Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước - Pdf 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
MẠC THỊ THANH BÌNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
MẠC THỊ THANH BÌNH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN TỨ
4
NGHỆ AN - 2014
LỜI CẢM ƠN
Phát triển đội ngũ GV nói chung và đội ngũ CBQL trường học nói riêng luôn
là mong muốn và là một chủ trương đúng đắn, là sự quan tâm của Đảng, Nhà
nước và ngành Giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo như Nghị quyết 29, Hội nghị TW8 khoá XI đã đề ra.
Từ thực tế làm việc tại một Phòng GD&ĐT, với những kiến thức phong phú và
quý báu mà bản thân đã tiếp thu được trong quá trình nghiên cứu, học tập tại lớp Cao
học quản lý giáo dục K20, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON 19
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 19
1.1.1. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới 19
1.1.2. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam 19
1.1.3. Các kết quả nghiên cứu ở Bình Phước 21
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 22
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục 22
1.2.2. Cán bộ và cán bộ quản lý 28
1.2.3. Đội ngũ và đội ngũ cán bộ quản lý trường học 31
1.2.4. Phát triển và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý 32
1.2.5. Giải pháp và giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường MN 33
1.3. Một số vấn đề về đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non hiện nay 34
1.3.1. Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non 34
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của người CBQL trường mầm non 37
1.3.3. Yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non trong bối cảnh hiện
nay 41
1.4. Những nội dung cơ bản về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non 46
1.4.1. Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non 46
1.4.2. Yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non 48
1.4.3. Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non 49
1.4.4. Những yếu tố cần thiết cho công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non 53
Tiểu kết chương 1 54
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC 56
2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Chơn Thành 56
8
2.1.1. Vị trí địa lý và dân cư 56

3.2. Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Chơn Thành
98
3.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL
trường mầm non 98
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non
100
3.2.3. Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non 104
3.2.4. Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ
quản lý trường mầm non 108
3.2.5. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo các tiêu chí về số lượng, chất lượng, trình độ, cơ
cấu, phù hợp với điều kiện cụ thể của các địa bàn ở huyện Chơn Thành 113
3.2.6. Xây dựng môi trường quản lý, tạo động lực phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non
huyện Chơn Thành 116
3.3. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 125
3.3.1. Các yếu tố đảm bảo cho các giải pháp khả thi 125
9
3.3.2. Kết quả thăm dò các giải pháp 127
Tiểu kết chương 3 132
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134
1. Kết luận 134
2. Kiến nghị 136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 140
PHỤ LỤC 144
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGH: Ban Giám Hiệu
CBGV Cán bộ giáo viên
CBQL: Cán bộ quản lý
CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục

Bảng 2.2. Thống kê đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục
huyện Chơn Thành 60
Bảng 2.3. Tình hình phát triển trường, lớp từ năm 2010 đến 2014 62
Bảng 2.4. Tình hình phát triển HS từ năm 2010 - 2014
(tính cả ngoài công lập) 63
Bảng 2.5. Kết quả bé khỏe, bé ngoan các cấp 64
Bảng 2.6. Số lượng giáo viên mầm non từ năm 2010 - 2014 65
Bảng 2.7. Tình hình phân bổ giáo viên mầm non năm học 2013-2014 66
Bảng 2.8. Trình độ đào tạo sư phạm của GV mầm non
(năm học 2013-2014) 66
Bảng 2.9. Kết quả xếp loại chuẩn GVMN theo QĐ02/BGD&ĐT
(2010-2014) 67
Bảng 2.10. Kết quả thi đua 03 năm học (2010-2011 đến 2012-2013) 68
Bảng 2.11. Thống kê số lượng cán bộ quản lý của các trường mầm non 70
Bảng 2.12. Thống kê độ tuổi và thâm niên quản lý 71
Bảng 2.13. Thống kê trình độ học vấn và trình độ đào tạo của CBQL 72
Bảng 2.14. Thống kê trình độ LLCT, QLGD, TH (tin học),
NN (ngoại ngữ) 72
Bảng 2.15. Xếp loại chuẩn HT và PHT theo TT17/2011-BGD&ĐT
(2011-2014) 74
Bảng 2.16. Tổng hợp kết quả khảo sát về phẩm chất chính trị,
phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBQL các trường mầm non
huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước 75
Bảng 2.17. Tổng hợp kết quả khảo sát về năng lực chuyên môn,
năng lực quản lý của đội ngũ CBQL trường mầm non
huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước 78
12
Sơ đồ 3.1. Các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường mầm non Huyện Chơn Thành, Tỉnh Bình Phước 126
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi

