Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp bộ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay - Pdf 25


đại học quốc gia hà nội
khoa luật

Phạm THị anh đào Xây dựng và ban hành Văn bản
quy phạm pháp luật của cấp bộ trong điều kiện
xây dựng nhà n-ớc pháp quyền
ở việt nam hiện nay

luận văn thạc sĩ luật học

Hà nội - 2009

Mục lục Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Mở đầu
1

Chương 1: Nhà nước pháp quyền và những yêu cầu của
nhà nước pháp quyền đối với chất lượng ban
hành văn bản quy phạm pháp luật cấp bộ
7
1.1.
Khái quát về nhà nước pháp quyền
7
1.1.1.

Về thẩm quyền và quy trình xây dựng ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của cấp Bộ
35 2.1.1
Về thẩm quyền ban hành và trách nhiệm trong việc ban
hành văn bản quy phạm pháp luật cấp Bộ
35
2.1.2
Về thực hiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật cấp Bộ
40
2.2.
Về chất lượng nội dung văn bản quy phạm pháp luật của
cấp Bộ
56
2.2.1.
Về tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật cấp Bộ
56
2.2.2.
Về tính hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật cấp Bộ
65
2.3.
Những nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng xây
dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp Bộ
72
2.3.1.
Sự hội nhập dẫn đến công cuộc cải cách đặt ra nhiều vấn đề
khó và mới, cùng với một số lượng lớn những công việc

Bản Quy Phạm Pháp Luật của cấp Bộ trong
điều kiện Xây dựng Nhà nước Pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay
79
3.1.
Phương hướng nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng và
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp bộ
79
3.1.1.
Nâng cao hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật cấp Bộ là yếu tố cần thiết trong điều kiện xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
79
3.1.2.
Phương hướng nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy
phạm pháp luật cấp Bộ
81
3.2.
Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng và
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp Bộ ở Việt
Nam hiện nay
86
3.2.1.
Giải pháp về hoàn thiện về thể chế
86
3.2.2.
Giải pháp về hoàn thiện tổ chức soạn thảo ban hành
88
3.2.3.
Giải pháp hoàn thiện thực hiện quy trình xây dựng, ban
Danh mục các từ viết tắt

NNPQ
: Nhà nước pháp quyền
VBQPPL
: Văn bản quy phạm pháp luật
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
1
Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan điểm về cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước
nói chung và cơ quan quản lý nhà nước nói riêng đã được đề cập nhiều trong
các Văn kiện của Đảng, Hội nghị Trung ương 8 khoá VIII tháng 1 năm 1995
đã chỉ rõ: "Đổi mới quy trình lập pháp, lập quy, cải tiến sự phân công và phối
hợp giữa các cơ quan của Quốc hội của Chính phủ để bảo đảm tính kịp thời
và nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật" [15]. Hội nghị Trung ương 3
khóa VIII, Đại hội trung ương VIII, IX và Đại hội X của Đảng Đặc biệt là
Nghị quyết số 48 ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020, trong đó chỉ rõ phương hướng xây dựng hoàn thiện
pháp luật về tổ chức, hoạt động và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước phù
hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa
(XHCN) Việt Nam của dân, do dân và vì dân.

chất lượng ban hành VBQPPL nói chung và VBQPPL của các cơ quan nhà
nước nói riêng. Đây là đề tài thu hút rất nhiều các nhà khoa học khác nhau
như luật học, hành chính học, văn bản học… được tiếp cận vấn đề dưới nhiều
góc độ, cách nhìn khác nhau như các công trình sau:
- "Hoàn thiện thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội", của Nguyễn Công Long, Luận
văn thạc sĩ hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, 2004.
- "Quá trình và phương pháp đánh giá hệ thống văn bản Quản lý hành
chính Nhà nước ta", của Vương Thanh Thủy, Luận văn thạc sĩ hành chính
công, Học viện Hành chính Quốc gia, 2006.
- "Xây dựng và ban hành văn bản hành chính của Bộ Nội vụ", của
Nguyễn Thanh Bình, Luận văn thạc sĩ hành chính công, Học viện Hành chính
Quốc gia, 2005. 3
- "Vai trò của Chính phủ trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật", của Trần Hoài Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
- "Văn bản quy phạm trái luật và xử lý Văn bản quy phạm trái luật"
của Bùi Thị Đào, Tạp chí Luật học, số 10/2007

Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu phân tích dưới góc độ quá trình xây
dựng và ban hành VBQPPL của các cơ quan chính quyền địa phương, trung
ương cụ thể và cũng có các tác phẩm nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp đến
chất lượng của các VBQPPL nhưng ở những mức độ và phạm vi khác nhau.
Chính vì vậy, cho đến nay công trình nghiên cứu về hoạt động xây dựng và
ban hành VBQPPL của cấp Bộ trong điều kiện nước ta xây dựng NNPQ
XHCN còn rất hạn chế nên tác giả lựa chọn vấn đề trên để làm đề tài nghiên
cứu cho mình.

sở lý luận, đề xuất một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất
lượng VBQPPL của cấp Bộ trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN ở Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những VBQPPL của cấp bộ ban hành dưới
hình thức: Các quyết định, các chỉ thị, các thông tư và các thông tư liên bộ
theo quy định pháp luật trong mối liên hệ thực tiễn với các điều kiện chính trị,
kinh tế xã hội của đất nước cũng như vấn đề thực hiện VBQPPL của cấp Bộ,
ngành địa phương trong cả nước. Do sự hạn chế của luận văn, trong phạm vi
đề tài tập trung chủ yếu vào một nội dung đó là hoạt động xây dựng và ban
hành VBQPPL của cấp Bộ theo Luật Ban hành VBQPPL năm 2002 (vẫn còn
một số VBQPPL của cấp Bộ dưới hình thức quyết định, chỉ thị); Luật Ban
hành VBQPPL năm 2008 và Nghị định 24/2009 NĐ-CP. Do đó việc thể hiện 5
trong luận văn đối tượng nghiên cứu chính là những hoạt động thực tế trong
công tác xây dựng và ban hành trên cơ sở sự phân tích về chất lượng nội dung
cũng như hình thức VBQPPL của cấp Bộ trong việc bảo đảm, thực hiện
quyền lợi ích hợp pháp của công dân.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật trong công cuộc xây dựng NNPQ XHCN của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng gồm: Phương pháp
thống kê, tổng hợp, phân tích, trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn
nhằm đánh giá, kết luận và đưa ra những giải pháp, phương hướng cụ thể
nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra của luận văn.
7
Chương 1
Nhà nước pháp quyền và những yêu cầu
của nhà nước pháp quyền đối với chất lượng
ban hành văn bản quy phạm pháp luật cấp bộ

1.1. Khái quát về nhà nước pháp quyền
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nhà nước pháp quyền
Tư tưởng và học thuyết về NNPQ ra đời rất sớm trong lịch sử nhân
loại, nó được phản ánh trong tư tưởng các học thuyết chính trị pháp lý của cả
phương Đông và phương Tây với các học thuyết chính trị pháp lý tiêu biểu
của Trung Hoa thời cổ trung đại, như Nho Gia, Mặc Gia, Đạo Gia và Pháp
Gia điển hình như những nhà tư tưởng tiêu biểu như Khổng Tử; Hàn Phi Tử
Các học thuyết này đã diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt xung quanh vấn đề trị
nước, an dân bình thiên hạ bằng cách thức nào, dùng pháp trị hay đức trị. Mặc
dù giữa các hệ tư tưởng lớn này có nhiều sự khác biệt song cũng gặp nhau ở
những điểm chung như một tất yếu Logic và lịch sử, trong đó thể hiện phần
nào chứa đựng những nhân tố NNPQ.
ở Phương Tây, tư tưởng NNPQ ra đời ngay trong lòng của chế độ
chuyên chế, sự bạo hành của quyền lực, như là sự đối lập với chế độ đó, gắn
liền với việc xác lập và phát triển dân chủ, động lực ra đời của nó bắt nguồn
từ quan điểm của người xưa về sự công bằng, công lý vốn có từ ngàn xưa của
trời của đất với các nhà tư tưởng nổi tiếng như: Xô Lông, Xôcrát, Platon,
Aristốt, đặc biệt Xixêrôn đã nêu lên nguyên tắc có tính chất bắt buộc về sự tối
cao của luật trong nhà nước - "Tất cả mọi người đều phải ở dưới hiệu lực của
pháp luật" tư tưởng này ngày nay được xem như là một trong những nguyên
tắc cơ bản được thừa nhận chung của NNPQ.
Tư tưởng đề cao vai trò của pháp luật thời cổ đại đã được các nhà tư

