Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm - Pdf 26

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học môn học quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn
em đã có cơ hội tiếp cận các kiến thức mới về thành phần, các vấn đề ô nhiễm
môi trường ở nông thôn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS Trương
Thanh Cảnh, người đã tận tình hướng dẫn, cung cấp cho em những kiến thức quý
báu, giúp em có được nền tảng kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn
thành tốt tiểu luận môn học này. Đây sẽ là nền tảng cho quá trình làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của em sau này.
Em gửi lời cảm ơn đến các thành viên của lớp quản lý môi trường, đã giúp
em có thêm kiến thức thong qua các buổi báo cáo, góp ý, xây dựng bài.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến khoa Môi trường đã sắp xếp cho em có
được một môn học bổ ích, thiết thực, có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và
viết báo cáo của mình.
1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Làng nghề tái chế giấy ở các tỉnh phía Bắc nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói
riêng đang ngày càng phát triển mạnh. Sự phát triển này đã mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho khu vực nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo và phù hợp sự
phát triển kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng
nghề tái chế giấy nói chung và làng nghề Phong Khê – Bắc Ninh nói riêng đang là
một thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của ngành nghề này. Bài báo cáo
phân tích hiện trạng môi trường của làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc
Ninh nhằm xác định các vấn đề môi trường chủ yếu gây tác động đến hệ sinh thái
và dân cư trong làng nghề, qua đó bước đầu đề xuất các giải pháp nhằm giảm
thiểu tác động môi trường của làng nghề hướng đến mục tiêu phát triển bền
vững của quốc gia.
Từ khóa: Hiện trạng môi trường, làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc
Ninh, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.
2
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

động sản xuất của các làng nghề.
Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Nhà nước
cũng như các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển
bền vững các làng nghề. Đã có nhiều làng nghề thay đổi phương thức sản xuất
cũng như quản lý môi trường và thu được hiệu quả đáng kể. Song, đối với không
ít làng nghề, sản xuất vẫn đang tăng về quy mô, còn môi trường ngày càng ô
nhiễm trầm trọng.
Làng nghề tái chế giấy với những đóng góp không nhỏ vào nhu cầu sử dụng
trong đời sống con người, giải quyết được vấn đề việc làm nhằm cải thiện được
đời sống vật chất cho người dân nhưng bên cạnh đó các vấn đề ô nhiễm môi
trường như : ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, chất thải rắn, ô nhiễm nước cũng
ngày càng gia tăng. Trong đó vấn đề nổi cộm là ô nhiễm nguồn nước mặt.
Cũng như các làng nghề tái chế giấy khác, làng nghề tái chế giấy Phong Khê
–Bắc Ninh một làng nghề điển hình trong loại làng nghề tái chế giấy về qui mô
sản xuất , trình độ công nghệ, trang thiết bị và tiềm lực lao động, cũng không thể
tránh khỏi các vấn đề về ô nhiễm môi trường và sức khỏe lao động.
Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tái chế giấy
Phong Khê – Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ” được thực hiện,
Nguyễn Thị Hữu Duyên 7
Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh
và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
nhằm xác định các vấn đề môi trường chủ yếu gây tác động đến hệ sinh thái và
dân cư trong làng nghề. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý và biện pháp kỹ
thuật để giảm thiểu ô nhiễm nhằm hướng đến mục tiêu phát triển làng nghề
xanh, làng nghề bền vững.
CHƯƠNG 3: Mục tiêu đề tài
Đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế giấy đến
môi trường nông nghiệp nông thôn và sức khỏe của con người. Từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm.
CHƯƠNG 4: Nội dung nghiên cứu

cùng với việc áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông
thôn, thúc đẩy sản xuất tại các làng nghề làm tăng mức thu nhập bình quân của
người dân nông thôn, các công nghệ mới đang ngày càng được áp dụng phổ biến.
Các làng nghề mới và các cụm làng nghề không ngừng được khuyến khích phát
triển nhằm đạt được sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định ở
khu vực nông thôn.
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự
nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân
bố và phát triển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều, thường
tập trung ở những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản xuất nông
nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn. Theo thống kê của Hiệp hội Làng
Nguyễn Thị Hữu Duyên 9
Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh
và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
nghề Việt Nam, hiện nay nước ta có 2.790 làng nghề, riêng ở Hà Nội có 1.160
làng nghề, phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng
60%); còn lại là ở miền Trung (chiếm khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%)
Hình 2. Hiện trang phân bố các làng nghề Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2008)
Bảng 1. Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam
Ươm tơ,
dệt nhuộm,
đồ da
Chế biến,
nông sản,
thực phẩm
Tái chế
phế liệu
Thủ công
mỹ nghệ

• Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ.
• Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da.
• Làng nghề thủ công mỹ nghệ .
• Làng nghề vật liệu xây dựng khai thác đá.
• Làng nghề tái chế phế liệu.
• Các hình thức làng nghề khác.
Hình 2. Biểu đồ phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
(Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp , 2008)
7.1.3 Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội
Với hơn 2000 làng nghề trong cả nước, gồm 11 nhóm ngành nghề, sử dụng
hơn 10 triệu lao động, đóng góp hơn 40 ngàn tỷ đồng cho thu nhập quốc gia…
các làng nghề truyền thống đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nông thôn:
Nguyễn Thị Hữu Duyên 11
Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh
và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
• Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú với giá
thành rẻ. Các nghề truyền thống chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong
nước, vốn là các tài nguyên thiên nhiên điển hình của miền nhiệt đới: tre nứa, gỗ,
tơ tằm, các sản phẩm của nông nghiệp nhiệt đới (lúa gạo, hoa quả, ngô, khoai,
sắn…), các loại vật liệu xây dựng…
• Mặt khác, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng các thị trường trong
nước với các mức độ nhu cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang các thị trường
nước bạn với nhiều mặt hàng phong phú, có giá trị cao. Trong đó, điển hình nhất
là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (hiện nay, mặt hàng này xuất khẩu đạt giá trị
gần 1 tỷ USD/năm). Giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm đóng góp cho
nền kinh tế quốc dân từ 40 – 50 ngàn tỷ đồng. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông thôn.
• Đặc biệt, phát triển các nghề truyền thống đang góp phần giải quyết công ăn việc
làm cho hơn 11 triệu lao động chuyên và hàng ngàn lao động nông nhàn ở nông

nguồn ô nhiễm nguy hiểm, không những gây tác động trực tiếp tới nguồn nước
mặt mà còn ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, gây nhiều bệnh hiểm nghèo cho
nhân dân làng nghề.
Ô nhiễm nguồn nước do tác nhân là các chất màu, xơ sợi thường thấy ở các
làng nghề dệt, tẩy nhuộm, sơn mài, ươm tơ đã làm cho nước chuyển màu, tăng
hàm lượng chất hữu cơ trong nước, gây mùi khó chịu, giảm lượng oxy hòa tan
trong nước, ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài động thực vật thuỷ sinh,
ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của nhân dân.
• Với môi trường không khí:
Ô nhiễm môi trường không khí thường xảy ra ở các làng nghề sản xuất vật
liệu xây dựng, gốm sứ, cơ khí do quá trình sử dụng than, dầu với số lượng lớn
đãtạo ra các khí như SO
2
, CO
2
, CO, NO
x
Ngoài ra còn do sử dụng các loại hóa chất
bay hơi như HCL, aldehyte, axetan, phenol Các loại khí này hầu hết chưa qua xử
lý, thải trực tiếp ra môi trường xung quanh gây biến đổi thành phần môi trường
không khí của làng nghề.
Ô nhiễm môi trường không khí do tác nhân bụi (bụi lắng và bụi lơ lửng)
thường thấy ở hầu hết các làng nghề ở các mức độ khác nhau. Ở làng nghề cơ
khí, dệt, sản xuất đồ mộc, hàm lượng bụi lớn hơn nhiều so với làng nghề mây tre
Nguyễn Thị Hữu Duyên 13
Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh
và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
đan, chế biến thực phẩm. Các làng nghề tái chế kim loại như: Nấu nhôm, sắt thép,
gang, đúc kim loại, dệt,làm chăn bông, chế biến gỗ, đặc biệt là công đoạn đánh
bóng kim loại không những gây bụi lắng mà còn tạo ra hàm lượng bụi lơ lửng