(bổ sung phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: Giáo dục-Đào tạo có nhiệm vụ nâng
cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan
trọng xây dựng đất nước; xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã đề ra các giải pháp đột phá chiến lược,
trong đó đã chú trọng về GD&ĐT tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn
diện nền giáo dục quốc dân.
Ngày 4-11-2013, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa
XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Nghị quyết đã nêu mục tiêu tổng quát là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ
về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công
cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục
con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào;
sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực
nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp
lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất
lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế
hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản
sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên
tiến trong khu vực.
Nghị quyết đã xác định mục tiêu giáo dục mầm non (GDMN) là giúp trẻ
phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu
tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập
GDMN cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong
15
những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa
hệ thống các trường mầm non (MN). Phát triển GDMN dưới 5 tuổi có chất
lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.

chưa cao; nhận thức về nội dung và phương pháp quản lý nhà nước, quản lý
(QL) chuyên môn nghiệp vụ GD còn hạn chế…. chưa đáp ứng yêu cầu giai
đoạn mới. Trong báo cáo tổng kết năm học 2012 - 2013 của ngành GD&ĐT
huyện Chơn Thành đã nêu: “CBQL của một số trường còn hạn chế về nghiệp
vụ và năng lực QL, chưa có bước đột phá trong đổi mới QL nên công tác QL
nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy được yếu tố tích cực của
đội ngũ giáo viên (GV) và học sinh (HS)”.
Xuất phát từ các cơ sở đã nêu trên, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp phát
triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Chơn Thành, tỉnh Bình
Phước” để làm luận văn tốt nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số giải
pháp phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục mầm non huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường MN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường
mầm non huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì
có thể phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Chơn Thành,
17
tỉnh Bình Phước đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục trong giai đoạn
hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lý luận của công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc học mầm non.
5.2. Đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các
trường mầm non huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Chương 3: Một số giải pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường MN
huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
19
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới
Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con
người - yếu tố cơ bản của phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững. Hiện nay nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã coi GD&ĐT là
nhân tố có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và sự
hưng thịnh của đất nước.
Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD)
đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau cả về mặt lý luận
cũng như thực tiễn:
Tác giả Janet Ouston trong tác phẩm “Năng lực quản lý giáo dục” bằng
lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu tính tương đồng giữa năng lực quản lý và
hiệu quả trường học.
Tác giả Ernie Cave và Cyril Wilkinson trong tác phẩm “Phát triển năng
lực quản lý” đã đặt ra vấn đề cần nghiên cứu: Các nhà quản lý giáo dục cần
phải giỏi ở điểm nào? Khả năng của họ được cải thiện ra sao?
Ngoài ra còn rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này và tất cả đều có một
điểm chung khẳng định vị trí và vai trò của người lãnh đạo, người CBQL trong
ngành GD&ĐT nói chung và CBQL trường học nói riêng, đồng thời các tác giả
đã đề xuất rất nhiều giải pháp hay, sáng tạo nhằm phát triển đội ngũ CBQLGD.
1.1.2. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
Đối với nước ta, mặc dù GD&ĐT đã có nhiều tiến bộ, song trên thực tế
trong các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đều nhắc tới những yếu kém của

