Tư tưởng Hồ Chí Minh về kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay - Pdf 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
__
***
___
NGUYỀN THANH HUYÊN
Tư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾ THỪA, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂI
HOÁ DÂN TỘC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ Đốl VỚI VIỆC XÂY DựNG
NỀN VĂN HOÁ MỚI ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC s ĩ CAO HỌC TRIẾT HỌC
Chuyên ngành
M ã sô
: Triết học
: 60.22.80
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Văn Duyên
1 HOC Q U O C HÁ NO
TP )N'; T-r 1 ;:,M |'M' • ' f N
\/
HÀ NỘI - 2006
LỜI CAM ĐOAN
£7ir
ìi
xin
earn
(Tỡau
đà
lị

(Stiff
trình nạỉtiêti eú'u của viĨMiạ. tồi I)
ixí giúp. (Tõ eủa ^DiiOihị <lỳăn nữuụẲMi. (Júc sỗ liêu tr(ìnif /ttậti e/m t

2.2.2 Giải pháp về nhận thức lý luận
2.2.3 Giải pháp về hoạt động thực tiễn
Kết luận
Tài liệu tham khảo
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân ta một di sản tư tướng
vô cùng to lớn và sâu sắc. Tư tưởng của Người đã trở thành nền tảng, kim chỉ nam
cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam. Việc nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài của nhiều thế hệ và càng cần
được đẩy mạnh hơn nữa trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh có một nội dung mà chúng ta cần đạc biệt quan tám
đó là tư tưởng Hồ Chí Minh về kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy
tại sao, chúng ta phải quan tâm đến vấn đề này?
Xàm lược là bản chất của chủ nghĩa đế quốc. Các thế lực đế quốc luôn thực
hiện việc xâm lược các nước không chỉ bằng quán sự, bàng kinh tế, mà đặc biệt
trong thời đại ngày nay, việc xâm lăng bằng văn hóa đang trở thành vấn đề nóng
bỏng trên thế giới. Các nước lớn lợi dụng sức mạnh về kinh tế, về thông tin. họ
đang tìm cách làm mất bản sắc văn hóa của các dân tộc, đưa văn hóa của họ vào
các dân tộc kém phát triển. Từ mất bản sắc văn hóa sẽ dẫn đến mất độc lập tự do.
Hiện nay xu hướng hội nhập quốc tê là xu hướng không thể đảo ngược. Một
quốc gia sẽ không thể phát triển được, nếu như không hội nhập quốc tế. Song khi
hội nhập quốc tế cũng đứng trước một nguy cơ sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân
tộc, nếu quốc gia đó không có một chiến lược đứng đắn trong bảo tồn phát huy
những giá trị của bản sắc văn hóa dán tộc.
Vì vậy, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được nhiều quốc
gia trên thế giới quan tâm.
Vấn đề đặt ra là trong quá trình hội nhập quốc tế: làm thế nào vừa tiếp thu
được những giá trị văn hóa tiên tiến trên thế giới, vừa tiếp nhận được những thành
tựu khoa học hiện đại, lại vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc vãn hóa dân tộc.

với một lối sống khép kín. Do vậy, hiện nay vãn hóa truyền thống Việt Nam có
những điều phù hợp và không phù hợp. Điều không phù hợp cần được loại bỏ. Đổne
thời chúng ta phải biết tiếp thu những cái tinh hoa của vãn hóa các dân tộc khác.
Muốn kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc một cách đúng đắn đòi hỏi
chúng ta phải nghiên cứu một cách nghiêm túc tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực
này. Vì vậy, tôi chọn đề tài luận vãn: " Tư tưởng Hồ Chí Minh về kế thừa, phát huy
2
bản sắc văn hoá dân tộc và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền văn hoá mới ở
Việt Nam hiện nay"
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI.
Vấn đề tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh đã có nhiều công trình nghiên cứu,
như: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đườtig cách mạng Việt Nam của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp chủ biên (XB lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003; Tư
tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hoá và con người do GS Đặng Xuân Kỳ chủ
biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005). Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với
việc giáo dục đội ngũ cán bộ, Đảng viên hiện nay của Hoàng Trang và Phạm Ngọc
Anh chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004); Cơ sở khoa học nền tang vàn
hoá của tư tưởng Hồ Chí Minh của Thành Duy (Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
1998); Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh của Đỗ Huy (Nxb Chính trị quốc gia. Hà
Nội, 1997); Hồ Chí Minh - Danh nliâìì văn hoá thế qiới của Đào Phan (Nxb Văn
hoá thông tin 2000); Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam
của Bùi Đình Phong chủ biên (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996); Hổ Chí Minh -
nhà văn hoá kiệt xuất của Song Thành (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999)
Ngoài ra, còn nhiều bài viết công bố trên báo và tạp chí như: tạp chí Tnết
học, Cộng sản, Nghiên cứu lý luận, Tư tưởng văn hoá. Vãn hoá nghệ thuật, Dán tộc
học của nhiều tác giả như Trần Văn Giàu, Phạm Vãn Đổng,Trịnh Gia Ban. Hổ
Văn Chiểu Các công trình nghiên cứu trên đã để cập dưới các góc độ khác nhau về
tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh. Tuy nhiên nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kế
thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề phức tạp, khó khăn, cần tiếp tục
được nghiên cứu. Mặt khác, dưới góc độ triết học, chưa có tác giả nào bàn sáu vé

