Những đặc trưng xã hội - ngôn ngữ học của tên riêng chỉ người trong tiếng Việt - Pdf 26

ĐẠI H Ọ C Q U Ố C G IA HÀ N Ộ I
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGỔN N(ỉừ
VŨ THỊ KIM HOA
N H Ữ N G Đ Ậ C T R Ư N G X Ã H Ộ I - N G Ồ N N G Ử H Ọ C
• • •
C Ủ A T Ê N R IÊ N G C H Ỉ N G Ư Ờ I T R O N G T IÊ N G V IỆ T
LUẬN VÃN THẠC SỸ
Chuyên ngành : Lý luận ngôn ngữ
Mã sô : 5 0408
Người hướng dản
TS. PHẠM TẤT THẮNG
HÀ NỘI - 2005
MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứ u 2
3. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu
4
4. Nội dung nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Tư liệu nghiên cứu 6
7. Cấu trúc luận văn 6
( ’hương I- Những cơ sở lí luận của việc nghiên cứu tên riêng
1. Tên người và khoa nhân danh học 8
2. Sự khác biệt giữa tên riêng và tên chung
9
3. Ý nghĩa của tên riêng 12
4. Chức năng của tên riêng
14
5. Đặc điểm ngữ pháp của tên riêng

47
4.2. Các kiểu ý nghĩa trong tên người V iệt
48
4.2.1. Về ý nghĩa của tên họ 48
4.2.2. Về ý nghĩa của tên đệm 50
4.2.3. Về ý nghĩa của tên cá nhân 50
("hương III- Những đặc trưng về mặt xã hội của tên thật người Việt
1. Đặt vấn đề 54
-ì~2. Tên gọi và giai cấp 55
2.1 .Tên gọi của nông dân 56
2.1.1. Về tên đệm 56
2.1.2. Vẽ tên cá nhân 57
2.2. Tên gọi của công nhân
59
2.2.1. Về tên đệm 59
2.2.2. Về tên cá nhân 61
2.3. Tên gọi của tầng lớp trí thức
62
2.3.1. Về tên đệm 62
2.3.2. Về tên cá nhân 63
3. Tên gọi và giới tín h 65
3.1. Tên gọi của nam 66
3.1.1. Về tên đệm 66
3.1.2. Về tên cá nh ân 68
3.2. Tên gọi của nữ
69
3.2.1. Về tên đệm 69
3.2.2.về tên cá nhân
4. Tiểu kết


Ở thời kỳ đầu, môn tên riêng chú trọng đến hai lớp tên gọi quan
trọng nhất trong hệ thống tên riêng- đó là tên người và tên địa lý. Chúng
được nghiên cứu trong một chuyên ngành riêng gọi là Nhân danh học
(anthroponymie) và Địa danh học (toponymie).
Ngoài Nhân danh và Địa danh, môn tên riêng còn nghiên cứu cả các
loại tên riêng khác như: tên riêng của động vật; tên riêng thực vật; tên riêng
đồ vật; tên riêng của các vị thần linh; tên cơ quan và các tổ chức chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội; tên gọi sách báo, các tác phẩm nghệ thuật và các
văn bản hành chính,v.v. So với nhân danh và địa danh, các loại tên riêng
này có số lượng khiêm tốn hơn và chưa được quan tâm nhiều.
Như vậy, cùng với Địa danh, Nhân danh chiếm một vị trí rất quan
trọng trong hệ thống tên riêng. Tên người không chỉ là một kí hiệu định
danh, gọi tên cho một người cá biệt và duy nhất, mà trong thành phần tạo
nên chúng còn chứa đựng những thóng tin mang tính lịch sử, truyền thống,
văn hoá, xã hội, đặc trưng cho mỗi cộng đồng dân tôc nhất định.
Chính vì thế trong Việt ngữ học, giáo sư Nguyễn Tài cẩn đã xem tên
người là “ mảng quan trọng nhất” trong tên riêng gốc Việt Nam. [2]
Xuất phát từ vị trí quan trọng của tên người trong hệ thống tên riêng
của một ngôn ngữ và vai trò quan trọng của chúng trong đời sống xã hội,
chúng tôi đã chọn đề tài tên người Việt để làm đối tượng nghiên cứu cho
luận văn này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong tiếng Việt, tên người làm thành một tiểu hệ thống riêng biệt
với nhiều hình thức biểu hiện đa dạng như: tên thật, tên tục, tên huý, tên
hiệu, bút danh, bí danh, hài danh, mật danh,v.v.
Một người có thể có một hay nhiều tên gọi khác nhau tuỳ thuộc vào
lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá hay nguyện vọng của mỗi cá nhân.
Lúc còn nhỏ, trẻ em ở nông thôn nước ta vào thời kì phong kiến trước đây
thường được gọi bằng tên tục như: Cu, Cồ, Bồi, Đĩ, Hĩm, Mẹt, Tồ, Tẹt,
Khi đứa trẻ đã trưởng thành, người ta thường sử dụng tên thật (còn gọi là