2006 - 2015” đã thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển
giáo dục mầm non thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiếp thu lý luận và
kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới. Đề án cũng đã tổng kết, phân
tích và đánh giá thực trạng giáo dục mầm non cả nước và mỗi vùng miền
trong hơn 10 năm qua; trên cơ sở đó, đặt yêu cầu phát triển giáo dục mầm non
trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước.
Phạm Thị Thanh Thủy đã nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ (2010) về
“Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non tỉnh Nam
Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay”.
Ngoài ra, còn có nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu đã được
đăng trên các tập san chuyên ngành như: Phát triển Giáo dục, Tạp chí Giáo
dục, Khoa học Giáo dục…. nói về công tác quản lý và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
1.1.3. Các kết quả nghiên cứu ở Bình Phước
Đối với GD&ĐT tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Chơn Thành nói
riêng, đã có nhiều kết quả nghiên cứu về việc xây dựng đội ngũ CBQL và đội
ngũ giáo viên. Tuy nhiên, phần lớn chỉ tập trung vào đội ngũ CBQL các cơ
quan QLGD, các trường tiểu học, trung học phổ thông, với giáo dục thường
xuyên và dạy nghề, cao đẳng,… mà chưa chú ý nghiên cứu về CBQL ở mầm
non. Một số đề cập đến việc thực hiện chế độ chính sách, về quản lý các
trường mầm non công lập, về trình độ giáo viên mầm non,… nhưng chỉ là
một phần nhỏ trong các kế hoạch công tác, tổng kết hoặc đề xuất của các xã,
thị trấn,… . Vì vậy, vấn đề “Các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường mầm non huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước” từ trước đến nay chưa
có tác giả nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, hệ thống
với tư cách là một công trình nghiên cứu về QLGD.
22
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục
12.1.1 Quản lí

sang, sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển”. [39, tr5].
- “Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể
quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định”
[23, tr7].
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng- NXB Giáo dục năm 1998, thuật ngữ
quản lý được định nghĩa là: “tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ
quan”.
Qua những quan niệm trên có thể hiểu “quản lý là quá trình thực hiện các
công việc xây dựng kế hoạch hành động (bao gồm cả xác định mục tiêu cụ
thể, chế định kế hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh giá và thể chế hóa), sắp xếp
tổ chức (bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự, phân công công việc, điều phối
nguồn lực tài chính và kỹ thuật…), chỉ đạo, điều hành, kiểm soát và đánh giá
kết quả, sửa chữa sai sót (nếu có) để bảo đảm hoàn thành mục tiêu của tổ
chức đã đề ra”.
Các định nghĩa trên tuy diễn đạt có khác nhau, nhưng cơ bản đã phản ánh
những hoạt động quản lý.
Theo quan niệm của Nguyễn Thị Hường thì khái niệm quản lý toát lên
một số điểm sau đây: [22, tr10].
- QL bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định.
- QL thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể QL và đối tượng
quản lý, đây là quan hệ ra lệnh-phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt
buộc.
24
- QL bao giờ cũng là QL con người.
- QL là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật
khách quan,
- QL xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin.
- QL có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng QL và ngược lại.
- QL là một khoa học đồng thời có tính nghệ thuật cao.
* Chức năng quản lý

Các chức năng quản lý nêu trên tạo thành một hệ thống thống nhất với
một trình tự nhất định, trong đó, từng chức năng vừa có tính độc lập tương
đối, vừa có mối quan hệ phụ thuộc với các chức năng khác. Quá trình ra quyết
định QL là quá trình thực hiện các chức năng QL theo một trình tự nhất định,
Việc bỏ qua hoặc coi nhẹ bất cứ một một chức năng nào trong chuỗi các chức
năng đều ảnh hưởng xấu đến kết quả QL. Các chức năng tạo thành một chu
trình QL của hệ thống. Trong chu trình QL có một yếu tố nhập vào mọi chức
năng, đó là yếu tố thông tin.
Ta biểu diễn mối quan hệ giữa các chức năng quản lý bằng sơ đồ sau đây:

Thông tin
KH: Kế họach
TC: Tổ chức
LĐ: Lãnh đạo
KT: Kiểm tra
Sơ đồ 1.1. Chức năng quản lý
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Cũng như khái niệm quản lý đã nêu trên, khái niệm quản lý giáo dục cũng
có nhiều quan niệm khác nhau. Dưới đây là vài định nghĩa mà tác giả cho là phù
hợp.

Trích đoạn Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Chơn Thành Tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ quản lý Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý Đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status