Giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hà Nội - Pdf 28

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện hội nhập và phát triển như hiện nay thì sự tồn tại và
phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại ngày càng có vai trò quyết
định tới sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nhất là các quốc gia có nền
kinh tế phát triển. Mỗi một sự biến động trong các ngân hàng thương mại
luôn kéo theo nó những biến động không thể lường hết được và thậm chí nó
còn có thể gây ra nhữnh hậu quả rất nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Xuất
phát từ tầm quan trọng đó mà quốc gia nào cũng luôn luôn đặt cho mình
những mục tiêu thúc đẩy các ngân hàng phát triển trong sự bền vững và ổn
định. Một trong những yếu tố không thể thiếu được trong sự ổn định của các
ngân hàng đó chính là nguồn vốn. Nguồn vốn là điều kiện đầu tiên và cũng là
yếu tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của bất cứ một ngân hàng nào.
Hiểu được tầm quan trọng của nguồn vốn đối với sự phát triển của ngân hàng
mà qua thời gian thực tập tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn
Thương Tín- Chi nhánh Hà Nội em đã mạnh dan chọn đề tài “ Giải pháp để
nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài
Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hà Nội”. Trong chuyên đề này em xin đề xuất
một số giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho chi nhánh Hà Nội.
Chuyên đề tốt nghiệp của em bao gồm các phần chính như sau:
Chương 1. Khái quát về nguồn vốn và các nghiệp vụ huy động nguồn vốn.
Chương 2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài
Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hà Nội.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh
Nguyễn Thị Thuỷ Tài chính công 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN VỐN VÀ CÁC NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG
NGUỒN VỐN
1.1. Nguồn vốn và vai trò của nguồn vốn đối với ngân hàng thương mại
1.1.1. Định nghĩa nguồn vốn

hạn : một Ngân Hàng có nguồn vốn trung và dài hạn lớn hơn nguồn vốn
ngắn hạn thì sẽ có cơ hội cho vay đầu tư cho các dự án trung và dài hạn
nhiều hơn. mặc dù hiện nay các Ngân hàng vẫn lấy cả những nguồn ngắn
hạn đem cho vay trung và dài hạn nhưng hoạt động đó luôn tiềm ẩn rất
nhiều rủi ro. Tóm lại, nguồn vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của tất cả các Ngân hàng.
1.2. Các nguồn hình thành nên nguồn vốn của ngân hàng thương mại.
Ta có bảng minh hoạ nguồn vốn của NHTM
Khoản mục
1.Tiền gửi của doanh nghiệp và cá nhân
1.1. Tiền gửi của doanh nghiệp
1.2. Tiền gửi tiết kiệm của cá nhân.
2. Tiền gửi của các tổ chức tài chính
3. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
4. Vay Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác
5. Các khoản phải trả khác
6. Nguồn khác
7. Vốn chủ sở hữu
7.1. Vốn điều lệ
7.2. Các quỹ và lãi chưa phân phối
Tổng nguồn
Nguyễn Thị Thuỷ Tài chính công 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2.1. Vốn chủ sở hữu
Bất kỳ một Ngân hàng nào bắt đầu hoạt động đều phải có một lượng
vốn nhất định gọi là vốn chủ sở hữu hay vốn tự có. Đây là loại vốn Ngân
hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho Ngân
hàng. Nguồn vốn này tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn
nhưng được coi là đệm chống rủi ro, bảo đảm an toàn cho sự hoạt động của
tất cả các ngân hàng. Đồng thời quy mô nguồn vốn cho thấy thực lực của

