skkn một số BIỆN PHÁP tổ CHỨC LAO ĐỘNG của NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS - Pdf 28

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ DẠY HỌC
PHẦN I : MỞ ĐẦU
Lao động quản lý là tổng hợp hoạt động của những người
lao động trong bộ máy quản lý, nhằm soạn thảo, đưa ra các
quyết định và quản lý tổ chức việc thực thi các quyết định ấy.
Căn cứ vào công tác quản lý, nhất là trong việc đưa ra
quyết định và thực hiện quyết định, các cán bộ trong bộ máy có
thể được phân chia thành ba nhóm: người lãnh đạo (Hiệu
trưởng), các cán bộ chuyên môn, đội ngũ giáo viên, nhân viên.
Các cán bộ thuộc mỗi nhóm này đảm đương trọng trách
riêng cụ thể trong hệ thống quản lý. Được phân định bởi đặc
tính hoạt động lao động của từng nhóm.
1
-Ngưỡi lãnh đạo (Hiệu trưởng) là người chỉ huy, đứng đầu
một tập thể nhà trường, có quyền lực, chịu trách nhiệm về toàn
bộ mọi hoạt động của nhà trường.
-Các cán bộ chuyên môn là người được đào tạo chuyên
sâu, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững, chịu trách nhiệm
đề xuất cho Hiệu trưởng nhưng phương án, những quyết định để
Hiệu trưởng lựa chọn.
-Đội ngũ giáo viên, nhân viên khác với người Hiệu trưởng
ở chổ: Không có đội ngũ dưới quyyền chịu trách nhiệm chuyên
môn trước người Hiệu trưởng về chất lượng giáo dục và các
phương án do mình thống nhất biểu quyết.
Ngày nay, với sự tăng trưởng vượt bậc về khối lượng và
tính phức tạp của kinh tế xã hội, người quản lý giữ vị trí đặc biệt
quan trọng. Sự phát triển giáo dục trong xu hướng phát triển của
sản xuất đặt ra trước họ trọng trách lớn lao trong việc điều hành

đích duy nhất là thực hiện một cách có chất lượng quá trình dạy
học-giáo dục. Bằng lao động của mình, người Hiệu trưởng phải
biết tổ chức một cách khoa học quá trình dạy học-giáo dục.
+Lao động của người Hiệu trưởng là loại hình lao động trí
óc, có tính sáng tạo cao. Người Hiệu trưởng phải nắm chức tình
hình, đánh giá đúng thực trạng và đưa ra những giải pháp sáng
4
tạo để thực hiện quyết định, mệnh lệnh trong mọi tình huống
gay cấn, bức bách. Lao động của người Hiệu trưởng là lao động
tổng hợp. Nhà lãnh đạo đồng thời là nhà quản lý (chịu trách
nhiệm quản lý một khối lượng con người-cơ sở vật chất htiết bị
dạy học) là nhà giáo dục (bản thân phải nêu gương và có đức
độ.) là nhà chuyên môn (biết giao đúng việc đúng người, có tư
duy hệ thống về nghề nghiệp) là nhà lao động xã hội (tuân thủ
mọi luật lệ và quy định của xã hội).
Lao động của người Hiệu trưởng có ảnh hưởng tới lao
động của mọi người trong nhà trường.
+Lao động của người Hiệu trưởng có vai trò quan trọng
trong tập thể sư phạm có vị trí đặc biệt góp phần quyết định
trong quản lý giáo dục, nhất là trong điều kiện hiện nay. Để đảm
đương trọng trách ấy đòi hỏi lao động của người quản lý phải
đáp ứng yêu cầu cụ thể về các mặt: Chính trị, pháp lý, nghiệp vụ
chuyên môn, khoa học kỷ thuật, tổ chức, tâm lý xã hội, nghệ
5
thuật quản lý. Những yêu cầu đó được thể hiện qua lao động của
người Hiệu trưởng:
-Về chính trị: Nắm được đường lối chủ trương chính sách
của Đảng và nhà nước vê giáo dục. Yêu cầu này xem lao động
của người Hiệu trưởng như các nhà làm công tác chính trị.
-Về pháp lý: Hiểu được luật pháp trong lao động của mình

