Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông công lập huyện nam đàn, tỉnh nghệ an - Pdf 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHNGUYỄN THỊ KIM THÚY
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP
HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ KIM THÚY
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP
HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60. 14. 01. 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHẠM MINH HÙNG
NGHỆ AN - 2014
4
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng cảm ơn
sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Đại học Vinh, các thầy, cô khoa Quản lý
giáo dục, phòng sau Đại học trường Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn 4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 6
1.2.1. Hoạt động dạy học và hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 6
1.2.2. Quản lý và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 9
1.2.3. Biện pháp và biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh
12
1.3. Khái quát về môn Tiếng Anh ở trường THPT 13
1.3.1. Vị trí, vai trò của môn Tiếng Anh ở trường THPT 13
1.3.2. Nội dung, phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT
13
1.3.3. Đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT 15
1.4. Một số vấn đề về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường
THPT 17
1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở
trường THPT 17
1.4.2. Nội dung, phương pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng
Anh ở trường THPT 19
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học môn
Tiếng Anh ở trường THPT 24
26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 27
ii
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CÔNG LẬP HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN 28

3.2.1. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải quản lý hoạt động dạy học
môn Tiếng Anh ở trường THPT công lập huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
63
3.2.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường
THPT công lập huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An một cách khoa học 65
iii
3.2.3. Tổ chức tốt công tác dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT
công lập huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 68
3.2.4. Chỉ đạo việc tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học
và áp dụng CNTT vào giảng dạy 73
3.2.5. Thường xuyên kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng
Anh ở các trường THPT công lập huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 76
3.2.6. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho
GV 78
3.3. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 80
3.4. Kết quả thăm dò giá trị khoa học của các biện pháp đề xuất 81
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86
1. Kết luận 86
2. Khuyến nghị 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 92
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNTT : Công nghệ thông tin
DHNN : Dạy học ngoại ngữ
GD& ĐT : Giáo dục và đào tạo
GV : Giáo viên
HĐDH : Hoạt động dạy học
HS : Học sinh

Bảng 2.12. Ý kiến của HS về thời gian hợp lí của các bài kiểm tra
Tiếng Anh ở các trường THPT công lập tại Nam Đàn 45
Bảng 2.13. Nhận thức của các cán bộ QL về tầm quan trọng của các biện pháp
QL HĐDH Tiếng Anh ở các trường THPT công lập tại Nam Đàn 47
Bảng 2.14. Đánh giá của GV về mức độ thực hiện thường xuyên các công tác
QL HĐDH Tiếng Anh ở các trường THPT công lập tại Nam Đàn 49
Bảng 2.15. Đánh giá của GV về chất lượng việc thực hiện các biện pháp QL ở
các trường THPT công lập tại Nam Đàn 51
Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 82
Bảng 3.2. Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 83
vi
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế giới đang bước vào thời kì kinh tế tri thức. Ngoại ngữ, đặc biệt là
Tiếng Anh, đang được nhắc tới như là một yếu tố quan trọng trong quá trình
tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế. Trong quá trình này, ngành giáo dục và đào
tạo đang cần có những đổi mới nhằm đào tạo cho đất nước những thế hệ lao
động có chuyên môn và trình độ ngoại ngữ tương ứng.
Đã có nhận định rằng vị trí quốc tế của nước ta đòi hỏi chúng ta phải có
rất nhiều người thực sự giỏi tiếng nước ngoài. Hơn nữa, nước ta phải phát
triển nhanh chóng và mạnh mẽ về mọi mặt, mà chủ yếu là về kinh tế, văn hóa,
khoa học kỹ thuật, cho nên tiếng nước ngoài là một công cụ không thể thiếu
trong quá trình phát triển và tiến bộ của nước ta. Điều này là vô cùng chính
xác đối với sách lược và chiến lược đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam, bởi lẽ,
hiện nay do những phát triển không ngừng về các mặt chính trị, kinh tế, văn
hóa, và nhất là khoa học kĩ thuật thì ngoại ngữ, vốn mang tính công cụ và hội
nhập, đã thực sự trở thành chìa khóa giúp con người mở kho tàng trí tuệ của
nhân loại. Ở Việt Nam trong nhiều giai đoạn phát triển lịch sử khác nhau, khi
giáo dục là quốc sách thì ngoại ngữ là một môn học không thể thiếu ở bất cứ
chương trình đào tạo nào từ bậc tiểu học đến bậc đại học. Ngoại ngữ có vai

Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất một số
biện pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi để quản lý hoạt động dạy học
môn Tiếng Anh ở trường THPT công lập huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường
THPT công lập huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được các biện pháp có cơ sở khoa học và có
tính khả thi thì có thể nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn
Tiếng Anh ở trường THPT công lập huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động dạy học
môn Tiếng Anh ở trường THPT.
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý hoạt động dạy học
môn Tiếng Anh ở trường THPT công lập huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng
Anh ở trường THPT công lập huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
trong luận văn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.

