Xây dựng và hướng dẫn học sinh lớp 10 THPT giải hệ thống bài tập chương Động lực học chất điểm - Vật lí 10 nâng cao theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề - Pdf 29



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Vật lí, phòng Sau Đại
học Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, cùng các thầy, cô giáo đã tận tình
giảng dạy quan tâm tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thế Khôi, đã tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Xin cảm ơn GV, HS trường THPT Xuân Hòa, THPT Bến Tre (Phúc
Yên – Vĩnh Phúc), gia đình, bạn bè cùng các học viên lớp K14 LL&PPDH bộ
môn Vật lí đã ủng hộ động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian
học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã cố gắng, do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực nghiệm
chưa thực hiện trên diện rộng nên luận văn còn có nhiều hạn chế, thiếu sót.
Tôi rất mong được sự đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ vô cùng quý báu ấy!

BT
BTVL
ĐC
GQVĐ
GV
HS
KHTN
KTM
NCTLM
PPDH
SGK
SBT
TN
TNSP
THPT
VL
Bài tập
Bài tập vật lí
Đối chứng
Giải quyết vấn đề
Giáo viên
Học sinh
Khoa học tự nhiên
Kiến thức mới
Nghiên cứu tài liệu mới
Phương pháp dạy học
Sách giáo khoa
Sách bài tập
Thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm

16
1.6. Các kiểu hướng dẫn HS phổ thông giải BTVL
19
1.7. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong hoạt động giải
BTVL của HS
22
1.8. Yêu cầu giải BTVL theo hướng GQVĐ
25
1.9. Thực trạng dạy học BTVL chương “ Động lực học chất
điểm” theo hướng GQVĐ ở trường phổ thông
27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
32
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI TẬP CHƯƠNG “
ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
33
2.1. Mục tiêu dạy học chương “ Động lực học chất điểm” - (Vật
lí 10 Nâng cao)
33
2.2. Hệ thống bài tập chương “ Động lực học chất điểm”
37
2.3. Hướng dẫn học sinh hệ thống và giải bài tập chương “Động
lực học chất điểm” – Vật lí 10 Nâng cao
41
nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển. Trước sự phát triển như vũ
bão của kinh tế và khoa học công nghệ, ngành giáo dục cần phải đào tạo đội
ngũ con người mang tầm vóc thời đại mới, đáp ứng được nhu cầu của xã hội
trong hiện tại và cả trong tương lai.
Đảng ta đã khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chính sách giáo
dục nước nhà sẽ đào tạo nên thế hệ tương lai có đủ tài trí để họ có thể trở
thành những người làm chủ của đất nước, đưa đất nước ngày càng phát triển.
Nghị quyết BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần 2, khóa VIII đã
xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ
bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ gắn bó với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí
kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp
thu văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng dân tộc và con người Việt Nam, có
ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học
và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác
phong công nghiệp, có tổ chức kỉ luật, có sức khỏe là những người kế thừa
xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên” [5].
Trước những đòi hỏi của sự phát triển đất nước và thực trạng của nền
giáo dục nước nhà, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số
15/1999 CT-BGD và ĐT về đổi mới PPDH trong các trường sư phạm. Chỉ thị
nêu rõ: “Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư
phạm nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động sáng tạo

