phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Pdf 28

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
*** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Tài chính quốc tế PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hoàng Nam
Mã sinh viên: 0953015531
Lớp: Anh 9
Khóa: K48
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thu Hằng Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI, TỔNG QUAN VỀ
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 4
1.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại 4
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 4
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 5
1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 7
1.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại 11
1.2.1. Khái niệm 11
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 12
1.2.3. Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại 14
1.3. Khái quát về hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và sự cần thiết
phải phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thƣơng mại 24
1.3.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 24
1.3.2. Sự cần thiết phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại 25
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 27
2.1. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai
đoạn 2004 - 2012 27
2.2. Phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2012 29
2.2.1. Nhóm nhân tố khách quan 29
2.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan 35
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Số thứ
tự
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
ATM
Automatic Teller
Machine
Máy giao dịch tự động
2
ATO
Asset Turnover
Hiệu suất sử dụng tài sản
3
BLR
Base Lending Rate
Lãi suất cơ bản
4
CPI
Consumer Price Index
Chỉ số giá tiêu dùng
5
EM

13
ROA
Return on Assets
Lợi nhuận trên tổng tài sản
14
ROE
Return on Equity Capital
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
15
USD
United States Dollar
Đô la Mỹ
16
VND

Việt Nam đồng
17
WTO
World Trade
Organisation
Tố chức Thương mại Thế giới

Hoạt động huy động vốn và cho vay tại một số ngân
hàng thương mại Việt Nam năm 2012
44
5
Bảng 2.5
Tỷ lệ cổ phần của một số ngân hàng thương mại Việt
Nam do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ
45
6
Bảng 2.6
Giải thích biến
48
7
Bảng 2.7
Thống kê mô tả các biến của mô hình
49
8
Bảng 2.8
Mô hình hồi quy cuối cùng cho trường hợp biến phụ
thuộc ROE
51
9
Bảng 2.9
Mô hình hồi quy cuối cùng cho trường hợp biến phụ
thuộc ROA
54

Danh mục biểu đồ
STT
Số biểu đồ

41
6
Biểu đồ 2.6
Hệ số hiệu quả quản trị của các ngân hàng thương
mại Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012
42
Danh mục sơ đồ
STT
Số sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
1
Sơ đồ 1.1
Chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng
thương mại
5
2
Sơ đồ 1.2
Khái quát các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại
7


ích như: thúc đẩy các ngân hàng nội địa đa dạng hóa và chuyên nghiệp hóa các hoạt
động dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng nội địa có cơ hội tiếp cận với
công nghệ ngân hàng hiện đại cũng như kinh nghiệm quản lý thông qua sự tham gia
của các đối tác chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội là không ít
những khó khăn như: năng lực tài chính thấp, sản phẩm dịch vụ cung cấp còn nghèo
nàn, hoạt động kinh doanh còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, năng lực quản trị còn nhiều bất
cập, tình trạng nợ xấu ngày càng gia tăng và chưa có hướng giải quyết…
Trong bối cảnh ấy, các ngân hàng thương mại không đủ khả năng cạnh tranh
trên thị trường sẽ dần được thay thế bằng các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.
Như vậy, hiệu quả hoạt động trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại và
phát triển của mỗi ngân hàng thương mại trong môi trường cạnh tranh gay gắt như
hiện nay. Khóa luận này với đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” nghiên cứu đến hiệu
quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động này bảo đảm cho các nhà quản trị ngân hàng thương mại có thể nâng
cao hiệu quả hoạt động của tổ chức trong bối cảnh có nhiều biến động trong nền
kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế trong nước nói riêng để hình thành hệ
thống ngân hàng thương mại vững mạnh và đóng góp vào sự phát triển của thị
trường tài chính.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những lí thuyết cơ bản về hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại, các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng thương mại.
2

Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam giai đoạn 2004 - 2012, qua đó làm rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi
nhuận của ngân hàng thương mại dựa trên phân tích thông thường và sử dụng mô
hình định lượng xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh
hưởng xem nhân tố nào có ý nghĩa thống kê. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về ngân hàng thƣơng mại và hiệu quả hoạt động của
ngân hàng thƣơng mại, tổng quan về hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt
Nam
Chƣơng 2: Phân tích các nhân tố trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam dựa trên các nhân tố ảnh hƣởng
Tác giả xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thu Hằng - Giảng viên
trường Đại học Ngoại thương Cơ sở 2 - vì những sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình
của Cô trong thời gian từ 12/2012 đến tháng 5/2013 đã tạo điều kiện tốt nhất để tác
giả hoàn thành khóa luận này.
Do sự hạn chế trong thời gian chuẩn bị và tài liệu tham khảo nên khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong Thầy/Cô, người đọc góp ý để khóa
luận này hoàn chỉnh hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Hoàng Nam 4

năng sinh lời khác, đồng thời thực hiện cung cấp đa dạng các danh mục dịch vụ tài
chính, tín dụng, thanh toán cho các chủ thể trong nền kinh tế.
5

1.1.2. Chức năng của ngân hàng thƣơng mại
Ngày nay, trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì ngân
hàng thương mại có bốn chức năng cơ bản là: chức năng trung gian tín dụng, chức
năng trung gian than toán, chức năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng và chức năng
tạo tiền. Nhưng trong phạm vị khóa luận này, tác giả chỉ đề cập đến ba chức năng
đầu tiên.
1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng
a) Trung gian giữa các khách hàng với nhau
Sơ đồ 1.1: Chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

nhân

doanh
nghiệp

nhân

doanh
nghiệp
Ngân
hàng
thƣơng
mại
Gửi tiền Cho vay
Ủy thác đầu tƣ Đầu tƣ
(Nguồn: Tổng hợp dựa trên giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại

hình cung cầu tiền tệ trên thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh, tỷ giá hối
đoái,… được phản hồi về Ngân hàng Trung ương.
1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là “thủ quỹ” cho khách hàng vừa
thực hiện các yêu cầu thanh toán của khách hàng thông qua tài khoản của họ bằng
các phương tiện thanh toán như: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán…
Sự phát triển của công nghệ thông tin tạo điều kiện cho việc hiện đại hóa các hoạt
động của ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện chức năng này nhanh
hơn và tiết kiệm chi phí, góp phần làm cho quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ giữa các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế được thuận
tiện, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
1.1.2.3. Chức năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng
Ngân hàng thương mại với những ưu thế của mình như hệ thống mạng lưới
chi nhánh phủ khắp trong và ngoài nước, mối quan hệ với khách hàng, hệ thống kho
quỹ,… nên ngày càng đa dạng hóa các dịch vụ khác cho nền kinh tế như: dịch vụ tư
vấn đầu tư; đại lí phát hành cổ phiếu, trái phiếu với chi phí thấp và hiệu quả cao;
dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ kiều hối; dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá;
cho thuê tủ két sắt;… Sự phát triển của cơ sở hạ tầng thông tin và các trang thiết bị
hiện đại cũng được ngân hàng khai thác như: Internet Banking, Phone Banking…
7

Việc phát triển các dịch vụ ngày càng đa dạng chứng tỏ ngân hàng thương mại ngày
nay từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, góp phần hỗ trợ
trong việc kinh doanh của ngân hàng.
1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thƣơng mại
Không giống như mô hình ngân hàng cổ điển, ngân hàng thương mại ngày
nay ngoài các hoạt động truyền thống như huy động tiền gửi, sử dụng tiền gửi huy
động còn thực hiện các dịch vụ tài chính khác. Dựa trên chức năng của ngân hàng
thương mại, chúng ta có thể chia các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại như mô hình tóm tắt trong Sơ đồ 1.2 dưới đây.