tính lý luận sâu sắc, cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và khoa
học. Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một sô nội dung
tư tưởng Hồ Chí Minh vể kế thừa phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và ý nghĩa của
nó đối với việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt
Nam hiện nay.
5. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý, quan điểm cơ bản của chủ
nghiã Mác - Lênin.
- Luận vãn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: kết hợp lịch sứ
với logic, phân tích với tổng hợp, so sánh với hệ thống.
4
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.
- Về lý luận: Làm rõ tư tưởng của Hồ Chí Minh về kế thừa và phát huy bản
sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và sự tiếp thu tinh
hoa văn hoá nhân loại. Từ đó luận văn cũng làm rõ ý nghĩa của tư tưởng này
trong xây dựng, phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Thực tiễn: Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những người
nghiên cứu, giảng dạy các lĩnh vực có liên quan, là tài liệu nghiên cứú cho
các cán bộ, các cơ quan quản lý văn hoá hiện nay ở nước ta.
7. KẾT CẤU LUẬN VÃN.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành hai chương, bốn tiết.
5
CHƯƠNG 1
Sự KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC
VÃN HÓA DÂN TỘC TRONG Tư TƯỞNG H ổ CHÍ MINH
1.1. T ư TƯỞNG HỚ CHÍ MINH VỂ s ự CẨN THIẾT VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC
KÊ THỪA, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG s ự NGHIỆP

[56,587],
Chủ tịch Hồ Chí Minh là học trò xuất sắc của C.Mác, Ph.Ảngghen và Lênin,
có quan niệm về văn hóa rất rộng, gắn liền hoạt động sống của cá nhân và cộng
đồng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính truyền thống và hiện đại, kế thừa và đổi mới,
dân tộc và nhân loại: Theo Người
"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản
sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn" [64,431],
Điểm thống nhất giữa quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng của
các nhà sáng lập ra học thuyết mác xít ở chỗ, các ông đều xem lao động sáng tạo là
cội nguồn của văn hóa.
Ngày nay, có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, các nhà nghiên cứu khác nhau
thường hiểu văn hóa theo nội dung khác nhau tuỳ thuộc vào góc độ tiếp cận. Tại Hội
nghị quốc tế ở Mêhico 1982 do UNESCO tổ chức, người ta đã đưa ra 200 định nghĩa
về văn hóa, cuối cùng đã đi đến thống nhất định nghĩa:
"Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về
tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một
xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật
và văn chương, những lối sống cơ bản của con người, những hệ thống
giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Vãn hoá đem lại cho con nguời
khả năng suy xét về bản thân, chính văn hóa làm cho chúng ta trở
7
thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý, có tình, có óc phê phán
và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà chúng ta xét đoán
được những giá trị và thực thi những sự lựa chọn. Chính nhờ văn hóa

như vậy, con người không thể trở thành con người nếu tách rời môi trường văn hóa.
Trong lịch sử thế giới, không có dân tộc nào sống và phát triển, mà chỉ nhập vãn
hóa từ nước khác. Cũng như một cái cây sống và lớn lên từ gốc rễ, nhờ gốc rễ, một
dân tộc cũng ra đời và trưởng thành từ cội nguồn của mình, tức là từ mảnh đất địa
lý, lịch sử, lòng yêu nước, yêu tự do, từ sức sống nội sinh, từ lao động và sức sản
sinh của mình, từ lối sống, phong tục, tập quán của mình. Tính chất dân tộc là điều
kiện tồn vong của mọi nền văn hóa. Dân tộc ta đã từng trải qua những thời kỳ bị
nước ngoài thống trị với mưu toan đồng hoá, nhưng tinh thần, cốt cách của dân tộc
vẫn được giữ vững. Đó là nhờ tính chất dân tộc của văn hóa, nhờ máu thịt dân tộc
của văn hóa, nhờ sự bền vững vô song của các truyền thống dân tộc.
Như vậy, bản sắc văn hóa chính là tính đặc thù dân tộc của nền văn hóa.
Bản sắc dân tộc được thể hiện, lưu giữ trong văn hóa, định hướng cho sự phát triển
của nền văn hóa dân tộc.
Bản sắc dân tộc của văn hóa là gì? Đó là những yếu tố độc đáo, yếu tô đặc
sắc của một nền văn hóa biểu hiện "đặc tính dân tộc", "cốt cách dân tộc". Chúng
tạo nên sức mạnh cố kết, duy trì và phát triển đời sống một cộng đồng với tư cách
là dân tộc, là bộ "gien bảo tồn dân tộc".
Để trả lời bản sắc văn hoá dân tộc là gì? Trước hết chúng ta cần làm rõ bản
sắc dân tộc.
“ Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh
huớng cơ bản thuộc sức mạnh tiềm tàng và sáng tạo văn hoá của một
dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc đó, giúp cho
dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất
quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển” [6,125].
Từ bản sắc dân tộc được thể hiện trong văn hoá, chúng ta có thể nêu định
nghĩa “ Bản sắc văn hoá dân tộc là tổng hoà các khuynh hướng cơ bản trong sáng
tạo văn hoá của một dân tộc vốn được hình thành trong mối liên hệ thường xuyên
với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các hệ tư tưởng, trong quá
trình vận động không ngừng của dân tộc đó” [114,25 ]
Nói tới bản sắc văn hoá dân tộc trước tiên chúng ta nói đến truyền thống

