Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ - Pdf 27

Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang
1 CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU

Đây là chương mở đầu cho bài nghiên cứu chuyên đề. Chương này bao gồm
các nội dung như: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, và
phương pháp nghiên cứu. Nội dung của chương này sẽ giúp chúng ta hiểu được rõ
hơn về bài chuyên đề đang thực hiện.
1.1 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đặc biệt là sau khi gia nhập vào
WTO. Sự kiện nổi bật này đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho nền kinh tế
nước ta. Nền kinh tế phát triển như vậy cũng nhờ sự đóng góp không nhỏ của các
ngân hàng trong nước. Ngành ngân hàng ở nước ta hiện nay đang phát triển rất mạnh
mẽ và nhất là khối ngân hàng thương mại cổ phần. Bên cạnh những thuận lợi đó, nền
kinh tế nước ta vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định do môi trường kinh tế
ảnh hưởng. Hiện nay, thế giới đã và đang chứng kiến nhiều sự kiện đáng lưu ý về
phương diện tài chính – tiền tệ. Đó là sự dao động liên tục của giá đồng đôla Mỹ
(USD), nhất là sau sự kiện 11-9 xảy ra ở NewYork (Mỹ) vào năm 2001, các tranh cãi
của Mỹ và Trung Quốc về việc Trung Quốc duy trì tỷ giá giữa USD và nhân dân tệ
Trung Quốc quá thấp, sự xuất hiện của đồng Euro (EUR) và sự tăng giá liên tục của
nó liên tục so với USD và giảm giá trở lại trong thời gian gần đây, …
Các sự kiện này có tác động mạnh mẽ đến tất cả các chính phủ, công ty và cá
nhân ở các quốc gia trên thế giới có kinh doanh ở nước ngoài. Điều này có nghĩa là
sự biến động của tỷ giá các đồng tiền của các cường quốc về kinh tế trên thế giới
cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của
ngành ngân hàng nói riêng. Và đây cũng là một trong những nhân tố có tác động đến
hoạt động huy động vốn. Vì thế, muốn ngân hàng phát triển tốt thì phải tìm hiểu các

phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ từ tháng 03/2006 đến hết tháng 12/2007.
Chuyên đề này chỉ tập trung nghiên cứu về hai đồng tiền là đôla Mỹ (USD) và Việt
Nam đồng (VND).
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
 Bước 1: Thu thập số liệu thứ cấp: thông tin về tỷ giá hối đoái (chủ yếu là tỷ
giá USD/VND) trên thị trường qua các nguồn như internet, báo tạp chí,…
 Bước 2: Thu thập số liệu thứ cấp về tình hình huy động vốn của cơ quan thực
tập (Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ) từ tháng
3 – 2006 đến tháng 3 – 2008.
 Bước 3: Phân tích số liệu thu thập được và chạy mô hình hồi quy, để nhận
biết mối tương quan giữa tỷ giá USD/VND và tình hình huy động vốn của
ngân hàng.
 Bước 4: Rút ra kết luận về sự tương quan giữa hai nhân tố là tỷ giá
USD/VND và hoạt động huy động vốn của ngân hàng.Từ đó, đưa ra một số
giải pháp có thể làm tăng khả tăng huy động vốn của ngân hàng.

dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.
 Các quy định về vốn đối với ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng thương mại được cấp giấy phép hoạt động phải đảm bảo đủ mức
vốn pháp định do Chính phủ quy định như sau:
 Ngân hàng Nông thôn và Phát triển nông thôn Việt Nam: 2.200 tỷ đồng.
 Các ngân hàng thương mại quốc doanh khác: 1.100 tỷ đồng.
 Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị: 70 tỷ đồng ở Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh, 50 tỷ đồng nếu ở các tỉnh thành khác.
 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn: 5 tỷ đồng.
 Chức năng của ngân hàng thƣơng mại
Nhìn chung, ngân hàng thương mại có 3 chức năng cơ bản:
 Chức năng trung gian tài chính: bao gồm trung gian tín dụng và trung gian
thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
 Chức năng tạo tiền: tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối
tiền tệ cho nền kinh tế.
 Chức năng “sản xuất”: bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để
tạo ra „ sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.
 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thƣơng mại
Chương III của Luật tổ chức tín dụng nêu ra các hoạt động của tổ chức tín
dụng, trong đó chủ yếu là ngân hàng thương mại.Bao gồm các hoạt động như sau:
 Hoạt động huy động vốn
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang
4

 Hoạt động tín dụng
 Hoạt động dịch vụ thanh toán
 Hoạt động ngân quỹ
 Hoạt động khác: như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh

nơi đông dân cư và có nhu cầu giao dịch với ngân hàng như: siêu thị, trường
học, khu công nghiệp.
2.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng
2.2.1 Định nghĩa
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng
và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang
5

ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như: cấp tín dụng và cung cấp các
dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Nhìn vào bảng cân đối kế toán tài sản của
NHTM, chúng ta thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn được phản ánh bên phần tài sản.
Do vậy, huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ.
2.2.2 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trưc tiếp cho ngân hàng
nhưng nó là hoạt động rất quan trọng. Không có hoạt động huy động vốn xem như
khônng có hoạt động của ngân hàng thương mại. Như đã trình bày ở trên, một ngân
hàng thương mại khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định. Tuy
nhiên, vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc
thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện các
hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Để có vốn
phục vụ cho các hoạt động này, ngân hàng phải hu động vốn từ khách hàng. Do vậy,
hoạt động huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối
với khách hàng.
 Đối với ngân hàng thƣơng mại
Hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực
hiẹn các hoạt động kinh doanh khác. Không có hoạt động huy động vốn, ngân hàng
thương mại sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác,

dụng nước ngoài.
 Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước theo quy định của Luật ngân
hàng nhà nước Việt Nam.
 Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
2.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn
Nhìn chung, chúng ta nhận thấy có hai nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy
động vốn của ngân hàng. Đó là: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
 Nhân tố khách quan: là những nhân tố bên ngoài và nằm ngoài tầm kiểm
soát của ngân hàng. Đối với nhóm nhân tố này, ngân hàng cần thích ứng một
cách tốt nhất với các nhân tố này nếu muốn phát triển tốt. Nó bao gồm: chính
trị văn hóa, pháp luật, công nghệ và môi trường kinh tế. Chẳng han như: sự
biến động của tỷ giá các đồng tiền mạnh trong nền kinh tế thế giới,…
 Nhân tố chủ quan: bao gồm các nhân tố bên trong và nằm trong tầm kiểm
soát của ngân hàng. Chiến lược đối với nhóm nhân tố này là cần phải xác
định và phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu mà ngân hàng đang có.
Nhóm nhân tố này bao gồm: giá cho các dịch vụ của ngân hàng, con
người,chi nhánh, dịch vụ và quy trình.
2.3 Tỷ giá hối đoái và thị trƣờng ngoại hối
2.3.1 Thị trƣờng ngoại hối
Thị trường ngoại hối là một hệ thống bao gồm: các ngân hàng thương mại,
ngân hàng trung ương và các nhà môi giới mà thông qua đó các cá nhân, doanh
nghiệp hay chính phủ mua bán ngoại tệ.
2.3.2 Tỷ giá hối đoái (hối suất)
 Định nghĩa
Tỷ giá hối đoái của nhiều định nghĩa khác nhau.
 Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng
hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia.
 Ngoài ra, chúng ta cũng có định nghĩa: tỷ giá hối đoái là giá cả của các loại
ngoại tệ một nước nhất định được thể hiện như giá cả của các loại hàng hóa
và dịch vụ khác trên nước đó – được biểu thị qua giá trị của đồng bản tệ.

 Tỷ giá thực: Tỷ giá thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan
giá cả trong nước và nước ngoài. Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng hay
giảm không nhất thiết đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh
thương mại quốc tế. Như vậy, tỷ giá hối đoái thực là một phạm trù kinh tế đặc
thù và việc phân tích tỷ giá hối đoái thực sẽ là một vấn đề được quan tâm.
 Tỷ giá kinh doanh:
Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại tệ của ngân hàng mà trong đó ngoại
tệ được thực hiện dưới dạng tiền mặt.
Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại tệ không dùng tiền mặt mà
bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. Tỷ giá chuyển khoản luôn luôn cao hơn tỷ
giá tiền mặt.
Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá giao dịch ngoại hối đầu tiên trong ngày giao dịch.
Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá giao dịch cuối cùng trong ngày ( tỷ giá đóng cửa
của ngày hôm nay không phải là tỷ giá mở của ngày mai).
 Tỷ giá hối đoái hữu hiệu: đo lường giá trị bình quân của một đồng tiền nào
đó so với một nhóm đồng tiền khác. Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang

dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng với nhau và các hoạt động ngân hàng khác khi
NHNN cho phép.
3.1.2 ABBANK – Các mốc son phát triển
 Năm 1993
ABBANK được thành lập vào tháng 4 năm 1993 với vốn điều lệ 1 tỷ. Trụ sở
đặt tại 138 Hùng Vương, Thị trấn An Lạc, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí
Minh.
 Năm 2002
Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát
triển cũng như mong muốn ngày càng phát triển. Vào tháng 3 năm 2002, ABBANK
tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành
kinh doanh ngân hàng Thương mại và ngân hàng Đầu tư.

Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang
9

 Năm 2005
 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của
ABBANK
 Các cổ đông lớn khác: Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC), Tổng công
ty Xuất nhập Hà Nội (GELEXIMCO).
 Năm 2006
 Ngày 27 tháng 10 năm 2006, khai trương ABBANK Đà Nẵng.
 Ngày 07 tháng 11 năm 2006, ABBANK đã phát hành thành công 1000 tỷ trái
phiếu của EVN cùng với ngân hàng Deustch Bank và quỹ đầu tư Vina
Capital.
 Ngày 14 và 16 tháng 11 năm 2006, khai trương ABBANK Đinh Tiên Hoàng
và ABBANK Trần Khát Chân.


 Hội đồng quản trị

Tên

Chức vụ

Ngày đƣợc bổ nhiệm/ miễn nhiệm
Ông Vũ Văn Tiền Chủ tịch Bổ nhiệm ngày 22 tháng 03 năm 2005
Ông Nguyễn Hùng Mạnh Phó chủ tịch Bổ nhiệm ngày 03 tháng 08 năm 2005
Ông Đào Văn Hưng Phó chủ tịch Bổ nhiệm ngày 03 tháng 08 năm 2005
Ông Dương Quang Thành Thành viên Bổ nhiệm ngày 03 tháng 08 năm 2005
Ông Nguyễn Xuân Sơn Thành viên Bổ nhiệm ngày 02 tháng 02 năm 2007

 Ban giám đốc

Tên

Chức vụ

Ngày đƣợc bổ nhiệm/ miễn nhiệm
Ông Lưu Đức Khánh Tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 19 tháng 01 năm 2007
Ông Nguyễn Công Cảnh Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 12 tháng 04 năm 2002
Bà Trần Thanh Hoa Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 27 tháng 02 năm 2007
Ông Phạm Quốc Thanh Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 01 tháng 04 năm 2007
Bà Nguyễn Thị Ngọc Mai Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 01 tháng 04 năm 2007
Ông Nguyễn Hoài Anh Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 01 tháng 05 năm 2007

 Ban kiểm soát


ABBANK Cần Thơ hoạt động theo quy định chung của NHNN và hội sở tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, ABBANK Cần Thơ quản lý 5 phòng giao dịch
của ABBANK là: ABBANK An Nghiệp (thành lập 03/2006), ABBANK Vĩnh Long
(thành lập 05/2006), ABBANK Long Xuyên (thành lập 06/2007), ABBANK Cao
Lãnh (thành lập 06/2007) và ABBANK Rạch Giá (thành lập 11/2007).
3.2.2 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu nhân sự
 Sơ đồ tổ chức: hình 2 (phụ lục)
 Cơ cấu nhân sự
Tính đến 31 tháng 12 năm 2007, ABBANK Cần Thơ đã có 114 nhân viên.
Trong đó, bộ máy điều hành gồm có:
 Ban giám đốc
Tên

Chức vụ
Bà Phạm Hoàng Thúy Giám đốc
Ông Võ Minh Nguyên Phó giám đốc
Ông Nguyễn Thanh Thống Phó giám đốc
Ông Lý Tài Hưng Phó giám đốc

 Các phòng ban

Tên

Chức vụ
Bà Lê Thủy Tiên Trưởng phòng Kế toàn
Ông Nguyễn Khắc Trọng Trưởng phòng Quan hệ khách hàng
Bà Hồ Thị Cúc Trưởng phòng Ngân quỹ
Bà Trần Ngọc Thúy Hằng Trưởng phòng Hành chánh - Nhân sự
Ông Châu Kim Nghĩa Trưởng phòng Quản lý rủi ro


Nam để thu tiền điện của khách hàng. Đồng thời, cũng cung cấp các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng cho các cán bộ, công nhân viên của ngành điện
 Ngoài ra, ABBANK cũng ký hợp đồng hợp tác với các công ty điện vùng để
thành lập các điểm giao dịch của ABBANK tại các địa bàn của các điện lực và công
ty thành viên.
3.4 Hoạt động kinh doanh và kết quả đạt đƣợc
3.4.1 Hoạt động kinh doanh chung
ABBANK bao gồm các hoạt động kinh doanh như sau:
 Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ
hạn, không kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi.
 Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức tín dụng khác.
 Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
 Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
 Hùn vốn và liên doanh.
 Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng trong và ngoài nước.
 Phát hành thẻ đa năng và phát triển hệ thống chấp nhận thẻ.
 Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng.
3.4.2 Kết quả đạt đƣợc của ABBANK và chi nhánh Cần Thơ
 ABBANK
Hiện nay, ABBANK đã là một trong các ngân hàng Thương mại cổ phần hàng
đầu và là một trong mười có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Với cổ đông chiến lược
là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), vốn điều lệ 2.300 tỷ đồng và mạng lưới rộng
khắp.
Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm khách
hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng đầu tư.

Trích đoạn CHƢƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status