Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Sông Cầu - thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2014. - Pdf 29


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



MA NGỌC ĐỨC
Tên chuyên đề:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI CỦA PHƯỜNG SÔNG CẦU, THỊ XÃ BẮC KẠN,
TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2010 - 2013” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý Tài Nguyên
Khóa học : 2012 - 2014 Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý Tài Nguyên
Khóa học : 2012 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Nhuận
Khoa Quản lý Tài Nguyên - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và
vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự
nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa:
Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai
của phường Sông Cầu - thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2014”
Sau thời gian nghiên cứu, học tập và thực tập tốt nghiệp em đã hoàn
thành xong bản báo cáo của mình.
Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong
khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng

Kạn, tỉnh Bắc Kạn 38

Bảng 4.5: Kết quả đo đạc thành lập bản đồ phường Sông Cầu, 38

thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 38

Bảng 4.6: Quy hoạch sử dụng đất của phường Sông Cầu đến năm 2020 40

Bảng 4.7: Chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch phường Sông Cầu 41

Bảng 4.8: Kết quả giao đất giai đoạn 2010 - 2013 phường Sông Cầu 42

Bảng 4.9: Kết quả đăng ký cấp GCNQSDĐ của phường Sông Cầu, thị xã Bắc
Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010-2013 44

Bảng 4.10: Kết quả tổng hợp hồ sơ địa chính 45

Bảng 4.11: Kết quả cấp GCNQSDĐ 46

Bảng 4.12: Tình hình biến động đất đai phường Sông Cầu 47

Bảng 4.13: Kết quả kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất 51

Bảng 4.14: Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết các khiếu nại,
tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
phường Sông Cầu 53DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM VIẾT TẮT


1.2.2. Mục tiêu của đề tài 3

1.2.3. Yêu cầu 3

1.3. Ý nghĩa của đề tài 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học 4

2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai 4

2.1.2. Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta. . 5

2.2. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt
Nam theo luật đất đai 2003. 8

2.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam và tỉnh Bắc Kạn giai
đoạn 2010 - 2013 9

2.3.1. Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam 9

2.3.1.1. Tổ chức bộ máy Nhà nước còn nặng nề, tổ chức biên chế vượt quá
chức năng và nhiệm vụ 10

2.3.1.2. Sự chồng chéo giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. 11

2.3.1.3. Tình trạng tập trung quan liêu từ phía Trung ương và địa phương, cục
bộ từ địa phương. 12

2.3.1.4. Trong hoạt động xây dựng pháp luật còn nhiều sơ hở 13


3.3.3. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường
Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010-2013 theo 13 nội
dung quy định của Luật Đất Đai 2003 24

3.3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý sử dụng đất và những giải pháp
nhằm tăng cường quản lý đất đai của phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh
Bắc Kạn 25

3.4. Phương pháp nghiên cứu 25

PHẦN 4: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn,
tỉnh Bắc Kạn 26

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26

4.1.1.1. Vị trí địa lý 26

4.1.2.2. Các nguồn tài nguyên 27

4.1.2. Điều kiện kinh tế 28

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 28

4.1.3. Điều kiện xã hội 29

4.1.3.1. Dân số 29

4.1.3.2. Lao động, việc làm, mức sống 31

4.3.8. Đánh giá công tác quản lý tài chính về đất đai 48

4.3.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất 49

4.3.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý các vi phạm trong pháp luật về đất đai. 51

4.3.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất đai 52

4.3.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 53

4.4. Đánh giá chung về công tác quản lý, sử dụng đất và những giải pháp
nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai của phường Sông Cầu, thị xã Bắc
Kạn, tỉnh Bắc Kạn 54

4.4.1. Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng đất phường Sông Cầu,
thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 54

4.4.1.1. Những kết quả đạt được 54

4.1.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân 55

4.4.2. Một số giải pháp 55

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1. Kết luận 57

5.2. Kiến nghị 58

hiệu quả sử dụng đất không cao, gây lãng phí đất. Mặt khác quá trình tổ chức
thực hiện Quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, bất cập nảy sinh
nhiều vấn đề. Tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất đai sự kiểm soát của
pháp luật, nhất là tình trạng mua bán đất nông nghiệp. Đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay khi đất nước đang chuyển mình đổi mới nền kinh tế thực hiện
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước làm cho kinh tế - xã hội
phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho sự phát triển kinh tế

