SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học - Pdf 26

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN
TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”
A . MỞ ĐẦU
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Các bạn có tin rằng những thông số khi nói đến làm cho ai ai cũng phải “sốc” mà
hàng ngày được cập nhật thông tin trên mạng Internet, báo chí, đài truyền hình truyền
thanh thống kê về tình hình trật tự an toàn giao thông trên toàn cầu; cứ mỗi năm về
tai nạn giao thông bằng các loại phương tiện giao thông đã cướp đi mạng sống cúa 1,2
triệu người, làm bị thương và thương tật hơn 20 đến 50 triệu người .
Riêng ở nước ta thì việc này là vấn đề càng nóng nhiều hơn theo số liệu thống kê
của Ủy ban An Toàn Giao Thông Quốc gia, trong năm 2007, số vụ tai nạn giao thông
bằng các phương tiện như đường bộ, đường sắt, đường thủy v.v là 14 727 . số người
chết là 12 757, số người bị thương là 11288 mà các con số này có thể tăng lên hoặc
giảm xuống hay không thì đây là một vấn đề thật nan giải. Nhưng trong các tai nạn
trên thì tai nạn giao thông đường bộ đứng hàng đầu. Phương tiện gây ra tai nạn giao
thông đường bộ thường là do ô tô, mô tô chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Nguyên nhân tai nạn
do vi phạm tốc độ phóng nhanh chạy ẩu chiếm 27,8%, lấn trái lạng lách, vượt đèn đỏ
chiếm 22%, xử lý kém 15%, người chưa đủ tuổi lái xe gây ra tai nạn khoảng 14 đến
17t) chiếm 24,2%, người có uống rượu gây ra tai nạn 11%.`
Ước tính tỉ lệ thương tích và tử vong do va chạm giao thông đường bộ xảy ra
trong lứa tuổi trẻ từ 5 – 25 tuổi ngay trong tỉnh Bình Dương tai nạn giao thông phải
nói cũng chiếm một tỷ lệ khá cao .Những trường hợp lái xe gây tai nạn do cố ý làm
trái luật giao thông như phóng nhanh vượt ẩu, đua xe trái phép, say rượu …thuộc lứa
tuổi từ 14 – 25 trong số đó những sinh viên học sinh chưa đủ tuổi và giấy phép lái xe
điều khiển môtô, xe gắn máy gây ra tai nạn giao thông rất nghiêm trọng cho bản thân
cũng không phải là ít. Những người bị tử vong hay thương tật hầu hết họ còn rất trẻ,
là học sinh, sinh viên, người trí thức, người lao động chính của gia đình và xã hội.
Trước tình hình thực tế tai nạn giao thông ngày càng nhiều như thế, Chính phủ
ban hành nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế

giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học tại trường Tiểu học Tân Định –
huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương , trong suốt năm học 2007-2008
* Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài : Từ tháng 2 năm 2007đến tháng 3
2008
* Tài liệu nghiên cứu gồm :
- Sách Luật Giao thông đường bộ, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6
năm 2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc
giao thông.
_Sách An toàn giao thông, sách GV khối 1 đến khối 5
- Tài liệu Tập huấn, sách báo Bình Dương , báo giáo dục Thời Đại , V.V.
B. NỘI DUNG :
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
a). Thuận lợi :
Trường tiểu học Tân Định được xây dựng trên địa bàn thuộc xã Tân Định huyện
Bến Cát, tỉnh Bình Dương, cơ sở chính nằm ngay quốc lộ 13 là trục đường chính nối
lưu thông với tỉnh Bình Phước và các khu công nghiệp lớn trong tỉnh. Cơ sở vật chất
khang trang, một trệt một lầu với 10 phòng học dành cho 20 lớp học hai ca sáng và
chiều với gần 700 hs.Nhìn quang cảnh trường có hàng rào cổng sắt trồng nhiều cây
xanh, sân chơi rộng rãi. Ngoài ra, trường còn có hai phân hiệu phụ cũng nằm kề bên
trục đường quốc lộ 13 này nhưng cách trường chính hơn 2km với 9 lớp với gần 300
hs Tổng số hs toàn trường là 916 hs (nữ : 445) đa số thuộc con của gia đình nông dân
địa phương, một số ít con gia đình cán bộ viên chức, do ở địa bàn có khu công nghiệp
cho nên có một số hs là con công nhân từ các tỉnh miền khác đến học cũng khá đông
chiếm tỉ lệ hơn 25 % trên tổng số hs.
Đội ngũ cán bộ GV-CNV tổng số là 49, trong đó cán bộ quản lý BGH là 2 người
có trình độ đại học, GV đạt chuẩn có trình độ đại học 14 người , Tốt nghiệp Cao đẳng
sư phạm :16 người, Tốt nghiệp trung học sư phạm 14 người, bảo vệ và nhân viên
phục vụ là 3 người .
Về GV chủ nhiệm lớp đều là những gv nồng cốt, có tinh thần phấn đấu cao hàng
năm đạt danh hiệu là Chiến sĩ thi đua cơ sở, GV dạy giỏi các cấp có lòng yêu nghề

