MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁCQUẢN LÝ DẠY HỌC - Pdf 28

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ DẠY HỌC
PHẦN I : MỞ ĐẦU
Lao động quản lý là tổng hợp hoạt động của những người lao động
trong bộ máy quản lý, nhằm soạn thảo, đưa ra các quyết định và quản lý
tổ chức việc thực thi các quyết định ấy.
Căn cứ vào công tác quản lý, nhất là trong việc đưa ra quyết định
và thực hiện quyết định, các cán bộ trong bộ máy có thể được phân chia
thành ba nhóm: người lãnh đạo (Hiệu trưởng), các cán bộ chuyên môn,
đội ngũ giáo viên, nhân viên.
Các cán bộ thuộc mỗi nhóm này đảm đương trọng trách riêng cụ
thể trong hệ thống quản lý. Được phân định bởi đặc tính hoạt động lao
động của từng nhóm.
-Ngưỡi lãnh đạo (Hiệu trưởng) là người chỉ huy, đứng đầu một tập
thể nhà trường, có quyền lực, chịu trách nhiệm về toàn bộ mọi hoạt động
của nhà trường.
-Các cán bộ chuyên môn là người được đào tạo chuyên sâu, có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững, chịu trách nhiệm đề xuất cho Hiệu
trưởng nhưng phương án, những quyết định để Hiệu trưởng lựa chọn.
-Đội ngũ giáo viên, nhân viên khác với người Hiệu trưởng ở chổ:
Không có đội ngũ dưới quyyền chịu trách nhiệm chuyên môn trước
người Hiệu trưởng về chất lượng giáo dục và các phương án do mình
thống nhất biểu quyết.
Ngày nay, với sự tăng trưởng vượt bậc về khối lượng và tính phức
tạp của kinh tế xã hội, người quản lý giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Sự
phát triển giáo dục trong xu hướng phát triển của sản xuất đặt ra trước họ
trọng trách lớn lao trong việc điều hành các quá trình dạy học và quá
trình giáo dục ở trong và ngoài nhà trường, đòi hỏi trong quản lý phải có
những phương án mới, tiên tiến giải quyết các vấn đề nảy sinh trong giáo

người Hiệu trưởng là lao động tổng hợp. Nhà lãnh đạo đồng thời là nhà
quản lý (chịu trách nhiệm quản lý một khối lượng con người-cơ sở vật
chất htiết bị dạy học) là nhà giáo dục (bản thân phải nêu gương và có
đức độ.) là nhà chuyên môn (biết giao đúng việc đúng người, có tư duy
hệ thống về nghề nghiệp) là nhà lao động xã hội (tuân thủ mọi luật lệ và
quy định của xã hội).
Lao động của người Hiệu trưởng có ảnh hưởng tới lao động của
mọi người trong nhà trường.
+Lao động của người Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong tập
thể sư phạm có vị trí đặc biệt góp phần quyết định trong quản lý giáo
dục, nhất là trong điều kiện hiện nay. Để đảm đương trọng trách ấy đòi
hỏi lao động của người quản lý phải đáp ứng yêu cầu cụ thể về các mặt:
Chính trị, pháp lý, nghiệp vụ chuyên môn, khoa học kỷ thuật, tổ chức,
2
tâm lý xã hội, nghệ thuật quản lý. Những yêu cầu đó được thể hiện qua
lao động của người Hiệu trưởng:
-Về chính trị: Nắm được đường lối chủ trương chính sách của
Đảng và nhà nước vê giáo dục. Yêu cầu này xem lao động của người
Hiệu trưởng như các nhà làm công tác chính trị.
-Về pháp lý: Hiểu được luật pháp trong lao động của mình nhất là
ngành luật có liên quan để dùng cho chuyên môn ngành giáo dục, sao cho
trong quá trình làm việc không vi phạm pháp luật.
-Về nghiệp vụ chuyên môn koa học kỷ thuật: Am hiểu tường tận
chuyên môn nghiệp vụ và biết tổ chức lao động chuyên môn, nắm được
trình độ chuyên môn của các cán bộ, giáo viên mà bố trí công tác. Như
vậy người Hiệu trưởng phải là chuyên gia về chuyên môn ngành giáo dục
đào tạo.
-Về tâm lý xã hội : Hiểu tâm tư tình cảm từng thành viên trong tập
thể, biết động viên kích thích họ phấn khởi hăng say công tác. Người
Hiệu trưởng là kỷ sư tâm hồn.

