ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU LUẬT TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM-ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN - Pdf 27

ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU LUẬT TẠI ĐẠI HỌC QUỐC
GIA TP. HCM-ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN
TS. Nguyễn Thành Đức, Khoa Kinh tế, ĐHQG TP. HCM
TS. Dương Anh Sơn, Khoa Kinh tế, ĐHQG TP. HCM
Đặt vấn đề: Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia TP. HCM hiện nay được coi là
một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu luật bắt đầu có uy tín ở Việt Nam.
Khoá đầu tiên ra trường gần một năm nay và hiện nay hầu hết đã tìm được việc làm.
Không những thế các nhà tuyển dụng có sự đánh giá khá cao khả năng thực hiện
công việc, khả năng tiếp cận và giải quyết công việc của sinh viên luật Khoa Kinh
tế, đánh giá khá cao chất lượng đào tạo. Như vậy sau một thời gian không nhiều
Khoa Kinh tế đã khẳng định được là một trung tâm đào tạo luật có chất lượng, uy
tín ở khu vực phía nam nói riêng, cả nước nói chung. Mặc dù đã đạt những kết quả
bước đầu đáng khích lệ trong lĩnh vực đào tạo luật, tuy nhiên tôi cho rằng, để việc
đào tạo luật được tốt hơn, Khoa Kinh tế phải có chiến lược phát triển hợp lý, tạo ra
được nét đặc thù so với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu luật khác ở Việt Nam.
Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi có một số ý kiền liên quan đến những vấn
đề nói trên.
1. Có lẽ tất cả chúng ta ai cũng biết rằng, nội dung chương trình có sự ảnh
hưởng, tác động rất lớn đến chất lượng của giáo dục đại học. Khoa Kinh tế, ĐHQG
TP. HCM mới được giao nhiệm vụ đào tạo luật nên trong quá trình xây dựng
chương trình chúng tôi đã tiếp thu, kế thừa chương trình của các cơ sở đào tạo luật
khác nhau trong và ngoài nước. Mặc dù đã có một số chỉnh sửa và bổ sung, tuy
nhiên hiện nay chương trình đào tào chưa có nhiều sự khác biệt so với chương trình
của các cơ sở đào tạo luật khác trong nước. Mà chỉ dừng lại ở việc sắp xếp, bố trí
lại các môn học và thời lượng của từng môn học. Sự đổi mới không nhiều này đã
mang lại một số kết quả bước đầu, tuy nhiên chưa đủ để tạo ra nét đặc thù, điểm đặc
trưng của đào tạo luật ở Khoa Kinh tế, ĐHQG TP. HCM. Tiếp tục đổi mới chương
trình luôn là yêu cầu của công tác đào tạo.
Theo ý kiến của chúng tôi, việc định hướng xây dựng chương trình đào tạo,
nghiên cứu luật ở Khoa Kinh tế, ĐHQG TP. HCM phải xuất phát từ: i) đặc thù của

