Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. - Pdf 29



1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU ĐỨC QUYÊN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Phát triển nông thôn
Khoa : Kinh tế và PTNT
Khóa học : 2010-2014


Sinh viên thực hiện Triệu Đức Quyên 3
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích nghiên cứu 2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4. Ý nghĩa của đề tài 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1. Một số khái niệm 4

2.1.1. Khái niệm cơ hội 4

2.1.2. Khái niệm phát triển 4



3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17

3.2. Nội dung nghiên cứu 17

3.3. Phương pháp nghiên cứu 17

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 17

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 18

3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu 19
4
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20

4.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 20

4.1.1 Đặc điểm tự nhiên 20

4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 23

4.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã
Động Đạt 29

4.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế

quá trình ra quyết định ở cơ quan, đơn vị, gia đình 59

4.4.6. Giải pháp hoạt động khuyến nông và thông tin nông nghiệp đối
với phụ nữ 59

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

5.1. Kết luận 61

5.2. Kiến nghị 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Kết quả lựa chọn nhóm hộ điều tra 18
Bảng 4.1: Diện tích đất phân loại theo đất của xã Động Đạt và một số xã lân
cận năm 2013 21
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Động Đạt 2011 – 2013 22
Bảng 4.3. Tình hình dân số xã Động Đạt giai đoạn 2011- 2013 24
Bảng 4.4. Lao động xã Động Đạt chia theo giới tính giai đoạn 2011 – 2013 25
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính của xã
Động Đạt từ năm 2011 - 2013 26
Bảng 4.6. Nữ trong các nhóm tuổi từ năm 2011 – 2013 29
Bảng 4.7. Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2013 31
Bảng 4.8 Trình độ của cán bộ hội đoàn thể nhiệm kì 2011 - 2016 33
Bảng 4.9. Phân loại kinh tế hộ tại xã Động Đạt theo chuẩn mới và mức sống
7
DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
UBND Ủy Ban Nhân Dân
HĐND Hội Đồng Nhân Dân
NN & PNNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
LĐ & TBXH Lao động & Thương binh xã hội
TB Trung bình
Đoàn TN Đoàn Thanh niên
CĐ, ĐH Cao đẳng, Đại học
LHPN Liên hiệp Phụ nữ
CNVC Công nhân viên chức 1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao

đang góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội của toàn xã. Tuy
nhiên, sự đóng góp này chưa được ghi nhận một cách xứng đáng, chưa tương
xứng với vị trí và vai trò của họ trong nền kinh tế, trong các mối quan hệ xã
hội và đời sống gia đình. Đặt biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, người
phụ nữ vừa phải tham gia hoạt động trong xã hội, vừa đảm nhiệm vai trò
trong gia đình là một người vợ, người mẹ…
Qua quá trình công tác và nghiên cứ trong lĩnh vực liên quan đến phụ
nữ, nhiều câu hỏi được đặt ra cho bản thân, cho các cấp hội ban ngành đoàn
thể: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ hiện nay như thế nào? Thực
trạng và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ hiện nay ra sao? Giải
pháp tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nâng cao năng lực cho phụ nữ ?
Vì vậy nghiên cứu về vai trò của phụ nữ nông thôn xã miền núi Động Đạt
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình
được đặt ra như một nhu cầu cấp bách, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính
khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng này, qua đó thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và sự nhận thức sâu sắc về những
tiềm năng to lớn của người phụ nữ, những cản trở sự tiến bộ của phụ nữ trong
quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn, và hộ gia đình tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình
tại xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hoạt động của phụ nữa trong phát triển kinh tế hộ gia
đình nông thôn, đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ phát
huy tiền năng về mọi mặt để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống
gia đình góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong xã Động Đạt. 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu

thuận lợi đó [4].
2.1.2. Khái niệm phát triển
- Phát triển được hiểu là một xã hội đạt đến mức thỏa mãn các nhu cầu
mà xã hội ấy coi là thiết yếu. Các nhu cầu ấy bao gồm: dinh dưỡng, giáo dục,
sức khỏe, vệ sinh, cung cấp nước sạch [2].
- Phát triển là sự tăng lên cả mặt số lượng và chất lượng. Hay nói cách
khác phát triển được coi là sự tăng trưởng về kinh tế, sự tiến bộ về xã hội và
sự bền vững về môi trường [2].
- Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống
của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã
hội (Ranan Weitz, 1995) [1].
2.1.3. Khái niệm công bằng
Công bằng xã hội về phương diện kinh tế không có nghĩa là thành quả
phát triển của xã hội được chia đồng đều cho mọi người.Công bằng trước hết
phải được hiểu là sự bình đẳng trong cơ hội (equal opportunity), cơ hội làm
việc, cơ hội đầu tư, nghĩa là bình đẳng trong việc tiếp cận những cơ hội mà
với cố gắng và năng lực con người có thể đạt đến một mức sống cao hơn hiện
nay. Nói khác đi, nếu mọi tầng lớp dân chúng đều có cơ hội tham gia quá
trình phát triển và được hưởng thành quả tương ứng với sức lực, khả năng và
trí tuệ của họ thì đó là sự phát triển trong công bằng [3]. 5
2.1.4. Khái niệm phụ nữ nghèo chủ hộ
- Khái niệm phụ nữ: Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã
trưởng thành, hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội [9].
- Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người
hay toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc
điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ
thể họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường [9].

Kinh tế hộ gia đình nông thôn là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư
liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của
gia đình để sản xuất và thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn,
nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu
hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao [21].
Tóm lại trong nền kinh tế hộ gia đình nông dân được quan niệm trên
các khía cạnh:
- Hộ gia đình nông dân (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân
tích kinh tế, các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao
động…) được góp thành vốn chung,mọi người đều hưởng phần thu nhập và
mọi quyết định đều dựa trên ý chung của các thành viên là người lớn trong hộ
gia đình.
- Gia đình (family) là một đơn vị xã hội xác định với các mối quan hệ
họ hàng, có cùng chung huyết tộc. Trong nhiều xã hội khác nhau các mối
quan hệ họ hàng xây dựng nên một gia đình rất khác nhau. Gia đình chỉ được
xem là hộ gia đình (Household) khi các thành viên gia đình có cùng chung
một cơ sở kinh tế. [21]
2.2. Vai trò của phụ nữ
2.2.1. Vai trò vốn có của người phụ nữ
Con người là hoa của đất và người phụ nữ là hương hoa của cuộc đời.
Nói đến phụ nữ là nói đến một nửa nhân loại. Nói như Hồ Chủ tịch “Muốn giải 7
phóng giai cấp trước hết là giải phóng phụ nữ”. Vai trò của người phụ nữ luôn
được xã hội coi trọng và ghi nhận. Phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong xã
hội, không chỉ giỏi công việc gia đình mà còn tích cực tham gia công tác xã
hội, gặt hái nhiều thành công trên các lĩnh vực. Vai trò của người phụ nữ trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng được khẳng định một cách
rõ nét hơn. Đó là những vai trò sản xuất, tái sản xuất và vai trò cộng đồng.

thuế và nuôi sống gia đình họ. Vì vậy người nông dân buộc phải làm thêm
nhiều nghề phụ và phát triển buôn bán nhỏ để đảm bảo cuộc sống. Những công
việc này phần lớn cũng do phụ nữ đảm nhiệm. Phụ nữ tham gia vào mọi hoạt
động sản xuất cũng như hoạt động buôn bán trong xã hội.
Trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ Nữ Việt Nam
Trong Thế Kỷ XXI” do Quỹ Phát triển Phụ Nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM và
Hội phụ nữ Việt Nam tổ chức dưới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc
tại Việt Nam, Chủ tịch Hội phụ Nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người
phụ nữ Việt Nam: “Trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp tích
cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Là một lực lượng lao động xã hội
đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát triển
theo xu thế chung của nhân loại”.
Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu
sắc và có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển
đất nước [6].
2.2.1.2.Vai trò tái sản xuất
Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản
thân con người để duy trì và phát triển xã hội góp phần sáng tạo nên nền văn
hoá nhân loại và là lực lượng không thể thiếu trong đấu tranh giai cấp, đấu
tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại. 9
Trước hết phải nói rằng, phụ nữ có ảnh hưởng to lớn đến hạnh phúc và
sự ổn định của gia đình. Đối với gia đình, phụ nữ là người chăm sóc và giáo
dục con cái chủ yếu, là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống và giữ vai trò trọng
yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ gia đình. Bất kỳ ở thời đại nào, quốc
gia nào, dân tộc nào sự ảnh hưởng của người phụ nữ cũng có sức lan tỏa rộng
lớn và thẩm thấu vào từng tế bào của xã hội tạo nên nó, nuôi sống nó. Họ là

lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, công
nghiệp dịch vụ, may mặc Chị em đã có những đóng góp tích cực vào nghiên
cứu, triển khai các đề tài khoa học, dự án, về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong
nông, lâm nghiệp, xây dựng thành công các mô hình sản xuất. Chị em tham
gia tích cực vào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, kết hợp giữa chăn nuôi với
trồng trọt, xây dựng các mô hình sản xuất hàng hóa. Phụ nữ ngành giáo dục
không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thi đua “dạy
tốt, học tốt” góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục của.
Trong buổi tiếp các trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ
lần thứ 11 (WLN) của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) diễn ra vào tháng 9 – 2006 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh
Triết khẳng định, Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai
trò của phụ nữ trong phát triển và hội nhập quốc tế. Chủ tịch nêu rõ: "Ở Việt
Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ hòa
bình và xây dựng đất nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Vai trò của phụ nữ hoàn toàn xứng đáng
với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành tặng: Anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang".
Với truyền thống đó, phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà”
tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào
các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trò của mình trên nhiều 11
lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ
nạn xã hội; thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân…có thể nói, vai trò của
phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp
quan trọng trong thành tựu của cách mạng Việt Nam [6].

biết nhiều về các loại phân bón, không biết nhiều về lúa giống, không được
quyết định làm cách nào để nâng sản lượng, chính vì thế họ sản xuất kém hơn
đàn ông là vậy. Bà Terry Raney, chuyên gia kinh tế của Tổ chức Nông lương
Thế giới cũng quả quyết rằng dù không trầm trọng nhưng nếu khoảng cách giới
tính trong nông nghiệp đó ở Việt Nam được san bằng thì phụ nữ có khả năng sản
xuất không kém nam giới, góp phần trực tiếp và tích cực trước hết vào sự an
toàn lương thực cho chính người dân Việt Nam của họ trước.”
Những điều này không chỉ là kêu gọi suông hay nói suông mà được,
không thể ngồi chờ ngày một ngày hai chính sách và luật lệ sẽ thay đổi sẽ tạo
thuận lợi hơn cho phụ nữ, bà Terry Raney chia sẻ tiếp. Theo bà người phụ nữ
phải nắm phần chủ động. Có những nhóm phụ nữ làm nông, có những nông
hội dành cho phụ nữ, qua đó chính người đàn bà khẳng định vai trò, khả năng
và chỗ đứng thực tế của mình trên đất đai, trên ruộng vườn mà chính họ đổ
mồ hôi một nắng hai sương tạo ra miếng ăn cũng như của cải cho gia đình và
đất nước của họ [7].
2.3. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn
2.3.1. Vấn đề sức khỏe
Sức khỏe là một tài sản hết sức quan trọng đối với con người, đối với
phụ nữ thì sức khỏe lại ngày càng quan trọng, vì nó không chỉ làm tăng khả
năng lao động của phụ nữ, mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và
các thành viên trong gia đình. Những bà mẹ khỏe mạnh, sẽ sinh ra những 13
người con khỏe mạnh. Vì thế, quan tâm và cải thiện sức khỏe cho phụ nữ là
một phương tiện cho việc phát triển kinh tế và phát triển con người.
- Về sức khỏe vật chất:
Qua kết quả khảo sát mức sống của Việt Nam (2010) cho thấy tình
trạng đau ốm theo giới tính như sau 68% (nữ) và 64% (nam). Tình trạng ốm
đau của phụ nữ cao hơn nam giới trong nghiên cứu trên đã phản ánh một thực

