Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - Pdf 28

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ TRUNG THÀNH

QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Thị Hoàng Yến
HÀ NỘI - 2015

i
LỜI CẢM ƠN



STT

Ký hiệu Nguyên nghĩa
1.

BG&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.

CBQL Cán bộ quản lý
3.

CNH -HĐH Công nghiệp hoá hiện đại hoá
4.

GD Giáo dục
5.

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
6.

GV Giáo viên
7.

GVCN Giáo viên chủ nhiệm
8.

HS Học sinh
9.


TT Thông tư
20.

UBND Ủy ban nhân dân
21.

XHCN Xã hội chủ nghĩa
iii

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i
Bảng ký hiệu các chữ viết tắt ii
Mục lục…………………………………………………… ……………… iii
Danh mục bảng biểu iii
Danh mục sơ đồ và biểu đồ…………………………………….…………… x
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài … 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4. Giả thuyết khoa học 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3
7. Phương pháp nghiên cứu 3

ngoài công lập của Hiệu trưởng 28
1.5.1. Vai trò của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông trong vấn đề quản
lý giáo dục đạo đức cho học sinh 28
1.5.2. Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ
thông ngoài công lập của Hiệu trưởng 29
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
ngoài công lập 35
1.6.1. Yếu tố khách quan 35
1.6.2. Yếu tố chủ quan 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH 38
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và tình hình giáo dục trung học phổ
thông của Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 38
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế- văn hóa- xã hội của Thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 38
2.1.2. Tình hình giáo dục của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 39

v
2.1.3. Một vài nét về trường THPT Lương Thế Vinh 39
2.2. Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT ngoài
công lập trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 41
2.2.1. Thực trạng đạo đức của học sinh THPT ngoài công lập 42
2.2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ngoài công lập 47
2.2.3. Thực trạng sự phối hợp các lực lượng trong việc giáo dục đạo đức cho
học sinh ở trường THPT ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả,
tỉnh Quảng Ninh 60
2.3. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ
thông ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh của

3.2.4. Nâng cao hiệu quả tổ chức và chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức 83
3.2.5. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, mẫu mực trong nhà trường
86
3.2.6. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp, đẩy mạnh hoạt động giáo dục truyền thống 87
3.2.7. Phát huy hơn nữa vai trò xung kích, sáng tạo của Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức cho học sinh 90
3.2.8. Phát huy vai trò hoạt động tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học
sinh 92
3.2.9. Đổi mới và nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo
đức học sinh 94
3.2.10. Tổ chức tốt hơn nữa việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các
lực lượng xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh 96
3.3. Mối liên hệ và tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất 98
3.3.1. Mối liện hệ giữa các biện pháp 98
3.3.2. Khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp
quản lý 99
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 109

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 2.1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trường THPT Lương Thế
Vinh (2011-2014) 40
Bảng 2.2: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trường THPT Hùng Vương

học sinh ở trường THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Hùng Vương 54
Bảng 2.15: Mức độ quan tâm của cha mẹ đối với việc rèn luyện đạo đức cho học
sinh trường THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Hùng Vương 55
Bảng 2.16: Mức độ thực hiện sự quan tâm của cha mẹ đối với việc rèn luyện đạo
đức học sinh trường THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Hùng Vương 56
Bảng 2.17: Nhận thức của học sinh về phẩm chất đạo đức của học sinh THPT ở
trường THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Hùng Vương 58
Bảng 2.18: Thực trạng thái độ của học sinh đối với hoạt động giáo dục đạo đức
của giáo viên ở trường THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Hùng Vương 59
Bảng 2.19: Thực trạng nhận thức về vai trò của các lực lượng trong việc giáo
dục đạo đức ở trường THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Hùng Vương 60
Bảng 2.20: Sự phối hợp các lực lượng trong việc giáo dục đạo đức của trường
THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Hùng Vương 61
Bảng 2.21: Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức ở trường THPT
Lương Thế Vinh và trường THPT Hùng Vương 63
Bảng 2.22: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức ở trường
THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Hùng Vương 65
Bảng 2.23: Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức ở trường
THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Hùng Vương 66
Bảng 2.24: Thực trạng kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức của trường THPT
Lương Thế Vinh và của trường THPT Hùng Vương 67
Bảng 2.25: Những địa chỉ giúp cha mẹ học sinh trường THPT Lương Thế Vinh
và THPT Hùng Vương nắm được các chủ trương, nội quy, quy định giáo dục
đạo đức của nhà trường 68

