Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố - Pdf 26


1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DNNVV......................................................1

1.1- KHÁI NIỆM DNNVV Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI :................ 1

1.2- KHÁI NIỆM VỀ DNNVV Ở VIỆT NAM :............................................... 4

1.3- KINH NGHIỆM HỖ TR PHÁT TRIỂN DNNVV Ở CÁC NƯỚC
TRONG KHU VỰC : ......................................................................................... 6

1.3.1- Tình hình phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới :............. 6

1.3.1.1- Nhật Bản : .....................................................................................6

1.3.1.2- Singapore :.....................................................................................7

1.3.1.3- Đài Loan:.......................................................................................8

1.3.1.4- Hàn Quốc: .....................................................................................9

1.3.1.5- Trung quốc: .................................................................................11

1.3.1.6- Ấn Độ:.........................................................................................12

1.3.2- Bài học kinh nghiệm từ phát triển các DNNVV :.............................. 14

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DNNVV VÀ
CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TR CHO CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TP.

2.2- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TR CHO CÁC
DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ : ..................................................... 23

2.2.1- Các chính sách chung của Trung Ương :............................................ 23

2.2.1.1- Về ưu đãi đầu tư :........................................................................23

2.2.1.2- Về tín dụng ưu đãi đầu tư :..........................................................28

2.2.1.3- Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu :.........................................................29

2.2.1.4- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư : ..........................................................31
2
2.2.2- Các chính sách của thành phố :........................................................ 32

2.2.2.1- Công tác quản lý hành chính nhà nước :.....................................32

2.2.2.2- Chương trình kích cầu thông qua đầu tư của thành phố :............33

2.2.2.3- Chương trình hỗ trợ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thực hiện di
dời:............................................................................................................35

2.2.2.4- Các chương trình hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ :...........38

2.2.2.5- Chương trình hỗ trợ cung cấp thông tin cho các DNVNV : ........41

2.2.2.6- Chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực : ............................42

3.3- MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HỖ
TR PHÁT TRIỂN DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ : .................... 56

3.3.1- Nhóm các giải pháp và kiến nghò ngắn hạn : .................................... 56

3.3.1.1- Các giải pháp đối với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ : ....56

3.3.1.2- Các giải pháp về các chính sách hỗ trợ của thành phố : ............61

3.3.2- Nhóm giải pháp chiến lược (dài hạn) : .............................................. 65

3.3.2.1- Giải pháp về môi trường pháp lý :..............................................66

3.3.2.2- Giải pháp về tín dụng : ...............................................................68

3.3.2.3- Giải pháp về các chính sách hỗ trợ khác :..................................70KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO1
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Chi tiết về tiêu thức xác đònh DNNVV của một số nước trên thế
giới .................................................................................................................... 2

Bảng 2.1 :Tình hình thành lập doanh nghiệp tại TP.HCM năm 1991-2004... 16


1- Tính cấp thiết của đề tài
Theo thống kê thì số lượng DNNVV chiếm đến 89,5% số lượng doanh
nghiệp trên đòa bàn thành phố (theo quy đònh về xếp loại DNNVV của Chính
phủ). Nếu xét riêng từng doanh nghiệp, các DNNVV không có được lợi thế về
mặt kinh tế so với các doanh nghiệp lớn; song về tổng thể, các DNNVV đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển
và có ý nghóa then chốt trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói
giảm nghèo, tạo việc làm, ... cho người lao động trong cả nước nói chung và tại
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản (nơi tập trung nhiều tập đoàn
kinh tế lớn, nổi tiếng của thế giới),... Chính phủ các nước này cũng xác đònh rõ
vai trò quan trọng, lâu dài của DNNVV trong nền kinh tế vì nó là bộ phận cấu
thành không thể thiếu được của nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ, không thể
tách rời nhau với các tập đoàn kinh tế, đặc biệt trong lónh vực công nghiệp hỗ trợ
và mạng lưới phân phối sản phẩm. Với tính năng động cao, các DNNVV là
trường học khởi nghiệp cho các doanh nhân và là môi trường tạo mối liên kết,
tích tụ vốn để từng bước hình thành và phát triển doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên,
đặc điểm chung của các DNNVV ở tất cả các nước, nhất là trong giai đoạn mới
hình thành và phát triển, là còn thiếu năng lực về vốn, công nghệ và kỹ năng
quản lý dẫn đến họ khó có khả năng cạnh tranh trong các thò trường mới phát
triển. Chính vì vậy các nước đều xác đònh việc hỗ trợ DNNVV từ phía Chính phủ
là chính sách lâu dài, chứ không phải là tạm thời.
Việt Nam là nước đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới
đòi hỏi phải biết tận dụng các lợi thế so sánh hiện có, trong đó việc phát triển
các DNNVV đúng hướng sẽ góp phần đẩy nhanh việc thực hiện quá trình này.
Riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh, một trong những thành phố năng động và
phát triển nhất của Việt Nam, thì quá trình hội nhập càng phải được thực hiện
nhanh chóng.
Xuất phát từ tính cấp thiết đó, tôi chọn đề tài “Giải pháp hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên đòa bàn thành phố” nhằm góp phần hỗ trợ

