luận văn đánh giá hiện trạng môi trường thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp quản lý - Pdf 27

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

NGUYỄN KHẮC CHINH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH
QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội - Năm 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, đội cảnh sát phòng chống tội
phạm về môi trường – Công an thành phố Uông Bí, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình ngiên cứu, xây dựng và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn xâu sắc về sự chỉ đạo, giúp đỡ, hướng
dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Nguyễn Cao Huần cùng toàn thể các thầy giáo
trong Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường đã giúp đỡ em hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến sự động viên to lớn về thời gian, vật chất
và tinh thần mà gia đình và bạn bè đã dành cho trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Ninh, ngày 29 tháng 11 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Khắc Chinh
ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chưa được
công bố hoặc chưa được sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả chưa

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 4
1.1. Cơ sở lý luận về môi trƣờng và quản lý môi trƣờng 4
1.1.1. Các vấn đề chung về môi trường và ô nhiễm môi trường 4
1. Khái quát chung về Môi trường 4
2. Ô nhiễm môi trường 4
1.1.2. Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý môi trường 6
1. Định nghĩa về quản lý môi trường 6
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài 10
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Địa điểm, đối tƣợng nghiên cứu 19
2.1.1.Vị trí địa lý 19
2.1.2. Điều kiện tự nhiên 20
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 22
2.2. Quan điểm, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu 24
2.2.1. Quan điểm nghiên cứu 24
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
iv
2.2.3. Quy trình thực hiện 25
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Hiện trạng môi trƣờng thành phố Uông Bí 27
3.1.1. Hiện trạng môi trường nước 27
3.1.2. Hiện trạng chất thải rắn 55
3.1.3. Các vấn đề môi trường bức xúc 69
1. Khu vực khai thác than, khoáng sản 69
2. Khu vực đô thị 69
3. Khu vực du lịch 71
3.1.4. Thực trạng công tác quản lý môi trường ở thành phố Uông Bí 72
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý 76
3.2.1. Xu thế biến đổi môi trường nước thải, rác thải rắn đến năm 2020 76
3.2.2. Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường 82


MT
Môi trường

MOE
Bộ Môi trường Hàn Quốc

NMNĐ
Nhà máy nhiệt điện

QLNN
Quản lý nhà nước

QLMT
Quản lý môi trường

QCVN
Quy chuẩn Việt Nam

TKV
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP
Tiêu chuẩn cho phép

TSS
Tổng chất rắn lơ lửng

lợi 37
Hình 3.7. Hàm lượng Dẫu mỡ trong nguồn nước mặt phục vụ nuôi trồng thủy sản 40
Hình 3.8. Hàm lượng Coliform trong các mẫu nước ngầm 44
Hình 3.9. Hàm lượng TSS có trong mẫu nước thải sinh hoạt 47
Hình 3.10. Hàm lượng BOD5 có trong các mẫu nước thải sinh hoạt 48
Hình 3.11. Hàm lượng BOD5, TSS, COD có trong nước thải bãi rác 53
Hình 3.12. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ở Uông Bí 57
Hình 3.13. Xu thế biến đổi một số thành phần chất gây ô nhiễm trong nước mặt cấp
nước phục vụ sinh hoạt 77
Hình 3.14. Xu thế biển đổi lượng rác thải rắn khu vực đô thị và nông thôn đến năm
2030 80
Hình 3.15. Xu thế biến đổi chất thải rắn các cụm công nghiệp đến năm 2020 82
Hình 3.16. Sơ đồ kiến nghị mô hình quản lý chất thải rắn đô thị TP. Uông Bí 92

vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Kết quả quan trắc phân tích môi trường nước mặt phục vụ cấp nước sinh
hoạt [16] 34
Bảng 3.2. Kết quả quan trắc phân tích môi trường nước mặt phục vụ cấp nước tưới
tiêu thủy lợi [16] 39
Bảng 3.3. Kết quả quan trắc phân tích môi trường nước mặt phục vụ nuôi trồng
thủy sản[16] 42
Bảng 3.4. Kết quả quan trắc môi trường nước ngầm [16] 45
Bảng 3.5. Kết quả quan trắc môi trường nước thải sinh hoạt [16] 49
Bảng 3.6. Kết quả quan trắc môi trường nước thải công nghiệp [16] 51
Bảng 3.7. Kết quả quan trắc môi trường nước thải từ các bãi rác [16] 54
Bảng 3.8. Nguồn gốc phát sinh và thành phần của chất thải rắn 55
Bảng 3.9. Dự báo thành phần ô nhiễm trong nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt . 76
Bảng 3.10. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt TP. Uông Bí đến năm 2030 78