quỹ TOYOTA Việt Nam
- ở khối lớp 2 đến khối lớp 5 sử dụng sách AN TOÀN GIAO THÔNG do Ủy ban
An toàn giao thông quốc gia kết hợp Bộ Giáo dục Đào tạo .
Tuy nhiên, việc thực hiện giảng dạy trong sáu tuần lễ ở học kì II dành cho 6 bài được
dạy vào chiều thứ sáu mỗi tuần. Nhìn chung việc tổ chức giảng dạy học tập trong các
khối lớp còn lơ là, GV chỉ bám sách Giáo khoa và sách Giáo viên, áp dụng các
phương pháp tích cực còn rời rạc chưa tạo được sự hứng thú ham thích môn học này ở
học sinh, việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học an toàn giao thông chưa đồng bộ và
thường xuyên trong các tiết dạy nhất là các lớp ở phân hiệu xa, di chuyển đồ dùng dạy
học như các thiết bị đèn, sa bàn cồng kềnh, đi lại còn khó khăn cho nên GV chỉ thực
hiện các tiết dạy sử dụng tranh ảnh và sách GK nhiều hơn .
Về hoạt động ngoại khóa chưa được tổ chức rộng rãi để vận động và tuyên truyền sâu
rộng trong học sinh và GV .Ban giám hiệu chưa quan tâm đến việc tổ chức các hình
thức hoạt động phong phú nhằm tuyên truyền đến HS và các bậc phụ huynh HS .
Đối với HS và một số các bậc phụ huynh HS còn cho rằng môn học này là một môn
phụ được lồng ghép vào cho nên ít quan tâm động viên nhắc nhỡ con em học tập và
thực hành các thói quen an toàn giao thông. Khi tham gia giao thông đã xãy ra nhiều
trường hợp tai nạn giao thông gây thương tích cho các em như chấn thương gãy tay,
chân, trầy xước , v.v ., làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Trong năm học
2006 đến nay có 6 vụ TNGT, làm 2 HS gãy tay, 1 HS gãy chân và 4 HS trầy xước,…
phải gián đoạn đến lớp gần 30 ngày .
Hiện nay, nước ta trước xu thế hòa nhập và xây dựng phát triển cùng các quốc gia
trong khu vực cũng như các nước giàu mạnh trên thế giới. Nhưng chúng ta còn nhiều
khó khăn trong việc xây dựng đường xá lưu thông công cộng hiện đại, người dân Việt
Nam rất ưa thích sử dụng xe mô tô, gắn máy để đi lại; nhiểu hơn cả lại ít nắm về Luật
giao thông và không có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, vì vậy mà
nước ta thường xảy ra tai nạn giao thông thuộc hàng đầu thế giới nhất là các đối tượng
trẻ tuổi.
Để có một thế hệ mới phát triển được tốt hơn, có nhận thức, có hành vi văn hóa
văn minh trong khi tham gia giao thông và hạn chế tích cực tai nạn giao thông, thì