nước thải đổ vào nước tưới ruộng. Môi trường đất bị ô nhiễm đã ảnh hưởng đến
năng suất cây trồng và sức khỏe của người dân xã Chỉ Đạo.
• Ảnh hưởng của làng nghề tới sức khỏe cộng đồng:
Chất thải trong hoạt động sản xuất của các làng nghề ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp tới sức khỏe của ngưới sản xuất và của cộng đồng nói chung. Số
liệu thống kê của các phòng y tế các huyện và trạm y tế xã về tình hình sức khỏe
của nhân dân làng nghề cho thấy rằng ở các làng nghề khác nhau thì các bệnh
nghề nghiệp cũng như tỷ lệ ngưới mắc bệnh nghề nghiệp có khác nhau: ở làng
nghề cơ khí, đúc, sản xuất nguyên vật liệu… do sử dụng lượng than lớn nên tỷ lệ
ngưới mắc các bệnh về phổi, phế quản cao; làng nghề tẩy nhuộm vải sợi, mạ kim
loại sử dụng nhiều hóa chất độc hại, kim loại nặng thì tỷ lệ ngưới bị bệnh ung thơ
cao, tuổi thọ giảm; làng nghề gây ô nhiễm nguồn nước như chế biến lương thực,
mây tre đan, chế biến gỗ thì tỷ lệ ngưới mắc bệnh ngoài do, bệnh mắt hột, bệnh
phụ khoa tăng; làng nghề gây tiếng ồn lớn thì tỷ lệ ngưới mắc bệnh thần kinh,
tuổi thọ giảm.
CHƯƠNG 8: Tổng quan về làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh
8.1.1 Khái quát làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh
8.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Phong Khê có tổng diện tích tự nhiên là 548,67 ha. Có vị trí:
• Phía Bắc giáp với xã Đông Phong của Huyện Yên Phong.
• Phía Nam giáp với phường Võ Cường
• Phía Đông giáp với Khúc Xuyên
• Phía Tây giáp với xã Vân Tương,xã Phú Lâm của huyện Tiên Du
Xã Phong Khê có tuyến đường sắt chạy qua,tiếp giáp với đường QL1A và có
QL18 (Hạ Long - Nội Bài),tạo điều kiện giao lưu thuận lợi.
Nguyễn Thị Hữu Duyên 15
Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh
và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
Hình 2. Bản đồ vị trí làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh
(Nguồn: Google Earth)

Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm
- Phối hợp với Ngân Hàng chính sách xã hội quản lý tốt các nguồn vay, phối
hợp trung tâm dạy nghề thành phố mở 3 lớp dạy nghề nông dân, giải quyết và
tạo việc làm mới cho 500 lao động
Về giáo dục đào tạo
- Phong trào giáo dục của nhà trường được duy trì và giữ vững, kết quả giáo
dục ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt trên 80%, tăng 10% so
với cùng kỳ. Số học sinh yếu kém chiếm 5,9% tăng so với năm học trước 4,7%.
Trường THCS và Tiểu học giữ vững danh hiệu tiên tiến.
Công tác y tế:
Trong năm không để ra bệnh dịch lớn, tổ chức khám chữa bệnh cho 5.768
lượt người, đạt 107% kế hoạch năm, điều trị tại trạm y tế 462 người, tiêm chủng
mở rộng cho 1.715 lượt đạt 101%, tổ chức uống vitamin A cho 1.166 người, thực
hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, tiếp tuc tổ chức thực hiện và nâng cao
chuẩn quốc gia về y tế xã.
8.1.2 Hiện trạng sản xuất của làng nghề tái chế giấy Phong Khê
8.1.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của làng nghề
Làng nghề tái chế giấy xã Phong Khê có nguồn gốc từ làng nghề giấy thôn
Dương Ổ. Làng nghề giấy Dương Ổ có lịch sử lâu đời bắt đầu hình thành từ năm
1450. Trước kia, làng chuyên sản xuất giấy theo phương thức hoàn toàn thủ
công theo thức gia truyền. Sản phẩm giấy được sử dụng làm giấy viết,vẽ tranh
Nguyễn Thị Hữu Duyên 17
Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh
và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
lụa, làm vàng mã,pháo… Trước nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, làng tái chế
giấy Phong Khê đã đầu tư trang thiết bị nhằm sản xuất giấy mới quy mô từ
nguyên liệu là các loại giấy thải. Hiện nay làng nghề đã có nhiều xưởng sản xuất
như giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã, bìa cát tông….
Hiện nay, số lượng các cơ sở sản xuất giấy tại làng nghề đã lên tới 234 cơ sở.
Trong đó, có 56 cơ sở tại Cụm công nghiệp Phong Khê 1; 22 cơ sở tại CCN Phong

