Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên - Pdf 28


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



NGUYỄN THỊ XUÂN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 60.85.01.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ QUANG ĐỨC HÀ NỘI, NĂM 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

– Học viện Nông nghiệp Việt Nam, UBND huyện Yên Mỹ, Sở Tài nguyên và Môi
Trường tỉnh Hưng Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hưng Yên đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã
luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Xuân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1. Đất và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp 3
1.2. Hiệu quả sử dụng đất 4
1.2.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất 4
1.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất 6

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện 33
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Yên Mỹ 41
3.1.4. Một số đánh giá chung về vùng nghiên cứu 42
3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mỹ 43
3.2.1. Hiện trạng cây trồng chính của huyện 44
3.2.2. Các loại sử dụng đất nông nghiệp của huyện 46
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Yên Mỹ 52
3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế 52
3.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội 60
3.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường 62
3.4. Lựa chọn các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững 70
3.4.1. Nguyên tắc lựa chọn 70
3.4.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 70
3.4.3. Hướng lựa chọn các loại sử dụng đất 71
3.5. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Mỹ, tỉnh
Hưng Yên 72
3.5.1. Định hướng của tỉnh và của huyện 72
3.5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của
huyện Yên Mỹ 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 85
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1: Sơ đồ vị trí địa lý huyện Yên Mỹ 30
3.2: Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Yên Mỹ năm 2013 34
3.3: Cánh đồng lúa 48
3.4: Ruộng trồng rau cải 50
3.5: Ao cá hộ gia đình 51
3.6: Vỏ thuốc BVTV bị vứt tại ruộng 67 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 CPTG Chi phí trung gian
2 GTGT Giá trị gia tăng
3 GTSX Giá trị sản xuất
4 LĐ Lao động
5 LUT Loại sử dụng đất
6 LX – LM Lúa xuân - lúa mùa
7 Tr.đồng Triệu đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU



* Mục đích yêu cầu
** Mục đích
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Yên Mỹ.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và phát triển nông nghiệp bền vững.
** Yêu cầu
- Nắm được các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan với sử dụng
đất nông nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp với những chỉ tiêu
phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện Yên Mỹ.
- Các giải pháp đề xuất phải có cơ sở khoa học và phải có tính khả thi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Đất và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở y tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng (Quốc hội khóa
XI, 2003, Luật Đất đai). Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất
quan trọng cơ bản và đặc biệt với những đặc điểm riêng như sau:
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng,
vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên
thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch
định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của
nông dân, những người trực tiếp tham gia và quá trình sản xuất nông nghiệp (Đào

gia tăng dân số cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho diện tích
đất đang ngày càng giảm đặc biệt là đất nông nghiệp. Mặt khác hiện tượng biến
đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến diện tích, năng suất, chất lượng sản
phẩm nông nghiệp. Vì vậy sử dụng đất đai một cách hợp lý là một trong những
điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
1.2. Hiệu quả sử dụng đất
1.2.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất
Trong quá trình nghiên cứu về hiệu quả, do xuất phát từ những góc độ
khác nhau, nên có nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề này.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: Xác định đúng khái niệm, bản
chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những
nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống, tức là phải tiết kiệm thời gian, tài
nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội và phải bảo vệ được môi trường.
Khi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần đánh giá hiệu quả
trên ba mặt, đó là: Hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

1.2.1.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được
và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là
phần giá trị thu được của sản phẩm đầu tư, chi phí bỏ ra là phần giá trị của các
nguồn lực đầu vào. Người sản xuất muốn thu được kết quả phải bỏ ra những chi
phí nhất định, những chi phí đó là nhân lực, vật lực, vốn…So sánh kết quả đạt
được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, sẽ là hiệu quả kinh tế. Tiêu chuẩn
của hiệu quả là sự tối đa hóa kết quả với một lượng chi phí định trước hoặc tối
thiểu hóa chi phí để đạt được một kết quả nhất định.
Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả và nó có
vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu
quả có khả năng lượng hóa, được tính toán tương đối chính xác và biểu hiện

1.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng phải là kết quả của quá trình sử dụng đất. Kết quả ở đây
được hiểu là kết quả hữu ích, là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của
con người, được hiểu bằng những chỉ tiêu do tích chất mâu thuẫn giữa nguồn tài
nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét kết quả
đó được tạo ra như thế nào, chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có đưa lại kết quả hữu ích
hay không. Chính vì thế, khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không chỉ dừng
lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt động
sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng,
vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên
thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch
định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của
nông dân, những người trực tiếp tham gia và quá trình sản xuất nông nghiệp (Đào
Châu Thu, 1999).
Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không
thể thay thế được. Nhưng diện tích đất đai lại có hạn, bên cạnh đó sự gia tăng dân
số cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho diện tích đất đang
ngày càng giảm đặc biệt là đất nông nghiệp. Mặt khác hiện tượng biến đổi khí
hậu toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm
nông nghiệp. Vì vậy, cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất để có được các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

phương án sử dụng đất đai một cách hợp lý là một trong những điều kiện để phát
triển kinh tế - xã hội bền vững.
Mặt khác, phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người
biết cách làm cho môi trường không bị phá hủy gây tác hại đến đời sống xã hội.
Đồng thời, cần tạo ra môi trường thiên nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triến

