Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Thành Phố Đà Nẵng - Pdf 27

20 | P a g e
ĐẶT VẤN ĐỀ
Song song với sự phát triển của nền kinh tế thì việc xả thải là một quy
luật tất yếu, vì vậy cần phải có giải pháp hạn chế và ngăn ngừa. Và để góp phần
thựcểuhiện tốt vấn đề trên khoá luận đã hướng đến việc đề xuất giải pháp quản
lý rác thải sinh hoạt.
Khoá luận trên cơ sở sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá
thực trạng rác thải của Thành Phố và phương pháp điều tra chọn mẫu để khảo
sát ý kiến của người dân trên địa bàn trong vấn đề rác thải. Với 60 hộ được điều
tra về những vấn đề xoay quanh việc phân loại rác thải, từ đó thực hiện chương
trình phân loại rác thải tại nguồn. Và hiệu quả của chương trình mang lại chính
là cơ sở cho việc thực hiện tái sử dụng rác thải, thông qua việc thực hiện dự án
xây dựng nhà máy sản xuất phân Compost từ rác hữu cơ. Cụ thể là đánh giá
những lợi ích kinh tế về môi trường mà dự án mang lại thông qua phương pháp
giá cả thị trường. Và sử dụng lại rác vô cơ như nguồn nguyên liệu sản xuất thu
hồi từ thị trường, cụ thể là việc thu hồi bao bì thông qua việc áp dụng hệ thống
tiền đặt cọc hoàn trả. Ngoài ra, kết hợp việc giáo dục ý thức cộng đồng trong
vấn đề rác thải.
Với những biện pháp trên sẽ góp phần giảm thiểu cũng như hạn chế việc
xả thải của người dân và đặc biệt mang lại một nguồn nguyên liệu hữu ích từ rác
thải.
1 | P a g e
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Nền kinh tế và môi trường luôn có mối liên kết chặt chẽ với nhau thông qua
nguyên tắc cân bằng vật chất. Có thể xem hoạt động của con người nói chung và
hoạt động kinh tế nói riêng là một quá trình chuyển đổi vật chất và năng lượng. Bởi
vì chúng ta không thể hủy hoại và phục hồi vật chất và năng lượng theo nghĩa tuyệt
đối nên chúng ta sẽ tái xuất hiện chúng như chất phế thải và cuối cùng được thải ra
môi trường. Điều này gợi ý rằng nền kinh tế càng phát triển mạnh, chất thải tạo ra

hạn chế và quản lý tốt những các vấn đề chất thải rắn tại đây? Và việc chọn giải
pháp nào là hợp lý nhất? Xuất phát từ thực tiễn đó nên đề tài đã hướng đến việc
“Đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại TP Đà Nẵng”.
2
3 | P a g e
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích hiện trạng rác thải và quản lý rác thải của thành phố.
Phân tích phản ứng của người dân trong việc phân loại rác tại nguồn.
Đề xuất những biện pháp giải quyết.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu tại TP Đà
Nẵng.
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ 24/3/2008 đến 24/6/2008
1.4. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 5 chương, trong đó:
Chương 1: Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa
của đề tài.
3
4 | P a g e
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về TP Đà Nẵng, về công ty Môi Trường Đô
Thị TP Đà Nẵng và tổng quan các tài liêu nghiên cứu có liên quan.
Chương 3: Giới thiệu một số khái niệm có liên quan đến rác thải, liên quan
đến các biện pháp quản lý và xử lý rác thải. Bên cạnh đó cũng tiến hành giới thiệu
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp đồ thị, phuơng pháp bảng biểu thống kê
và phương pháp giá thị trường được thực hiện trong đề tài.
Chương 4: Tiến hành đánh giá, phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp để
có thể khắc phục tình trạng hiện tại.

ty California Waste Solutions do anh David Dương là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm
Tổng giám đốc là một công ty ở California (Mỹ), hoạt động trong lĩnh vực thu gom, tái chế
và quản lý chất thải rắn 13 năm qua, ông Paul Rottenberg cho biết: "Khi rác bắt đầu phân
hủy, nó sẽ tạo ra hai chất phụ có hại cho sức khỏe, đó là nước thải (còn gọi là nước rỉ rác)
và khí gas (metan)”.
2.1.1. Ô nhiễm môi trường không khí
Tại bãi chôn lấp, qua quá trình phân hủy, các chất hữu cơ đã tạo thành lượng lớn khí
thải chủ yếu là CH
4
, CO
2
, N
2,
NH
3
, H
2
S, v.v. Tất cả sản phẩm này đều gây mùi hôi thối và
là chất độc hại. Đặc biệt là lượng khí metan (CH
4
) là nguồn ô nhiễm không khí có khả năng
gây hiệu ứng nhà kính gấp 30 lần so với khí CO
2
. Nếu lượng khí thải này không được thu
gom và tái sử dụng năng lượng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và góp phần làm
tăng sự nóng lên toàn cầu. Trong hầu hết các trường hợp, trên 90% thể tích khí sinh ra là
methane (nồng độ có thể lên tới 40% ở khoảng cách 120m bên cạnh bãi rác) và cacbon
dioxide (khi hoà tan vào nước làm cho pH của nước ngầm thấp hơn, có thể làm tăng độ
cứng và hàm lượng muối khoáng).
Ngoài các khí trên , môi trường không khí tại các bãi chôn lấp và khu vực xung