danh thắng Yên Tử, các khu đô thị trung tâm đã gây ra nhiều vấn đề môi trường
như: Ô nhiễm môi trường toàn diện tại vùng than, ô nhiễm môi trường tại xung quanh
nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng; ô nhiễm môi trường do vận
chuyển than. Cả khu vực nông thôn và đô thị đều đứng trước sự gia tăng các nguy cơ
bị ô nhiễm, trong đó vấn đề ô nhiễm nước thải và rác thải là hai trong những vấn đề
quan trọng được sự quan tâm nhiều nhất.
Trước những vấn đề đặt ra như trên, việc Đánh giá hiện trạng môi trƣờng
thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý trong lĩnh
vực nước thải và rác thải rắn là rất cần thiết, góp phần cải thiện môi trường, đảm
bảo phát triển theo hướng bền vững.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
2
* Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng môi trường và tình hình quản lý môi trường nước
thải, rác thải rắn trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó đề xuất
một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường cho
khu vực nghiên cứu.
* Nội dung nghiên cứu
 Phân tích đặc điểm và đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội (các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, các hoạt động phát
triển công nghiệp, hoạt động cảng nước sâu, phát triển đô thị….) tới ô nhiễm
môi trường nước, rác thải thành phố Uông Bí.
 Đánh giá thực trạng môi trường nước thải, rác thải rắn tp Uông Bí .
 Xác định các vấn đề môi trường bức xúc cho từng khu vực
 Phân tích xu thế biến đổi môi trường thành phố Uông Bí đến 2020.
 Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường trên thành phố Uông Bí.
 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường
trên địa bàn thành phố Uông Bí.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi thành phố Uông Bí gồm 9

4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận về môi trƣờng và quản lý môi trƣờng
1.1.1. Các vấn đề chung về môi trường và ô nhiễm môi trường
1. Khái quát chung về Môi trường
a) Khái niệm Môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con
người và sinh vật" (Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam sửa đổi, 2006) [10].
“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường ; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học" (Luật
Bảo vệ Môi trường Việt Nam sửa đổi, 2006) [10].
Hay “Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân
văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và
hoạt động của con người trong thời gian bất kỳ" (Bách khoa toàn thư về môi trường,
1994) [10].
b) Chức năng của môi trường
Hệ thống môi trường có bốn chức năng cơ bản :
- Cung cấp nơi sống cho con người (nơi cư trú an toàn và đủ điều kiện để
phát triển các phẩm cách cá nhân và cộng đồng, tạo dựng bản sắc văn hóa);
- Cung cấp nguyên liệu và năng lượng ;
- Chứa đựng và tự làm sạch chất thải ;
- Cung cấp (lưu giữ) thông tin cho các nghiên cứu khoa học.
2. Ô nhiễm môi trường
a) Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự tích luỹ trong môi trường các yếu tố (vật lý hóa
học, sinh học) vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường, khiến cho môi trường trở
nên độc hại đối với con người, vật nuôi, cây trồng.

6
1.1.2. Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý môi trường
1. Định nghĩa về quản lý môi trường
“Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác
động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con
người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử
dụng hợp lý tài nguyên”. (Theo Lưu Đức Hải - Nguyễn Ngọc Sinh) [9].
2. Các mục tiêu của công tác quản lý Nhà nước về môi trường
Mục tiêu chung của quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ cho được
sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hôi và bảo vệ môi trường. Mục tiêu quản lý
môi trường có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng đối với mỗi
quốc gia, tủy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý.
Mục tiêu cơ bản của công tác quản lý môi trường nước ta trong giai đoạn
công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay: “Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi
và cải thiện môi trường ở những nơi những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng
sinh hoạc, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô
thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững,…”[9]
Hình 1.1. Mục tiêu QLMT ở Việt Nam
3. Nội dung công tác quản lý Nhà nước vê môi trường ở Việt Nam
- Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về BVMT, ban
hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
Mục tiêu QLMT nước ta
Khắc phục và phòng
Hình 1.2. Tổ chức QLMT ở Việt Nam
Bộ Tài nguyên
và Môi trường
Phòng Tài nguyên & Môi trường
cấp Quận, Huyện
UBND
tỉnh
Sở TN
và MT
Các Sở
khác
Cục
BVMT
Vụ TĐ và
ĐTM
Vụ MT
Các Vụ
khác
Vụ KHCN
&MT
Các Phòng chức năng
Phòng Môi

