Một số giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường bột mì của Tổng công ty lương thực miền Nam - Pdf 29


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------
NGUYỄN THỊ TÚY LAN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
CỦNG CỐ & MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG BỘT MÌ
CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM

-----------------------------------

LUẬN ÁN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : Quản Trò Kinh Doanh
Mã ngành : 5.02.05

1.2.3/ Tổ chức tiêu thụ của ngành sản xuất bột mì Việt Nam …………… 9

CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BỘT MÌ CỦA
TCT LƯƠNG THỰC MIỀN NAM ……………………………………………….. 11

2.1/ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SẢN XUẤT BỘT MÌ CỦA
TCT LƯƠNG THỰC MIỀN NAM ………...……………………………………. 11
2.1.1/ Tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật ………………………………. 11
2.1.2/ Tiềm năng về vốn, con người ………………………………………… 13
2.1.3/ Tiềm năng về vò trí đòa lý …………………………………………….. 14

2.2/ ĐÓNG GÓP CỦA NGÀNH SẢN XUẤT BỘT MÌ TRONG SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA TCT LƯƠNG THỰC MIỀN NAM ……….……………………. 15
2.3/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BỘT MÌ CỦA TCT LƯƠNG
THỰC MIỀN NAM ……………………………………………………………… 16
2.3.1/ Tình hình sản xuất bột mì của TCT Lương thực Miền Nam ……… 16
2.3.1.1/ Tình hình nguyên liệu phục vụ sản xuất ………………………… 16
a/ Nguồn nguyên liệu ……………………………………………………
16

-2-
b/ Công tác nhập khẩu nguyên liệu …………………………………….. 17
c/ Công tác tiếp nhận, tồn trữ và bảo quản nguyên liệu ………………. 18
2.3.1.2/ Tình hình sản xuất ……………………………………………….. 20
a/ Tình hình vận hành, khai thác máy móc thiết bò ……………………. 20
b/ Công nghệ sản xuất………………………………………………….. 21
2.3.2/ Tình hình tiêu thụ bột mì của TCT Lương thực Miền Nam ……….. 22


3.1/ CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU LÀM CĂN CỨĐỀ RA GIẢI PHÁP….. 41
3.1.1/ Các quan điểm …………………………………………………………. 41
3.1.2/ Mục tiêu ………………………………………………………………… 42

3.2/ CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
SẢN PHẨM BỘT MÌ CỦA TCT LƯƠNG THỰC MIỀN NAM ……….……… 43

-3-
3.2.1/ Nhóm giải pháp về thò trường …………………………………………. 43
3.2.1.1/ Cần tổ chức bộ phận nghiên cứu thò trường
tại các Công ty thành viên ……………………………………………......... 43
3.2.1.2/ Giải pháp về thò trường tiêu thụ sản phẩm……………………….. 44
a./ Giải pháp cho thò trường nhà máy sản xuất
dùng nguyên liệu bột mì …………………………………………………. 45
b./ Giải pháp cho thò trường đại lý phân phối sản phẩm bột mì………... 46
3.2.2/ Nhóm giải pháp về sản phẩm, dòch vụ ……………………………….. 46
3.2.2.1/ Giải pháp sản xuất theo yêu cầu đặc trưng của khách hàng …… 46
3.2.2.2/ Giải pháp phát triển sản phẩm mới: Bột mì làm nguyên liệu cho
ngành sản xuất thức ăn nuôi tôm …………………………………………. 49
3.2.2.3/ Giải pháp phát triển sản phẩm mới: Sản xuất bột bắp…………... 50
3.2.3/ Nhóm giải pháp về chi phí …………………………………………….. 52
3.2.3.1/ Giải pháp mua lúa đón đầu……………………………………….. 52
3.2.3.2/ Đầu tư hệ thống hút lúa xá vàøo kho nguyên liệu…………………. 54
3.2.3.3/ Đầu tư hệ thống băng cào, băng tải để đưa lúa xá vào
phân xưởng sản xuất ……………………………………………………….. 56
3.2.3.4/ Giải pháp mở tổng kho, vận chuyển bột mì bằng
xà lan xuống Cần Thơ ……………………………………………………… 57