pahỉ lúc nào cũng có được. Đối với các Ngân hàng Nhà nước, việc được cấp
thêm vốn tuỳ thuộc vào chính sách của nhà nước mỗi năm. Còn đối với các
Ngân hàng thương mại cổ phần, việc tăng thêm vốn điều lệ bằng cách phát
hành thêm cổ phiếu mới đòi hỏi sự cân nhắc của hội đồng quản trị Ngân
hàng. Không phải lúc nào một Ngân hàng cũng có thể phát hành thêm cổ
phiếu mới vì việc này có thể gây ra nhiều tác động không tốt như: giá cổ
phiếu Ngân hàng trên thị trường giảm, cổ tức của cổ đông ít đi…
1.2.1.3. Các quỹ
Các quỹ của Ngân hàng được lập ra với nhiều mục đích nhằm hỗ trợ
cho nhiều mục đích khác nhau của Ngân hàng. Những quỹ này đều được
hình thành từ thu nhập của Ngân hàng.
- Quỹ dự phòng tổn thất : Được trích lập hàng năm và được tích luỹ
lại nhằm dù đắp những tổn thất đã và sẽ xảy ra.
- Quỹ bảo toàn vốn : nhằm bù đắp hao mòn của vốn dưới tác động của lạm
phát.
- Quỹ thặng dư: là phần đánh giá lại tài sản của Ngân hàng và chênh lệch
giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới. Ngoài ra, các
Ngân hàng còn có thể có quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ giám đốc…
Nguyễn Thị Thuỷ Tài chính công 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2.1.4. Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần
Đây là thành phần khá đặc biệt trong nguồn vốn chủ sở hữu bởi nó được
hình thành từ các nguồn vay trung và dài hạn. Một số Ngân hàng phát hành
trái phiếu có thời hạn lâu năm nhằm huy động vốn, người nắm giữ những trái
phiếu này đến một thời hạn nào đó sẽ chuyển thành cổ đông của Ngân hàng
và được hưởng lợi tức thay vì tiền lãi. Nguồn vốn này xuất hiện ở các Ngân
hàng sắp cổ phần hoá có tác dụng làm tăng lượng vốn dài hạn trong thời điểm
hiện tại và tăng vốn chủ sở hữu trong tương lai. Tại Việt Nam, trong quá trình
cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại Thương cũng đã phát hành cổ phiếu có thể
chuyển đổi thành cổ phần. Những trái phiếu này rất hấp dẫn các nhà đầu tư vì

hàng… Mạng lưới của ngân hàng càng mở rộng và phát triển thì càng tạo
nhiều thuận lợi cho những người sở hữu các tài khoản tiền gửi thanh toán.
Giờ đây người ta có thể mua bán với nhau dù cách xa hàng ngàn km, có thể
đi du lịch khắp nơi mà chỉ cần đem theo một chiếc thẻ tín dụng được chấp
nhận toàn cầu. Đặc biệt từ sau thập niên 70 các ngân hàng đã bắt đầu trả lãi
suất cho các tài khoản tiền gửi thanh toán, dù lãi suất rất thấp. Tuy nhiên điều
này đã càng làm tăng thêm sự ưa thích của các khách hàng vì tiền của họ
không những có thể rut ra bất kỳ lúc nào mà còn có thể sinh lãi khi không
dùng đến.
Đối với ngân hàng tiền gửi thanh toán cũng là một khoản vốn huy động
khá hấp dẫn. Bởi chi phí cho loại tiền gửi này rất thấp, thấp nhất trong các
loại tiền gửi. Để thu hút tiền gửi thanh toán, các ngân hàng đã tạo ra rất nhiều
sản phẩm cũng như tiện ích sử dụng giúp cho khách hàng có rất nhiều lựa
chọn. Chỉ riêng về thẻ đã có rất nhiều loại và nhiều tính năng phù hợp với
mỗi loại khách hàng. Trong tương lai, tiền gửi thanh toán sẽ thay thế hầu hết
Nguyễn Thị Thuỷ Tài chính công 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
toàn bộ tiền mặt, nó không những giúp người sử dụng thuận lợi trong các
giao dịch, ngân hàng có thêm nhiều vốn mà còn giúp Nhà nước quản ký có
hiệu quả lượng tiền mặt trong lưu thông.
1.2.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ
được chi trả sau một khoản thời gian xác định. Tiền gửi thanhtoán tuy rất
thuận tiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất lại rất thấp. Để đáp ứng nhu
cầu tăng thu của người gửi tiền, Ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ
hạn. Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi
thanh toán để áp dụng đối với loại tiền gửi này. Nếu cần chi tiêu, người gửi
phải đến ngân hàng để rút tiền. Tuy không thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình
thức tiềng gửi thanh toán, song tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao
hơn tuỳ theo độ dài của kỳ hạn. Tuy nhiên lượng tiền gửi có kỳ hạn của các