2
ngày càng tăng. Quyền sử dụng đất trở thành đối tượng mua, bán, chuyển
nhượng, cầm cố, thuê mượn. Thị trường đất đai trở nên sôi động và khó kiểm
soát. Đất đai thực sự trở thành nguồn vốn và động lực phát triển kinh tế để
nguồn tài nguyên quốc gia được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả
và đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
đạt mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp thì yêu
cầu cấp bách cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Bên cạnh
thực trạng về sử dụng đất của nước ta là sử dụng và cải tạo đất còn hạn chế,
nhiều người chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến sự suy
giảm chất lượng của nguồn tài nguyên không tái tạo này. Thêm vào đó là
công tác quản lý nhà nước về đất đai còn lỏng lẻo, quá trình tổ chức thực hiện
còn hạn chế dẫn tới các hiện tượng vi phạm khi sử dụng đất: lấn chiếm, tranh
chấp, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất
Như vậy cần xác định những tồn tại để đề ra biện pháp khắc phục sao
cho quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và bền vững là việc làm hết
sức cần thiết. Góp phần quan trọng vào việc nắm chắc quỹ đất của từng địa
phương nói riêng và đất nước nói chung để công tác quản lý Nhà nước về đất
đai ngày một tốt hơn.
Xuất phát từ những vấn đề trên được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài
nguyên, với sự hướng dẫn của Thầy giáo - TS Nguyễn Đức Nhuận em tiến


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai là quá trình nghiên cứu toàn bộ những đặc
trưng cơ bản của đất đai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất
ở từng vùng, từng địa phương theo đơn vị hành chính của mỗi cấp. Để thống
nhất về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khai thác có hiệu quả nguồn tài
nguyên đất đai trong cả nước từ Trung ương đến cơ sở thành một hệ thống
quản lý đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng phân tán đất, sử dụng đất không
đúng mục đích, bỏ hoang hóa gây lãng phí.
* Mục đích của quản lý nhà nước về đất đai:

dung không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Vì vậy Luật
Đất đai 2003 quy định “Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch”.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung quan trọng trong việc
quản lý và sử dụng đất, nó đảm bảo cho sự chỉ đạo, lãnh đạo một cách thống
nhất trong quản lý nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch, kế hoạch đã
được phê duyệt và sử dụng các loại đất được bố trí sắp xếp một cách hợp lý.
Nhà nước kiểm soát mọi diễn biến về tình hình đất đai. Từ đó, ngăn chặn
được việc sử dụng đất sai mục đích, lãng phi. Đồng thời, thông qua quy
hoạch, kế hoạch buộc các đối tượng sử dụng đất chỉ được phép sử dụng trong
phạm vi ranh giới của mình. Quy hoạch đất đai được lập theo lãnh thổ và theo
các ngành.
- Công cụ tài chính; Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của
các chủ thể kinh tế.
2.1.2. Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai phải dựa vào các văn bản quy
phạm pháp luật cuả nhà nước. Từ năm 1992 đến nay Quốc hội, Chính phủ,
các Bộ, Ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về
đất đai, cụ thể như sau:
- Hiến pháp năm 1992;
- Luật Đất đai năm 1993;
- Luật Đất đai năm 2003;

6
- Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ ban hành văn
bản quy định về giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp;
- Nghị định số 87/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về khung giá
các loại đất;
- Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 12/2/1996 của Chính phủ về chế độ

đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004
của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung các loại đất;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư;
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính
phủ về phương pháp xác định giá đất;
- Thông tư 117/2004/TT-BTC ngày 17/12/2004 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính
phủ về thu tiền sử dụng đất;
- Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP
của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
- Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 24/5/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 182/2004/NĐ-
CP của Chính phủ về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP
ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại về đất đai;


Việt Nam theo luật đất đai 2003.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó.

9
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
- Khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai.
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và sử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
2.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam và tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2010 - 2013
2.3.1. Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam
Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là 32.924.061 ha (Bộ Tài nguyên &
Môi trường, 2008) trong đó:
- Vùng núi và Trung du Bắc bộ là 10,33 triệu ha, chiếm 31,37 % tổng

thấy được sự cồng kềnh, nặng nề của bộ máy Nhà nước ta.
Biên chế trong bộ máy Nhà nước luôn luôn có khuynh hướng vượt quá
quy định của Chính phủ. Có tình hình trên là vì những người trong biên chế
Nhà nước phải dùng ngân sách để trả lương, người lãnh đạo có khuynh hướng
mở rộng bộ máy làm việc nhưng lại không phải “bỏ tiền túi” nên họ không chú
ý cho biên chế hợp lý. Hơn nữa, hiện tượng đưa người thân vào cơ quan làm
cho gánh nặng của biên chế, ngân sách Nhà nước không phải là ít. Mặt khác,
trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý khi để biên chế phình ra chưa rõ ràng
nên sự “nặng nề”, “cồng kềnh” của bộ máy Nhà nước ta không tránh khỏi.
Sự chồng chéo chức năng, sự cạnh tranh nhiệm vụ giữa các cơ quan
không phải là hiếm ở nước ta hiện nay. Cùng một việc, rất nhiều cơ quan đều