1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế: là hiệu quả do tổ chức và bố trí sản xuất hợp lý để đạt
được lợi nhuận cao với chi phi thấp hơn. Như vậy, hiệu quả kinh tế của một hiện
tượng hay một quá trình kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ khai
thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý. Nó được
thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu nhằm phản ánh các mục tiêu cụ thể của các cơ
sở sản xuất phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xác định bằng cách so sánh
kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu phản ánh trình độ
và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh nhằm đạt được kết
quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu.
Đây là hiệu quả được quan tâm hàng đầu, khâu trung tâm để đạt các loại
hiệu quả khác, được thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp, một số chỉ tiêu
chính sau đây được áp dụng:
Hiệu quả tính trên 1 ha đất nông nghiệp:
- Giá trị sản xuất (GTSX).
Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được quy
ra tiền tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
- Chi phí trung gian (CPTG).
Chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên
bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng
trong quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng (GTGT).
Giá trị gia tăng là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá
trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
GTGT = GTSX - CPTG
- Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng chi phí trung gian, bao gồm
GTSX/CPTG và GTGT/CPTG đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả. Nó chỉ ra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

tiêu xã hội nêu trên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

1.2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường
Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất là việc xem
xét thực trạng và nguyên nhân gây ra sự suy thoái chất lượng môi trường nhằm
loại trừ các loại sử dụng đất có khả năng gây ra tác động xấu đến môi trường sinh
thái. Các tác động ảnh hưởng tới chất lượng môi trường đất đai cần phân tích tập
trung vào một số vấn đề sau:
+ Khả năng duy trì và cải thiện độ phì đất như khả năng che phủ đất, giảm
thiểu xói mòn rửa trôi, trả lại cho đất tàn dư cây trồng để cải thiện hàm lượng
hữu cơ và duy trì cải thiện độ phì đất.
+ Chế độ luân canh ảnh hưởng đến tính chất hóa, lý và việc cải tạo đất (độ
mặn, phèn).
+ Mức độ sử dụng hợp lý, cân đối phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật.
+ Mức độ ảnh hưởng về ô nhiễm đất.
Cũng theo TCVN 8409:2010, phân tích hiệu quả môi trường là tiến hành
xem xét thực trạng môi trường, đánh giá mức độ, chiều hướng tác động của loại
sử dụng đất đối với môi trường. Các chỉ tiêu cần xem xét bao gồm:
+ Tỷ lệ che phủ tối đa (tính bằng % diện tích mặt đất) mà loại sử dụng đất
nhất định tạo ra, khả năng chống xói mòn rửa trôi (lượng đất mất do xói mòn);
+ Nguy cơ gây ô nhiễm hoặc phú dưỡng nguồn nước do bón quá nhiều
một loại phân bón, do sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, hay do nước
thải,…;
+ Nguy cơ làm tái nhiễm mặn hoặc tái nhiễm phèn do thay đổi phương
thức sử dụng đất, do sử dụng nước tưới không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép,…;
+ Chiều hướng biến động độ phì tự nhiên của đất qua một số mốc thời
gian trong chu kỳ kinh doanh hoặc suốt thời kỳ kinh doanh đối với cây lâu năm;
qua một số vụ (năm) canh tác đối với loại sử dụng đất trồng cây ngắn ngày, …

ninh lương thực, gây đói nghèo của hơn 1 tỷ dân của hơn 110 nước trên thế giới,
bên cạnh đó là những căng thẳng về chính trị và tạo xung đột khiến người dân
càng nghèo khó hơn và đất đai thêm suy thoái.
Ở Việt Nam, do nhận thức và hiểu biết về đất đai của nhiều người còn hạn
chế, đã lạm dụng và khai thác không hợp lý tiềm năng của chúng dẫn đến nhiều
diện tích bị thoái hoá, làm mất đi từng phần hoặc toàn bộ tính năng sản xuất, làm
cho nhiều loại đất vốn rất màu mỡ lúc ban đầu, nhưng sau một thời gian canh tác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

đã trở thành những loại đất "có vấn đề" và muốn sử dụng có hiệu quả cần phải
đầu tư để cải tạo, bảo vệ tốn kém và trong trường hợp xấu phải bỏ hoá. Hiện
tượng này đã xảy ra đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta, đặc biệt là ở vùng
miền núi, nơi tập trung 3/4 quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu là: xói mòn,
rửa trôi, đất có độ phì thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hoá, mặn hoá,
phèn hoá, bạc màu, khô hạn và sa mạc hoá, đất ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt
lở, ô nhiễm đất.
Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện
tích đất (13 triệu ha) ở vùng miền núi có những vấn đề liên quan tới quá trình
thoái hóa đất. Ở miền núi, nguyên nhân suy thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu
do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số,
tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp
lý, lạm dụng chất hóa học trong sản xuất, việc triển khai các công trình giao
thông, nhà ở… Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể
động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã
tới mức báo động (Phạm Vân Đình và cs., 1998).