- Bước 1 : Sử dụng các phương pháp thống kế, tổng hợp, phân tích,
chuyên gia để phân tích các chính sách hỗ trợ của thành phố đối với các
DNNVV
- Bước 2 : Kiến nghò các giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ. 3

6- Kết cấu của luận văn :
Luận văn gồm 03 chương :
 Mở đầu
 Chương 1 : Cơ sở lý luận về DNNVV.
 Chương 2 : Phân tích hiện trạng phát triển các DNNVV và các
chính sách hỗ trợ hiện có cho các DNNVV trên đòa bàn
TP. HCM.
 Chương 3 : Giải pháp hỗ trợ phát triển các DNVVN trên đòa bàn
thành phố.
 Kết luận.

1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DNNVV

1.1- KHÁI NIỆM DNNVV Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI :
Do những đặc thù được quy đònh bởi quy mô doanh nghiệp trong một nền

Trong một số trường hợp đặc biệt, tiêu thức chủ sở hữu cũng được coi là
một trong các tiêu thức để đònh nghóa DNNVV nhằm đảm bảo mức độ nào đó
“tính bình đẳng” trong cạnh tranh thò trường. Trong trường hợp này, DNNVV
thường được đồng nhất với các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân.
Bảng 1.1 : Chi tiết về tiêu thức xác đònh DNNVV của một số nước trên thế
giới
Nước Phân loại Số lao động Số vốn Doanh thu
A- Các nước phát triển
1. Mỹ Ngành chế tạo 0-500 Không quan trọng Không quan trọng

Ngành khác Không quan trọng Ít hơn 5
tr.USD/năm
2. Nhật Bản Chế tác 1-300 300 triệu Yên

Bán buôn 1-100 0-100 triệu Yên

Bán lẻ 1-50 0-50 triệu Yên

Dòch vụ 1-100 1-100 triệu Yên
3. EU DN siêu nhỏ <10 Không quan trọng Không quan trọng


B. Các nước đang phát triển
1. Thái Lan Công nghiệp nhỏ 0-50 Dưới 50 triệu
Bath Công nghiệp vừa 51-200 50-200 tr.Bath
2. Indonesia DN siêu nhỏ 1-4 Không quan trọng

DN nhỏ 5-19 0-20.000 USD 0-100.000 USD

DN vừa 20-99 20.000-100.000
USD
100.000-500.000
USD
3. Philipin DN nhỏ 10-99 1,5-15 tr.Pexo Không quan trọng

DN vừa 100-199 15-60 tr.Pexo
4. Mexico DN siêu nhỏ 0-30 Không quan trọng Không quan trọng