1/NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG BIẾT SẮP XẾP VIỆC SỬ DỤNG THỜI
GIAN CHO CÔNG VIỆC MỘT CÁCH KHOA HỌC
-Điểm xuất phát của việc tổ chức lao động khoa học cá nhân của
người Hiệu trưởng là phân tích việc sử dụng thời gian làm việc của bản
thân. Việc phân tích này nhằm tìm cách loại trừ mọi lãng phí thời gian,
việc sử dụng chưa Hiệu quả các phương tiện kỷ thuật-thông tin cho
quản lý, đồng thời nhằm gắn các thao tác quản lý đơn giản vào chu trình
quản lý. Phân tích việc sử dụng thời gian làm việc tiến hành theo các
phương pháp sau: Quan sát, bấm giờ, lưu giữ ở dạng “chụp ảnh” về các
hoạt động với thời gian tương ứng và được lặp lại một số lần.
-Người Hiệu trưởng thường phải dành thời gian cho các công việc:
Đi họp, chuẩn bị cho các cuộc họp, tổ chức cuộc họp.
Nghiên cứu các văn bản, chuẩn bị các loại báo cáo
Phê duyệt và ký các văn bản
Giao tiếp và tiếp khách
Kiểm tra nội bộ trường học
Tự học, tự bồi dưỡng
Hàng ngày, hàng tuần bản thân Hiệu trưởng sắp xếp thời gian cho công
việc trên một cách hợp lý, khoa học. Phải định hình công việc và tương
ứng thời gian từ đầu tuần và quyết tâm thực hiện theo kế hoạch đó
2/NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG BIẾT XÁC LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
THỜI GIAN HỢP LÝ NHẤT
-Xác lập kế hoạch sử dụng thời gian làm việc là việc phân bố thời
gian cho các công việc và lập lịch công tác của người lãnh đạo tương ứng
với quỹ thười gian (Ngày-tuần-tháng) và đồng thời luôn luôn tìm giải
pháp cải tiến cách làm việc của bản thân. Bản thân cần phân loại công
việc thường xuyên làm, loại công việc thỉnh thoảng mới làm. Trên cơ sở
phân tích việc sử dụng thời gian làm việc theo tỷ lệ hợp lý, người Hiệu
trưởng sẽ phân bố thời gian cho mỗi công việc trong kế hoạch thời gian
làm việc của bản thân.

trường trong đó mọi người cảm thấy an toàn và nhẹ nhàng thể hiện ý
thức cuả mình nhằm phát huy dân chủ hoá.
Ví dụ: Người Hiệu trưởng phải biết tuyên truyền giáo dục, phải biết vận
động đội ngũ của mình và các lực lượng xã hội tham gia xây dựng phát
triển nhà trường. Người Hiệu trưởng phải là tấm gương sáng cho giáo
viên, học sinh, được mọi người ủng hộ, có tác phong quần chúng, biết
lắng nghe ý kiến của anh em trong đơn vị. Mọi quyết định đúng đắn, giải
thích rõ, được mọi người thừa nhận biết quyết định thành mục tiêu.
c/ Người Hiệu trưởng cần có kỷ năng nhận thức. Đó là khả năng thấy
được “Vấn đề cốt yếu” trong những việc đang diễn ra. Khả năng phân
5
tích, tổng hợp, phán đoán, dự báo. Khả năng nhận ra được nhân tố chính
trong mỗi hoàn cảnh. Hiểu được mối quan hệ tổ chức giữa mình và bên
ngoài.
PHẦN IV KẾT LUẬN
Quản lý nói chung, quản lý trường học nói riêng không chỉ là
khoa học mà còn là nghệ thuật. Nghệ thuật điều khiển con người. Lao
động của người Hiệu trưởng THCS là lao động trí óc với nghệ thuật cao.
Người Hiệu trưởng phải phấn đấu để đáp ứng các yêu cầu lao động sư
phạm, khoa học. Biết vận dụng các biệp pháp đúng mức độ đúng liều
lượng đối với từng người vì mỗi người không ai giống ai. Điều đó đòi hỏi
lao động của người Hiệu trưởng phải như là lao động nghệ thuật của
người nghệ sĩ.
Các yêu cầu lao động của người Hiệu trưởng đòi hỏi người quản
lý phải đáp ứng. Tuy nhiên việc đáp ứng này có đạt hiệu quả mong muốn
hay không còn tuỳ thuộc vào phẩm chất đạo đức tác phong cá nhân của
từng người quản lý, nó quyết định vai trò vị trí của họ trong công tác
lãnh đạo đồng thời cũng là một trong các tiêu chí để đánh giá cán bộ.
Qua nhiều năm làm công tác quản lý trường THCS, bản thân tôi
mày mò, đúc kết , điều chỉnh đã rút ra được một số biệp pháp tổ chức lao


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status