trường về đề tài an toàn giao thông, GV nêu những ý kiến thắc mắc, trao đổi kinh
nghiệm về việc giảng dạy cho môn học này, với số người tham gia là 45 người.
3. Công tác soạn giảng, thao giảng dự giờ:
Đối với công tác soạn giảng, đây là một công việc rất quan trọng vì GV có chuẩn
bị soạn giảng tốt thì việc đưa kiến thức về luật giao thông đến với các em HS tiểu học
tiếp nhận sẽ không thấy khô khan, khó khăn mà giúp cho tiết dạy nhẹ nhàng đạt hiệu
quả .
Nhiệm vụ của người GV là làm thế nào để HS của mình nắm vững nội dung bài
học khi xem tranh, đọc qua các câu chuyện chuyển tải hết định hướng của tác giả ở
các phần : mục tiêu, nội dung kiến thức về ATGT câu chuyện trong sách, các thiết bị
hổ trợ cho việc hướng dẫn truyền đạt, phương pháp dẫn dắt và tổ chức các hoạt
động .Vì vậy, anh chị em GV chủ nhiệm lớp đã nhiệt tình nghiên cứu sách GK và
sách hướng dẫn GV để sọan giáo án, thiết kế bài học, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho
tiết dạy trên lớp thật chu đáo.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc Tiểu học phải được vận dụng một cách
sáng tạo, có hiệu quả trong việc hướng dẫn và tổ chức các hoạt động tìm hiểu về
ATGT qua từng câu chuyện trong sách Giáo khoa, GV đã ra sức vận dụng linh hoạt và
phối hợp các phương pháp dạy học mới vào việc thiết kế, tổ chức các hoạt động cho
phù hợp với từng nội dung câu chuyện và với trình độ nhận thức của hs. Ngoài ra, GV
còn hướng dẫn HS làm thêm các biển báo giao thông để việc tổ chức các hoạt động
trò chơi học tập thêm phần sinh động giúp cho các em tham gia học mà chơi, chơi mà
học một cách thoải mái, kiến thức gắn liền trong thực tế.
Qua đó, hiệu phó chuyên môn dự giờ và tổ chức thao giảng các tiết dạy khá giỏi
trong Hội đồng sư phạm để các giáo viên cùng tham gia học tập rút kinh nghiệm .
- Ở lớp Một, HS được học sách “Pokemon cùng em học an toàn giao thông” gồm
có 6 bài , về hình thức đẹp, các mẫu chuyện gần gũi quen thuộc được minh họa
bằng tranh vui nhộn phù hợp với lứa tuổi nhỏ rất bổ ích giúp các em hiểu bài
nhớ lâu, nhận biết đúng sai và có ghi nhớ những điều đúng thành những bài thơ
nho nhỏ .
- Hiệu phó chuyên môn chỉ đạo và hướng dẫn gv các khối soạn giảng thiết kế bài

bổ ích và như thế nào là đúng hoặc sai về luật giao thông qua bài học đầu tiên là
“Tuân thủ tín hiệu điều khiển giao thông .”
Hoạt động 1:( 10 phút )
GV kể lại nội dung câu chuyện :
Ngày chủ nhật mẹ dắt Bo đi dạo phố.
Đến ngả tư, Bo chỉ vào đèn tín hiệu
hỏi :
-Mẹ ơi sao cây đèn kia lại có tới ba
màu hả mẹ?
- À! Đó là đèn tín hiệu giao thông đó
con .Đèn có ba màu khác nhau màu
xanh, màu đỏ và màu vàng
- Ồ! Mẹ ơi sao tất cả xe đang chạy bổng
dưng dừng lại hết vậy mẹ ? Bo thắc
mắc kêu lên
Mẹ mỉm cười giải thích : Khi đèn đỏ
bật sáng thì tất cả người và xe phải
dừng lại, nhường đường cho xe phía có
đèn xanh đi con ạ, khi đèn xanh bật
sáng thì xe mới được chạy kia kìa con
thấy chưa ?
- Dạ, con thấy rồi mẹ! Bo lẩm
bẩm: đèn đỏ bật sáng thì xe dừng,
đèn xanh bật sáng thì xe chạy
nhưng còn đèn màu vàng cháy
khi nào và để làm gì hở mẹ ?
- Mẹ phì cười nói:- đèn vàng sẽ bật
Học sinh lắng nghe cô giáo kể
chuyện
sáng là thay đổi tín hiệu để cho