Anh ở trường THPT công lập huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong giai đoạn hiện nay, nhân loại đang bước vào một nền văn minh
trí tuệ, một nền kinh tế tri thức, một xã hội thông tin vì thế chiến lược phát
triển lâu dài và bền vững đối với mỗi quốc gia đó là sự chú trọng hàng đầu
của chính phủ vào công tác đổi mới hệ thống GD-ĐT cũng như công tác đào
tạo. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã xác định,
cùng với khoa học công nghệ, “giáo dục là tương lai của dân tộc”, là quốc
sách hàng đầu, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước và
giúp nước nhà vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2001), Đảng ta tiếp tục
khẳng định trong văn kiện đại hội “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, “phát triển giáo dục và đào tạo là một
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát
triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [8; 108-109]. Việt Nam
ngày nay, với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong xu thế toàn cầu hóa, mặt khác năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO là
một bước đi quan trọng của đất nước trong quá trình hội nhập với nền kinh tế
thế giới. Nền kinh tế xã hội hơn bao giờ hết cần đến nguồn lực con người.
Nguồn nhân lực này phải trải qua quá trình đào tạo của nền giáo dục hiện đại
có chất lượng.
Giáo dục có chức năng quan trọng là tái sản xuất sức lao động kỹ
thuật cho nền kinh tế, phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy, hoạt
5
động giáo dục luôn luôn phát triển, tiến bộ và không ngừng đổi mới để góp

phát triển nhân cách của họ.
Quan niệm trên về HĐDH đã phản ánh tính liên quan mật thiết của hai
hoạt động trong quá trình dạy học: Hoạt động dạy của GV và hoạt động học
của HS. Hai hoạt động này là một sự cộng tác nhằm giúp người học lĩnh hội
được lượng kiến thức nhất định, đồng thời cũng giúp hình thành nhân cách của
con người mới đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Ngày nay trong quá trình
hoạt động chung đó, người GV đóng vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt
động nhận thức của người học để giúp họ tự khám phá tri thức. Do đó người
GV phải hướng đến mục tiêu giúp người học sử dụng những tri thức, những
kinh nghiệm đã có của mình, những tri thức họ thu thập được qua các phương
tiện thông tin đại chúng, qua cuộc sống để tạo nên hoạt động học của mình.
Cùng với hoạt động dạy của GV, người học tự giác, tích cực, chủ động,
tự tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm nắm
vững tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, đặc
biệt năng lực tư duy sáng tạo, hình thành cơ sở thế giới quan khoa học và
những phẩm chất tốt đẹp của con người mới.
Tóm lại các tác giả Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (2000) đã định
nghĩa hoạt động dạy học cụ thể như sau:
Hoạt động dạy học là hoạt động trong đó dưới sự tổ chức, điều khiển,
lãnh đạo của người giáo viên làm cho người học tự giác, tích cực, chủ động
tự tổ chức tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực
hiện những nhiệm vụ dạy học [1; 2].
Đối với hoạt động dạy học ở trường THPT, các GV thường thực hiện 3
bước:
7
• Bước 1: Thực hiện chương trình dạy học (việc nắm vững chương
trình dạy học là điều kiện để đảm bảo hiệu quả quản lý dạy và học)
• Bước 2: Soạn bài, chuẩn bị lên lớp (người dạy cần nắm vững nội
dung, phương pháp giảng dạy cho HS)
• Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

Khái niệm quản lý (QL) được đưa ra bởi rất nhiều nhà nghiên cứu. Về
cơ bản, quản lý là hành động đưa các cá nhân trong cùng một tổ chức vào làm
việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Khái niệm này được
tiếp cận theo các tác giả như sau:
Theo các tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ “quản lý là hoạt động
thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể
vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người, nhằm thực
hiện các mục tiêu chung của tổ chức” [4, 41].
H. Koontz thì khẳng định: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm
bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích
của nhóm (tổ chức) [13; 12].
Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch, tổ chức,
chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Nói cách khác công việc quản lý cần thực
hiện những chức năng sau:
• Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm
trong tương lai (ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm sau, trong 5 năm sau ) và
lên các kế hoạch hành động.
• Tổ chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để
thực hiện kế hoạch.
• Bố trí nhân lực: phân tích công việc, tuyển dụng và phân công từng
cá nhân cho từng công việc thích hợp.
9
• Lãnh đạo/ Động viên: Giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn
để đạt được các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn lòng làm việc cho tổ chức).
• Kiểm soát: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế
hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra).
Tóm lại: Các chức năng quản lý tạo thành một hệ thống thống nhất với
một trình tự nhất định, trong đó từng chức năng vừa có tính độc lập tương đối,
vừa có mối quan hệ phụ thuộc với chức năng khác. Quá trình ra quyết định
quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo một trình tự nhất