11
có thể can thiệp làm cho chẳng những cồng kềnh bộ máy, tốn kém ngân sách
mà còn phiền hà về thủ tục.
Các cơ quan Nhà nước chưa mở rộng phạm vi phục vụ, có tính chất mở
rộng dịch vụ trong khi biên chế vẫn tăng lên. Nếu mở rộng dịch vụ thì các cơ
quan thêm việc nhưng sự gia tăng biên chế đó sẽ do xã hội trực tiếp đảm bảo
về ngân sách. Chẳng hạn, nếu thu tiền điện, tiền nước tại nhà, thu gom rác tại
ngõ, xóm thì người dân sẽ trực tiếp trả thù lao. Lực lượng đó nếu có tăng cũng
không nặng nề.
Về điểm này còn mở ra một cách nhìn : Nhà nước cần phải cân nhắc
chức năng nào, nhiệm vụ nào cần có sự ổn định về biên chế, cần chi vào ngân
sách, công việc Nhà nước làm, nếu có tính chất dịch vụ thì chuyển sang chế
độ hợp đồng bên ngoài nguồn ngân sách Nhà nước. Đây là một yêu cầu của
quản lý Nhà nước có sự hỗ trợ của khoa học quản lý. (LG: Hà Ngọc, 2007).
2.3.1.2. Sự chồng chéo giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nếu xét theo chủ thể, Nhà nước là một tổ chức quyền lực thống nhất,
nhưng hoạt động của Nhà nước tác động tới nhiều lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội nên đòi hỏi nhà nước mà đại diện của nó là đội ngũ nhân lực có

cục bộ từ địa phương.
Tập trung quan liêu là sự ôm đồm, giành lắm quyền lực từ phía cơ quan
Trung ương, muốn chi phối càng nhiều càng tốt nhưng khả năng nắm bắt mọi
vấn đề, mọi nơi hầu như không thể.
Địa phương cục bộ là sự lạm dụng quá mức của chính quyền địa phương
khi giải quyết các vấn đề trong phạm vi lãnh thổ hành chính của từng cấp địa
phương. Điều đó thể hiện ở chỗ: làm lệch và những vấn đề toàn cục ở địa phương
; xa rời sự kiểm soát, hướng dẫn của cơ quan Nhà nước chuyên ngành từ Trung
ương; phối hợp là chiếu lệ, thu gom lợi ích địa phương mới là hiện thực; trên mở
rộng dân chủ, dưới thực hiện bằng cách hạn chế sự nhận thức chính sách, pháp
luật của nhân dân (chẳng hạn vấn đề xây dựng hợp tác xã theo nguyên tắc tự
nguyện ; danh mục thuế, lệ phí nhân dân thống nhất phải đóng góp; vấn đề thẩm
quyền quản lý đất đai … là những lĩnh vực nhạy cảm).
Tập trung quan liêu và địa phương cục bộ là hai thái cực cần phải sửa
chữa. Vì điều đó làm cho quyền lực Nhà nước bị méo mó, chia cắt, mất tính
thống nhất.
Nhưng nếu làm ngược lại, từ bỏ tập trung ở Trung ương và bỏ mặc
nhiệm vụ ở địa phương sẽ có tác hại ngược. Ở Trung ương mất vai trò chỉ
đạo; ở địa phương mất tính tự quản sáng tạo.

13
Rất nhiều vấn đề trong việc xây dựng dự án, phân bổ ngân sách, chủ
trương đầu tư, thực thi dự án… còn kém hiệu quả vì nhiều lý do, trong đó có
sự yếu kém trong giải quyết mối quan hệ giữa Trung ương và địa
phương.(LG: Hà Ngọc, 2007).
2.3.1.4. Trong hoạt động xây dựng pháp luật còn nhiều sơ hở
Sơ hở của pháp luật là sự thiếu sót trong dự liệu các tình tiết, tình
huống của thực tiễn, sự thiếu rõ ràng trong quy định dẫn đến khi áp dụng các
chủ thể lợi dụng các “khoảng trống” các điểm “giao thoa” để lợi dụng mưu lợi
cho mình, gây thiệt hại cho Nhà nước, đưa lại lợi ích bất chính cho một số cá