của pháp luật. Hay khi lý giải cơ sở lý luận của pháp luật chống lạm dụng độc
quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh thì không thể không sử dụng các lý
thuyết kinh tế. Dưới góc độ pháp lý, pháp luật chống lạm dụng vị trí độc quyền có
2
chức năng bảo vệ quyền lợi của người yếu hơn trong quan hệ pháp luật, ví dụ, bằng
cách không thừa nhận giá trị pháp lý của một số thoả thuận của các bên trong hợp
đồng với mục đích cuối cùng là hướng tới lợi ích chung của toàn xã hội. Dưới góc
độ kinh tế thì pháp luật chống lạm dụng vị trí độc quyền được coi là công cụ đảm
bảo một cách tương đối trật tự thị trường làm tiền đề cho cạnh tranh lành mạnh và
như vậy góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hay vấn đề tập trung kinh tế cũng
cần phải được xem xét từ cả góc độ kinh tế và cả luật pháp. Tập trung kinh tế nhằm
tạo ra sức mạnh cho doanh nghiệp, nhưng chỉ trong ngắn hạn và chỉ vì lợi ích của
một hoặc một nhóm lợi ích nào đó mà thôi. Tuy nhiên trong dài hạn lại có thể gây
hại cho thị trường, cho sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà pháp luật cần phải
can thiệp trong một số trường hợp nhất định, ví dụ quy định thị phần kết hợp.
Không những môn học Kinh tế học cần được đưa vào chương trình một cách
chính thức mà trong chương trình đào tạo luật cần phải dành một thời lượng hợp lý
cho các môn học liên quan đến kinh tế với tư cách là các môn học tự chọn. Ví dụ,
Quản trị học, Lịch sử các học thuyết kinh tế…Rõ ràng, giảng dạy, nghiên cứu
những vấn đề liên quan đến Luật thương mại quốc tế, luật lệ của WTO mà không có
kiến thức cơ bản về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và lợi thế so sánh của David
Ricardo thì không thể biết được cơ sở lý luận của các Hiệp định thương mại song
phương và đa phương. Cơ sở lý luận của tự do hoá thương mại là các học thuyết lợi
thế tuyệt đối và lợi thế tương đối, tuy nhiên nếu không có sự can thiệp một cách hợp
lý của pháp luật thì hoạt động thương mại quốc tế sẽ không có trật tự, tạo ra những
sự bất ổn trong xã hội. Và cho dù kinh tế sự tăng trưởng đáng kể nhưng điều kiện
sống của con người không thể được cải thiện.
Lý thuyết kinh tế cũng có tác động đến việc tìm các giải pháp để hoàn thiện
pháp luật. Khi mà chi phí thấp thì trước hết là lợi nhuận, sau đó phúc lợi của toàn xã
hội được nâng cao. Vậy thì pháp luật cần phải như thế nào để chi phí giao dịch thấp

chất lượng bài giảng sẽ không cao bởi vì. Bởi lẽ nếu không nghiên cứu thì chỉ có thể
mô tả luật thực định và nhắc lại những kiến thức sẵn có trước đây. Và như vậy thì
khó có thể kích thích được tính sáng tạo của người học.
Đại học nghiên cứu không thể không có các nhóm nghiên cứu, chính các
nhóm nghiên cứu có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động đào tạo và nghiên cứu của
cơ sở đào tạo. Bởi lẽ kết quả nghiên cứu của các nhóm tạo nên sự đặc thù của cở sở
1
Xem: Hướng tới xây dựng mô hình đại học nghiên cứu ở Việt Nam,
/>2
Xem: Để hiểu hơn về một đại học nghiên cứu, />tao/111e-hieu-hon-ve-mot-111ai-hoc-nghien-cuu/
4
đào tạo, từng bước xây dựng một trường phái riêng trong hoạt động khoa học. Và
theo tôi, sẽ có sự tác động đến xã hội thông qua kết quả của nghiên cứu. Vì lẽ đó
nên tôi cho rằng, trong khuôn khổ ĐHQG TP.HCM phải hình thành những nhóm
nghiên cứu đủ mạnh trong các lĩnh pháp luật vực khác nhau, đặc biệt là những vấn
đề của pháp luật liên trong lĩnh vực thương mại. Việc xây dựng các nhóm nghiên
cứu đủ mạnh tạo nên sự đặc thù của cơ sở đào tạo. Thực tiễn cho thấy, khoa học
pháp lý là một lĩnh vực rộng lớn và ở mỗi quốc gia có nhiều cở sở đào tạo luật khác
nhau. Tuy nhiên mỗi cơ sở đào tạo luật có thế mạnh riêng của mình trong một hay
một số lĩnh vực nào đó của pháp luật. Thế mạnh đó được thể hiện của các công
trình nghiên cứu của giảng viên thuộc các nhóm nghiên cứu. Bởi lẽ chính các công
trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của giảng viên có sự tác động tích cực và để
lại dấu ấn trong sinh viên. Vì vậy theo ý kiến của tôi, Khoa Kinh tế phải có chiến
lược và sự quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng ít nhất là một nhóm nghiên cứu liên
quan đến luật trong lĩnh vực thương mại.
Việc xây dựng chương trình đào tạo cũng phải xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn, xu hướng phát triển của xã hội. Tất nhiên theo ý kiến của tôi thì cần phải phân
biệt nhu cầu của xã hội với thị hiếu nhất thời của người dân. Thị hiếu nhất thời của
người dân tồn tại trong một thời điểm ngắn nào đó. Ví dụ, khi chứng khoán tăng giá
thì mọi người đổ xô đăng ký tham gia các khoá học về chứng khoán, khi thị trường


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status