Đây là một loại công cụ lao động cần thiết đối với người Hiệu
trưởng.
+Sản phẩm lao động của người quản lý là quyết định quản
lý. Lao động của người Hiệu trưởng phải dẫn tới một quyết định
dưới dạng chủ trương, mệnh lệnh, chỉ thị nhằm bảo đảm sự vận
hành bình thường của hệ quản lý đi tới mục tiêu. Quyết định
quản lý cũng lại là thông tin.
Trong lao động quản lý chỉ số chất lượng có ý nghĩa cực
kỳ to lớn. Vì vậy quyết định quản lý đúng hay sai, một chất
lượng hoạt động quản lý cao hay thấp có thể dẫn đến hiệu quả
liên quan đến nhiều người, nhiều hay ít kinh phí ở một phạm vi
rộng hay hẹp nghĩa là có hệ quả kinh tế-xã hội to lớn.
PHẦN III
CÁC BIỆP PHÁP TỔ CHỨC MỘT CÁCH KHOA HỌC
LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG
8
1/NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG BIẾT SẮP XẾP VIỆC SỬ DỤNG
THỜI GIAN CHO CÔNG VIỆC MỘT CÁCH KHOA HỌC
-Điểm xuất phát của việc tổ chức lao động khoa học cá
nhân của người Hiệu trưởng là phân tích việc sử dụng thời gian
làm việc của bản thân. Việc phân tích này nhằm tìm cách loại
trừ mọi lãng phí thời gian, việc sử dụng chưa Hiệu quả các
phương tiện kỷ thuật-thông tin cho quản lý, đồng thời nhằm
gắn các thao tác quản lý đơn giản vào chu trình quản lý. Phân
tích việc sử dụng thời gian làm việc tiến hành theo các phương
pháp sau: Quan sát, bấm giờ, lưu giữ ở dạng “chụp ảnh” về các
hoạt động với thời gian tương ứng và được lặp lại một số lần.
-Người Hiệu trưởng thường phải dành thời gian cho các
công việc:
Đi họp, chuẩn bị cho các cuộc họp, tổ chức cuộc họp.

của tập thể, cũng là thànhh viên của gia đình. Vì vậy Hiệu
trưởng cần sắp xếp để có thời gian rỗi nghỉ ngơi, giữ gìn phát
triển sức khoẻ, trạng thái cân bằng, tránh căng thẳng dẫn đến
ảnh hưởng đến việc chung.
3/NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG CẦN RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỶ
NĂNG LAO ĐỘNG CẦN THIẾT:
11
Quản lý ngày nay đã trở thành một nghề chuyên biệt.
Thực tế người quản lý trường học (Trường THCS) các Hiệu
trưởng chưa được bồi dưỡng nhiều, chủ yếu là trưởng thành từ
rèn luyện tại các cơ sở. Từ thực tế đồng nghiệp và bản thân
thấy rằng: Để lao động khoa học bản thân Hiệu trưởng cần có
một số kỷ năng lao động cần thiết. Có thể xếp kỷ năng lao động
quản lý thành 3 nhóm chủ yếu: Kỷ năng kỷ thuật-Kỷ năng quan
hệ con người-Kỷ năng nhận thức.
a/ Người Hiệu trưởng đồng thời là chuyên gia chuyên môn
nghiệp vụ của ngành giáo dục vì thế người Hiệu trưởng phải có
kỷ năng kỷ thuật. Đó là khả năng thực hiện một quy trình công
việc nào đó.
Ví dụ: Kỷ năng thực hiện các bước lên lớp của giáo viên. Đi đầu
trong đổi mới phương pháp dạy học, kỷ năng tổ chức một buổi
sinh hoạt lớp, buổi sinh hoạt đội, kỷ năng lập kế hoạch cá nhân,
bộ môn, kế hoạch tuần
12
b/ Người Hiệu trưởng đồng thời là kỷ sư tâm hồn. Vì thế người
Hiệu trưởng phải có kỷ năng quan hệ con người . Đó là khả
năng có thể làm việc được với mọi người, là năng lực hợp tác,
là khả năng tạo ra môi trường trong đó mọi người cảm thấy an
toàn và nhẹ nhàng thể hiện ý thức cuả mình nhằm phát huy dân
chủ hoá.

Qua nhiều năm làm công tác quản lý trường THCS, bản
thân tôi mày mò, đúc kết , điều chỉnh đã rút ra được một số biệp
pháp tổ chức lao động khoa học của người Hiệu trưởng.
Thực tế công tác những năm qua bản thân tôi thành công
lớn trong tổ chức lao động khoa học cho bản thân. Trên tinh
thần bám sát yêu cầu nhiệm vụ năm học từng năm. Biết phân
tích, phân bố thời gian lao động hợp lý. Rèn luyện một số kỷ
năng cơ bản của lao động quản lý. Với sự nổ lực của bản thân,
các tập thể sư phạm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chất
15
lượng đào tạo toàn diện nâng lên góp phần đưa sự nghiệp giáo
dục đào tạo của ngành ngày càng tiến bộ, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước

16


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status