Các loại tên riêng chỉ người khác không nằm trong phạm vi khảo sát
chính của luận văn, mà chỉ có giá trị so sánh để làm rõ đối tượng nghiên
cứu.
3
3. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu
(1). Mục đích của luận văn nhằm khảo sát và miêu tả những đặc
trưng về mặt xã hội-ngôn ngữ học của tên thật người Việt. Đây là một
hướng nghiên cứu mới không chỉ đối với các hiện tượng ngôn ngữ khác
trong Việt ngữ học, mà đối với cá việc nghiên cứu tên riêng tiếng Việt. Trên
bình diện nghiên cứu này, tên người không chỉ được làm rõ về mặt cấu trúc
- ngữ nghĩa, mà còn được miêu tả cả những đặc trưng về mặt xã hội của các
kí hiệu tên gọi được phát sinh và phát triển trong những giai đoạn lịch sử
nhất định. Nói cách khác, các kiểu cấu trúc của tên thật người Việt cũng
như ý nghĩa của chúng ít nhiều cũng phản ánh những dấu hiệu về mặt xã
hội thông qua sự phân tầng xã hội.
(2). Với tư cách là tên gọi- một loại kí hiệu ngôn ngữ, việc nghiên
cứu tên người có ý nghĩa trước hết về mặt ngôn ngữ học. Khác với các tên
chung (các từ), tên thật của người được chúng tôi xem là một tổ hợp vị định
đanh. Quan niệm này có nhiều khả năng tiếp cận một cách chân thực, gần
với bản chất của tên gọi hơn so với quan niệm xem tên thật là từ giống như
những từ loại danh từ khác.
Việc nghiên cứu tên thật người Việt trên bình diện xã hội- ngôn ngữ
học còn góp phẩn làm rõ bản chất xã hội của các tín hiệu ngôn ngữ, trong
đó tên riêng chỉ người là một loại tín hiệu ngôn ngữ đặc biệt.
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu tên người trẽn bình diện xã hội-
ngôn ngữ học còn có ý nghĩa trong việc tìm hiểu những giá trị truyền
thống, văn hoá của người Việt thông qua cách đặt tên và gọi tên.
4. Nội dung nghiên cứu
Để làm rõ những đặc trưng xã hội- ngôn ngữ học của tên riêng chỉ
người trong tiếng Việt, luận văn đã tiến hành việc khảo sát và micu tả