được tổng kết và soạn thảo thành các giáo trình, chuyên khảo. Nhờ kỹ thuật và công
nghệ MT các vấn đề ô nhiễm do con người gây ra đang được nghiên cứu, xử lý hoặc
phòng tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích đo đạc, giám sát chất lượng MT
đang được phát triển ô nhiễm nước phát triển trên thế giới [9].
d.Cơ sở văn hóa - xã hội trong QLMT:
9
Trong sự nghiệp bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, Nhà nước đóng
một vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, một mình Nhà nước không thể hoàn
thành được công việc khó khăn này. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia
tích cực và nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân, của mọi thành phần kinh tế, các
cộng đồng dân cư là điều kiện cần thiết bảo đảm sự thành công của sự nghiệp bảo
vệ môi trường.
Tóm lại, qua phân tích các cơ sở khoa học trên về QLMT là cầu nối giữa
khoa học kỹ thuật với hệ thống tự nhiên - con người - xã hội.
5. Cơ sở luật pháp của QLMT
Cơ sở luật pháp của Quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế và
luật quốc gia trong lĩnh vực môi trường.
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ luật,
trong đó luật BVMT được Quốc hội (QH) nước CHXHCNVN thông qua ngày
27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất. Đến 29/11/2005 Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật BVMT Việt Nam năm 2005. Hàng loạt
các thông tư, nghị định, quy định, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện
luật bảo vệ MT đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn MT chủ yếu được soạn thảo
và thông qua. Bên cạnh đó còn nhiều khía cạnh BVMT được đề cập trong các văn
bản khác như: luật khoáng sản, luật dầu khí, luật lao động, luật hàng hải, luật phát
triển và bảo vệ rừng, luật đa dạng sinh học…
Ngoài ra các địa phương tùy thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương mình
cũng có rất nhiều văn bản quy định trong lĩnh vực môi trường.
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ninh và Sở TN&MT thành phố Uông
Bí cũng đã ban hành nhiều quyết định, quy định, chỉ thị nhằm triển khai các văn bản

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài
1. Các nghiên cứu về quản lý môi trường trên thế giới và trong nước
a. Kinh nghiệm về QLMT của một số nước trên thế giới
11
Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hiện nay, ở Hàn Quốc có một Luật khung chính sách môi trường và có
khoảng 46 Luật vệ tinh riêng cho từng lĩnh vực liên quan đến môi trường.
Luật khung về chính sách môi trường (FAEP) là cơ sở pháp luật về môi
trường của Hàn Quốc. FAEP gồm 6 chương và 44 điều, được ban hành năm 1990
và sửa đổi gần đây nhất vào năm 2008. Tại điều I của Luật có quy định về mục đích
của Luật này "là đế tất cả mọi người có thể tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh và dễ
chịu, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và thiệt hại về môi trường và quản lý, bảo vệ
môi trường (BVMT) một cách hợp lý, bền vững thông qua việc xác định quyền và
nghĩa vụ của công dân và Chính phủ về BVMT và xác định các vấn đề cơ bản cho
các chính sách môi trường ".
Một số luật vệ tinh được ban hành và sửa đổi như:
Luật Bảo tồn môi trường tự nhiên năm 1991, (lần sửa đổi gần nhất năm
2008) với mục tiêu BVMT tự nhiên, giúp con người sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên. Trong Luật này có lồng ghép một số công cụ kinh tế như thuế, phí, trợ
cấp tài chính vào các điều luật.
Ngày 15/1/2009, Chính phủ Hàn quốc ban hành Luật về Cacbon thấp và
Tăng trưởng xanh. Mục đích là thể chế hóa mục tiêu "cacbon thấp" và "Tăng trưởng
xanh" thông qua hệ thống thuế thân thiện với môi trường cũng như hỗ trợ cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh xanh. Luật này cũng là giải pháp thích ứng với biến
đổi khí hậu.
Hiện nay, Hàn Quốc đã và đang áp dụng hiệu quả một số chính sách quản lý
BVMT, trong đó, phải kể đến các chính sách như:
- Phân loại rác thải tại nguồn (đã triển khai được 10 năm): Giúp tái chế rác
thải, tiết kiệm tài nguyên, tạo năng lượng mới, sản phẩm có ích như phân bón, khí
metal phục vụ sản xuất điện.