de Droit", người Nga thì dùng từ "Pravovoe gosudarstvo" tất cả các thuật ngữ
này đều được dịch sang tiếng việt là NNPQ. Cả bốn khái niệm này của người 9
châu Âu hàm chứa yêu cầu về sự tuân thủ pháp luật và yêu cầu có tính lý
tưởng về sự tôn trọng và thực hiện công bằng, công lý.
Tuy nhiên ở nội dung các khái niệm của các học giả cũng rất khác nhau:
Theo Roman Herzog, "nhà nước pháp quyền là một thuật ngữ mô tả
một Nhà nước mà không can thiệp vào cá nhân và tồn tại chủ yếu cho lợi ích
công dân của nó" [Dẫn theo 10, tr. 21]. Khái niệm này đã nhắc tới một nhà
nước mà các công dân ở đó được bảo đảm về mặt lợi ích, tuy nhiên nó vẫn
chưa giúp cho việc phân biệt với các hiện tượng khác.
Theo viện sĩ thông tấn Việt - Hàn kiêm khoa học Nga V.X Nherxesitantx,
NNPQ là hình thức tổ chức và hoạt động chính trị công khai và các mối quan
hệ tương hỗ của nó với cá nhân tư cách là chủ thể pháp luật, những người
mang các quyền tự do của con người và công dân đồng thời đưa ra ba dấu
hiệu đặc trưng tối thiểu của NNPQ, là "sự thừa nhận và bảo vệ các quyền tự
do con người và công dân; tính tối cao của pháp luật;việc tổ chức và hoạt
động của quyền lực nhà nước có chủ quyền trên cơ sở nguyên tắc phân công
quyền lực".
Giáo sư Jacques Chevallier, Đại học Panthéon - Assas (Pais II), trong
cuốn sách nổi tiếng về NNPQ (L état de Droit) đã định nghĩa:
Đối với học thuyết đương thời, nhà nước pháp quyền là một
nhà nước trong đó mối quan hệ giữa công dân của mình phải phục
tùng một "chế độ pháp trị":Trong một quốc gia cụ thể, quyền lực
chỉ được sử dụng theo cách thức được phép bởi trật tự pháp lý hiện
hành, trong khi những người bị trị có cách thức cầu viện tài phán
chống lại sự lạm dụng mà nó có thể phạm phải [Dẫn theo 11, tr. 140].
Như vậy, NNPQ trước hết được hiểu là nhà nước lệ thuộc vào pháp

Theo quan niệm của PGS.TSKH Lê Cảm định nghĩa: 11
Nhà nước pháp quyền là tổ chức công quyền trong hệ thống
chính trị xã hội của công dân được xây dựng trên nền tảng tư tưởng
pháp lý tiến bộ của nhân loại như công bằng, nhân đạo, dân chủ và
pháp chế, nhằm bảo đảm thực sự những giá trị xã hội được thừa
nhận chung của nền văn minh thế giới - sự tôn trọng và bảo vệ các
quyền và tự do của con người, sự ngự trị của pháp luật trong lĩnh
vực hoạt động của nhà nước, sự phân công quyền lực (lập pháp,
hành pháp, tư pháp) và chủ quyền nhân dân" [6].
Trong khi đó PGS. TS Nguyễn Đăng Dung cho rằng: " Nhà nước
pháp quyền là một hình thức nhà nước được phân tích trong mối tương quan
giữa Nhà nước và pháp luật. Nhà nước pháp quyền thể hiện tính dân chủ của
nhân loại " [12, tr. 36]. Và cũng giải thích trên cơ sở các yếu tố chủ yếu
như tính tối cao của các đạo luật, nguyên tắc pháp chế và quyền tự do của con
người PGS.TS. Nguyễn Cửu việt cũng có quan niệm: "Nói khái quát nhất,
Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà trong đó mọi chủ thể (kể cả nhà nước)
đều tuân thủ nghiêm chỉnh, chịu phục tùng pháp luật một pháp luật có tính
pháp lý cao, phù hợp với lý trí, thể hiện đầy đủ những giá trị cao cả nhất của
xã hội của con người" [42, tr. 13-21].
Có thể nói, những nội dung trên đây đều là những tiêu chí quan trọng
xác định bản chất NNPQ, tuy nhiên nếu chỉ có một trong các tiêu chí đó
không thể có được khái niệm về NNPQ hoàn chỉnh. Mà NNPQ rất cần xuất
phát từ những yêu cầu cơ bản trên nhưng phải phụ thuộc vào những điều kiện
cụ thể về kinh tế, văn hóa, địa lý xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc để tổ
chức ra mô hình NNPQ một cách khoa học, hợp lý. Từ những phân tích trên
cho thấy NNPQ có những đặc điểm chung phổ biến sau:
Thứ nhất, NNPQ là nhà nước được hình thành trên cơ sở Hiên pháp.