Việt Nam hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hoá,
chiếm 28% tổng diện tích đất trên toàn quốc. Trong đó trên 5 triệu ha đất chưa sử
dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hoá nặng và 2

Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm
truyền thống mà là phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoa
học, từ nông dân hoặc cả hai. Điều trở nên thông thường đối với những người
nông dân, bền vững là việc sử dụng những công nghệ và thiết bị mới vừa được
phát kiến, những mô hình canh tác tổng hợp để giảm giá thành đầu vào. Đó là
những công nghệ về chăn nuôi động vật, những kiến thức về sinh thái để quản lý
sâu hại và thiên địch (Cao Liêm và ctv, 1992).
Phạm Chí Thành (1996) cho rằng “có 3 điều kiện để tạo nông nghiệp bền
vững đó là công nghệ bảo tồn tài nguyên, những tổ chức từ bên ngoài và những tổ
chức về các nhóm địa phương”. Tác giả cho rằng xu thế phát triển nông nghiệp
bền vững được các nước phát triển khởi xướng và hiện nay đã trở thành đối tượng
mà nhiều nước nghiên cứu theo hướng kế thừa, chắt lọc các tinh túy của nền nông
nghiệp chứ không chạy theo cái hiện đại để bác bỏ những cái thuộc về truyền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

thống. Trong nông nghiệp bền vững việc chọn cây gì, con gì trong một hệ sinh thái
tương ứng không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải điều tra, nghiên cứu để
hiểu biết thiên nhiên.
Không có ai hiểu biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chính
những người sinh ra và lớn lên ở đó. Vì vậy, xây dựng nền nông nghiệp bền vững
cần thiết phải có sự tham gia của người dân trong vùng nghiên cứu. Phát triển
bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng
những thay đổi công nghệ thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự thoả
mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của những thế hệ hôm nay
và mai sau (FAO, 1976).
Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa
đảm bảo được nhu cầu của các thế hệ tương lai (Phạm Vân Đình và cs., 1998).
Một quan điểm khác lại cho rằng: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý
và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu

và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả và tàn dư để lại). Một hệ bền vững
phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được
trong cơ chế thị trường.
Về chất lượng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong
nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng.
Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất
của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất.
* Bền vững về xã hội:
Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội
Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muốn họ quan
tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường ). Sản phẩm thu được cần thỏa
mãn cái ăn cái mặc và nhu cầu sống hàng ngày của người nông dân. Nội lực và
nguồn lực của địa phương phải được phát huy. Về đất đai, hệ thống sử dụng đất
phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã được
giao, rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể.
Sử dụng đất bền vững nếu phù hợp với nền văn hóa của dân tộc và tập
quán của địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ.
* Bền vững về môi trường
Loại hình sử dụng đất phải được bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

thái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Giữ đất được thể hiện bằng giảm
thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép.
Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng đất
bền vững.
Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%)
Tóm lại: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững là phải đảm bảo khả năng sản
xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không suy giảm theo thời
gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con

Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ thống với các hệ thống phụ như đồng
ruộng trồng cây hàng năm, vườn cây lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi, ao hồ thả cá,
các khu dân cư, trong đó hệ sinh thái đồng ruộng là thành phần trung tâm quan
trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp. Hệ sinh thái nông nghiệp là các vùng sản
xuất nông nghiệp, cũng có thể là một cơ sở sản xuất nông nghiệp như Nông trường,
Hợp tác xã nông nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1984).
Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân tạo do lao động của con
người tạo ra. Lao động của con người không phải tạo ra hoàn toàn hệ sinh thái
NN mà chỉ tạo điều kiện cho hệ sinh thái này phát triển tốt hơn theo quy định tự
nhiên của chúng. Cây trồng vật nuôi và các thành phần sống khác của hệ sinh
thái NN quan hệ chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh.

* Hệ sinh thái nhân văn
Hệ sinh thái nhân văn nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và môi
trường sống. Hệ sinh thái nhân văn cung cấp cơ sở khoa học cho việc phân tích
hệ thống tài nguyên nông thôn. Khái niệm này dựa trên quan điểm cho rằng tồn
tại một mối quan hệ có tính chất hệ thống giữa xã hội loài người (hệ thống xã hội)
và môi trường tự nhiên (hệ sinh thái). Những mối quan hệ này ảnh hưởng đến
những nguồn tài nguyên và và đến những tác động về môi trường do con người
gây ra. Hệ thống xã hội hình thành trên cơ sở các yếu tố dân số, kỹ thuật, tín
ngưỡng, đạo đức, nhận thức, thể chế, cơ cấu xã hội. Hệ sinh thái tồn tại trên cơ sở
các yếu tố sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật), các yếu tố vật lý (đất, nước,
không khí…). Mối quan hệ tương tác giữa hai hệ thống này được biểu hiện dưới
dạng năng lượng vật chất và thông tin. Những dòng vật chất này ảnh hưởng tới
cơ cấu và chức năng của từng hệ thống (Đào Thế Tuấn, 1984).

Trích đoạn Đánh giá hiệu quả môi trường Angun 5WDG x 11 Padan 95SP Nguyên tắc lựa chọn Định hướng của tỉnh và của huyện Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Mỹ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status