3.3/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ……….………………………………………………. 59

năng cho ngành sản xuất bột mì.
Từ năm 1997 đến nay, với chủ trương mở cửa nền kinh tế, đầu tư nước
ngoài vào nước ta tăng nhanh bên cạnh việc khuyến khích đầu tư trong nước,
hàng loạt các nhà máy bột mì ra đời với nhiều hình thức đầu tư như 100% vốn
nước ngoài, liên doanh, tư nhân đã tạo ra một môi trường kinh doanh mới năng
động hơn. Việc cấp giấp phép sản xuất bột mì không theo qui hoạch của một số
cơ quan chức năng của Nhà nước ta đã làm cho tốc độ tăng cung về bột mì vượt
quá xa tốc độ tăng của cầu về bột mì, chính vì thế cuộc chiến cạnh tranh giành
giật thò phần của gần 30 nhà máy sản xuất bột mì lớn nhỏ trên cả nước nói
chung, và của 3 nhà máy trong TCT Lương thực Miền Nam nói riêng ngày càng
diễn ra gay gắt hơn, khốc liệt hơn, làm ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận cũng
như hiệu quả kinh tế của toàn ngành.
Trước đây TCT Lương thực Miền Nam đã từng là nhà sản xuất và cung
ứng gần như độc quyền sản phẩm bột mì trên phạm vi toàn quốc nhưng từ khi có
cạnh tranh, thò trường bột mì của TCT Lương thực Miền nam đã và đang bò đang
mất dần, các đối thủ cạnh tranh ngày càng chiếm ưu thế. Để tồn tại và phát triển

-5-
trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, cần phải đánh giá lại mình tìm
ra điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh, phải phân tích thò trường để
tìm ra cơ hội hay mối đe dọa để từ đó có thể đưa ra các đối sách nhắm củng cố
hay mở rộng thò trường tiêu thụ bột mì của mình, nếu không ngành sản xuất bột
mì của TCT Lương thực Miền Nam sẽ bò các đối thủ cạnh tranh đánh bật ra khỏi
cuộc chiến.
Thế nhưng, hiện nay TCT Lương thực Miền Nam chưa thấy được nguy cơ
bò đào thải ấy, chưa có một đối sách dài hạn nào nhằm củng cố và mở rộng thò
trường bột mì của mình. Trước thực trạng đó, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp
nhằm củng cố và mở rộng thò trường bột mì của TCT Lương thực Miền
Nam” trên cơ sở phân tích các lợi thế cạnh tranh riêng có của 3 nhà máy bột mì
trong TCT Lương thực Miền Nam về vốn, qui mô sản xuất, kinh nghiệm, khả

Chương 1: Tổng quan về thò trường và thò trường bột mì Việt Nam
Chương 2: Thực trạng phát triển thò trường bột mì của TCT Lương thực Miền
Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm củng cố & mở rộng thò trường bột mì của TCT
Lương thực Miền Nam
Nguồn số liệu được sử dụng trong luận án : qua số liệu thống kê ngành, qua điều
tra thực tế tại một số doanh nghiệp sản xuất & kinh doanh bột mì, các báo cáo,
tổng hợp của các Nhà máy, TCT Lương thực Miền Nam.
-7-

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG & THỊ TRƯỜNG
BỘT MÌ VIỆT NAM
1.1/ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
1.1.1/ Một số khái niệm căn bản:
1.1.1.1 Khái niệm về thò trường : Khái niệm thò trường có nhiều nghóa
khác nhau tùy theo cách tiếp cận.
Theo quan điểm các nhà kinh tế thì “Thò trường là một sự sắp xếp qua đó
người mua và người bán một loại sản phẩm tương tác với nhau để quyết đònh giá
cả và sản lượng”.