Là hoạt động dùng để hình thành nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Vì
thế, để đảm bảo nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng
thương mại có thể thực hiện các hoạt động huy động vốn từ:
a) Nguồn vốn chủ sở hữu
Đây là nguồn vốn hình thành từ lúc mới thành lập và được bổ sung trong
suốt quá trình hoạt động. Tùy theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn vốn hình
thành vốn chủ sở hữu khác nhau: Do ngân sách nhà nước cấp, do các bên liên doanh
đóng góp hoặc vốn thuộc sở hữu tư nhân. Nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng rất
8

nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại nhưng lại đóng vai trò quan
trọng vì là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác và là nguồn vốn khởi đầu tạo uy tín
của ngân hàng với khách hàng. Nguồn vốn chủ sở hữu gồm có vốn điều lệ và các
quỹ dự trữ hình thành trong quá trình kinh doanh.
b) Nguồn vốn huy động
Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ngân hàng thương mại
được huy động vốn dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các
hình thức như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước.
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.
- Các hình thức huy động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1.1.3.2. Hoạt động cấp tín dụng
Là hoạt động ngân hàng thương mại sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín
dụng cho các cá nhân, tổ chức dưới các hình thức: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu,
cho thuê tài chính, bao thanh toán, tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu, cho vay thấu
chi,… Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng nhất và
chiếm tỷ trọng lớn nhất.

bao trọn gói để hỗ trợ doanh nghiệp. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu nhằm hỗ trợ
về tài chính cùng với các phương tiện thanh toán và giấy tờ liên quan để các doanh
nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bao
gồm: mở L/C thanh toán; bảo lãnh và tái bảo lãnh việc thanh toán hối phiếu; hỗ trợ
về mặt chuyên môn, kĩ thuật; cho thuê kho bãi …
g) Cho vay thấu chi
Khi sử dụng hoạt động cho vay thấu chi, mỗi khách hàng được cấp một hạn
mức tín dụng khi khách hàng tạm thời thiếu hụt trong thanh toán mà không cần phải
thế chấp hay tín chấp. Ngày nay, với xu hướng phát triển nhanh của xã hội, các
ngân hàng thương mại đang dần mở rộng hoạt động này cho các khách hàng có tài
khoản tại ngân hàng của họ.
1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Để thực hiện dịch vụ thanh toán và ngân quỹ thì các cá nhân, tổ chức trong
và ngoài nước phải mở tài khoản tại ngân hàng thương mại hoặc mở tài khoản tại
10

Ngân hàng Nhà nước nếu đó là các tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng thương mại
thực hiện các hoạt động dịch vụ và ngân quỹ dưới các hình thức: dịch vụ thanh toán
trong và ngoài nước cho khách hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ, thu và phát tiền mặt
cho khách hàng, tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán
trong và ngoài nước dưới sự điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước.
1.1.3.4. Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động truyền thống là huy động tiền gửi, cấp tín dụng, dịch vụ
thanh toán và ngân quỹ thì ngân hàng thương mại ngày nay còn thực hiện thêm
nhiều hoạt động khác nhằm đa dạng hóa các hoạt động của mình như:
a) Góp vốn và mua cổ phần
Ngân hàng thương mại dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ
phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của Pháp
luật. Ngoài ra, ngân hàng thương mại cũng có thể góp vốn, mua cổ phần và liên
doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh.

nào”. Như vậy, hiệu quả có thể hiểu là mức độ thành công mà chủ thể kinh tế đạt
được trong việc phân bổ các nguồn lực đầu vào và đầu ra nhằm đạt được những
mục tiêu mong muốn. Các mục tiêu này thường là việc cực tiểu hóa các nguồn lực
đầu vào trong việc sản xuất các đầu ra đã cho, hoặc sử dụng các nguồn lực đầu vào
sao cho tối đa hóa doanh thu, hoặc phân bổ các nguồn lực đầu vào và đầu ra sao cho
đạt được lợi nhuận cao nhất.
Do ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ nên trong
hoạt động của ngân hàng thương mại thì hiệu quả có thể được hiểu theo hai quan
điểm trong lý thuyết hệ thống như sau:
- Một là hiệu quả là khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả
năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế
tài chính khác. Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính hoạt động vì mục đích lợi
nhuận nên quan điểm này thường được các ngân hàng thương mại quan tâm hơn cả,
vì tối đa hóa lợi nhuận sẽ giúp các ngân hàng có thể bảo tồn vốn, tăng khả năng mở
rộng thị phần, thu hút vốn đầu tư.
- Hai là hiệu quả được xem xét theo xác suất hoạt động an toàn của ngân
hàng. Hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng đến các ngành khác trong nền kinh tế
nên các nhà quản trị, Ngân hàng Nhà nước thường quan tâm đến quan điểm này.
Theo Perter S. Rose, giáo sư kinh tế học và tài chính trường đại học Yale, về bản
chất, ngân hàng thương mại cũng có thể coi như một tập đoàn kinh doanh và hoạt
12