5
Để thực hiện được điều đó, luận văn đã phái sử dụng đến các
phương pháp và thủ pháp nghiên cứu truyền thống của ngôn ngữ học là
thống kê, phân tích, micu tả, mô hình hoá và so sánh các các kiểu cấu trúc
tên người cá trên bình diện dồng đại và lịch đại.
Ngoài ra, để làm rõ nhữne, đặc trưng về mặt xã hội của đối tượng
nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng đến các phương pháp điều tra của dân
tộc học và xã hội học để khảo sát sự biến động của các tên người dưới sự
tác động của các nhân tố xã hội.
6. Tư liệu nghiên cứu
Để làm rõ nội dung nghiên cứu, luận văn đã tiến hành việc thống kê
tên thật của người Việt chủ yếu trên các văn bản hành chính như: sổ theo
dõi dân số ở các địa phương, danh sách các cán bộ công nhân viên chức
làm việc trong một số cơ quan, tổ chức nhà nước, danh sách học sinh, sinh
viên ở các trường mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội và
Hà Tây.
Các loại tên gọi đó không chỉ được thống kê một cách đơn lẻ, rời rạc,
mà còn được điều tra, xem xét trong cùng một hệ thống với tên gọi của bố
mẹ, anh chị em trong gia đình để thấy được mối liên hệ về mặt cấu trúc
cũng như về mặt ý nghĩa của tên gọi.
Ngoài ra, để tìm hiểu những đặc trưng về mặt xã hội ngôn ngữ học
của tên riêng, luận văn còn tiến hành việc thống kê, điều tra tên gọi theo các
phạm vi giới tính và thành phần giai cấp của người có tên xuất hiện ở vùng
đồng bằng Bắc bộ (chủ yếu là trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây từ năm đầu
thế kỷ XX đến nay). Số lượng tên gọi được thu thập qua các thời kì vào
khoáng 10.000 đơn vị.
7. Cấu trúc của luận vãn
Ngoài phần Mứ đầu, phần Kết luận, phần Tài liệu tham khảo và Phụ
lục luận văn gồm 3 chương sau đây:
6

Nhàn danh học (anthroponymie) nghiên cứu về tên người. Nhiệm vụ
chú yếu của môn học này là nhằm phát hiện ra những quy luật cơ bản về
8
quá trình hình thành, biến đổi và phát triển của tên người trên cả bình diện
cấu trúc- chức năng lẫn bình diện lịch sử- xã h ộ i.
Cùng với Địa danh học, Nhân danh học xuất hiện ở châu Âu vào
những năm cuối của thế kỷ XIX và bắt đầu phát triển vào đầu thế kỷ XX.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu tên riêng nói chung và tên người nói
riêng mới xuất hiện vào khoảng những năm 60-70 của thế kỉ XX. Hiện nay,
tên riêng chỉ người trong tiếng Việt ngày càng thu hút sự quan tàm chú ý
của giới chuyên môn.
2. Sự khác biệt giữa tên riêng và tên chung
Trong hệ thống vốn từ của một ngôn ngữ có sự đối lập giữa hai hệ
thống tên gọi hoàn toàn khác nhau- đó là tên riêng và tên chung.
Trong “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, tên riêng được
định nghĩa như sau:
“ Từ, cụm từ hoặc câu dùng để tách biệt đối tượng được gọi tên ra
khỏi tập hợp các đối tượng khi cá thể hóa chúng. Đặc điểm của tên riêng là
dùng để gọi tên (kí hiệu) người hoặc các sự vật riêng lẻ, không liên quan gì
đến đặc trưng của chúng, tức là không có sự tương ứng giữa tính chất của sự
vật được gọi tên (kí hiệu) và nghĩa của từ, cụm từ hoặc câu”. [56]
Tác giả Nguyên Tài cẩn trong cuốn: ‘T ừ loại danh từ trong tiếng
Việt hiện đại” năm 1975 đã viết: “Cũng như ở các ngôn ngữ khác, trong
danh từ tiếng Việt cũng cần phải tách danh từ riêng thành một tiểu loại đặc
biệt. Bất kì đó là nhân danh hay địa danh, tên sách báo hay tên gọi tổ chức,
tên gọi thời đại, danh từ riêng bao giờ cũng có đặc điểm là chí dùng để gọi
tên của một sự vật duy nhất, cá biệt. Chính đặc điểm này là đặc điểm đã
làm cho danh từ riêng khác hẳn các danh từ còn lại, cả về mặt ý nghĩa, cả
về mặt đặc trưng ngữ pháp” [2].
9