thủ hạ giá bán bằng với mức giá mà công ty đặt ra, thì với lợi thế mức giá thành
thấp, công ty sẽ có mức lợi nhuận cao hơn.
Thứ hai: Nếu cuộc chiến tranh giácả xảy ra (thường xảy ra ở giai đoạn
bảo hoà trong chu kỳ sống của sản phẩm). Công ty hoạt động với chi phí thấp sẽ
có lợi thế là cầm cự tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Phương cách khác biệt hóa sản phẩm hoặc dòch vụ: Nếu tạo được lợi thế
cạnh tranh khác biệt hơn hẳn đối thủ, Doanh nghiệp có thể đònh giá sản phẩm
cao hơn giá thông thường, gia tăng doanh số nhờ thu hút được khách hàng thích
nhãn hiệu có đặc trưng nổi bật, xây dựng lực lượng khách hàng trung thành với
nhãn hiệu, có thể gia tăng lợi nhuận khi mức chênh lệch giá cả sản phẩm lớn
hơn mức tăng chi phí để tạo sự khác biệt.
Tuy nhiên, việc thực thi phương cách này sẽ bò thất bại khi khách hàng
không coi trọng tính khác biệt của nhãn hiệu so với nhãn cạnh tranh khác hoặc
sự khác biệt quá đơn giản, dễ bò đối thủ cạnh tranh bắt chước. Chính vì thế
Doanh nghiệp cần xem xét kỹ các chủ đề để tạo sự khác biệt có tính bền vững
so với các đối thủ cạnh tranh trên cơ sở dựa vào những ưu thế riêng có của mình
như chất lượng, thương hiệu, tính năng, dòch vụ.

-9-
Phương cách chi phí thấp hợp lý kết hợp với tạo sự khác biệt các yếu tố
đầu ra: Theo quan điểm này, Doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng những
giá trò vượt trội so với gía cả sản phẩm bằng cách đáp ứng tốt nhất các mong
muốn của khách hàng với các thuộc tính của sản phẩm như chất lượng cao, dòch
vụ tốt, các đặc trưng nổi bật với mức giá cả hợp lý nhất.
Phương cách trọng tâm hóa: Doanh nghiệp có thể tập trung sự chú ý của
mình vào một phân khúc hẹp như khu vực đòa lý, sản phẩm hay đối tượng khách
hàng, nơi mà đối thủ cạnh tranh chưa có hay chưa đáp ứng tốt nhu cầu và mong
muốn của khách hàng với mục tiêu là dựa vào lợi thế về chi phí hoặc lợi thế về
khác biệt hóa sản phẩm/ dòch vụ cao hoặc cả hai để phục vụ khách khàng tốt
hơn đối thủ cạnh tranh trên những phân khúc thò trường này.

dễ phát triển sự trung thành của người tiêu dùng với nhãn hiệu sản phẩm.
Đối với doanh số, lợi nhuận: Việc giảm chi phí theo qui mô đã giúp cho
Doanh nghiệp có thể bán với giá ngang bằng giá của các đối thủ cạnh tranh mà
vẫn có lợi nhuận nhiều hơn, hoặc có thể đònh giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh để
gia tăng doanh số làm cho lợi nhuận trên từng đơn vò sản phẩm có thể bằng
nhưng tổng lợi nhuận lại tăng hơn.
Đối với việc cải tổ doanh nghiệp: Việc mở rộng thò trường đã thúc ép
doanh nghiệp phải tự cải tổ, đổi mới, tái lập lại cấu trúc doanh nhiệp nhằm đáp
ứng nhu cầu tăng qui mô sản xuất, mở rộng thò trường, đồng thời cũng là điều
kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường luôn biến
động của thời đại ngày nay.
Đối với cạnh tranh: Việc mở rộng thò trường đã tạo nên áp lực cho các
đối thủ cạnh tranh hiện tại, và làm cho các đối thủ tiềm ẩn phải cân nhắc khi
thâm nhập thò trường.
1.2/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BỘT MÌ VIỆTNAM
1.2.1/
Khái quát về sản phẩm bột mì
Sản phẩm bột mì tại thò trường Việt Nam chủ yếu được chia ra làm các
dạng như sau:
- Bột mì làm nguyên liệu cho sản xuất bánh mì.
- Bột mì làm nguyên liệu cho sản xuất các loại bánh kẹo.
- Bột mì làm nguyên liệu sản xuất thức ăn nhanh dạng sợi như mì ăn
liền, mì sợi, nui…
Nhìn chung, với nguyên liệu sản xuất là bột mì, người ta có thể sản xuất
ra các dạng thực phẩm ăn nhanh, ưu điểm là tỷ lệ đạm cao, dễ nấu nướng, giá cả