2

và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Nhà giáo giữ vai trò


hệ thống bài tập chương “Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 Nâng cao
theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề” là rất cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập và đề ra cách sử dụng nó trong quá trình dạy
học chương “ Động lực học chất điểm” nhằm giúp HS lớp 10 ban KHTN theo
hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề, góp phần nâng cao chất lượng
học tập bộ mon Vật lí.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hoạt động dạy học BTVL của GV và HS ở trường THPT.
- Phạm vi: Hệ thống bài tập chương “Động lực học chất điểm” lớp 10
THPT nâng cao.
4. Giả thuyết khoa học
Khi dạy học chương “Động lực học chất điểm” – VL 10 Nâng cao, nếu
giáo viên xây dựng được hệ thống BTVL theo hướng phát triển năng lực giải
quyết vấn đề và đề ra cách tổ chức hướng dẫn HS giải nó thì sẽ phát triển
được năng lực giải quyết vấn đề của HS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lí luận về BTVL.
5.2. Điều tra thực trạng dạy học giải bài tập chương “Động lực học chất
điểm” lớp 10 THPT ban KHTN.
5.3. Xác định mục tiêu dạy học chương “Động lực học chất điểm” lớp 10
THPT ban KHTN và xây dựng hệ thống bài tập, đề xuất cách hướng dẫn HS
giải nó nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS.
5.4. Thực nghiệm đánh giá tính khả thi, hiệu quả của hệ thống BTVL và cách
hướng dẫn đã đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
DẠY HỌC BTVL Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1. Quan niệm về BTVL
Trong thực tiễn dạy học cũng như trong các tài liệu giảng dạy, các thuật
ngữ “bài tập”, “bài tập vật lí” được sử dụng cùng các thuật ngữ “bài toán”,
“bài toán vật lí”. Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt, “bài tập” và “bài toán”
được giải nghĩa khác hẳn nhau: Bài tập là bài ra để luyện tập, vận dụng kiến
thức đã học [27, tr.86]; bài toán là vấn đề cần giải quyết, tìm ra lời giải bằng
các quy tắc, định lí [27, tr.87]. Cũng như vậy, một số ý kiến cho rằng cần
phân biệt hai thuật ngữ “bài tập vật lí” và “bài toán vật lí” vì BTVL có ý
nghĩa là bài tập vận dụng đơn giản kiến thức lí thuyết đã học về vật lí vào
những trường hợp cụ thể còn bài toán vật lí được sử dụng để hình thành KTM
trong khi giải quyết một vấn đề được đặt ra chưa có câu trả lời, hoặc đề ra một
cách giải quyết, phương pháp hành động mới. Nhưng bên cạnh đó, trong một
số tài liệu như [6], [17],…, các tác giả lại dùng hai thuật ngữ đó như một với
cách hiểu giải bài tập (bài toán) vật lí là vận dụng các khái niệm, quy tắc, định
luật vật lí,…đã được học vào giải quyết những vấn đề thực tế trong đời sống,
lao động.
Hiện nay, do quan niệm bài tập chỉ đơn thuần là vận dụng kiến thức đã biết
nên nhiều GV đã sử dụng bài tập chủ yếu để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức cũ mà coi nhẹ chức năng tìm kiếmKTM, giải quyết vấn đề mới. Theo
quan điểm hiện đại, việc NCTLM cũng là một bài tập đối với HS. Trong quá
trình tìm kiếm KTM, HS không phải là thụ động tiếp thu cách giải quyết vấn
đề một cách máy móc mà chính họ cũng tập cách giải quyết vấn đề đó. HS
cũng tập các hành động, các phương pháp hoạt động để chiếm lĩnh KTM như
quan sát, phân tích hiện tượng, đo lường, so sánh, khái quát hóa, tìm mối quan

Giải BTVL là một bộ phận hợp thành của đa số các tiết học như NCTLM,
luyện tập, ôn tập, kiểm tra đánh giá,… Nó có thể chiếm một phần hoặc toàn
bộ tiết học. Tùy theo mục đích mà BTVL có thể phát huy tác dụng khác nhau.
Nhưng nói chung, BTVL có các tác dụng chủ yếu sau:

7

1.2.1. Hình thành và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng kiến thức vào thực
tiễn
Một trong các nguyên tắc giáo dục là phải gắn liền giáo dục với thực tiễn
cuộc sống và lao động sản xuất. Tức là, HS chỉ cần nắm được kiến thức trong
các giờ lên lớp là chưa đủ, mà ngoài các giờ luyện tập, ôn tập củng cố ra GV
phải yêu cầu HS giải những bài tập được đặt ra trong cuộc sống hàng ngày.
Khi đó, HS sẽ nắm vững hơn các kiến thức đã học, đồng thời tập cho họ làm
quen với việc liên hệ kiến thức lí thuyết với thực tiễn, vận dụng kiến thức đã
học để giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ đó, việc giải
bài tập góp phần nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Có thể xây
dựng rất nhiều bài tập có nội dung thực tiễn, trong đó yêu cầu HS phải vận
dụng kiến thức lí thuyết để giải thích hoặc dự đoán các hiện tượng có thể xảy
ra trong thực tiễn ở những điều kiện cho trước.
1.2.2. Hình thành KTM
BTVL có tác dụng rất lớn trong các tiết học NCTLM. Đó là các tiết học
mà HS thu được cái mà họ chưa từng được biết hoặc chưa được biết một cách
rõ ràng, chính xác. Tức là, trong tiết học đó, HS có thể thu được KTM hoặc
không thu được KTM nhưng lại có cách hiểu mới về kiến thức đã học hoặc
thấy rõ hơn giới hạn, phạm vi áp dụng của kiến thức.
Đối với các tiết học NCTLM nhằm cung cấp cho HS cách hiểu mới về