“Tên chung (general names) - đó là những từ chung có ý nghĩa chỉ ra
một lớp đối tượng cùng loại; còn tên riêng (proper names) chỉ là những kí
hiệu định danh cho một đối tượng cá biệt, đơn nhất và xác định. NÓI cách
khác, tên chung có mối liên hệ với khái niệm, còn tên riêng thì không có
môi liên hệ với bất kỳ khái niệm nào cả.( )
Ở đâu mà sự vật riêng lẻ được con người chú ý đến, thì ở đó có tên
riêng. Tên riêng xác nhận sự tồn tại của sự vật, còn tên chung nêu lên đặc
tính của sự vật này khác biệt với đặc tính của những sự vật khác cùng loại.
Tên riêng thì cá thể hoá, còn tên chung thì khái quát hoá. Nếu tính
cá thể của đối tượng được gọi tên trở nên không xác định và có tính khái
quát hoá, thì sẽ nảy sinh hiện tượng chuyển tên riêng thành tên chung.
Trong bất kỳ một hệ thống ngôn ngữ nào cũng diễn ra một sự chuyển
hoá thường xuyên như vậy giữa tên chung và tên riêng. Chính sự chuyển
hoá này đã làm phong phú thêm vốn từ vựng của ngôn ngữ.
Thường là các cá thể bao giờ cũng xuất hiện đầu tiên, nhưng dường
như các tên riêng lại xuất hiện sau những tên chung. Người ta thường sử
dụng các ký hiệu có sẩn là những tên chung để làm tên gọi cho các cá thể.
Do vậy có thể xem tên ricng là những kí hiệu ngôn ngữ đặc biệt được tạo
thành lừ một hệ thống ký hiệu đã có để gọi tên cho một đối tượng khác.( )
Chức năng cơ bản của tên chung là gọi tên để thông báo, để biểu
niệm. Còn chức năng của tên riêng là gọi tên để phân xuất và phân biệt với
các đối tượng cùng loại.
Cũng như tên chung, tên riêng cũng có nghĩa, nhưng tên riêng có
nghĩa đồng thời có giá trị chỉ khi nào nó xác lập được mối liên hệ trực tiếp
1 I
của nó với đối tượng, nếu không tên gọi đó chỉ giống như những cái "nhãn"
được dán vào đối tượng hoặc giống như các từ tượng thanh mà thôi.
Về nguyên tắc, mọi đối tượng đều có thể có cả tên chung lẫn tên
riêng. Tuy nhiên những đối tượng có tên riêng thường phải có mối liên hệ
đặc biệt đối với con người. Nói cách khác, các đối tượng có tên riêng bị quy

đéu cho rằng tên riêng có nghĩa, mặc dù quan niệm về nghĩa của tên riêng ở
mỗi lại không hoàn toàn như nhau.
Theo tác giả Hoàng Tuệ: “ tên riêng không phải là một con số, một
cái nhãn chỉ có tác dụng đủ để phân biệt, mà là một biểu trưng” [28]
Tác giả Lê Trung Hoa quy tên riêng về những ý nghĩa cụ thể từ đó
ông mới đưa ra những cách đặt tên khác nhau. [16]
Riêng tác giả Phạm Tất Thắng đã dành hẳn một bài báo nói về ý
nghĩa của tên riêng. Ông viết: “Về mặt hình thức các tên riêng không có sự
khác biệt rõ rệt so với các tên chung. Vì rằng, hầu hết các tên riêng đều sử
dụng các ký hiệu sẵn có trong hệ thống tên chung để làm ký hiệu cho
mình. Do vậy sự khác nhau căn bản giữa tên riêng và tên chung không phải
ở mặt hình thức, mà chủ yếu thể hiện qua nội dung, tức là cái nội dung được
biểu hiện thông qua ký hiệu ngôn ngữ.”
“(•••) khi thực hiện chức năng định danh, các tên riêng cũng đồng
thời thực hiện chức năng biểu vật. Bởi vì chức năng định danh chỉ là một
dạng của chức năng biểu vật. Các tên chung cũng thực hiện chức năng này,
nhưng ý nghĩa biểu vật trong các tên chung có tính khái quát, còn ý nghĩa
biểu vật trong các tên riền lại mang tính cá biệt và đơn nhất. Do vậy để hiểu
tên riêng người ta cần phải có sự hình dung rõ ràng và cụ thể về đối tượng
được gọi tên chứ không phải thông qua các đặc điểm của nó. Một tên riêng
bất kỳ (cụ thể là tên người) hoàn toàn xa lạ với chúng ta sẽ không nói lên
được điều gi ngoài thứ âm thanh trống rỗng nên chúng ta không thể hiểu
13
biết gì về đối tượng được gọi tên là nam hay nữ, già hay trẻ, cao hay thấp,
béo hay gầy”.
“(•••) nghĩa của tên riêng chỉ người cũng chính là đối tưựng với đầy
đủ các đặc điểm từ ngoại hình cho đến các đặc điểm về tâm sinh lý giới
tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, của người có tên.”
“Bên cạnh chức năng định danh, tên riêng còn có khả năng phản
ánh những tư tưởng, tình cảm hay nguyện vọng của con người đối với việc