-11-
chấp nhận được và thời gian bỏ ra cho bữa ăn rất ít, phù hợp với môi trường làm
việc, học tập trong xã hội hiện nay.
Sản phẩm bột mì được sản xuất theo một qui trình công nghệ xay xát, từ

600tấn/ngày (và nâng lên 950 tấn/ngày vào những năm 1990), trong khi đó nhu
cầu tiêu thụ bột mì trong nước tương đối lớn, nên phần lớn là phải nhập khẩu bột
mì. Đầu những năm 2000, chính phủ quyết đònh đầu tư thêm hai nhà máy, một ở
Cái Lân và một ở Đà Nẵng. Đây cũng chính là thời gian mà các đòa phương
trong toàn quốc “đua nhau”, tạo cơ chếù thông thoáng, kêu gọi, thu hút đầu
tư…Chính phủ cũng đồng thời thực hiện việc nâng cấp giấy phép đầu tư cho các
tỉnh, thành, các khu công nghiệp. Chính vì thế mà chỉ trong một thời gian ngắn,
hàng loạt dự án xây dựng nhà máy bột mì được cấp giấy phép, hoạt động. Đến
nay đã có gần 30 nhà máy bột mì trên cả nước. Công suất khoảng 1,5 - 2triệu
tấn/năm. Sản lượng bột mì nhập khẩu cũng vì thế mà giảm dần theo các năm,
hiện nay lượng bột mì nhập khẩu hàng năm rất thấp, chỉ khoảng 36 nghìn
tấn/năm, chiếm tỷ lệ khoảng 4,5% tổng cung bột mì. Có thể nhận thấy, sản xuất
bột mì trong nước đã gần như đáp ứng được hết các nhu cầu sử dụng bột mì trong
nước, chỉ còn một lượng bột mì rất nhỏ được nhập khẩu, chủ yếu để đáp ứng một
số nhu cầu riêng biệt. Theo số liệu thống kê, lượng bột mì được nhập khẩu qua
các năm như sau:
Bảng 1.3: Sản lượng bột mì nhập khẩu
Năm
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Sản lượng(nghìn tấn)
254,2 296 151,6 271 150 86,7 65,6 61.6 51
Nguồn: Niên giám thống kê
Tổng cầu về bột mì : là toàn bộ lượng bột mì mà ngøi mua muốn mua
trong một năm. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ bột mì nước ta khoảng 800.000 đến
1.000.000 tấn/năm.
Như vậy, với khả năng sản xuất bột mì trong nước khoảng 1,5 - 2 triệu
tấn/năm, đã vượt quá xa cầu về bột mì. Theo dự báo của các nhà kinh tế thì tốc
độ tăng trưởng bột mì của Việt Nam là 10%/năm. Với tốc độ tăng trưởng như