Thông qua giải bài tập thí nghiệm, có thể bồi dưỡng cho HS phương pháp
thực nghiệm với tính cách là một phương pháp nghiên cứu các hiện tượng tự
nhiên dựa trên phép đo và khảo sát toán học sự phụ thuộc hàm số giữa các đại
lượng vật lí, mối liên hệ cso tính quy luật giữa các hiện tượng vật lí. Về mặt
này có thể hình thành cho HS một định luật vật lí. Ví dụ như định luật Bôi lơ -
Mariôt, định luật Sáclơ, định luật phản xạ, khúc xạ ánh sáng, định luật Húc,…
Cũng có khi việc hình thành cho HS một định luật vật lí bằng cách yêu cầu
họ giải bài tập mà khi giải nó chỉ cần lập luận logic và biến đổi toán học cùng
với việc sử dụng các kiến thức đã có của HS. Ví dụ: Trong bài “Động lượng.

9

Định luật bảo toàn động lượng”; HS có thể rút ra định luật từ các định luật
Niutơn. HS cũng có thể tìm lại định luật Ôm cho toàn mạch bằng cách rút ra
định luật này từ định luật Jun – Lenxơ, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng
lượng, kiến thức về năng lượng do nguồn điện cung cấp;…
Như vậy, BTVL được xem là phương tiện NCTLM khi trang bị KTM cho
HS nhằm đảm bảo cho họ nắm được KTM một cách chăc chắn, vì kiến thức
mà các em thu được là qua hoạt động giải bài tập của họ. Tuy nhiên để đạt
được hiệu quả cao, BTVL đưa ra phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
1) Mỗi bài tập đưa ra phải chứa vấn đề học tập cần giải quyết và vừa sức
với HS.
2) Mỗi bài tập phải chứa đựng yếu tố mới mà để tìm ra lời giải, HS cần
thực hiện các lập luận phức tạp hoặc phải “tìm câu trả lời từ thiên nhiên” (tức
là HS cần thực hiện các thí nghiệm vật lí, quan sát thực tế).
3) Các bài tập phải được chú ý tới các mặt như tình huống đưa ra bài tập,
nội dụng bài tập (đề bài), cách giải và kết luận để từ đó rút ra KTM.

nghiệm, thực hiện các phép đo, xác định sự phụ thuộc hàm số giữa các đại
lượng, kiểm tra các kết luận của mình. Khi đó, HS phải vận dụng các thao tác
tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa,… để tự lực tìm hiểu
vấn đề, tìm ra cái cơ bản, chìa khóa để giải quyết vấn đề. Trong những điều
kiện đó, tư duy và năng lực sáng tạo của HS được phát triển. Bên cạnh đó,
việc giải quyết các BTVL còn có tác dụng bồi dưỡng cho HS phương pháp
nghiên cứu khoa học.
1.2.5. BTVL là phương tiện có hiệu quả trong kiểm tra đánh giá kết quả học
tập về vật lí của HS. Đặc biệt là giúp phát triển trí tuệ, làm bộc lộ những khó
khăn chủ yếu và những sai lầm cơ bản của HS trong học tập. Từ đó, GV có
thể đề ra cách giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, khắc phục những sai lầm
đó.
1.2.6. BTVL có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, kĩ thuật tổng hợp và
hướng nghiệp

11

BTVL có tác dụng giáo dục tư tưởng rất lớn vì nhờ nó ta có thể giới thiệu
cho HS sự xuất hiện những tư tưởng và quan điểm tiên tiến, hiện đại, những
phát minh lớn của nhân loại, có thể lưu ý HS những thành tựu của nền khoa
học nước nhà. BTVL cũng là phương tiện hiệu quả để giáo dục đạo đức, tình
yêu lao động, đức tính kiên trì, ý chí và tình cảm của HS. Việc giải BTVL có
thể đem lại cho HS niềm vui sáng tạo đối với những thành công, tăng thêm sự
yêu thích, hứng thú với môn học.
Thông qua việc giải BTVL, GV cũng có thể thường xuyên theo dõi thành
tích, tinh thần học tập của HS.
Bên cạnh đó, các BTVL có kĩ thuật tổng hợp (hiện đại, gắn liền với