luật do Quốc hội ban hành sẽ xác định thẩm quyền của cơ quan nhà nước
và xác định tính hợp pháp của các hành vi do các cơ quan nhà nước này
thực hiện. Hay vẫn có câu "cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì mà
luật cho phép". 13
Thứ sáu, NNPQ không ngừng mở rộng, tôn trọng và bảo đảm, bảo vệ
quyền tự do công dân, quyền con người. Các quyền, tự do của công dân là
những giá trị xã hội do con người đấu tranh với thế giới tự nhiên và xã hội để
đem lại cho mình, do đó nhà nước với tư cách là thể chế xã hội phải ghi nhận
và tạo mọi tiền đề, điều kiện, cơ chế bảo đảm và bảo vệ các quyền đó được
thực thi trên thực tế.
Thứ bảy, NNPQ thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa công
dân với nhà nước và giữa nhà nước với công dân. Mối quan hệ này được thiết
lập trên cơ sở nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ, quyền của bên này đồng thời
là nghĩa vụ của bên kia trong quan hệ. Chính điều đó đòi hỏi nhà nước có
nghĩa vụ, bổn phận chăm lo đời sống các công dân, giải quyết các vấn đề xã
hội, vì lợi ích của công dân, công dân được thực hiện đúng, đủ quyền và nghĩa
vụ của mình, sự đối xử công bằng trong tất cả các mối quan hệ đặc biệt trong
quá trình xây dựng, ban hành, thực thi pháp luật trước hết phải xuất phát từ
việc bảo vệ quyền con người và quyền công dân.
Thứ tám, bảo đảm nguyên tắc "phân quyền" giữa lập pháp với hành
pháp, tư pháp, yếu tố này bảo đảm cho các bộ phận của chính quyền thực hiện
đúng chức năng thẩm quyền và kiềm chế lẫn nhau không cho phép vượt quá
giới hạn luật định. Sự độc lập giữa lập pháp với hành pháp, tư pháp là về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này trong phương thức thực hiện
quyền lực thống nhất. Giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp đều có sự thống
nhất với nhau trong mục tiêu chung của hoạt động, nhưng sự thống nhất của
quyền lực không phải là sự tập trung quyền lực vào một cơ quan nào đó.

Tuy nhiên lại có quan niệm cho rằng: VBQPPL là sản phẩm của quá trình
sáng tạo pháp luật, là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ
chức xã hội được trao quyền ban hành theo những trình tự thủ tục nhất định,
trong đó chứa đựng những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung nhằm điều 15
chỉnh những quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng nhiều lần và hiệu lực của
nó không phụ thuộc vào sự áp dụng.
Trong văn bản pháp luật thực định ở nước ta tại Điều 1 Luật Ban
hành VBQPPL năm 1996 (sửa đổi bổ sung ngày 16/12/2002) quy định: "Văn
bản quy phạm pháp luật là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo
thủ tục trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo
đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội
chủ nghĩa" [34].
Cũng tại Điều 1 Luật Ban hành VBQPPL 2008 mới được Quốc hội
thông qua ngày 3/6/2008 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009 văn bản mới này
thay thế cho Luật Ban hành VBQPPL sửa đổi 2002 ở trên quy định:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà
nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền hình thức,
trình tự, thủ tục được quy định trong luật này trong đó có quy tắc
xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc được nhà nước bảo đảm thực
hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội [35, tr. 7].
Cách tiếp cận qua các văn bản thực định trên có những điểm gần
giống nhau: VBQPPL được hiểu là hình thức thể hiện các QPPL do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành theo một trình tự
thủ tục luật định, trên cơ sở Hiên pháp. Các chủ thể có thẩm quyền ban hành
không chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà còn cá nhân, người có thẩm
quyền kết hợp ban hành như Thủ tướng, Bộ trưởng, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Như vậy việc "ban