-13-

cạnh: chất lượng, số lượng và chu kỳ cung ứng. Với công nghệ lạc hậu thì chất
lượng bột mì sẽ kém, số lượng nhỏ và chu kỳ sản xuất dài, điều này cũng có
nghóa là khả năng đáp ứng của cung thấp. Ngược lại, nếu công nghệ sản xuất
hiện đại thì chất lượng bột mì sản xuất sẽ tốt, công suất lớn và chu kỳ sản xuất
sẽ được rút ngắn, từ đó làm cho giá thành hạ, khả năng đáp ứng của cung cao.
Hiện nay, TCT Lương thực Miền Nam là doanh nghiệp có công nghệ sản xuất
tiên tiến, qui mô sản xuất lớn nhất nước.
Thứ ba: Là nguồn nguyên liệu. Khí hậu Việt Nam không thích hợp để
trồng lúa mì, là nguồn nguyên liệu để sản xuất bột mì, mà toàn bộ nguyên liệu
lúa mì đều được nhập từ Úc, Mỹ, n Độ, Trung Quốc; Vì thế, việc sản xuất bột
mì thiếu tính chủ động, thiếu tính ổn đònh về số lượng cũng như chất lượng.
Thứ tư: Là hệ thống luật pháp và chính sách của Nhà nước.
Luật pháp và chính sách của Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ đến thò
trường bột mì nói chung, cung cầu về bột mì nói riêng. Nhà nước tăng thuế nhập
khẩu lúa mì từ 0% lên 5% từ năm 2000 đã làm cho giá thành bột mì tăng lên
đáng kể, từ đó làm cho giá của sản phẩm sau bột mì cũng tăng góp phần làm
tăng giá cả thò trường, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiêu thụ bột mì.
Ngoài ra, việc Chính Phủ thực hiện việc phân cấp cấp phép đầu tư cho
các Tỉnh, Thành, Khu Công nghiệp đã làm cho hàng loạt dự án xây dựng nhà
máy bột mì được cấp phép trong thời gian ngắn, và đến nay đã có khoảng 30 nhà
máy sản xuất bột mì trên cả nước, với công suất lên đến 1,5 đến 2 triệu tấn/
năm, đây là một trong những nguyên nhân làm cung vượt quá cầu, từ đó làm
giảm hiệu quả đầu tư của các công ty, nhà máy do sử dụng không hết công suất
và cũng làm cho tình hình cạnh tranh trên thò trường bột mì gay gắt hơn.
Môi trường chính trò cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thò trường bột mì,
trùc khi Mỹ bỏ cấm vận, việc nhập lúa mì từ Mỹ cũng như việc xuất sản phẩm
sau bột mì sang thò trường này gặp rất nhiều trở ngại, ảnh hưởng không nhỏ đến

-15-
sản xuất kinh doanh ngành bột mì. Vì thế ổn đònh chính trò là điều kiện đảm

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BỘT MÌ CỦA
TCT LƯƠNG THỰC MIỀN NAM
2.1/ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SẢN XUẤT BỘT MÌ CỦA
TCT LƯƠNG THỰC MIỀN NAM
TCT Lương thực Miền Nam là một doanh nghiệp Nhà Nước, với 29 đơn vò
thành viên từ Đà Nẵng đến Cà Mau có tổng vốn Nhà nước đến năm 2003 là
1.094 tỷ đồng, được Nhà Nước, Bộ Nông nghiệp & Phát Triển Nông Thôn giao
nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm chế
biến vừa giải quyết vấn đề lương thực quốc gia, vừa thực hiện mục tiêu xuất
khẩu lương thực, thực phẩm.
Với 3 công ty sản xuất và kinh doanh bột mì gồm Công ty Bột mì Bình
Đông, Công ty Bột mì Bình An (TP. HCM) và công ty Bột mì Việt-Ý (Đà Nẵng),
TCT đã đầu tư đúng mức cho ngành bột mì về vốn, máy móc thiết bò, đội ngũ
cán bộ, nhân viên nhiều kinh nghiệm, có kiến thức và được đào tạo bài bản và
do vậy đã tạo cho các công ty bột mì thành viên một nội lực đủ để tồn tại và
phát triển, nhưng việc tìm ra con đường đi cho mình trong bối cảnh thò trường bột
mì cạnh tranh như hiện nay là một việc làm hết sức nan giải.
2.1.1/
Tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, TCT Lương thực Miền Nam
đã cung ứng gần như độc quyền sản phẩm bột mì trên toàn quốc với khả năng
cung ứng của 2 nhà máy bột mì đó là công ty bột mì Bình Đông và Bình An. Từ
năm 2002 TCT Lương thực Miền Nam đã đầu tư xây dựng thêm một nhà máy
sản xuất và kinh doanh bột mì Việt –Y Ùtại Đà Nẵng. Đến nay, với nhiều lần
nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, kỹ thuật, ba nhà máy bột mì đã giúp cho TCT
trở thành nhà sản xuất có khả năng cung ứng bột mì lớn nhất Việt Nam với các
tiềm lực sau:

-17-

2
) 1 72,937
Lúa mì sử dụng (tấn) / năm 2 311,667
Bột mì sản xuất (tấn) / năm 3 220,000
Tỷ lệ thu hồi 4 71% MS3 / MS2
Công suất thiết kế (tấn
lúa/ngày)
5 1,650
Sản lượng sản xuất theo thiết
kế (tấn bột/năm)
6 335,435 MS5 x 6 (ngày sản xuất /tuần)
x 4 (tuần) x 12 (tháng) x MS4
Công suất khai thác thực tế 7 66% MS3 / MS6
Nguồn: Phòng Kỹ thuật & QL Đầu tư- TCT Lương thực Miền Nam

-18-
2.1.2/ Tiềm năng về vốn, con người
Về vốn: Bằng việc kinh doanh lâu năm và uy tín của mình trong nhiều lónh
vực đặc biệt là xuất nhập khẩu lương thực, TCT Lương thực Miền Nam đã có
quan hệ tốt với hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là Ngân hàng Ngoại
thương và Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn. Do đó, TCT đã có
nhiều lợi thế về vốn trong việc vay vốn, bên cạnh việc sử dụng hiệu quả nguồn
vốn tự có, lợi thế này không phải bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có thể có
được, điều này giúp cho các Công ty bột mì của TCT có điều kiện mua nguyên
liệu nhập khẩu với số lượng lớn dùng cho cả 3 Nhà máy để có được giá nguyên
liệu tốt nhất.
Về con người: 3 Công ty bột mì của TCT Lương thực Miền Nam có
khoảng 600 lao động thường xuyên, đa số đã có kinh nghiệm, kiến thức trong
lónh vực xay xát bột mì, đồng thời TCT luôn chủ động liên hệ với các Hiệp hội
lúa mì trên thế giới để gửi người đi học các chuyên ngành xay xát, chế biến bột

khả năng cạnh tranh của TCT Lương thực Miền Nam trên thò trường bột mì.
2.2/ VAI TRÒ CỦA NGÀNH SẢN XUẤT BỘT MÌ TRONG SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA TCT LƯƠNG THỰC MIỀN NAM
Ngành bột mì luôn là một ngành kinh doanh quan trọng của TCT với sản
lượng bán ra hàng năm khoảng 215.000 – 220.000 tấn, đứng thứ ba sau các
ngành kinh doanh gạo (2.450.000 tấn/năm) và phân bón (375.000 tấn/năm);
đồng thời sản xuất & kinh doanh bột mì cũng là ngành đem lại lợi nhuận cao
cho TCT Lương thực Miền Nam (bình quân 40 tỷ đồng/năm), góp phần giải
quyết việc làm, nộp ngân sách và đóng góp cho sự phát triển chung của Ngành.
Tính đến năm 2003, ba công ty bột mì của TCT Lương thực Miền Nam
luôn nằm trong số 18 trên 29 Công ty thành viên có lãi, với mức lợi nhuận chiếm
gần trên 50% tổng lợi nhuận của nhóm công ty này. Ngành bột mì của TCT

-20-
Lương thực Miền Nam đã giúp cho TCT cân đối được các khoản lỗ của hơn 10
công ty đang khó khăn, góp phần giải quyết được chế độ cho người lao động
trong thời gian sắp xếp lại hoạt động của TCT, góp phần bù đắp một phần chênh
lệch về việc trợ giá thu mua lúa gạo cho nông dân để thực hiện các chương trình
lương thực quốc gia, tăng kim ngạch xuất khẩu gạo trong bối cảnh hạt gạo Việt
nam chưa có thương hiệu trên thò trường Thế Giới.
Tóm lại, các Công ty bột mì trong TCT Lương thực Miền Nam hiện đang
kinh doanh có lãi và góp phần đáng kể trong tổng thể hoạt động sản xuất kinh
doanh của TCT.
2.3/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BỘT MÌ CỦA TCT LƯƠNG
THỰC MIỀN NAM
2.3.1/
Tình hình sản xuất bột mì của TCT Lương thực Miền Nam
2.3.1.1/ Tình hình nguyên liệu phục vụ sản xuất
a/ Nguồn nguyên liệu
Việt Nam không thể trồng được lúa mì để sản xuất bột mì mà phải nhập