DN nhỏ <50

DN vừa 50-200
4. Hunggary DN siêu nhỏ 1-10

DN nhỏ 10-50

DN vừa 51-250
5. Rumany DN nhỏ 1-20
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.2- KHÁI NIỆM VỀ DNNVV Ở VIỆT NAM :
Theo quy đònh tại Điều 3, Nghò đònh số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001
về trợ giúp phát triển DNNVV của Chính phủ thì :
DNNVV là các cơ sở sản xuất-kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh
theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao
động trung bình hàng năm không quá 300 lao động
( )1
.
Khái niệm này được áp dụng với các loại hình doanh nghiệp gồm
( )2
:
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà
nước;

cầu vốn đầu tư đối với các lónh vực, ngành nghề khác nhau thì cũng rất khác
nhau. Ví dụ : trong lónh vực thương mại không yêu cầu vốn cố đònh lớn, nhưng
các ngành sản xuất xuất thì lại yêu cầu vốn cố đònh lớn. Đây là một trong các lý
giải cho tình trạng số DNNVV thuộc lónh vực thương mại chiếm tỷ trọng cao
trong các DNNVV.
- Tiêu chí lao động để xác đònh DNNVV ở biên độ quá lớn. Nếu chỉ dùng
tiêu chí này để phục vụ công tác hoạch đònh chính sách thì tính khả thi của chính
sách đề ra sẽ không cao. Nếu có thể, phân loại cụ thể hơn theo quy mô thành
doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa thì có thể đưa ra
các biện pháp hỗ trợ phù hợp hơn đối với từng loại quy mô. 6
1.3- KINH NGHIỆM HỖ TR PHÁT TRIỂN DNNVV Ở CÁC NƯỚC
TRONG KHU VỰC :
1.3.1- Tình hình phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới :
Trên thế giới, hầu hết các nước đều coi trọng và khuyến khích phát triển
DNNVV. Từ lâu (khoảng từ giữa thế kỷ XX), các nước có nền kinh tế phát triển
luôn coi trọng các DNNVV, đã xây dựng hệ thống luật lệ đầy đủ, mang tính
khuyến khích rất cao đối với DNNVV. Ở các nước đang phát triển, khu vực
DNNVV ngày càng được coi trọng xuất phát từ nhu cầu phát huy mọi tiềm lực
sẵn có để phát triển. Thực tế phát triển của các nước công nghiệp mới (NICs) ở
Châu Á cho thấy các nước này đã sớm coi trọng và biết coi trọng khu vực
DNNVV trong mối quan hệ gắn kết với việc tập trung phát triển một số doanh
nghiệp lớn và cực lớn để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và đã trở thành
những “Con Rồng châu Á” (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo). Chúng ta có thể
tham khảo kinh nghiệm thành công của một số nước trên thế giới như sau:
1.3.1.1- Nhật Bản :
Sau chiến tranh Thế giới lần thứ II, đặc biệt vào đầu những năm 1950, các
DNNVV đã đóng góp quan trọng trong việc khôi phục nền kinh tế Nhật Bản.

Ngoài việc chú trọng tăng cường khung pháp luật cho việc trợ giúp
DNNVV, về mặt tổ chức, năm 1980, Hiệp hội các DNNVV Nhật Bản (JSBC)
được thành lập với các hoạt động chính như sau:
- Hướng dẫn, chỉ đạo và đề ra các chính sách tài trợ cho các dự án phát
triển;
- Hỗ trợ đào tạo cán bộ công nhân viên cho các DNNVV thông qua các
Viện, Trường đào tạo của JSBC;
- Hỗ trợ các thông tin quốc tế và cải tiến công nghệ kỹ thuật đối với các
DNNVV;
- Xây dựng hệ thống tương trợ sản xuất – kinh doanh và tương trợ ngăn
ngừa phá sản đối với DNNVV.
1.3.1.2- Singapore :
Đảo quốc Singapo có số lượng DNNVV chiếm 90% số doanh nghiệp được
thành lập. Trong ngành thương mại và dòch vụ, số DNNVV chiếm tỷ trọng rất
cao (85% - 94%), ngành công nghiệp có 80% doanh nghiệp là DNNVV.
Những năm đầu của thập kỷ 60, Chính phủ Singapo đã nhận ra tầm quan
trọng của DNNVV đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do 8
đó, Chính phủ đã thành lập các tổ chức trợ giúp và chỉ đạo các cơ quan chức
năng hỗ trợ các DNNVV nâng cao hiệu quả hoạt động. Hàng năm, Chính phủ
cũng dành một khoản kinh phí để tài trợ cho các DNNVV phát triển một cách có
hiệu quả; trong đó, các doanh nhân được đào tạo một cách căn bản để tiếp thu
công nghệ mới và hệ thống quản lý tiên tiến (phát triển nguồn nhân lực).
Các doanh nghiệp cũng được khuyến cáo là cần phải hợp tác với các xí
nghiệp lớn. Chương trình nâng cấp những ngành công nghiệp đòa phương (LIUP)
là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của DNNVV.
Sau 30 năm triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ, năm 1990 Chính phủ đã
thành lập “Hội đồng phát triển doanh nghiệp” (bao gồm các Nghò só quốc hội,