thay đổi bằng một quy phạm mới hoặc một quy phạm đã được sửa đổi bổ sung.
Đặc trưng thứ ba: VBQPPL được chủ thể đặc biệt ban hành, mang
tính quyền lực nhà nước, chính vì vậy VBQPPL mang tính bắt buộc rất lớn.
Bên cạnh việc được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp như tuyên truyền, 17
giáo dục, thuyết phục trong những trường hợp đặc biệt cần thiết nhà nước sẽ
áp dụng biện pháp cưỡng chế bắt buộc phải thi hành.
Về mặt thực tế hiện nay việc phân biệt VBQPPL với văn bản có tính
chất chủ đạo vẫn còn nhiều lẫn lộn. Văn bản mang tính chủ đạo là hình thức
thể hiện các quyết định pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành nhằm đề ra các chủ trương đường lối chính sách, các nhiệm vụ có tính
chiến lược, quyết định đến vấn đề chung của cả quốc gia hoặc một địa
phương. Về mặt nguyên tắc việc đưa ra chủ trương chính sách quan trọng
không làm thay đổi được hành vi pháp luật, mà việc thay đổi được hành vi
của con người phụ thuộc vào việc các quy phạm pháp luật cụ thể. Điều đó để
phân biệt được VBQPPL với các loại văn bản pháp lý mang tính quản lý, điều
hành thì cần phải phân biệt giữa chính sách và pháp luật [14, tr. 321]. Từ sự
phân tích trên có thể quan niệm VBQPPL là loại văn bản được áp dụng
chung, mang tính cưỡng chế, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
hoặc phối hợp ban hành theo một hình thức và trình tự thủ tục do pháp luật
quy định.
Để đạt được mục tiêu xây dựng NNPQ là nhà nước trong đó yêu cầu
sự lệ thuộc của nhà nước vào pháp luật, nhà nước đặt mình dưới pháp luật,
tôn trọng pháp luật coi pháp luật là công lý, công bằng, là những giá trị xã hội
thể hiện ý chí cộng đồng mà nhà nước phải tuân theo. Nhà nước tuân theo
pháp luật chính là sự tuân theo của một thể chế xã hội vào ý chí chung của
nhân dân, quyền lực nhân dân và cộng đồng xã hội. Do đó tư tưởng xây dựng
NNPQ XHCN đã được thể hiện trong rất nhiều Văn kiện Đại hội Đảng toàn

lệnh và văn bản cơ quan quản lý ở cấp trên ở các Bộ, ngành, địa phương nhìn
chung còn yếu kém. Nhiều luật, pháp lệnh đã được ban hành và có hiệu lực
nhưng vẫn chưa được thực hiện còn phải chờ văn bản hướng dẫn mới đi vào
cuộc sống, trong khi đó các văn bản này được ban hành còn chậm. 19
Chính vì vậy yêu cầu đối với hoạt động xây dựng và ban hành văn bản
quy phạm pháp luật cấp Bộ trong NNPQ hiện nay được đặt ra là:
Thứ nhất: Hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL cấp Bộ là quá
trình sáng tạo ra các văn bản dưới luật hay là quá trình đổi mới các văn bản
quy phạm, chính vì vậy nó rất sống động và luôn phát triển ngày càng hoàn
thiện. Trên cơ sở phát triển đó đòi hỏi phù hợp với thực tiễn khách quan, tính
đến lợi ích của các dân tộc trên mọi miền đất nước, phù hợp với nguyên tắc
xây dựng nhà nước có nhiều dân tộc, bảo đảm lợi ích chung cho toàn quốc
cũng như lợi ích riêng của mỗi dân tộc. Những nội dung lạc hậu cần được
điều chỉnh và thay thế sao cho phù hợp với những thay đổi của cuộc sống.
Chính quá trình này làm cho hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL luôn
vận động, phát triển và hoàn thiện để đáp ứng sự phát triển kinh tế- xã hội của
đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Thứ hai: Hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL cấp Bộ phải bảo
đảm tuyệt đối các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự và hình thức
ban hành. Các cơ quan sáng tạo pháp luật chỉ được xây dựng và ban hành
trong khuôn khổ phạm vi thẩm quyền của mình theo trình tự ban hành luật
định, đồng thời các văn bản đó phải chứa đựng những nội dung phù hợp với
hình thức văn bản, đảm bảo cho các VBQPPL tạo thành một hệ thống hoàn
chỉnh, phù hợp với Luật.
Thứ ba: Hoạt động xây dựng VBQPPL cấp Bộ phải dựa trên cơ sở
khoa học, kết hợp chặt chẽ kinh nghiệm thực tiễn, kỹ thuật thành thạo của các
chuyên gia trong khoa học lập pháp và lập quy ở giai đoạn như: Sáng kiến lập


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status