Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình - Pdf 28


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

————————————

TẠ THỊ THU HÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Tạ Thị Thu Hà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích, yêu cầu 2

2.1 Mục đích 2



Chương II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 29

2.2 Nội dung nghiên cứu 29

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh -
tỉnh Ninh Bình 29

2.2.2 Xác định, mô tả và đánh giá các LUT hiện tại 29

2.2.3

Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 30

2.2.4

Đề xuất các loại hình sử dụng đất hiệu quả tại huyện Yên Khánh 30

2.2.5 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Yên Khánh 30

2.3 Phương pháp nghiên cứu 30

2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 30

2.3.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp 31

2.3.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.2.2 Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu 57

3.3 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 62

3.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế 62

3.3.2 Đánh giá hiệu quả xã hội 69

3.3.3 Đánh giá hiệu quả môi trường 73

3.3.4 Lựa chọn loại hình sử dụng đất bền vững trên địa bàn huyện 78

3.4 Đề xuất các loại hình sử dụng đất hiệu quả tại huyện Yên Khánh 81

3.4.1 Phương hướng mục tiêu phát triển nông nghiệp ở Yên Khánh 81

3.4.2 Đề xuất các loại hình sử dụng đất có hiệu quả trên địa bàn
huyện trong tương lai 83

3.5 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Yên Khánh 87

3.5.1 Biện pháp cải tạo đất, thủy lợi và môi trường 87

3.5.2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ 88

3.5.3 Biện pháp khuyến nông và áp dụng khoa học công nghệ 89

NTTS : Nuôi trồng thủy sản
TT : Thị trấn
TBKT : Tiến bộ kỹ thuật
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội các năm 2000,
2009, 2013 40

Bảng 3.2 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi 45

Bảng 3.3 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản 47

Bảng 3.4 Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Khánh năm 2013 51

Bảng 3.5 Tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện Yên Khánh 1

Bảng 3.6 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất chính của huyện
Yên Khánh 58

Bảng 3.7 Hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất ở tiểu vùng 1 63

Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất ở tiểu vùng 2 65

Bảng 3.9 Đánh giá hiệu quả kinh tế của LUT trang trại 69

Bảng 3.10 Mức đầu tư lao động và thu nhập trên ngày công lao


Biểu đồ 3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 huyện Yên Khánh 53

Biểu đồ 3.2 So sánh GTGT/ha của các loại hình sử dụng đất ở tiểu
vùng 1 64

Biểu đồ 3.3 So sánh GTGT/ha của các loại hình sử dụng đất ở tiểu
vùng 2 66Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT Tên ảnh Trang
Ảnh 3.1 Cánh đồng trồng rau tại xa Khánh Hòa 42

Ảnh 3.2 Cánh đồng lạc ở xã Khánh Cư 43

Ảnh 3.3 Cánh đồng ngô ở xã Khánh Hội 43

Ảnh 3.4 Vườn cây lâu năm ở xã Khánh Thiện 44

Ảnh 3.5 Trang trại chăn nuôi ở xã Khánh Thủy 45

Ảnh 3.6 Trang trại chăn nuôi ở xã Khánh Trung 46

Ảnh 3.7 Nuôi trồng thủy sản ở xã Khánh Thành 47
tích thấp trũng chủ yếu được sử dụng để nuôi trồng thủy sản kết hợp. Sản
xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện (Uỷ
ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2013).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Trong thời gian qua việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục
đích khác của huyện diễn ra mạnh mẽ, thiếu kiểm soát, không theo quy
hoạch làm đất sản xuất nông nghiệp liên tục giảm. Hiệu quả kinh tế của các
loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện chưa cao, các loại hình sản xuất tại
Yên Khánh phần lớn còn mang tính tự phát theo phương thức sản xuất còn
nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng đất đai của huyện, thiếu tính bền
vững do môi trường đất, nước bị ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sản
xuất và quá trình đô thị hóa.
Những thách thức, tồn tại nêu trên đã đặt ra vấn đề cần xây dựng cơ
chế, chính sách nhằm quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất nông
nghiệp của huyện theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự phân công của khoa Tài
nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và sự hướng
dẫn của TS. Hoàng Tuấn Hiệp tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Khánh – Tỉnh Ninh
Bình”.
2 Mục đích, yêu cầu
2.1 Mục đích
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên
Khánh – Tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn
nghiên cứu.
2.2 Yêu cầu
- Nắm vững điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện.