1.3.4.Theo đặc điểm và phương pháp nghiên cứu đề:
- Bài tập định tính (bài tập đơn giản và bài tập phức tạp);
- Bài tập định lượng (bài tập tập tập dượt và bài tập tổng hợp).
1.3.5. Theo phương thức giải hay cho điều kiện:
- Bài tập định tính;
- Bài tập định lượng;
- Bài tập đồ thị;
- Bài tập thí nghiệm.
1.3.6. Theo hình thức lập luận logic:
- Bài tập dự đoán hiện tượng;
- Bài tập giải thích hiện tượng;
- Bài tập tổng hợp.
Các cách trên chưa cho thấy sự thống nhất về tiêu chuẩn phân loại BTVL,
vì trong bất kì loại nào cũng chứa đựng một vài yếu tố của một hay một vài
loại khác. Ví dụ trong cách gần như phổ biến nhất là phân loại theo phương
thức giải hay cho điều kiện thì để giải bài tập định lượng buộc phải lập luận
logic; có bài tập thí nghiệm, đồ thị hoặc thuộc loại BT định tính hoặc thuộc
loại BT định lượng. Đặc biệt là các cách phân loại bài tập trên chỉ mang tính
chất bề ngoài chưa đề cập gì đến chủ thể giải BTVL là HS. Để khắc phục tình

13

trạng trên, TS. Nguyễn Thế Khôi [12] đã đưa ra cách phân loại bài tập dựa
vào mức độ phức tạp của hoạt động tư duy trong quá trình tìm kiếm lời giải:
1.3.7. Theo mức độ phức tạp của hoạt động tư duy trong tiến trình tìm kiếm
lời giải BTVL:
- Bài tập cơ bản;

14

Sáu mối liện hệ này cho ta thấy có mối liên hệ giữa cái phải tìm x với cái
đã cho A, B, C, D, E, G, H, I, K, thông qua mối liên hệ của chúng với cái
chưa biết a, b, c, d, e. Nhờ hệ thống sáu mối liện hệ này mà ta có thể làm sáng
tỏ (hoặc loại trừ) cái chưa biết để rồi xác định được cái phải tìm.
Mô hình hóa quá trình làm sáng tỏ các yếu tố chưa biết trong các mối liên
hệ đã xác lập để đi đến xác định cái phải tìm như sau :


(3)
(4)
(5)
(6)
(3)
(1)
(5)
(6)
(4)
(2)
c
d
e
x
a
b

15

Từ mối liện hệ (3) rút ra c
Thế c vào (2) rút ra a
Từ (5) rút ra d. Từ (6) rút ra e.
Thế d và e vào (4) rút ra b.
Thế a và b vào (1) rút ra x.
Sự phân tích trên đây về hoạt động giải BTVL cho thấy nó có hai phần
việc cơ bản quan trọng là:
+ Xác lập được những mối liên hệ cơ bản cụ thể dựa trên sự vận dụng kiến

vật lí của tình huống đã cho để nghĩ đến các kiến thức, các định luật, các công
thức liên quan.
+ Xác lập mối liên hệ cơ bản cụ thể của các dữ liệu xuất phát và của cái
phải tìm.
+ Tìm kiếm, lựa chọn các mối liên hệ tối thiểu cần thiết, sao cho thấy được
có mối liên hệ của cái phải tìm với các dữ liệu xuất phát, từ đó hi vọng có thể
rút ra cái cần tìm.
Bước thứ ba: Rút ra kết quả cần tìm
Từ các mối liện hệ cần thiết đã xác lập được, tiếp tục luận giải, tính toán
để rút ra kết quả cần tìm.
Bước thứ tư: Kiểm tra xác nhận kết quả
Để có thể xác nhận kết quả cần tìm, cần kiểm tra lại việc giải, theo một
hoặc một số cách sau đây:
Kiểm tra xem đã trả lời hết các câu hỏi, xét hết các trường hợp chưa;
Kiểm tra lại xem tính toán có đúng không;
Kiểm tra thứ nguyên xem có phù hợp không;
Xem xét kêt quả về ý nghĩa thực tế có phù hợp không;
Kiểm tra kết quả bằng thực nghiệm xem có phù hợp không;
Giải bài toán theo cách khác xem có cho cùng kết quả không.
1.5.Nguyên tắc lựa chọn hệ thống bài tập vật lí
Giải BTVL là một bộ phận của đa số các tiết học như NCTLM, luyện tập,
ôn tập, kiểm tra. Nó có thể chiếm một phần hoặc toàn bộ tiết học. Đồng thời,