Công cuộc đổi mới đất nước, tiến trình xây dựng một Nhà nước phát
triển và ổn định đòi hỏi phải sớm khắc phục hiện tượng trên.(LG: Hà
Ngọc,2007).
2.3.1.6. Sự trì trệ trong việc đơn giản hoá thủ tục hành chính tư pháp.
Một trong những đặc điểm quản lý của Nhà nước là: Để giải quyết một
công việc, để thực hiện một nhiệm vụ cần có một quy trình, thủ tục; cần qua
các bước nhất định mà chúng ta thường gọi với nghĩa chung nhất là các thủ tục.
Thủ tục có thể diễn ra ở tất cả các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Nhưng trong xã hội thủ tục hành chính là một hiện tượng của quản lý
tác động một cách phổ biến, liên tục và tạo sự phản ứng từ các phía nhiều
nhất nhưng từ đó lại cho rằng hành chính mới cần thủ tục là một nhận thức
chưa chính xác.
Thủ tục hành chính liên hệ trực tiếp với việc chi phí thời gian, tiền bạc,
tạo sự chờ đợi, sự còn hay mất một cơ hội nhất định của cá nhân hoặc tổ chức.
Lợi dụng tình hình đó, đã có một số cơ quan, nhất là một số cá nhân có trọng
trách gây phiền hà cho nhân dân bằng cách tạo sự phiền hà về thủ tục không
công khai, quan trọng hoá, thiếu trung thực để trục lợi.
Tuy nhiên, sự phiền hà trong thủ tục còn có một lý do có tính khách
quan (với nghĩa không chủ ý, không tỏ thái độ). Đó là sự yếu kém của khoa
học quản lý. Sự tách rời giữa năng lực pháp lý và hiểu biết về chuyên môn,
nghiệp vụ là một trong những lý do khách quan cho việc xây dựng thủ tục
hành chính chưa khoa học. Có thể nói sự phiền hà về thủ tục (nhiều bước,
nhiều tầng lớp, nhiều chữ ký…) trong quản lý Nhà nước là đồng minh của
những quan liêu và tham nhũng. 15
2.3.1.7. Chức năng kiểm kê, kiểm soát của các cơ quan chức năng trong bộ
máy Nhà nước và vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động
của bộ máy Nhà nước còn bộc lộ những hạn chế.

16
Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, việc thực hiện kế hoạch
sử dụng đất hàng năm, công tác đo đạc bản đồ địa chính tiến độ còn chậm,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê
đất ổn định lâu dài vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực hiện đầy đủ.
2.3.2.1. Tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
* Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử
dụng đất đai.
Sai khi Luật Đất đai năm 2003 và các nghị định hướng dẫn thi hành
Luật Đất đai có hiệu lực, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có tổ chức các lớp tập huấn
cho các cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời tổ chức tuyên truyền,
tìm hiểu về Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng
nhiều hình thức phong phú nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện Luật Đất
đai. Việc ban hành các văn bản cụ thể hóa các nội dung quản lý nhà nước về
đất đai trên địa bàn theo thẩm quyền quy định của Luật Đất đai được thực
hiện khẩn trương như hạn mức công nhận đất ở của thửa đất có vườn, ao; ban
hành bản giá đất hàng năm của tỉnh; các văn bản chỉ đạo kiểm kê đất đai; quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận QSDĐ, đồng thời tổ chức
đôn đốc các cơ quan chức năng thực hiện các văn bản theo thẩm quyền,
* Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính
Hiện nay việc quản lý ranh giới hành chính giữa các đơn vị trong địa
bàn chủ yếu dựa vào hệ thống bản đồ và hồ sơ địa giới hành chính được thành
lập theo Chỉ thị số 364/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ
tướng Chính phủ). Tuy nhiên, do quá trình thay đổi địa giới hành chính giữa
các đơn vị hành chính trong tỉnh, vì thế trong thời gian tới cần có biện pháp
chỉnh lý hồ sơ địa giới hành chính cho phù hợp với thực tế.
* Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Đo đạc lập bản đồ địa chính

đất kỳ đầu (2011 - 2015) hiện đang được các cấp, các ngành trong tỉnh triển
khai theo tinh thần (đặc biệt là đối với đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất
rừng đặc dụng) xuống cấp huyện.
b. Đối với cấp huyện, xã
Đến trước năm 2020, toàn bộ các huyện, thị xã và các xã, phường thị trấn
trong tỉnh đều lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, nhằm cụ thể hóa kế
hoạch sử dụng đất trên địa bàn.

Trích đoạn Đánh giá công tác quản lý tài chính về đất đai Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngườ Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết các khiếu nại, tố cáo các
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status