định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất.
Theo quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho
rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc
được” và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ
thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

sinh thái ngay trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng,
địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và
khoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cư của con người,
những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại ”. (Đoàn
Công Quỳ, Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị Vòng, Nguyễn Quang Học, Đỗ Thị
Tám, 2006).
Với ý nghĩa đó, đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản
xuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản hoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Khi
nói đất nông nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các
ngành nông nghiệp, bởi vì thực tế có trường hợp đất đai được sử dụng vào
mục đích khác nhau của các ngành. Trong trường hợp đó, đất đai được sử
dụng chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là đất nông
nghiệp, nếu không sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục
đích nào là chính).
Tuy nhiên, để sử dụng đầy đủ hợp lý đất, trên thực tế người ta coi đất
đai có thể tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà không cần có
đầu tư lớn nào cả. Vì vậy, Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014
quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục
đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất

tăng trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc khai khẩn
đất hoang hóa đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quỹ đất
nông nghiệp tăng lên. Đây là xu hướng vận động cần khuyến khích.
Tuy nhiên, đất đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là đất hoang
hóa, nằm trong quỹ đất chưa sử dụng. Vì vậy, cần phải đầu tư lớn sức
người và sức của. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần phải tính toán kỹ
để đầu tư cho công tác này thực sự có hiệu quả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các
vùng, các miền. Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (thổ
nhưỡng, thời tiết, khí hậu, nước,…) điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao
động, giao thông, thị trường,…) và có chất lượng đất khác nhau. Do vậy,
việc sử dụng đất đai phải gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật
nuôi cho phù hợp để nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nắm
chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ.
- Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền
nhất định do pháp luật của mỗi nước qui định: tạo thuận lợi cho việc tập
trung, tích tụ và chuyển hướng sử dụng đất từ đó phát huy được hiệu quả
nếu biết sử dụng đầy đủ và hợp lý.
Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trình
sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã
hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất -
văn minh tinh thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xây
dựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông lâm
nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiện
quan trọng nhất cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
1.1.2 Sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1 Sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

ổn, với mức sống cùng cực về các mặt kinh tế - xã hội và sinh thái. Trên
toàn thế giới, đói nghèo, quản lý đất đai không bền vững và biến đổi khí
hậu đang biến các vùng đất khô cằn thành sa mạc và ngược lại, hoang mạc
hoá đang làm trầm trọng thêm và dẫn đến đói nghèo. Ước tính, có khoảng
10 - 20% diện tích đất khô cằn đã bị thoái hoá (Rosemary Morrow,1994) .
Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên
đất. Theo chương trình môi trường Liên hợp quốc ước tính, hàng năm có
thêm khoảng 20 triệu ha đất nông nghiệp bị suy thoái quá mức không sản
xuất được hoặc bị lấy để mở mang đô thị gây tổn thất cho sản xuất nông
nghiệp ước tính tới 45 tỷ USD. Vài thập kỷ gần đây mức tăng dân số thế
giới và sự gia tăng hàng loạt nhu cầu của con người về các sản phẩm nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

nghiệp đã gây áp lực đối với tài nguyên đất. So với những năm 1980 của
thế kỷ trước thì đến nay đã tăng hơn 2 tỷ người cần được cung cấp lương thực.
11,5
0,54
0,49
0,44
2,1
0,33
0,41 0,4
0,65
0,18
0,36
0
2
4
6

2,03
0,32
0,36
0,4
0,61
0,17 0,16
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Brun©y
Campuchia
In®«nªxia
Lµo
Malaixia
Myanmar
P
hilipin
Singapore
Th¸i Lan
ViÖt Nam
Trung b
×nh


dân.Tuy nhiên, cùng với những kết quả đã đạt được, việc sử dụng đất nông
nghiệp của ta đang dẫn đến tình trạng diện tích đất nông nghiệp bị giảm.
Có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản sau:
Việt Nam với khoảng 3/4 diện tích đất đai tự nhiên thuộc về miền núi
và trung du, có địa hình phức tạp nên tài nguyên đất rất đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên, với số dân khoảng 90 triệu người thì nước ta đã trở thành quốc gia
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

khan hiếm đất trên thế giới. Nếu tính bình quân đất nông nghiệp trên đầu
người thì Việt Nam là một trong những nước thấp nhất. Diện tích canh tác
nông nghiệp của Việt Nam vào loại thấp nhất trong khu vực Asean.
Hiện nay, nước ta đang đẩy nhanh quá trình đô thị hoá và công
nghiệp hoá xây dựng các công trình nhà ở, đô thị và khu công nghiệp, phát
triển giao thông, xây dựng các công trình thuỷ điện… buộc phải chuyển
mục đích một phần lớn diện tích đất nông nghiệp. Hơn nữa, đất đai vùng
ven sông lớn, ven biển, tại nhiều nơi ở miền núi có nhiều trường hợp đã
không kịp thời có chính sách giải quyết sớm, gây nên tình trạng “vô chủ”
và “lắm chủ” hoặc tranh chấp có hại cho sản xuất.
Tình trạng xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, do mưa lớn, do
canh tác không hợp lý và do chăn thả quá mức; Chua hoá, mặn hoá, phèn
hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu, mất cân bằng dinh dưỡng; Thoái
hoá do mất rừng; Thoái hoá đất do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Trước tình trạng mất đất nông nghiệp vẫn tiếp tục tái diễn, một trong
những vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong nước là chúng ta phải nghĩ
đến quy hoạch đất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trước khi nghĩ đến đất
cho khu công nghiệp và đô thị. Dù nông nghiệp đóng góp vào GDP hàng năm
không thể so sánh với công nghiệp, song 70% dân số nước ta vẫn đang phải
sống nhờ vào nông nghiệp và đặc biệt, trong các cuộc suy thoái kinh tế, nông
nghiệp luôn tỏ ra là trụ đứng vững chắc vực nền kinh tế đi lên.