đều gửi một lượng tiền ở các ngân hàng khác nhằm tạo ra sự thuận tiện cho
việc thanh toán nội bộ, chuyển khoản hay các giao dịch khác… Lượng tiền
gửi này thường không lớn, biến động nhỏ nên ít ảnh hưởng tới hoạt động của
ngân hàng.
1.2.3. Tiền vay và các nghiệp vụ đi vay
Bên cạnh việc huy động vốn từ nguồn tiền gửi , các ngân hàng còn đi vay
để tăng lượng vốn nắm giữ nhằm đảm bảo và phát triển hoạt động kinh
doanh của mình. Vốn vay của ngân hàng có thể có được từ nhiều nguồn káhc
nhau như: vay từ Ngân hàng Nhà nước, vay từ các tổ chức tín dụng khác hoặc
vay trên thi trường vốn… Nguồn vốn vay chỉ chiếm tỷ trọng vừa phải trong kết
cấu nguồn song nó rất cần thiết và quan trọng đối với các ngân hàng.
1.2.3.1. Tiền vay Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Trung Ương là ngân hàng của các ngân hàng, Là nơi để giải
Nguyễn Thị Thuỷ Tài chính công 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quyết các nhu cầu cấp bách trong chi trả của các ngân hàng thương mại.
Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, ngân hàng thương mại thường vay Ngân
hàng Nhà nước. Thông thường tất cả các ngân hàng thương mại và một số tổ
chức tài chính khác trong nước được Ngân hàng Nhà nước cho phép thành
lập đều được hưởng quyền vay tại Ngân hàng Nhà nước trong những trường
hợp thiếu hụt dự trữ hoặc quá kẹt vốn. Đối với các NHTM thì vay mược tại
Ngân hàng Nhà nước là một dịch vụ hết sức tiện lợi và hấp dẫn vì Ngân hàng
Nhà nước thường cho các NHTM vay dưới hình thức tái chiết khấu.
Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng cho các Ngân hàng thương mại qua
hai hình thức:
- Tái chiết khấu (hoặc chiết khấu) hay còn gọi là tái cấp vốn.Các thương
phiếu đã được các ngân hàng thương mại chiết khấu sẽ trở thành tài sản của
họ. Khi cần họ mang hcúng tới Ngân hàng Nhà nước để tái chiết khấu.
Nghiệp vụ này làm thương phiếu của NHTM giảm đi và dự trữ tăng lên.
Ngân hàng Nhà nước kiểm soát việc vay mượn này một cách chặt chẽ.

Để huy động được lượng vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu cho vay thường
xuyên (đặc biệt là cho vay trung và dài hạn), bên cạnh việc thu hút tiền gửi,
các ngân hàng thường chủ động đi vay trên thị trường vốn. Cũng giống như
các doanh nghiệp, ngân hàng vay mượn bằng cáh phát hành các giấy nợ (kỳ
phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường. Thông thường đây là các khoản
vay không có đảm bảo, nên các ngân hàng lớn có uy tín hoặc trả lãi suất cao
hơn thì sẽ vay được nhiều hơn. Các ngân hàng nhỏ thương fkhó vay mượn
trực tiếp bằng cách đó mà phải thông qua ngân hàng đại lý hoặc được sự bảo
lãnh của ngân hàng Đầu tư. Có thể nói thị trường tài chính với vai trò trung
gian điều hoà vốn đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động của các ngân hàng. Thị
trường tài chính càng phát triển thì khả năng chuyển đổi các công cụ nợ dài
Nguyễn Thị Thuỷ Tài chính công 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hạn của các ngân hàng càng tăng.
1.2.3.3. Vay nợ khác
Ngoài những nguồn vốn đi vay cơ bản trên, ngân hàng còn có các nguồn đi
vay khác như:
- Nguồn uỷ thác: NHTM thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho
vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ… trong đó
uỷ thác đầu tư là dịch vụ khá hấp dẫn của ngân hàng. Với dịch vụ này,
khách hàng uỷ thác tiền bạc, tài sản của mình cho ngân hàng để ngân hàng
đầu tư vào những dự án khả thi để sinh lãi. Ngân hàng với lợi thế về uy tín
và thông tin cũgn như khả năng thẩm định dự án tốt sẽ tiến hành hoạt động
đầu tư có hiệu quả hơn, mang lại thu nhập cho ngân hàng đồng thời thu lời
cho chính mình qua phí dịch vụ. Trong tương lai, dịch vụ uỷ thác đầu tư hứa
hẹn rất phát triển, là một nguồn thu hút vốn khá tốt và trở thành một sản
phẩm cạnh tranh hấp dẫn.
- Nguồn trang thanh toán: Các hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả,
tiền ký quỹ L/C…), hoặc các ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng

Tương ứng với các kỳ hạn tiền gửi là các mức lãi suất khác nhau, tăng
dần theo theo thời gian của kỳ hạn gửi tiền. Biên độ giữa các mức lãi suất
này dao động trong khoảng 0,1%/ tháng và rất khác nhau giữc các ngân hàng
thương mại. Sự cạnh tranh về lãi suất tiền gửi luôn diễn ra găy gắt ở từng
mức lãi suất tiền gửi cho các kỳ hạn. Mỗi NHTM đều xây dựng những chiến
lược lãi suất riêng dựa trên mặt bằng lãi suất chung. Sự chênh lệch lãi suất
giữa các NHTM cổ phần và NHTM quốc doanh thường khá rõ ràng. Điều
này cũng dễ hiểu vì các NHTM quốc doanh có uuy tín và thâm niên hoạt
động lâu năm hơn so với các NHTM cổ phần. Để cạnh tranh thu hút vốn các
Nguyễn Thị Thuỷ Tài chính công 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
NHTM cổ phần sẽ phải tăng lãi suất để hấp dẫn khách hàng. Chênh lệch lãi
suất giữa các NHTM luôn ảnh hưởng tới tâm lý của người gửi tiền, dù
khoảng cách đó nhiều khi không lớn. Nhiều khách hàng luôn thích gửi tiền ở
những ngân hàng có lãi suất cao nhất để được hưởng lãi nhiều hơn.
Bên cạnh đó các NHTM hiện nay cũng phát triển các chứng chỉ tiền gửi
tương ứng với nhiều lượng tiền gửi khác nhau và áp dụng các biểu lãi suất
bậc thang cho các chứng chỉ tiền gửi loại này để khuyến khích khách hàng
gửi tiền nhiều vì càng gửi nhiều tiền càng được hưởng lãi cao.
- Theo tiện ích của sản phẩm.
Nói chung, những sản phẩm huy động vốn đều giống nhau về bản chất
nên để tạo sự khác biệt các NHTM thường tăng thêm nhiều tiện ích cho các
sản phẩm khiến cho khách hàng ưa thích chúng hơn. Việc làm này đòi hỏi sự
sáng tạo của bộ phận phát triển sản phẩm trong mỗi ngân hàng. Các ngân
hàng thường đa dạng hoá sản phẩm huy động vốn của họ dựa trên 2 cách:
Thứ nhất, đưa thêm các tiện ích mới vào các sản phẩm huy động truyền
thống. Chẳng hạn như đối với thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… Ngoài
chức năng chính là cho phép khách hàng rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận
thẻ, ngân hàng có thể đưa thêm một số tiện ích mới như: thanh toán các loại
cước phí, trả lương, mua sắm…Đối với các loại tiền gửi có kỳ hạn, hiện nay

thưởng khá lớn thu hút được sự tham gia của khách hàng. Ngoài những đợt
huy động dự thưởng lớn đó, các ngân hàng cũng triển khai xen kẽ các đợt
khuyến mại nhỏ với từng loại sản phẩm huy động vốn của mình như : tặng
quà khách hàng thân thiết, khách hàng gửi tiền với số lượng lớn…
Những chi phí cho hoạt động tiếp thị, khuyến mại sản phẩm này cũng chiếm
phần khá lớn trong chi phí huy động vốn, đòi hỏi các ngân hàng phải tính
toán, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi triển khai, để tránh việc lượng vốn huy
Nguyễn Thị Thuỷ Tài chính công 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
động được nhiều nhưng chi phí cho huy động cũng quá lớn, dẫn tới hiệu quả
huy động vốn không cao.
1.3.3. Mở rộng maịng lưới chi nhánh, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán
bộ
- Mở rộng mạng lưới chi nhánh.
Để thu hút được nhiều vốn từ dân cư, các ngân hàng thương mại không
ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh của mình. Quy mô, khả năng tài chính
của ngân hàng càng lớn thì số lượng chi nhánh của nó càng nhiều, khả năng
thu hút vốn càng lớn. Tuy nhiên, để thiết lập thêm một chi nhánh mới ngân
hàng cũng cần phải trải qua một giai đoạn rất khó khăn và kỹ lưỡng. trước
hết ngân hàng phải đảm bảo yêu cầu về vốn, sau đó là phai xem xét cân nhắc
địa điểm nơi dặt chi nhánh mới, vì không phải có thể dặt chi nhánh ở đâu cũng
có thể phát huy được hiệu quả huy động vốn như ngân hàng mong muốn.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ huy động vốn.
Cán bộ huy động vốn là những người trực tiếp xây dựng và triển khai các
chương trình huy động vốn của ngân hàng. Trình độ và nghiệp vụ của những
người này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả huy động vốn. Hiện nay, các
ngân hàng đều cố gắng lựa chọn cũng như đào tạo các cán bộ của mình thành
thạo về nghiệp vụ, đồng thời bồi dưỡng nâng coa kiến thức về marketing
ngân hàng. Bên cạnh việc đào tạo trực tiếp cán bộ tại nơi làm việc, các
NHTM thường tổ chức các khoá bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status