hệ giữa ta với các cá thể tồn tại trong không gian mênh mông và thời gian
bao la. Nghĩa là tên riêng phải thực hiện tốt cả hai chức năng: chức năng
ngữ nghĩa và chức năng xã hội.”[28]
Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Chức năng cơ bản của tên riêng là
chỉ cá thể sự vật ” và “Quan trọng hơn là tên riêng được dùng trong chức
năng xưng hô.” [3]
Trong một bài báo gần đây đăng trên T/c Ngôn ngữ & Đời sống có
tên gọi: “Bàn tiếp về tên người”, tác giả Đào Tiến Thi còn cho biết: tên
riêng còn có chức năng duy trì bản sắc văn hoá. [47]
Theo tác giả Phạm Tất Thắng, chức năng chủ yếu của tên riêng là
chức năng định danh. Ngoài ra, ông còn cho tên riêng còn có chức năng
biểu vật. Ông viết: “ khi thực hiện chức năng định danh, các tên riêng cũng
đồng thời thực hiện chức năng biểu vật. Bởi vì chức năng định danh chỉ là
một dạng của chức năng biểu vật”. [36]
Tác giả Trần Ngọc Thêm không bàn đến chức năng của tên riêng nói
chung mà chỉ đề cập khá kĩ về chức năng của tên người. Ông cho rằng, tên
người có 5 chức năng sau đây:
15
(1) Chức năng phân biệt. Đây là chức năng chính, chủ đạo. Bởi vì
tên gọi nói chung xuất hiện là do nhu cầu phân biệt.
(2) Chức năng biệt giới (phân biệt nam nữ). Sự phân biệt này
mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào những đặc trưng về ngôn ngữ, tập quán của
mỗi dân tộc.
Ví dụ: tên của người Nga phân biệt nam nữ dựa vào các phương tiện
ngữ pháp như: Cô va lép xkaja (nữ) Cô va lép xki (nam). Người Việt Nam
lại dựa vào phương tiện từ vựng dể phân biệt nam nữ.
(3) Chức năng thẩm mỹ là chức năng tồn tại trong tên gọi của mọi
dân tộc. Khi đặt tên, người ta thường liên hệ đến một kỷ niệm một sự kiện
gì hoặc thông qua đó để thể hiện thị hiếu riêng. Ngoài ra nó còn có các quy
luật khác chi phối như : phong tục, tập quán, truyền thống, mốt,