Stt Chủng loại lúa
Bột mì
Bình Đông
Bột mì
Bình An
Bột mì
Việt Ý
Tổng cộng
1 Lúa mì c 81,000 54,000 27,000
162,000
2 Lúa mì n Độ 40,000 26,667 13,333
80,000
3 Lúa mì Trung Quốc 30,000 20,000 10,000
60,000
4 Lúa mì Mỹ 4,500 3,000 1,500
9,000

Tổng cộng 55,500 103,667 51,833 311,000
Nguồn: Phòng Kế hoạch, Kinh doanh & Tiếp thò- Tổng CT Lương thực Miền Nam
Trên thực tế, trước khi xúc tiến nhập khẩu lúa nguyên liệu, TCT Lương
thực Miền Nam thường điều phối lượng lúa nguyên liệu tồn kho giữa ba Công ty
bột mì thành viên. Khi một loại lúa tồn kho tại các nhà máy đã ở mức tồn kho
tối thiếu cho phép, TCT Lương thực Miền Nam mới tiến hành nhập khẩu nguyên
liệu đó. Với phương thức nhập khẩu nguyên liệu như trên, TCT Lương thực Miền
Nam có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

-22-
• Ưu điểm
- Việc nhập khẩu nguyên liệu cho cả 3 Công ty bột mì thành viên (bình quân
10.000 tấn/chuyến) đã thỏa mãn được điều kiện về sản lượng khi nhập qua các

Lúa nguyên liệu được tồn trữ trong hệ thống kho nguyên liệu được thiết
kế và xây dựng xung quanh các phân xưởng sản xuất với diện tích tương đối lớn
khoảng 73.000 m
2
. Hiện nay, các Công ty bột mì của TCT thực hiện công tác tồn
trữ và bảo quản nguyên liệu theo qui trình sau:
- Lúa nguyên liệu sau khi nhập vào kho được phân vùng, chất cây và thủ
kho lập thẻ để theo dõi và báo cáo số lượng xuất vào sản xuất .
- Phòng Kỹ thuật của các nhà máy thường xuyên kiểm tra đònh kỳ chất
lượng các loại lúa có trong kho, trung bình là 1 tuần một lần cho tất cả các loại
lúa trong kho để đảm bảo phát hiện kòp thời những phát sinh làm ảnh hưởng đến
chất lượng lúa nguyên liệu như độ ẩm, sâu mọt, chuột, …
- Lúa được đưa vào các phân xưởng sản xuất theo kế hoạch điều độ bằng
xe tải và được xác đònh khối lượng thực tế qua cân ôtô.
- Bột mì và cám mì thành phẩm sau khi qua qui trình sản xuất được đóng
bao tại kho thành phẩm bằng hệ thống đường ống.
- Hệ thống kho thành phẩm được bố trí nằm cặp sát phân xưởng sản xuất,
ở đây, thành phẩm cũng được phân loại, chất cây để theo dõi số lượng nhập,
xuất và kiểm tra chất lượng 1 tuần 2 lần.
- Để đảm bảo xử lý tốt các phát sinh hiện tượng sâu mọt, vốn rất thường
xuyên xảy ra trong sản xuất và tồn trữ bột mì, TCT Lương thực Miền Nam đã ký
hợp đồng khử trùng thường xuyên với VFC (Vietnam Fumigation Company –
Công ty Khử Trùng Việt Nam) để thực hiện công tác xông trùng kho, phân
xưởng sản xuất đònh kỳ 2 lần/ 1 năm đối với phân xưởng, 4 lần/ 1 năm đối với hệ
thống kho và xông trùng nguyên liệu, thành phẩm căn cứ vào tình hình thực tế
sau khi phối hợp kiểm tra cùng Phòng Kỹ thuật các Công ty bột mì thành viên.

-24-
Nhận xét: Việc chất cây nguyên liệu trong kho như hiện nay có ưu điểm
là dễ quản lý về số lượng, chủng loại, nhưng lại đòi hỏi chuyên môn cao trong


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status