Đều phải dừng lại cho xe bên
đường kia đi.
- Nếu đèn đỏ bật sáng mà xe
cộ cứ vượt qua sẽ dễ gây ra tai
nạn mà còn làm ùn tắt giao
thông.
Cho 2 nhóm lên đóng vai
GV tổ chức trò chơi sắm vai cho HS
thảo luận chọn bạn phân vai trong câu
chuyện trên .
Cho HS nhận xét các bạn đóng vai của
2 nhóm :
GV kết luận: Qua câu chuyện trên các
em thấy ở ngã tư thường có đèn tín hiệu
điều khiển giao thông, đèn tín hiệu điều
khiển giao thông có màu: đỏ, vàng
xanh. Khi đèn đỏ bật sáng thì người và
xe phải dừng lại. Đèn xanh bật sáng
đựơc phép đi , đèn vàng báo hiệu sự
thay đổi tín hiệu xe phải dừng lại trước
vạch đường. Ngoài ra, còn có loại đèn
tín hiệu dành cho người đi bộ ( giữa
đèn có hình người đi bộ )
GV điều khiển đèn tín hiệu giao thông
bằng mô hình
Hoạt động 2 : ( 7 phút)
Mở đĩa hình “Pokemon cùng em học an
toàn giao thông ” .
GV cho HS thảo luận nhóm đôi kể lại
lời hội thoại của Meoth và Pekachu

Trò chơi vận động :
Trò chơi “đèn xanh đèn đỏ "
GV hướng dẫn phổ biến luật chơi :
Gv đưa tín hiệu đèn xanh đỏ bằng bìa
giấy màu , tùy theo màu mà HS thực
hiện động tác chạy xe bằng hai tay
quay vòng tròn trước ngực . GV vừa hô
khẩu lệnh : Tất cả chuẩn bị- “xe đâu xe
đâu ?”
Gv hô tiếp : xe chạy
GV đưa tín hiệu đèn màu xanh
GV đưa tín hiệu đèn màu vàng
đưa tín hiệu đèn màu đỏ
Trò chơi tiếp tục do GV điều khiển thay
Hs giơ thẻ xanh tượng trưng
cho ý đúng
Hs giơ thẻ xanh tượng trưng
cho ý đúng
Hs giơ thẻ đỏ tượng trưng cho
ý sai
Hs giải thích
Hs tham gia chơi tập thể cả lớp
hoặc nhóm
Hs trả lời : xe đây xe đây!
Hs cho xe nổ máy bằng âm
thanh mồm hai tay quay tròn
-Xe vẫn chạy
-Xe chạy chậm
-Xe dừng hẵn
đổi tín hiệu đèn để HS tham gia có

- HS nhắc lại đồng thanh, cá
nhân

Hs trả lời kể theo thứ tự đèn
đỏ, đèn vàng , đèn xanh
Hs :Chúng ta phải tuân theo tín
hiệu đèn tín hiệu điều khiển
giao thông để đảm bảo an toàn
tránh xảy ra tai nạn và không
làm ùn tắc giao thông
Theo cách soạn giảng trên chúng tôi chỉ đạo GV các khối lớp soạn giảng thiết kế bài
dạy chuẩn bị chu đáo các đồ dùng dạy học, giúp cho tiết sinh động đạt hiệu quả .
Các bài dạy ở lớp 2:
Bài 1: An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường phố
Bài 2: Tìm hiểu đường phố
Bài 3 : Hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông và biển báo hiệu giao thông đường bộ
Bài 4 : Đi bộ và qua đường an toàn
Bài 5 : Phương tiện giao thông đường bộ
Bài 6 : Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy
Các bài dạy ở lớp 3:
Bài 1: Giao thông đường bộ
Bài 2: Giao thông đường sắt
Bài 3 : Biển báo hiệu giao thông đường bộ
Bài 4 : Kỹ năng đi bộ và qua đường an toàn
Bài 5 : Con đường an toàn đến trường
Bài 6 : An toàn khi đi ô tô, xe buýt
Cô Nguyễn Thị Hương chủ nhiệm lớp 3A3 đã soạn thiết kế bài học, chuẩn bị đồ
dùng học tập và thao giảng trong hội đồng sư phạm tiết dạy lớp 3 như sau :
Bài 4 : KĨ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I Mục tiêu :