ix
Bảng 2.26: Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh
ở trường THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Hùng Vương 73
Bảng 3.1: Kế hoạch tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức 82
Bảng 3.2: Đánh giá về tầm quan trọng của các biện pháp quản lý giáo dục đạo

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Học sinh trung học phổ thông là lớp thanh niên đang ở tuổi trưởng thành
(độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi), đang trong giai đoạn bước ngoặt về phát triển
những thuộc tính căn bản của nhân cách. Lứa tuổi này luôn có những lý
tưởng, ước mơ, hoài bão lớn vì thế việc định hướng những giá trị đạo đức,
những lối sống lành mạnh, tốt đẹp cho họ ngày càng trở nên cấp bách và cần
thiết hơn bao giờ hết.
Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khoá VIII của Đảng ta đã nhấn mạnh:
“Đặc biệt lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái
về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập
thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới
cần tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước,
chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh… tổ chức cho học sinh tham
gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu
giáo dục toàn diện”. [16]

Những năm vừa qua, so yêu cầu của việc phải nâng cao dân trí, bồi
dưỡng nhân lực, tiến tới phổ cập giáo dục trung học phổ thông nên hệ thống
các trường trung học phổ thông trong tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành
phố Cẩm Phả nói riêng không ngừng được mở rộng đặc biệt là hệ thống các
trường ngoài công lập. Tiêu biểu là sự hình thành 2 trường trung học phổ
thông ngoài công lập là: trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh (1999)

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ
thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung
học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng
Ninh đã đạt được một số kết quả, song vẫn còn nhiều tồn tại do một số yếu tố
chủ quan và khách quan. Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý giáo dục

3
đạo đức cho học sinh một cách hợp lý và khả thi sẽ góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông ngoài công
lập trên địa bàn Thành phố.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học
sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập của Hiệu trưởng.
5.2. Đánh giá thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường
trung học phổ thông ngoài công lập của Hiệu trưởng trên địa bàn thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh và nguyên nhân thực trạng.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung
học phổ thông ngoài công lập của Hiệu trưởng trên địa bàn thành phố Cẩm
Phả, tỉnh Quảng Ninh.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu số liệu của các năm học 2011
đến 2014 của hai trường THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Hùng Vương.
- Khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý và giáo viên, cha mẹ học sinh và học
sinh của hai trường THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Hùng Vương.
7. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Biện pháp nào có thể sử dụng để quản lý giáo dục đạo đức cho học
sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn Thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh?
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn làm sáng tỏ bản chất, nội dung và vai trò của giáo dục đạo
đức cho học sinh trường trung học phổ thông, đặc biệt là học sinh ở các
trường trung học phổ thông ngoài công lập.

5
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn nêu lên những giải pháp có tính khả thi nhằm đổi mới nội
dung, hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung
học phổ thông ngoài công lập.
- Làm tài liệu nghiên cứu cho giáo viên ở các trường trung học phổ
thông ngoài công lập.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở
trường trung học phổ thông ngoài công lập.
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường
trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh.
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường
trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh.

gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Bộ giáo dục và Đào tạo phát động cuộc vận
động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”;
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Từ mặt lý luận cũng như thực tiễn, vấn đề giáo dục đạo đức và quản lý
hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường đã rất được quan tâm. Trong
những năm gần đây ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo

7
dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong đó,
có những công trình tiêu biểu, luận văn nghiên cứu sau:
Phạm Khắc Chương (1995) nghiên cứu: “Một số vấn đề đạo đức và
giáo dục đạo đức ở trường THPT”.
Phạm Minh Hạc (2001) nghiên cứu “Về phát triển toàn diện con người
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và đã đưa ra nhiều giải pháp về giáo
dục đạo đức cho học sinh.
Tác giả Hà Nhật Thăng đã nghiên cứu sự phát triển trí lực - tâm lực - thể
lực của mỗi con người, trong đó phải coi tâm lực là nội lực của sự phát triển
con người, đồng thời tác giả đã viết cuốn sách: “Rèn luyện kỹ năng sư phạm,
dành cho giáo viên phổ thông và sinh viên các trường Cao đẳng Sư phạm và
Đại học Sư phạm” [36] nhằm cung cấp những kỹ năng sư phạm cần thiết cho
sinh viên sư phạm và đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức trong các nhà trường phổ thông.
Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Trần Văn Tính
- Vũ Phương Liên đã nghiên cứu giáo dục giá trị sống nhằm giáo dục đạo đức
cho học sinh THPT, đồng thời các tác giả đã viết cuốn sách “Giáo dục giá trị
sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông” [23], đây là tài liệu
bổ ích cho đội ngũ giáo viên THPT trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho
học sinh hiện nay và đã được rất nhiều trường THPT sử dụng.
Bên cạnh đó là một số luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục của
trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã chọn vấn đề đạo

lập trong quá trình hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm quản lý
Từ khi con người sống thành xã hội có sự phân công hợp tác trong lao
động thì bắt đầu xuất hiện sự quản lý. Quản lý ra đời chính là để tạo ra hiệu
quả lao động cao hơn so với việc làm của từng cá nhân riêng lẻ, của một
nhóm người khi họ tiến hành các công việc có mục tiêu chung với nhau. Có
nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, nhưng có thể hiểu một cách chung

9
nhất rằng quản lý là hoạt động tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý qua việc sử dụng các công cụ quản lý, các phương
pháp quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục
tiêu của tổ chức. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ về khái niệm quản lý
Mục tiêu của quản lý có vai trò định hướng toàn bộ hoạt động quản lý,
đồng thời là căn cứ để đánh giá kết quả quản lý. Để thực hiện mục tiêu thì
quản lý phải được thực hiện qua các chức năng của nó.
Theo quan điểm của tổ chức UNESCO, hệ thống các chức năng quản
lý bao gồm 8 vấn đề sau: xác định nhu cầu – thẩm định và phân tích dữ liệu –
xác định mục tiêu kế hoạch hoá (bao gồm cả phân công trách nhiệm, phân
phối các nguồn lực, lập chương trình hành động) – triển khai công việc – điều

thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi
người, tuy nhiên, trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ. Cho nên, quản lý giáo
dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong
hệ thống giáo dục quốc dân.
Quản lý giáo dục không chỉ đòi hỏi tính khoa học mà còn phải có nghệ
thuật bởi vì đặc trưng cơ bản của quản lý giáo dục là quản lý con người. Sản
phẩm đầu ra của quá trình quản lý giáo dục chính là nhân cách của người học
theo mục tiêu giáo dục.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một bộ phận trong quản lý giáo dục. Nhà trường
chính là nơi tiến hành các quá trình giáo dục có nhiệm vụ trang bị kiến thức
cho một nhóm dân cư nhất định, thực hiện tối đa một quy luật tiến bộ xã hội
là: thế hệ đi sau phải lĩnh hội được tất cả những kinh nghiệm xã hội mà các
thế hệ đi trước đã tích luỹ và truyền lại, đồng thời phải làm phong phú thêm
những kinh nghiệm đó.
Quản lý nhà trường được hiểu là quản lý giáo dục được thực hiện trong
phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục là nhà trường, nhằm thực hiện
nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội hay có thể hiểu quản lý
nhà trường là hệ thống những tác động có hướng của hiệu trưởng đến con