DNNVV đã phát triển một bậc, góp phần đưa Đài Loan trở thành một trong bốn
Con Rồng Châu Á.
Các chính sách và biện pháp hỗ trợ DNNVV gồm 3 nhóm như sau:
- Nhóm chính sách về xây dựng môi trường kinh doanh tối ưu: gồm chính
sách duy trì sự cạnh tranh công bằng và hợp lý; trợ giúp đào tạo nhân lực, công
nghệ, thông tin; giúp đỡ cải thiện hệ thống tài chính, điều kiện lao động và môi
trường.
- Nhóm chính sách thúc đẩy sự hợp tác giữa các DNNVV với nhau và
giữa DNNVV với các doanh nghiệp lớn: gồm các chính sách trợ giúp phát triển
các hình thức hợp tác hình thành các liên minh chiến lược, các thỏa thuận đồng
sản xuất, liên kết sản xuất theo dây chuyền; khuyến khích giao dòch nội ngành
và liên ngành; thúc đẩy các hình thức hợp tác hình thành các doanh nghiệp
“Trung tâm – Vệ tinh”, hình thành mạng lưới marketing chung …
- Nhóm chính sách thúc đẩy sự tăng trưởng độc lập của DNNVV: gồm
chính sách trợ giúp thành lập mới DNNVV; thúc đẩy DNNVV mở rộng hoạt
động ra nước ngoài; trợ giúp DNNVV phát triển nguồn nhân lực và tối ưu hóa
sản xuất.
1.3.1.4- Hàn Quốc:
Hàn Quốc đã tập trung khá nhiều công sức để từng bước hình thành một
cách đồng bộ và toàn diện môi trường pháp lý đảm bảo cho các DNNVV hoạt
động. Hiến pháp của Hàn Quốc quy đònh: Nhà nước không chỉ khuyến khích và
bảo vệ các DNNVV mà còn phải bảo đảm cho các tổ chức và hoạt động trợ giúp
của mình đối với các doanh nghiệp đó. Như vậy, việc khuyến khích và bảo vệ 10
cho các DNNVV là chính sách quốc gia, do đó, hàng loạt Luật đã lần lượt được
ban hành trong hơn 40 năm qua nhằm hỗ trợ đặc biệt và bảo vệ các DNNVV. Cụ
thể:
- Luật về ngân hàng DNNVV (7/1961);

bộ các biện pháp như:
- Thông qua các hình thức bảo lãnh tài chính và bảo lãnh tín dụng để hỗ
trợ các DNNVV tăng cường các nguồn vốn đầu tư.
- Giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Xác đònh danh mục các sản phẩm chỉ có các DNNVV mới được phép
sản xuất.
- Lựa chọn các DNNVV có triển vọng để hỗ trợ đặc biệt và phát triển
công nghệ, thúc đẩy xuất khẩu.
- Hỗ trợ các DNNVV tham gia các chương trình hợp tác để có thể đẩy
mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng các khu công nghiệp dành cho các DNNVV.
Hiện nay, Bộ Công thương (MTT) chòu trách nhiệm trực tiếp trong việc
thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV; trong đó, Văn phòng về các DNNVV
(BSMF) là cơ quan trực thuộc Bộ, chòu tránh nhiệm chính trong hoạch đònh chính
sách và hướng dẫn thực hiện các chính sách phát triển DNNVV.
Để bảo đảm tính đúng đắn của các chính sách đối với các DNNVV, ở Hàn
Quốc còn hình thành hai tổ chức là Ủy ban rà soát chính sách DNNVV (thành
lập theo Luật cơ bản về DNNVV năm 1966) và Liên hiệp các DNNVV Hàn
quốc (KFSB), cơ quan trung ương cao nhất của DNNVV.
1.3.1.5- Trung quốc:
Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc khác với các nước
là sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp Hương Trấn, tập trung nhất là trong
lónh vực công nghiệp. Trong năm 1978 doanh nghiệp nhà nước chiếm 77,6% tỷ
trọng giá trò tổng sản lượng công nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm
22,4%, trong đó doanh nghiệp Hương Trấn chỉ chiếm 9%; đến năm 1997 doanh
nghiệp Nhà nước chiếm 26,5% và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 73,6%
giá trò tổng sản lượng công nghiệp, trong đó doanh nghiệp tập thể chiếm 40,5% 12