công tác thực thi các Luật này.
- Tòa án hành chính, dân sự và hình sự có trách nhiệm thi hành các Luật về
môi trường thông qua quá trình xét xử của tòa án.
13
- Chính quyền địa phương được trao quyền ban hành các tiêu chuẩn môi
trường địa phương với mức độ chi tiết, chặt chẽ hơn tiêu chuẩn môi trường quốc
gia.
Công tác quản lý, giám sát ô nhiễm được triển khai tốt. Điển hình như quản
lý, giám sát tình trạng ô nhiễm nước thải. Trước tiên, là đánh giá ngưỡng chịu tải
lưu vực, lắp đặt các thiết bị quan trắc tại đầu ra các nhà máy, khu công nghiệp để
kiểm soát nồng độ chất thải, lưu lượng thải ra khu vực. Từ đó, có thể ngăn chặn kịp
thời, hoặc xử phạt kịp thời những hành vi vi phạm, buộc các cơ sở sản xuất, khu
công nghiệp phải thực hiện nghiêm túc việc áp dụng các biện pháp xử lý triệt để
chất thải đảm bảo tiêu chuẩn quy định trước khi đổ thải ra môi trường khu vực.
Kinh nghiệm của Mỹ
Về hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT
Đặc điểm cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật BVMT của các bang ở
Mỹ như sau:
Phải bảo đảm phù hợp với những quy định chung của Luật Liên Bang; Đạo
luật của bang quy định trong lĩnh vực cụ thể (ví dụ: kiểm soát không khí, phóng xạ;
quản lý ô nhiễm đất, nước.) phải chặt chẽ, cụ thể hơn quy định của Luật BVMT
Liên Bang trong cùng lĩnh vực; Các bang xây dựng luật xuất phát từ nhu cầu trực
tiếp của hoạt động quản lý môi trường trong từng lĩnh vực cụ thể; Mỗi năm các
bang có thể ban hành nhiều dự luật và theo pháp luật Mỹ, các dự luật do các
Thượng nghị sĩ dự thảo (ví dụ: Bang Maryland mỗi năm dự thảo hàng trăm dự luật).
Tuy nhiên, số dự luật được thông qua không nhiều, bởi lẽ ngoài sự phản biện bằng
hình thức bỏ phiếu trực tiếp tại Nghị viện (Thượng viện và Hạ viện), các dự luật này
còn chịu sự kiểm soát, phản biện chặt chẽ của các tổ chức nghề nghiệp và các tổ
chức xã hội, các thành viên của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa; Mỗi năm
Thượng viện và Hạ viện các Bang tại Mỹ chỉ họp có 90 ngày để xem xét thông qua

thể lập hồ sơ đề nghị cơ quan tư pháp truy tố, đưa ra tòa án xét xử. Tại 2 Bang này
không có tổ chức cảnh sát môi trường, trong khi đó tại Bang New York lại thành lập
lực lượng cảnh sát môi trường, có quyền hạn như cơ quan an ninh.
15
Về việc huy động các nguồn lực về BVMT
Các nguồn lực tài chính cho BVMT của các Bang ở Mỹ rất đa dạng. Một
phần do nhà nước phân bổ từ ngân sách Liên bang hoặc của Bang, phần khác do các
tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp hoặc trực tiếp tham gia đầu tư, thực hiện
Về thông tin, truyền thông trong quản lý, BVMT
Hệ thống thông tin truyền thông nói chung và về BVMT nói riêng của Mỹ đã
được phát triển ở trình độ cao, ứng dụng các thành tựu mới nhất của công nghệ
thông tin, được cập nhật thường xuyên. Việc cung cấp thông tin về môi trường phải
tuân thủ những quy trình nghiêm ngặt.
Những quy định nghiêm ngặt về BVMT
Thông tin cơ sở về môi trường được phổ biến rộng rãi trên mạng Internet và
các phương tiện thông tin đại chúng khác. Tuy nhiên đối với các thông tin chuyên
sâu, người có nhu cầu về thông tin phải trả một khoản tiền nhất định theo luật định
và phải tuân thủ các quy định về thông tin đã được cung cấp.
Những bài học kinh nghiệm của một số nước đã trình bày trên là cơ sở thực
tiễn, khách quan giúp các cơ quan quản lý môi trường trong việc hoàn chỉnh các bộ
luật, các quy định bảo vệ môi trường cấp Trung Ương và địa phương, càng có ý
nghĩa đối với công tác quản lý môi trường ở Uông Bí.
b. Một số kết quả bước đầu của công tác quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường
ở nước ta.
Nhận thức về bảo vệ môi trường của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể
đã có chuyển biến tích cực; bước đầu hình thành ý thức bảo vệ môi trường trong các
tầng lớp nhân dân.
Hệ thống chính sách, pháp luật và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường đã được hình thành tương đối đồng bộ và đang từng bước được hoàn
thiện, các văn bản đã được Nhà nước thể chế hóa.

đáng ghi nhận. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia cung ứng dịch
vụ vệ sinh môi trường, như cấp thoát nước, xử lý nước thải, khí thải, thu gom và xử
lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, hoạt động tư vấn, thiết kế

Trích đoạn Giải pháp về tổ chức quản lý xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước xuất giải pháp quản lý công tác thu gom xử lý chất thải rắn xuất giải pháp bảo vệ môi trường ngành du lịch
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status