cái. Hiện nay 35% trẻ em ở Việt Nam bị suy dinh dưỡng (năm 2010).
- Về sức khỏe tinh thần:
Đời sống văn hóa nghèo nàn, sự thiếu đơn điệu trong đời sống văn hóa,
thiếu nơi vui chơi giải trí, hội họp sinh hoạt… Đời sống văn hóa nông thôn
nghèo nàn là một trong những lý do thúc đẩy thanh niên rời bỏ nông thôn ra
thành thị. Do vậy, xóa bỏ sự nghèo nàn trong đời sống văn hóa ở nông thôn
luôn là một yêu cầu bức thiết trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn. Hơn nữa, nó còn giúp ngăn chặn và loại bỏ những tệ nạn xã hội,
mê tín dị đoan, số đề…
2.3.2. Về chuyên môn kỹ thuật
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường trong những năm
gần đây đã thực sự giải phóng lao động và đặc biệt lao động nữ ở nông thôn thoát
ra khỏi những ràng buộc của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nhưng chưa thực sự
giải phóng họ khỏi những ràng buộc của thể chế và tập quán của nền kinh tế
truyền thống, cùng với thiếu hụt của về năng lực và điều kiện của lao động nữ
trong sản xuất, kinh doanh. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
không thể thành công nếu người dân ở nông thôn chỉ có kinh nghiệm được tích
lũy theo năm tháng mà thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới.
Với phụ nữ nông thôn hiện nay, trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ
có một ưu điểm nổi bật là sự khéo léo, tính toán giỏi giang và thành đạt chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của mỗi người, số thành công do được học 15
hành, đào tạo chưa nhiều. Nhược điểm này sẽ là một hạn chết không nhỏ
trong việc phát huy nguồn nhân lực để phát triển nông thôn.
2.3.3. Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn nhân lực và ra quyết định
Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, những ảnh hưởng của
bất bình đẳng giới trong sự phát triển là: sự hạn chế của phụ nữ trong tiếp cận
các nguồn lược sản xuất đất đai, các dịch vụ khuyến nông và tín dụng. Phụ nữ

không ít khó khăn trong việc nắm bắt các thể chế pháp luật, tìm nguồn vốn,
tìm kiếm thị trường, khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng khoa học kĩ
thuật mới hay các phương tiện hiện đại vào sản xuất và đời sống. Do vậy,
hiệu quả trong công việc và năng xuất lao động của họ luôn thấp hơn so với
nam giới.
2.3.5 Yếu tố bên trong nông hộ
Yếu tố không thể không nhắc đến có ảnh hưởng lớn tới vai trò của phụ nữ
đó chính là nguyên nhân chủ quan do chính họ gây ra. Phụ nữ thường cho
rằng, những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình con cái…là việc của họ. Họ
cũng tỏ ra không hài lòng về người đàn ông thạo việc bếp núc, nội trợ. Vì lẽ
đó, họ đã vô tình ràng buộc thêm trách nhiệm cho mình. Vậy nên, toàn bộ
công việc của gia đình và sản xuất càng đè nặng lên đôi vai người phụ nữ
khiến họ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần, họ tự mất dần vai trò của mình
trong gia đình cũng như trong xã hội. Như vậy, ta có thể khẳng định rằng, phụ
nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. Song có
nhiều nguyên nhân gây cản trợ sự tiến bộ và vai trò của họ trong cuộc sống.
Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động không tốt khiến cho phụ nữ
đặc biệt là phụ nữ nông thôn bị lâm vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói bất
bình đẳng. Vì thế cần phải tiến tới quyền bình đẳng đối với phụ nữ trên khắp
thế giới. Bình đẳng nam nữ nhằm giải phóng sức lao động xã hội, xây dựng
và củng có thêm về nền văn minh nhân loại.
17
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phương pháp quan sát: là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay gián
tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, dịa vật trên địa bàn
nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: là phỏng vấn dựa trên danh
mục các câu hỏi cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể
tùy thuộc vào ngữ cảnh hoặc đối tượng phỏng vấn.
- Phương pháp chọn mẫu:
+ Chọn điểm điều tra: Đề tài chọn ba thôn Đồng Nghiêm, Ao Chám,
Đuổm làm địa bàn nghiên cứu.
+ Chọn mẫu điều tra: Trong 353 hộ của ba thôn Đồng Nghiêm, Ao
Chám, Đuổm. Kết quả chọn mẫu được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.1: Kết quả lựa chọn nhóm hộ điều tra
Thôn
Số hộ
điều tra
Phân theo mức sống
Nghèo Trung bình Khá
Đồng Nghiêm 25 3 13 9
Ao Chám 25 3 15 7
Đuổm 35 5 16 14
Tổng 85 11 44 30
Đây là bước hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến độ chính xác
của các kết quả nghiên cứu. Vì vậy, hộ nghiên cứu phải đại diện cho các hộ
trong vùng, số mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên theo danh sách hộ và đảm
bảo đủ các hộ thuộc 03 nhóm hộ: nghèo, trung bình và khá.
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với nội
dung nghiên cứu của đề tài.
- Số liệu sơ cấp: Được tổng hợp và sử lý trên chương trình Exel.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status