khi gặp trở ngại .
Nhóm 1: Nhóm biển báo đường hai
chiều
Hs miêu tả hình vẽ biển báo
Nhóm 2: Nhóm mang biển báo đèn
tín hiệu
Hs miêu tả hình vẽ biển báo
Nhóm 3:Nhóm mang biển báo dường
bộ giao nhau với đường sắt có rào
chắn .
HS nêu: đi bộ, đi xe buýt, cha mẹ
đưa đi bằng xe gắn máy .v.v.
Hs nhắc lại tựa bài

Cách tiến hành
GV giới thiệu đính tranh lên bảng :
GV nêu câu hỏi thảo luận:
- Quan sát tranh vẽ , các bạn nhỏ
trong tranh đang làm gì ?
- Các bạn ấy đi bộ ở đâu ?Để đi
bộ được an toàn em phải đi trên
đường nào ?
Nếu vỉa hè có nhiều vật cản, hoặc
không có vỉa hè em phải đi như thế
nào ?
GV kết luận : Đi bộ trên vỉa hè, em
không đùa nghịch chạy nhảy. Nơi
không có vỉa hè hoặc vỉa hè có nhiều
vật cản phải đi sát lề đường và chú ý
tránh xe cộ trên đường

không có vạch đi bộ qua đường phải
chọn nơi an toàn, quan sát kỹ xe trên
đường, nếu có người lớn đi cùng
phải nắm tay mới được đi.
Hoạt động 3:bài tập thực hành
Nhóm 4, thảo luận
Thảo luận xong HS trình bày ý kiến
theo nhóm . các nhóm khác bổ sung .
- Không qua đường lúc có nhiều
xe cộ qua lại
- Nơi đường có nhiều khúc
quanh
- Nơi có xe đỗ, hoặc vừ xuống
xe.
- Nơi có dải phân cách
- Nơi có vật cản che khuất tầm
nhìn
Nơi có đèn tín hiệu giao thông và
vạch dành cho người đi bộ qua
đường .
HS thực hành 2 nhóm đi bộ và qua
đường an toàn
Hs cả lớp quan sát và nhận xét
GV tổ chức trò chơi tiếp sức :
Cho HS chọn ra 2 đội để thực hiện
ghép chữ : chọn một số từ thể hiện
hành động khi qua đường an toàn và
sắp xếp theo trình tự thể hiện các
hành động đó?
Cả lớp nhận xét bổ sung

được an toàn cho bản thân
Nhận xét tiết học : Tuyên dương
nhắc nhở
Kết thúc tiết học.
Các bài dạy ở lớp 4 :
Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
Bài 2: Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn
Bài 3 : Đi xe đạp an toàn
Bài 4 : Lựa chọn đường đi an toàn
Bài 5 : Giao thông đường thủy và Phương tiện giao thông đường thủy
Bài 6 : An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng
Các bài dạy ở lớp 5:
Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
Bài 2: Kĩ năng đi xe đạp an toàn
Bài 3 : Chọn đường đi an toàn và phòng tránh tai nạn giao thông
Bài 4 : Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
Bài 5 : Em làm gì để thực hiện an toàn giao thông
4. Công tác Ngoại khóa :
* Công tác tuyên truyền và vận động trong nhà trường :
Ở môi trường sư phạm nói chung và trường tiểu học nói riêng, tôi thiết nghĩ đây
chính là một môi trường thích hợp nhất trong việc tuyên truyền và vận động mọi
người dân không riêng chỉ là hs trong việc giáo dục an toàn giao thông . Chính vì lợi
ích chung đó- mỗi hs là một tuyên truyền viên tích cực nhất- các em được học,
được hiểu rõ nội dung ý nghĩa các biển báo giao thông trên đường phố sẽ giúp cho
các em có nhận thức thói quen tốt và biết nhắc nhỡ cha mẹ cùng người thân khi tham
gia giao thông và sẽ là người chấp hành tốt luật giao thông trong tương lai .
Hàng tuần, sinh hoạt dưới cờ tổng phụ trách đội tổ chức cho các em tham gia trả
lời những câu hỏi về an toàn giao thông đã được học trong tuần nhằm ôn lại kiến thức
và hình thành thói quen nhận biết nhanh các biện báo giao thông. Đồng thời giúp cho
các em có ý thức tuân theo luật và biết tự bảo vệ mình khi tham gia giao thông không