DNNVV và trợ giúp DNNVV hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ. 13
- Chính sách ưu đãi tín dụng và vốn thông qua hệ thống ngân hàng (ngân
hàng thương mại, ngân hàng dự trữ…): Chính sách này nhằm ưu đãi lãi suất hỗ
trợ DNNVV hiện đại hóa hoặc ứng vốn để doanh nghiệp đầu tư, tạo vốn cố đònh.
- Các chính sách trợ giúp kỹ thuật cho các DNNVV: Các chính sách này
được triển khai với 2 hình thức, một là hỗ trợ thông tin (cung cấp miễn phí hoặc
tài trợ cước phí thấp đối với dòch vụ thông tin, tư vấn công nghệ, kỹ thuật), hai là
tổ chức các hội thảo chuyên đề (như chuyên đề về giá, thiết bò, marketing … ).
- Chính sách marketing thuận lợi thông qua biện pháp ưu tiên “bảo hộ độc
quyền” một số mặt hàng do các DNNVV sản xuất. Năm 1992 gần 1.000 mặt
hàng (trong tổng số 7.000 mặt hàng) do các DNNVV sản xuất ra được bảo hộ.
Nhằm tạo sự tác động mạnh mẽ hơn, đồng bộ hơn vào các hoạt động sản
xuất – kinh doanh của khu vực DNNVV và tạo sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa,
ngày 6/8/1991, Ấn Độ đã ban hành chính sách phát triển DNNVV với trọng tâm
được đặt vào việc hỗ trợ về tài chính với các nội dung chính như sau:
- Hỗ trợ DNNVV vay vốn qua ngân hàng thương mại: Ngân hàng quốc gia
Ấn Độ (SBI) đã đệ trình lên Chính phủ một kế hoạch về vay vốn tín dụng của
các DNNVV và đã được triển khai ở các chi nhánh SBI.
- Kế hoạch bảo đảm tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ: Lúc đầu kế
hoạch này giao cho Ngân hàng dự trữ Ấn Độ, sau đó chuyển cho Tổng công ty
bảo đảm tín dụng và bảo hiểm tiền gửi (DICGC). Đến nay, gần 400 tổ chức tín
dụng tham gia vào Kế hoạch này.
- Ngân hàng phát triển công nghiệp nhỏ Ấn Độ (SIDBI) được thành lập
theo quyết đònh của Nghò viện Ấn Độ (tháng 4/1990), là tổ chức tài chính chủ
yếu hỗ trợ về tài chính cho sự phát triển của các DNNVV trên cả nước, thực
hiện chức năng phối hợp các tổ chức khác để hỗ trợ tài chính và tín dụng cho
DNNVV.

2.1- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
2.1.1- Tình hình phát triển DNNVV trên đòa bàn thành phố :
Như đã trình bày ở chương 1, tiêu chí để xác đònh DNNVV là doanh
nghiệp có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình
hàng năm không quá 300 lao động. Đồng thời, ở Việt Nam hiện nay chưa có hệ
thống thông tin về doanh nghiệp được kết nối giữa các cơ quan quản lý như cơ
quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý thuế, cơ quan thống kê,... nên việc
xác đònh DNNVV chủ yếu dựa vào số liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh và
dựa trên số vốn đăng ký của các doanh nghiệp. Vì vậy, số liệu thống kê về
DNNVV được thực hiện theo cách mà các Bộ, ngành, thành phố vẫn sử dụng để
thống kê về DNNVV.
Để tiện lợi cho việc thống kê, báo cáo, có thể chia DNNVV thành 02 loại
hình gồm : doanh nghiệp (Công ty TNHH, Công ty TNHH một thành viên,
DNTN, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp nhà nước, đoàn thể, Công ty hợp danh);
hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và hợp tác xã.
2.1.1.1
-

Doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp (số còn đang
hoạt động) :
Trước khi có Luật doanh nghiệp (năm 2000), tổng số doanh nghiệp trên
đòa bàn thành phố là 11.726 doanh nghiệp, trong đó số lượng DNNVV là 8.564
doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ là 73,9%. Trong giai đoạn này, số lượng doanh nghiệp
còn ít do các quy đònh về thành lập doanh nghiệp còn khó khăn, phức tạp, chưa
có nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân nên phần lớn các
thành phần kinh tế tư nhân hoạt động dưới hình thức các cơ sở sản xuất, hợp tác
xã,...theo quy đònh của Nghò đònh 66/HĐBT ngày 2/3/1992 của Hội đồng Bộ 16

nước chỉ hoạt động trong các lónh vực lớn, chủ đạo của nền kinh tế).
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý đến một xu hướng phát triển mới,
đó chính là xu hướng phát triển của các doanh nghiệp thuộc loại hình Công ty cổ 17
phần. Số lượng Công ty cổ phần trong những năm qua đã có sự gia tăng đáng kể.
Với những ưu điểm của Công ty cổ phần trong việc thực hiện huy động vốn,
chuyển đổi chủ sở hữu,... thì hình thức Công ty cổ phần được đánh giá là sẽ gia
tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới và xu hướng này phù hợp với xu hướng
phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Bảng 2.2 : Phân loại DNNVV theo từng loại hình cụ thể
Đơn vò tính : doanh nghiệp
Loại DN
1991-
1999
2000 2001 2002 2003 2004
Tổng
cộng
Tỷ lệ
(%)
Công ty cổ phần 100 154 396 477 504 803 2.434 5,34
Công ty hợp doanh 0 1 0 0 1 1 3 0
Công ty TNHH 4.652 2.809 4.476 5.130 6.032 7.475 30.574 67,07
Công ty TNHH 1 TV 0 8 17 12 27 19 83 0,18
DN tư nhân 3.211 1.535 1.768 1.739 1.868 1.722 11.834 25,96
DN nhà nước 601 4 9 4 6 23 647 1,42
Tổng cộng
8.564 4.511 6.666 7.362 8.438 10.043 45.584
(Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư)

- Giá trò sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế trong nước năm 2004 là
101.962 tỷ đồng chiếm 72,5% tổng giá trò sản xuất công nghiệp toàn thànhphố
và đạt tốc độ tăng trưởng là 16,3%.
- Tốc độ tăng trưởng đóng góp ngân sách của khu vực kinh tế trong nước
vào ngân sách thành phố tương đối cao (thấp nhất là 9,5%/năm vào năm 2002 và
đạt mức tăng trưởng 22,7% vào năm 2001) .
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động gia tăng hàng năm trên
đòa bàn Thành phố, cụ thể: năm 2001 khu vực kinh tế trong nước giải quyết được
việc làm cho 553.899 lao động; năm 2002 là 602.499 lao động; và năm 2003 giải
quyết được 642.194 lao động và năm 2004 là 656.472 lao động.
Nhìn chung, DNNVV trên đòa bàn Thành phố năng động và thích ứng
nhanh với những thay đổi của thò trường, góp phần gìn giữ và phát huy các ngành
nghề truyền thống, phát triển các sản phẩm hàng hóa, dòch vụ mà các doanh
nghiệp lớn ít quan tâm, tham gia tích cực vào khâu phân phối các sản phẩm đến
tay người tiêu dùng tại các vùng xa xôi, hẻo lánh. Sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp không ngừng được nâng cao. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao
động góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

19
Bảng 2.3 : Đóng góp của khu vực kinh tế trong nước đối với sự phát triển
của thành phố
Chỉ tiêu Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003

4- Giải quyết công ăn việc làm hàng
năm cho lao động

Tổng số lao động có việc làm 717.297 809.219 897.848 930.987
Khu vực kinh tế trong nước 553.899 602.499 642.194 656.472
Tỷ trọng (%) 77,2 74,4 71,5 70,5
(Nguồn : Cục Thống kê TP.HCM-Niên giám thống kê TP.HCM năm 2004)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status