Theo ông, những danh từ riêng chỉ người có đặc điểm chung là: có
thể đặt sau những phó danh từ có tác dụng phân biệt tính biệt, tuổi tác,
trọng hay khinh.
Ví dụ: cụ Hồ, ông Nguyễn, cậu Nam, chị Thu, thằng Tí,
Trường hợp đặc biệt, danh từ riêng chỉ người có thể kết hợp với đại từ
chỉ định.
Trong trường hợp có hai người trùng tên nhau, danh từ riêng chỉ
người có thể đặt sau một số từ.
Ví dụ: Trong ìớp này có hai Bảo.
Ngoài ra, danh từ riêng chỉ tên người có thể đặt sau một nếu từ này có
nghĩa như một mình.
Ví dụ: “ Thêm một Thứ nữa vừa là bày ” " một Bính còn chả lọt
huống hồ lại đèo thêm một con”
- Tự xưng có ý nhấn mạnh: Bảo này quyết không sợ quân thù\
- Đặt sau tổ hợp: Cái + phó danh từ và có ý khinh bỉ.
Ví dụ: Cái thằng Ngọc kia! Mày có im đi không'?” [33]
Trong cuốn “Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại', tác giả
Nguyễn Tài cẩn cũng cho rằng: trong danh ngữ, danh từ riêng thường
thường chỉ đứng một mình, đứng ở vị trí trung tâm, còn ở vị trí phụ thì đều
bỏ trống. Đôi khi danh từ riêng cũng tạo thành danh ngữ, nghĩa là dùng có
kèm thêm một đôi từ phụ nào đó, nhưng ngay những lúc này cũng có những
nét đặc biệt làm cho danh từ riêng khác hẳn với các tiểu loại danh từ khác.
Điều đó thể hiện ở chỗ:
- Danh từ riêng đôi khi có thể dùng kèm với “ cả ”, “íứ/ cả ” trong
danh ngữ.
Ví dụ: cả Hà Nội, cả Nguyễn VănNam, cả Sống mòn
- Trường hợp danh từ riêng không dùng để gọi tên một sự vật duy
nhất, cá biệt mà lâm thời dùng rộng ra để chỉ nhiều sự vật có đặc điểm
giống như sự vật có tên riêng đó thì có thể dùng được “ những, các”.
Ví dụ: “ Tất cả những gì mà chúng ta gọi là đẹp đẽ đã được Vũ

Năm 1992, tác giả Lê Trung Hoa cho rằng, tên riêng có hai loại:
nhân danh và địa danh. [16]
Gần đây nhất, vào năm 2003, tác giả Phạm Tất Thắng đã phân chia
tên riêng một cách khá chi tiết. Theo ông tên riêng tiếng Việt gồm có 13
loại sau đây:
19
1. Tên người,
2. Tên Thánh, Thần, tên Phật
3. Tên văn vật
4. Tên thời đại, thời kỳ, thời nhật.
5. Tên công trình kiến trúc, cơ quan, xí nghiệp, tàu bè, vũ khí
6. Tên sách báo, vở diễn, phim ảnh.
7. Tên sự kiện, phong trào xã hội, nhân vật, địa danh lịch sử, nhãn
hiệu hàng hoá.
8. Tên đất (địa danh).
9. Tên các vùng không gian - vũ trụ, thiên hà, chòm sao
10. Tên các thiên thể.
11. Tên các thiên tai.
12. Tên gia súc, gia cầm.
13. Tên cây cỏ, hoa lá. [40]
Tóm lại, trong cách phân loại trước đây, của hầu hết các tác giả đều
thống nhất cho rằng, tên riêng tiếng Việt chủ yếu gồm có nhân danh, địa
danh; tên cơ quan, tổ chức; tên gọi sách báo. Các loại tên riêng khác vẫn
chưa được phân ioại một cách rõ ràng trong hệ thống tên riêng.
7. Lịch sử nghiên cứu tên người ở Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu tên riêng chỉ người trên thế giới đã có lịch sử
khá lâu đời. Ở Pháp, nó được nghiên cứu từ thế kỉ XVII, ở Anh có từ thế
kỷ XIX.
Còn ở Việt Nam, vào khoảng những năm 50- 60 của thế kỉ XX, việc
nghiên cứu tên người Việt mới chính thức được đặt ra. Nhưng phải đến

từ trước đến nay về tên gọi của người Việt Nam trên bình diện dân tộc-
ngôn ngữ học.
21

Trích đoạn Têngọi của nam Cách gọi tên trong giao tiếp Cách sắp xếp tên người
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status