11
người và các nguồn lực hợp quy luật nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Ngày nay,
quản lý quá trình giáo dục – đào tạo trong nhà trường được coi như một hệ
thống, bao gồm các thành tố:
- Thành tố tinh thần: Chương trình giáo dục, mục đích giáo dục, nội
dung giáo dục, biện pháp giáo dục.
- Thành tố con người: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Thành tố vật chất: Cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị phục vụ
cho dạy và học, tài chính.
Người dạy Quá trình Dạy-Học/Giáo dục Người học

- Con người với con người
- Con người với công việc (học tập, lao động…)
- Con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
- Con người với lý tưởng của dân tộc
Tóm lại, về bản chất, đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực
trong quan hệ xã hội được hình thành và phát triển trong cuộc sống. Những
quy tắc, những chuẩn mực đạo đức đó được mọi người, được xã hội thừa
nhận và tự giác thực hiện.
1.2.5. Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là hình thành cho con người những quan điểm cơ bản
nhất, những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Nhờ đó con
người có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã hội
cũng như tự đánh giá suy nghĩ về hành vi của bản thân mình. Vì thế công tác
giáo dục đạo đức góp phần vào việc hình thành, phát triển nhân cách đạo đức
con người mới, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Vậy giáo dục đạo đức
là quá trình tác động tới người học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và
niềm tin, đích cuối cùng quan trọng nhất là tạo lập được những thói quen
hành vi đạo đức.
Giáo dục đạo đức về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực
đạo đức từ những đòi hỏi từ bên ngoài xã hội đối với cá nhân thành những đòi
hỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của đối tượng
giáo dục.
Giáo dục đạo đức trong trường phổ thông là một bộ phận của quá trình
giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các quá trình bộ phận khác như
giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo

13
dục hướng nghiệp… giúp cho học sinh hình thành và phát triển nhân cách
toàn diện. Giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành với
Đảng, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, có lòng nhân ái, cần cù, liêm

động theo lẽ phải, biết sống vì mọi người, trở thành một công dân tốt, làm chủ
cuộc sống. Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh
THPT nói riêng nằm trong mục tiêu xây dựng con người Việt Nam trong giai
đoạn cách mạng mới, điều này đã được khẳng định trong luật giáo dục, trong
đó nhấn mạnh mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành
nhân cách con người Việt Nam XHCN. Cụ thể là:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về chính trị, tư
tưởng, pháp luật, văn hóa, xã hội.
- Hình thành ở mỗi học sinh thái độ và hành vi đạo đức đúng đắn với
bản thân, với mọi người; dẫn dắt học sinh nắm được các chuẩn mực đạo đức
mà xã hội yêu cầu.
- Rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử văn hóa để thói quen tự
giác thực hiện các chuẩn mực đạo đức, thói quen sống, làm việc theo hiến
pháp và pháp luật trong mỗi học sinh.
- Phát triển nhu cầu đạo đức cá nhân theo định hướng giá trị mang đặc
thù của dân tộc và thời đại. Giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, yêu lao
động và người lao động. Giáo dục lòng yêu khoa học và những tiến bộ của
nhân loại, đồng thời biết phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Quản lý công tác giáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng đạo đức,
phát triển nhân cách học sinh tức là thực hiện quan điểm giáo dục toàn diện ở
các nhà trường phổ thông hiện nay. Mục tiêu quản lý công tác giáo dục đạo
đức ở trường phổ thông hiện nay là:
- Về nhận thức: Tổ chức cho mọi người, nhất là giáo viên, học sinh,
phụ huynh, các cấp, các ngành có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của

Trích đoạn Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế văn hóa xã hội của Thành phố Một vài nét về trường THPT Lương Thế Vinh Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ngoài công Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ cho đội ngũ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status