Ban Giám hiệu chỉ đạo và kết hợp với Tổng phụ trách Đội và GV chủ nhiệm tổ chức
Các hội thi như :
- Hội thi biểu diễn Thời trang giấy ATGT của 6 đội hs lớp 5 với chủ đề “Em
ngoan em xinh ” các em tham gia rất nhiệt tình và sôi nỗi hào hứng.
- Hội thi vẽ tranh về ATGTcho HS lớp 4 với chủ đề “Nét đẹp tuổi thơ ”.Có 145
em tham gia vẽ nhiều tranh có ý tưởng sáng tạo, màu sắc đẹp thể hiện rõ nội dung
của chủ đề. Nhà trường tổ chức triển lãm và khen thưởng những bức tranh đẹp, nổi bậc
nội dung tuyên truyền.
- Hội thi đóng vai diển kịch nhỏ theo chủ đề “Pokemon cùng em học an toàn giao
thông ” của các em hs lớp Một.
- Hội thi OLIMPIC vòng trường chúng tôi lồng ghép một số câu hỏi trắc nghiệm
có nội dung về an toàn giao thông .
- Ngoài ra, công ty Hải Anh phổ biến mở rộng cho hs bộ đồ chơi an toàn giao
thông để các em giải trí, hàng tuần Đội Thiếu niên Tiền Phong tổ chức thi đấu trò
chơi này.
- Hội thi Làm đồ dùng dạy học ATGT của GV ở các khối lớp 1,2,3 ,4. Mỗi khối
thi làm biển báo giao thông được 20 biển báo các loại .
Khi tổ chức các hội thi này, chúng tôi cùng bàn bạc, lên phương án kế hoạch có ban
giám khảo đánh giá nhận xét và trao giải thưởng .
• Công tác thực hành, tham quan :
- Ở lớp GV thường xuyên tổ chức các hoạt động trò chơi giúp cho các em vừa
thực hành, vừa thuộc bài ngay tại lớp, tạo hình thức thi đua trắc nghiệm để khảo
sát kiến thức nhạy bén của các em khi tham gia học tập thực hành đưa ra những
ý kiến cá nhân xác thực có thể áp dụng thực tế một cách chính xác.
- Ngoài ra, chúng tôi còn giúp GV tổ chức các buổi tham quan thực tế ở địa
phương dành cho HS khối lớp 4 và lớp 5 như đi xem các giao lộ có gắn tín hiệu
đèn xanh đèn đỏ, ngã tư có vòng xuyến, đường phố có vĩa hè và các biển báo
giao thông cắm trên trục đường từ Thị xã Thủ Dầu Một về Bến Cát bằng
phương tiện xe Buýt với tổng số hs tham gia 246 HS. Qua các buổi tham quan
như thế chúng tôi có khảo sát một số HS bằng các câu hỏi trắc nghiệm và câu

b) đường sạch đẹp
c) đường hai chiều
d) đường một chiều
2 Muốn đảm bảo an toàn em không được :
a) chơi đùa chạy giỡn trên sân
b) chơi đùa chạy giỡn trên vĩa hè
c) chơi đùa chạy giỡn dưới lòng đường
d) Ý b và c đều đúng

Trích đoạn Bài học kinh nghiệm :
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status