động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro cho phép. Các ngân hàng
thương mại cần phải kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và hạn
chế rủi ro.
Quan điểm về hiệu quả hoạt động mà khóa luận sử dụng là khía cạnh thứ
nhất, tức là xem hiệu quả hoạt động chính là năng suất biến đầu vào thành đầu ra.
Hay nói cách khác hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại được hiểu là
khả năng tối đa hóa lợi nhuận bằng cách phân phối các nguồn lực sao cho đạt được
kết quả cao nhất với chi phí tối thiểu nhất và được đo lường một cách tổng quát

vay không hiệu quả hoặc ngân hàng huy động vốn với chi phí cao để đảm bảo tính
thanh khoản. Ngược lại, mức ROA cao hơn mức trung bình của toàn ngành thường
là tín hiệu tốt về hoạt động hiện tại của ngân hàng, ngân hàng có một cơ cấu tài sản
hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến
động của nền kinh tế.
Lợi nhuận được sử dụng trong công thức tính toán có thể là lợi nhuận trước
thuế hoặc lợi nhuận ròng sau thuế. Trong khóa luận này, tác giả lấy lợi nhuận trước
thuế và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng để tính toán, với mục đính là phản ánh toàn
diện nội hàm của thuật ngữ “sức sinh lời trên tổng tài sản” vì lợi nhuận trước thuế
và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là kết quả mà ngân hàng sử dụng toàn bộ tài sản
của mình để tạo ra.
ROA =



b) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
ROE =



Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu bỏ ra, do các cổ
đông chỉ quan tâm đến phần lợi nhuận sau cùng mà họ nhận được, cho nên thông
thường lợi nhuận được sử dụng trong công thức tính toán là chỉ tiêu lợi nhuận ròng
sau thuế.
Ngoài ra, theo mô hình phân tích tài chính DuPont được phát minh bởi Frank
Donaldson Brown, ROE có thể được viết thành:
ROE =




ro và lợi nhuận. Trong nền kinh tế biến động như hiện nay thì các ngân hàng phải
kiểm soát chặt chẽ những rủi ro mà họ đối mặt. Do đó việc đảm bảo các chỉ tiêu an
toàn trong hoạt động ngân hàng là rất cần thiết. Các nhóm chỉ tiêu đảm bảo an toàn
trong hoạt động của ngân hàng thương mại gồm: Tỷ lệ nợ xấu (Nợ xấu/Tổng cho
vay); Tỷ lệ cho vay (Cho vay ròng/Tổng tài sản); Tỷ lệ đòn bẩy tài chính …
Xuất phát từ điều kiện thời gian và nguồn số liệu có hạn nên tác giả chỉ sử
dụng nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời cụ thể là hai hệ số tài chính ROA và
ROE để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.2.3. Các nhóm nhân tố ảnh hƣởng và nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả
hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
Hoạt động hiệu quả luôn là điều kiện tiên quyết trong sự sống còn của ngân
hàng thương mại, vì vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng có
nghĩa là tăng cường năng lực tài chính, khả năng quản lý, quản trị rủi ro và tạo điều
15

kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh và củng cố, nâng cao thương
hiệu của mình. Tuy nhiên, để ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả hơn, đòi
hỏi phải xác định chính xác những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng thương mại nhằm quản trị được các nghiệp vụ mang tính rủi ro cao, bảo
toàn vốn và nâng cao thu nhập và lợi nhuận từ việc kinh doanh đa dạng của ngân
hàng. Các nhân tố này thường được chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố chủ quan và
nhóm nhân tố khách quan, tùy theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng mà hai
nhóm nhân tố này có những ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả hoạt động của chính
các ngân hàng thương mại. Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu đã tìm
ra các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thương mại, điển hình là các tác giả như: Samy Ben Naceur (2003); Allen
N.Berger (1995); Fadzlan Sufian and Royfaizal Chong (2008); Asli Demirgüç-Kunt
và Harry Huizinga (1998); John Goddard, Phil Molyneux và John O. S. Wilson
(2004)… và thêm rất nhiều công trình nghiên cứu khác ở các quốc gia khác nhau
trên thế giới. Do Việt Nam là quốc gia đang phát triển và có nhiều nét tương đồng











 100%
RGDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
GDP
t
: Quy mô nền kinh tế năm t
GDP
t-1
: Quy mô nền kinh tế năm t-1
+ Theo nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) cho thấy khi
nền kinh tế phát triển mạnh, tức GDP đạt mức cao thì ngân hàng thương mại cũng
sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Vì thế khi RGDP tăng thì chỉ tiêu lợi nhuận của ngân
hàng cũng tăng theo.
- Nhằm làm nổi bật sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
lên hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả thay đổi luân phiên biến tốc
độ tăng trưởng kinh tế GDP và biến giả cho mốc thời gian khủng hoảng. Cuộc
khủng hoảng tài chính bắt đầu bùng phát vào cuối năm 2007 tại Hoa Kỳ và rơi vào
đỉnh điểm vào các năm 2008 - 2009. Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng
của nhiều nhất, trong đó có Việt Nam, do đó khi kinh tế suy thoái, xuất khẩu của
nhiều nước bị thiệt hại. Xét trong giai đoạn từ 2004 - 2011, tốc độ tăng trưởng GDP
của Việt Nam cũng tăng cao nhất vào năm 2007 với 8,46% và sau đó là sự sụt giảm

INF =










 
INF: Tỷ lệ lạm phát (%)
CPI
t
: Chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm t
CPI
t-1
: Chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm t – 1
18

+ Theo Perry (1992) thì lạm phát là một xu thế tất yếu của việc phát
triển nền kinh tế, nếu lạm phát được dự báo và tính toán trước thì sẽ có ảnh hưởng
tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong thực
tế việc dự báo và tính toán chính xác tỷ lệ lạm phát là rất khó vì lạm phát thường
xảy ra bất ngờ và không thể kiểm soát được trong thời gian ngắn. Chính vì thế, lạm
phát được kì vọng tương quan nghịch đến chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng.
- Lãi suất cơ bản là một công cụ để Ngân hàng Nhà nước thực hiện các
chính sách tiền tệ của mình trong ngắn hạn. Theo điều 9 khoản 12 Luật Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 định nghĩa: “Lãi suất cơ bản là lãi suất do

: Lãi suất cơ bản công bố lần thứ i (%/năm)
N
i
: Số ngày áp dụng lãi suất cơ bản lần thứ i (ngày)
+ Trong nghiên cứu của mình, Hanweck và Kilcollin (1984) tìm ra mối
quan hệ giữa lãi suất và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Hoa Kì trong giai
1976 - 1984 và cho rằng khi lãi suất cao thì chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi
suất cho vay cũng lớn hơn và sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng. Và kết
quả này cũng được sử dụng trong các nghiên cứu của Staikouras và Wood (2003),
Cheang (2005).

Trích đoạn Định hƣớng phát triển của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Thách thức Nhóm giải pháp về rủi ro tín dụng Nhóm giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động phi tín dụng của các Nhóm giải pháp về rủi ro thanh khoản
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status