Nước rò rĩ từ bãi rác là chất lỏng thấm qua chất thải rắn và chứa nhiều chất hoà tan
và lơ lửng từ chất thải rắn. (Thông tin khoa học, số 23, tháng 09/2005)
Do rác có độ ẩm cao nên chất lỏng sinh ra từ sự phân huỷ và lượng nước mưa ngấm
qua các bãi chôn lấp tạo thành lượng lớn nước rò rỉ có chứa các chất lơ lửng, các chất hòa
tan, có mặt các kim loại nặng, các chất hữu cơ độc hại, v.v có thể gây ô nhiễm đất, ô nhiễm
nước ngầm và nước mặt.
8
9 | P a g e
Theo số liệu thống kê của công ty Môi Trường Đô Thị, lượng nước rỉ rác thu gom
hàng ngày tại bãi rác Khánh Sơn vào mùa nắng là 250 - 300 (m3/ngày) và mùa mưa là 450
- 500 (m3/ngày). Lượng nước rỉ rác thu gom trung bình hàng ngày là: 300 m
3
, lượng nước
rỉ rác sản sinh từ bãi rác mỗi năm là: 109.500 m
3
.Cho thấy lượng nước rỉ rác là rất lớn, cần
phải xử lý và phải nổ lực để giảm thiểu khối lượng nước và mức độ nhiễm bẩn. Một số
thành phần cơ bản trong nước rỉ như sau: pH, BOD, COD, hợp chất của N, hợp chất của P,
coliform, v.v trong bảng 2.2
Bảng 2.2: Thành Phần Nước Rò Rỉ của Bãi Rác Khánh Sơn.
Ngày
tháng
COD (mg/l) BOD (mg/l)
M
1
M
2
M
3
M

chất độc hại còn sốt lại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, v.v. Ngoài ra, các chất ô
nhiễm nước đều có thể lưu giữ lại trong đất do quá trình chảy trên bề mặt, di
chuyển lắng đọng hoặc thấm qua đất. Các chất ô nhiễm có thể là đầu mỡ, kim loại
nặng, các chất độc vô cơ và hữu cơ, các vi khuẩn gây bệnh, v.v các chất này làm
nhiễm bẩn đất làm thay đổi thành phần và tính chất của đất. Và điều đó có nghĩa là
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con người cả về mặt kinh tế lẫn sức khỏe.
2.1.4. Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
Nhiều thành phần trong các loại rác sinh hoạt như mực viết, bút bi, dầu máy, v.v dễ
gây độc cho người. Theo đó, trong mực viết có thể chứa những kim loại nặng (như chì,
thủy ngân, v.v); pin thì chứa các thành phần nguy hại như than hoạt tính, kim loại, niken
Những thành phần nguy hại này được giới hạn ở mức độ nhất định, chúng không gây nên
những ngộ độc cấp tính và bình thường chúng có vẻ vô hại đối với người dùng, khi các
thành phần nguy hại có trong chất thải tương tác với nhau dễ gây ra các phản ứng có hại
10
11 | P a g e
hoặc nhiễm vào thực phẩm sẽ gây ngộ độc. Các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng
trong chất thải sẽ thấm vào đất, nước. Hậu quả là nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị
nhiễm độc, không dùng được. Khi nước đã bị nhiễm độc thì ảnh hưởng của nó rất lớn, thực
vật xung quanh sống bằng đất, nước đó cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, rác hữu cơ phân huỷ nhanh, sinh sản ra mùi hôi khó chịu và trở nên
cực ký hấp dẫn đối với chuột, ruồi, bọ, v.v. Trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lị
tồn tại được từ 4 đến 42 ngày trong rác, trong điều kiện ẩm ứơt là môi trường tốt
cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển như: vi trùng thương hàn, lỵ, tiêu chảy, bạch
hầu, giun sán, v.v. Những loại ký sinh này tồn tại và phát triển nhanh chóng. Chất
thải rắn sau khi được phát sinh có thể thâm nhập vào môi trường không khí dưới
dạng bụi hay các chất khí bị phân hủy như H
2
S, NH
3
, v.v rồi theo đường hô hấp đi