hạn chế thì chính sách đất đai đã được cụ thể hóa thành Luật nói chung và
chính sách đất nông nghiệp nói riêng cũng được xem là một nguyên nhân
cơ bản:
*Tác động tích cực
So với các tầng lớp dân cư khác, nông dân Việt Nam được hưởng 3
lợi ích từ chính sách đất nông nghiệp: được giao đất nông nghiệp không thu
tiền sử dụng đất; được quyền chủ động sắp xếp kế hoạch canh tác và bán nông
sản theo nguyên tắc thị trường để cải thiện cuộc sống; được chuyển nhượng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

quyền sử dụng đất như một tài sản tạo điều kiện cho nông dân chủ động sản
xuất, kinh doanh nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập.
Chế độ giao đất cho hộ nông dân và coi hộ nông dân là đơn vị kinh
tế tự chủ cho phép họ lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi có lợi nhất trên
đất được giao đã tạo điều kiện cho nhiều gia đình, nhiều xã, nhiều huyện,
tỉnh lựa chọn cơ cấu sản xuất thích hợp tạo điều kiện để nông dân chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Chính sách đất nông nghiệp hỗ trợ nông dân tiếp cận tín dụng ngân
hàng, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất: Việc hợp thức hóa quyền sử
dụng đất nông nghiệp bằng cách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nông nghiệp cho nông dân đã hỗ trợ họ không chỉ trong thực hành giao
dịch quyền sử dụng đất an toàn như cho thuê, góp vốn sản xuất, mà còn
giúp họ thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng.
Về mặt pháp lý, có quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp, được
Nhà nước bảo hộ, nên nông dân có thể chuyển đổi, chuyển nhượng đất cho
nhau hoặc thuê mướn để có diện tích đất nông nghiệp liền khoảnh, quy mô
lớn, thích hợp với cơ giới hóa, từ đó thuận lợi cho việc áp dụng các biện
pháp bảo vệ thực vật và thâm canh đã bước đầu khuyến khích nông dân
tích tụ, tập trung đất để kinh doanh hiệu quả hơn.

thậm chí gây ô nhiễm đất.
Tác động hỗ trợ nông dân tích tụ, tập trung đất chưa đạt yêu cầu:
Chính sách giao đất bình quân khiến đất nông nghiệp trở nên manh mún.
Ngoài ra, do số lao động rút khỏi ngành nông nghiệp không đủ lớn để làm
giảm số lượng lao động nông nghiệp trên diện tích đất đai đi đôi với việc
chuyển diện tích lớn đất nông nghiệp sang sử dụng với mục đích khác dẫn
đến quy mô đất nông nghiệp bình quân đầu người tiếp tục giảm.
Chính sách thu hồi đất và giá đất nông nghiệp khiến nông dân
thiệt thòi: Thiệt thòi thứ nhất là người nông dân không còn phương tiện
để sinh sống do Nhà nước không đủ quỹ đất nông nghiệp để đền bù.
Thiệt thòi thứ hai là các vùng đất dành để đền bù cho nông dân thường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

không thuận lợi bằng đất bị thu hồi, nên đời sống của họ trở nên khó
khăn hơn. Thiệt thòi thứ ba là nông dân không được quyền thỏa thuận
khi đền bù. Những chính sách như đào tạo nghề cho nông dân thuộc
diện thu hồi đất, khuyến khích người nhận quyền sử dụng đất thu hồi từ
nông dân chia sẻ lợi ích với nông dân, chính sách tái định cư, thường
đem lại hiệu quả thấp.
Tóm lại, diện tích đất nông nghiệp của thế giới cũng như của Việt
Nam không nhiều, lại đang bị thu hẹp dần do nhiều nguyên nhân khác
nhau; hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam còn thấp, chưa tương
xứng với tiềm năng tại nhiều vùng; đó là một trong những nguyên nhân cơ
bản dẫn tới tình trạng đói nghèo của nhiều nông hộ và sự thiếu bền vững
trong phát triển, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi cao; chính sách đất nông
nghiệp đã có đổi mới, song vẫn còn không ít tồn tại, ảnh hưởng tiêu cực
đến sản xuất nông nghiệp cũng như lợi ích của người nông dân.
1.1.3 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status