và dần dần hoàn thiện, phát triển kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ nhất định, tạo
nên hoạt động chung của người dạy và người học. Trong DHNN, chỉ có hoạt
động học ngoại ngữ ở HS (HS) mới có hoạt động dạy ngoại ngữ ở GV (GV).
Tùy theo yêu cầu của từng nội dung bài học, kỹ năng rèn luyện mà GV có
phương pháp dạy và HS có phương pháp học để đạt được mục tiêu dạy học
hiệu quả.
Hoạt động DHNN gồm 4 kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Có thể mô
tả cấu trúc của hoạt động DHNN theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc hoạt động DHNN
11
Bốn kỹ năng giao tiếp trên có mối quan hệ qua lại phức tạp và gắn bó
hữu cơ với nhau trong đó khẩu ngữ (Nói - Nghe) được chú trọng đặc biệt và
đi trước một bước so với bút ngữ (Viết - Đọc).
1.2.3. Biện pháp và biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn
Tiếng Anh
1.2.3.1. Biện pháp
Theo từ điển Tiếng Việt Viện ngôn ngữ - Nhà xuất bản Từ điển Bách
khoa - Hà Nội - 2007 thì biện pháp là các hành động lựa chọn sao cho phù
hợp với mục đích. Biện pháp là cách thức xử lí công việc hoặc giải quyết vấn
đề, là hành động có cơ sở pháp lý hay dựa trên một quyền lực.
1.2.3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh
Biện pháp quản lý HĐDH là những cách thức tiến hành của chủ thể
quản lý nhằm tác động vào đối tượng quản lý hơn nữa còn giải quyết những
vấn đề trong công tác quản lý hoạt động dạy và học, làm cho việc quản lý
HĐDH được vận hành đạt mục tiêu dạy học và giáo dục của cấp học đề ra.
Quản lý hoạt động dạy là QL chương trình, nội dung, phương pháp dạy
học thông qua quy chế chuyên môn, thông qua chỉ đạo việc đổi mới phương
pháp dạy học, thông qua kiểm tra đánh giá.
Quản lý hoạt động học là QL quá trình lĩnh hội tri thức của HS sinh
viên hướng họ vào những nội dung trọng tâm của môn học, của từng chương,

nhập với cộng đồng quốc tế.
1.3.2. Nội dung, phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT
Chương trình học môn Tiếng Anh được triển khai ở các trường THPT
gồm chương trình học cơ bản và chương trình học nâng cao. Các trường
THPT tại huyện Nam Đàn đều áp dụng chương trình Tiếng Anh cơ bản.
13
Sách giáo khoa của mỗi khối được thiết kế tương đồng nhau với 16 đơn vị
bài học tương ứng với 16 chủ đề được phát triển dựa trên các chủ điểm lớn
đã quy định trong chương trình môn học. Các tiểu chủ đề được phát triển
thông qua các kĩ năng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết. Hệ thống kiến thức
ngôn ngữ như ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng được quy định trong chương
trình môn học được coi là những phương tiện giúp HS thực hành các kĩ năng
ngôn ngữ.
Chương trình môn Tiếng Anh ở trường phổ thông được xây dựng theo
quan điểm giao tiếp với những định hướng cơ bản:
• Hình thành kĩ năng giao tiếp là mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy
học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện cần thiết để hình thành và phát triển
các kĩ năng giao tiếp.
• HS là chủ thể của quá trình dạy học. Quan điểm này thể hiện ở tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong rèn luyện và vận dụng kĩ năng giao
tiếp bằng Tiếng Anh. GV là người tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học.
• Nội dung dạy học môn Tiếng Anh được lựa chọn và trình bày theo hệ
thống chủ điểm, vừa đảm bảo tính giao tiếp cao, vừa đảm bảo tính cơ bản,
hiện đại của ngôn ngữ. Hệ thống chủ điểm và chủ đề là cơ sở hình thành và
phát triển các khả năng ngôn ngữ. Kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng
và ngữ pháp được giới thiệu nhằm phục vụ cho việc hình thành và phát triển
các khả năng ngôn ngữ.
• Chương trình phải là cơ sở cho việc biên soạn sách giáo khoa, việc
quản lý quá trình dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Cùng với định hướng trong chương trình học thì trong quá trình dạy

đắn. Việc học Tiếng Anh, do đó ngày càng nhận được sự quan tâm ủng hộ của
15

Trích đoạn Đánh giá thực trạng Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải quản lý hoạt động dạy học Xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng An hở trường Chỉ đạo việc tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học Thường xuyên kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status