vật
Bụi, CH
4
, NH
3
,
H
2
S, VOC
Kim
loại
nặng,
chất
độc
Ăn uống, tiếp
xúc qua da
Qua chuỗi
thực phẩm
Qua
đường
hô hấp
12
13 | P a g e
Trong thời gian qua, do có nhiều cố gắng và phối hợp đồng bộ giữa Công ty Môi
trường đô thị Đà Nẵng với chính quyền các phường các ngành chức năng nên công tác giữ
gìn vệ sinh đô thị từng bước có nhiều chuyển biến tốt. Song gần đây, tình hình vệ sinh đô
thị vẫn còn một số mặt yếu kém, tình trạng rác thải, rác sinh hoạt gia đình đổ ở các vùng
ven biển, cống rãnh công cộng, bờ sông Hàn và trên đường phố, v.v. Nhiều hộ nhân dân cải
tạo, xây dựng nhà cửa đã sử dụng vỉa hè làm nơi chứa vật liệu xây dựng và đổ bừa bãi vôi
vữa ra đường phố; xe chuyên chở vật liệu xây dựng, than đá, v.v vào đường phố không có

15 | P a g e

Nguồn tin: UBND TP. Đà
Nẵng
Diện tích tự nhiên của các quận huyện được thể hiện qua hình 2.5
Hình 2.5. Biểu Đồ Cơ Cấu Diện Tích Tự Nhiên TP. Đà Nẵng.
Nguồn tin: Phòng Thống Kê – UBND TP . Đà
Nẵng
15
16 | P a g e
c) Địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc
tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi
thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao
khoảng từ 700-1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có
ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp
chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
d) Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền
Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh
thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,
trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C. Riêng vùng
rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình
85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%.
16

có công suất lớn.
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km
2
, có các động vật
biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16
loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển) với tổng trữ lượng là
1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập
trung ở vùng nước có độ sâu từ 50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm
31%), vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%). Hàng năm có khả năng khai thác
trên 150.000 -200.000 tấn hải sản các loại.
Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ
Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh
bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại
hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến
hành thăm dò dầu khí, chất đốt, v.v.
b) Sông ngòi, ao hồ
18
19 | P a g e
Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành
phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông
chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng
5.180km
2
) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km
2
).
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông
Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước
có khả năng nuôi trồng thủy sản. Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo điều
kiện tốt để xây dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú, cá

2.2.2.4. Tài nguyên đất
Với diện tích 1.255,53 km
2
(chủ yếu là đất đồi núi và đảo, trong đó có huyện đảo
Hoàng Sa với diện tích 305 km
2
); thành phố có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát
ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ
vàng, đất mùn đỏ vàng, v.v. Trong 1.255,53 km
2
diện tích, chia theo loại đất có: đất lâm
nghiệp: 514,21 km
2
; đất nông nghiệp: 117,22 km
2
; đất chuyên dùng (sử dụng cho mục
đích công nghiệp, xây dựng, thủy lợi, kho bãi, quân sự, v.v): 385,69 km
2
; đất ở: 30,79
km
2
; đất chưa sử dụng, sông, núi: 207,62 km
2
.
2.2.3. Điều kiện xã hội
2.2.3.1. Dân số
Tổng thể 777.216 triệu người, trong đó nông thôn chiếm 23.8%, thành thị
chiếm 86.2%, mật độ dân số 599 người/km
2
.

Nguồn tin: Phòng Thống Kê – UBND TP. Đà
Nẵng
2.2.3.2. Cơ sở hạ tầng thành phố Đà Nẵng
Hình 2.6: Cầu Sông Hàn TP Đà Nẵng.
21
22 | P a g e

Nguồn tin: http://
www.danang.gov.vn

a) Giao thông
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại đường giao thông thông dụng
là: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Tổng số km đường trên địa
bàn thành phố (không kể các hẻm, kiệt và đường đất) là 382,583 km.
Trong đó: quốc lộ 70,865 km; tỉnh lộ 99,716 km; đường huyện 67 km; đường nội
thị 181,672 km. Chiều rộng trung bình của mặt đường là 08m. Mật độ đường bộ phân
bố không đều, ở trung tâm là 3 km/km
2
, ngoại thành là 0,33 km/km
2
.
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài
khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga
Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam.
Đường biển với 02 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn.
22
23 | P a g e
Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150 ha (diện tích cả khu vực
là 842 ha), với 2 đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m; có khả năng cho hạ
cách các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320.

Trích đoạn Tình hình thu gom rác thải hiện nay trên địa bàn TP Đà Nẵng So sánh chất thải rắn sinh hoạt phát sin hở các TP khác Mối quan hệ giữa chất thải rắn phát sinh, dân số, GDP Sự biến động của rác thải ở các quận huyện trong TP Đánh giá hiện trạng rác thải của thành phố
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status