thời
gian sử dụng của những hàng hoá này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

17
Ví dụ, đối với một công cụ có thời gian sử dụng chắc chắn trong 10
năm, ta tính khấu hao bằng 1/10 giá trị thay thế của công cụ này. Thường ta
cần biết giá trị của cùng loại tài sản nếu phải mua mới tại thời điểm nghiên
cứu để làm giá trị tính khấu hao.
Người ta phân biệt Giá trị tăng thuần (VAN) và Giá trị tăng thô tuỳ
theo ta đã trừ hay chưa giá trị toàn bộ của khấu hao.
Giá trị gia tăng thô = Giá trị tổng sản phẩm - Chi phí trung gian
Giá trị gia tăng thuần = Giá trị tăng thô - Giá trị khấu hao
Giá trị tăng thuần/lao động cho biết năng suất lao động của hộ.
(Người ta gọi là năng suất được Bảng hiện của lao động và ta chỉ chia
giá trị gia tăng theo một yếu tố duy nhất là lao động mà không tính toán tới
vốn. Ta cũng có thể tính theo cùng cách đối với vốn: năng suất Bảng thị của
vốn bởi quan hệ Giá trị gia tăng thuần / Vốn của hộ).
Giá trị gia tăng là một kết quả quan trọng bởi vì nó cho phép so sánh
hoạt động có hiệu quả cao giữa các hộ mà không cần phải xem xét sự phân
chia của giá trị sản phẩm.
Cần phải chú ý là bằng phương pháp tính của nó thì giá trị gia tăng
thuần thể hiện cả tình trạng của giá cả nông nghiệp. Ví dụ một Giá trị gia tăng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status