phẩm. Đối với sản phẩm có màu thì không cần tẩy trắng mà cho thêm chất màu
trộn vào bột giấy trước khi xeo.
Hình 2. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy vệ sinh kèm theo dòng thải
Nguyễn Thị Hữu Duyên 20
Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh
và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
c. Qui trình sản xuất bìa carton:
 Nguyên liệu chính : Bìa carton loại, giấy loại, báo loại
 Nguyên liệu phụ : Kiềm, nhựa thông, chất tẩy
 Qui trình :
Giấy loại, bìa loại được ngâm được trong nước cho mủn ra sau đó được
nghiền nhỏ. Bột giấy được hòa loãng và đánh tơi rồi chuyển sang bể xeo thành
bìa, bìa được sấy khô bằng nhiệt của hơi nóng sau đó được cuộn thành các lô, cắt
thành cuộn nhỏ và bao gói thành phẩm. Hơi nước nóng được lấy từ lò hơi chạy
bằng than đá. Các công đoạn nghiền, đanh tơi, xeo đã sử dụng máy móc thay thế
cho lao động thủ công
Hình 2. Sơ đồ công nghệ sản xuất bìa carton kèm theo dòng thải
Nguyễn Thị Hữu Duyên 21
Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh
và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
8.1.2.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Bảng 2. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Sản phẩm Nhu cầu sử dụng Thị trường tiêu thụ
Giấy dó Giấy viết, giấy vẽ tranh Trong nước và xuất
khẩu
Giấy vệ sinh,giấy ăn,
giấy vàng mã
Phục vụ nhu cầu sinh
hoạt
Trong nước

một khu vực (thôn, làng, xã,…). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán , đan xen với
khu vực sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
Loại hình làng nghề giấy tác động mạnh mẽ đến môi trường nước, không khí,
đất. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ TN&MT Việt Nam:
• Đối với môi trường nước, hàm lượng đo được của pH, BOD
5
, COD, SS, N tổng, P,
độ màu đều vượt ngưỡng cho phép theo QCVN.
• Đối với môi trường đất thì hàm lượng bụi giấy, tạp chất từ giấy phế liệu, bao bì
hóa chất làm thay đổi thành phần hóa lý của đất.
• Đối với môi trường không khí thì lượng bụi, SO
2
, H
2
S, hơi kiềm làm ảnh hưởng
đến chất lượng không khí xung quanh, vượt ngưỡng QCVN 05-2009.
• Ngoài ra còn ô nhiễm về nhiệt do các hoạt động lò đốt sinh ra.
CHƯƠNG 10: Hiện trạng môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề giấy Phong Khê có nguồn
gốc từ khí phát sinh trong các công đoạn sản xuất: Quá trình ngâm tẩy, Quá trình
nghiền( hơi hóa chất ), Quá trình đánh tơi ( hơi dung môi ), Bụi phát sinh từ các
quá trình vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, bụi khói từ lò hơi, từ các quá trình
cắt cuộn.
Trong giai đoạn ngâm kiềm: Do sử dụng các hoá chất như NaOH, Javen,
trong công đoạn tẩy trắng nguyên liệu nên ở công đoạn này lượng khí thải thoát
ra chứa 1 hàm lượng không nhỏ khí độc như H2SO3, Cl, H2S gây nên những mùi
khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Việc sử dụng các lò hơi mà nguyên liệu chính là than đá trong khâu xeo giấy
đã tạo ra một lượng bụi lớn. Mặc dù các xưởng đã cố gắng thiết kế các ống khói
cao nhưng do sự tập trung quá lớn trên phạm vi hẹp của các cơ sở sản xuất đã

69.8-
79.4
75 -TCVN
5949-1998
5 Bụi
µg/m
3
381 360 361 357 300
6
SO
2
µg/m
3
241 221 251 215 350
7
NO
2
µg/m
3
140 149 147 142 200
8
CO
µg/m
3
3501 3501 3501 3501 30000
9
H
2
S
µg/m

5945-2005B
1
pH 6.9 6.94 6.4 6.27 5.5-9
2
BOD
5
7.8 7.8 7.5 7.14 50
3
COD 32 32 45
65.
8
80
4
TSS 95 95 84 125 100
5
Kẽm 80 80 120 37 3
6
Cadimi 0.65 0.65 kphđ
kph
đ
0.01
7
Chì Kphđ Kphđ 0.3x10
-3
kph
đ
0.5
8
Đồng
0.00


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status