17

nó cũng được sử dụng trong cả chương trình ngoại khóa. Trong các hình thức
ấy, BTVL được sử dụng nhiều hơn cả trong hai loại tiết học là NCTLM và


1) Giải bằng lập luận logic và biến đổi toán học trên cơ sở những kiến
thức đã biết.
2) Buộc phải quan sát, tiến hành thí nghiệm. Nói cách khác, trong quá
trình giải BT việc sử dụng lập luận logic và toán học đã biết không dẫn tới
câu trả lời cuối cùng, hoặc tuy dẫn tới kết quả cuối cùng nhưng không rõ có
phù hợp với thực tiễn không thì người học buộc phải quan sát, làm thí nghiệm
mới thu được câu trả lời của bài tập.
Thuộc vào loại đầu là bài tập rút ra định luật bảo toàn động lượng từ định
luật II, III Niutơn, thuộc vào loại hai là BT rút ra định luật III Niutơn, lực ma
sát trượt, BT xác định các đặc điểm (phương, chiều, độ lớn) và điều kiện xuất
hiện của lực đàn hồi của lò xo trong [12, tr.73 – 76].
Thông thường, GV sử dụng bài tập củng cố ở cuối tiết học hay cuối phần
học của mỗi bài giảng nhằm củng cố KTM, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho HS
tùy theo yêu cầu từng tiết học.
1.5.2. Tiết học luyện tập giải bài tập
Trong các tiết học này, có hai hình thức tổ chức làm việc chủ yếu của lớp:
GV hay một HS giải bài tập trên bảng để HS toàn lớp theo dõi; HS tự giải bài
tập.
Hình thức đầu được áp dụng khi GV hướng dẫn HS giải các bài tập loại
mới gặp lần đầu hoặc khi cần giới thiệu sơ đồ định hướng giải loại bài tập
mới. Để cả lớp tập trung, chủ động theo dõi và tích cực tham gia vào tìm kiếm
lời giải bài tập trên bảng, cần lưu ý: Khi giải thích sơ đồ định hướng ấy, GV
phải trình bày sao cho các em hiểu rõ từng thao tác, hành động và trật tự của
chúng để tạo điều kiện giải các bài tập cùng loại.
Hình thức sau thường dùng để rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và kiểm tra kết
quả học tập của HS. Tính độc lập, tích cực của HS phụ thuộc rất nhiều vào

19



20

để đạt kết quả như mong muốn. Những hành động này được coi là những
hành động sơ cấp, phải được HS hiểu một cách đươn giá và HS đã nắm vững.
Kiểu hướng dẫn angôrit không đòi hỏi HS phải tự mình tìm tòi xác định
các hành động cần thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra mà chỉ đòi hỏi HS
chấp hành các hành động đã được GV chỉ ra, cứ theo đó HS sẽ đạt được kết
quả, sẽ giải được BT đã cho.
Kiểu hướng dẫn này đòi hỏi GV phải phân tích một cách khoa học việc
giải BT để xác định một trình tự chính xác, chặt chẽ của các hành động cần
thực hiện để giải được BT và phải đảm bảo cho các hành động đó là những
hành động sơ cấp với HS, nghĩa là kiểu hướng dẫn này đòi hỏi angôrit giải bài
tập.
Kiểu hướng dẫn angôrit được áp dụng khi cần dạy cho HS phương
pháp giải một loại BT điền hình nào đó, nhằm luyện tập cho HS kỹ năng giải
một loại BT xác định nào đó.
Ưu điểm của kiểu hướng dẫn này là đảm bảo HS giải được bài toán một
cách chắc chắn giúp cho việc rèn luyện kỹ năng giải bài toán của HS có hiệu
quả. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng kiểu hướng dẫn này thì HS chỉ quen chấp
hành những hành động đã được chỉ dẫn theo mẫu đã có sẵn, do đó ít có tác
dụng rèn luyện cho HS khả năng tìm tòi sáng tạo, sự phát triển tư duy sáng
tạo của HS bị hạn chế.
Việc truyền đạt cho HS angôrit giải một loại bài toán xác định có thể
theo những cách khác nhau. Có thể chỉ dẫn cho HS angôrit dưới dạng có sẵn.
Qua việc giải một vài bài toán mẫu, GV phân tích phương pháp giải và chỉ
dẫn cho HS angôrit giải loại bài toán đó rồi cho HS tập áp dụng để giải các


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status