hoá. Có hai quy luật cơ bản tác động đến sự phát triển của văn hoá nhân loại là:
quy luật kế thừa và quy luật giao lưu.
Nhìn chung, xã hội loài người và văn hoá của nó sẽ là sự phát triển đi lên.
Sự phát triển của văn hoá sẽ không thực hiện được nếu không có sự kế thừa. Sự
phồn vinh của một quốc gia, một thời đại lịch sử bao giờ cũng dựa trên nền tảng
10
vững chắc của những giá trị văn hoá mà cộng đồng nhân loại, cộng đồng dân tộc
đã đạt được trước đó. Vì vậy, việc phát huy những di sản văn hoá truyền thống và
sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới là vấn đề đặt ra với mọi quốc gia, mọi dân
tộc ở mọi thời kỳ lịch sử.
Kế thừa văn hoá là một biểu hiện cụ thể của quá trình phủ định biện chứng
diễn ra trên lĩnh vực văn hoá. Thuật ngữ "succession" (kế thừa) được dùng để diễn
đạt quá trình biến đổi, phát triển của các sự vật, hiện tượng văn hoá, các nền văn
hoá diễn ra theo trục thời gian. Quá trình ấy trải qua nhiều giai đoạn, giai đoạn sau
liên tiếp phủ định biện chứng giai đoạn trước để làm nên sự biến đổi, phát triển của
các hiện tượng văn hoá, các nền văn hoá. Kế thừa là quy luật của sự phát triển và
tiến bộ văn hoá.
Kế thừa văn hoá là một quy luật cơ bản của sự phát triển văn hoá. Nó biểu
hiện mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới, giữa giai đoạn trước và giai đoạn sau của
quá trình phát triển văn hoá trong mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc cũng như toàn
nhân loại.
Là một quy luật khách quan, trong lịch sử phát triển bình thường của các
nền văn hoá, kế thừa văn hoá luôn luôn được thực hiện một cách tự phát hoặc tự
giác. Nhờ vậy, dù trong thời kỳ trình độ tư duy của loài người còn thấp, chưa nhận
thức được quy luật, song trong đời sống vẫn diễn ra tiến bộ văn hoá một cách tự
phát. Việc nhận thức được quy luật khiến cho con người thực hiện việc kế thừa vãn
hoá một cách tự giác và tránh được những sai lầm do ấu trĩ, thiếu hiểu biết gây
nên.
Bản chất của kế thừa vãn hoá là sự phủ định biện chứng nền văn hoá cũ để
tạo ra nền văn hoá mới cao hơn. Kế thừa thực hiện sự lọc bỏ, chuyển hoá cái cũ

nâng truyền thống của cha ông lên một tầm cao hơn. Người đã kết hợp một cách
sáng tạo truyền thống của dân tộc với tinh hoa của nhân loại để xây dựng cho dân
tộc mình những đuờng lối sáng suốt tạo thành sức mạnh mới trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc. Vì thế đã hình thành ở Hồ Chí Minh những
quan điểm về sự cần thiết phải kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong
sự nghiệp cách mạng.
Thứ nhất: Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là yêu cầu khách
quan của sự nghiệp cách mạng, của quá trình đấu tranh cách mạng và quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa đế quốc không chỉ dùng sức mạnh quân sự
để xâm lược các dân tộc, họ còn dùng văn hóa để nô dịch các dân tộc lạc hậu,
nhằm làm cho các dân tộc đó cam chịu kiếp người nô lệ.
12
Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam được che đậy dưới danh nghĩa đưa văn
minh cho dân tộc Việt Nam, họ truyền bá chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Rằng
những người da trắng là những người văn minh, những dân tộc thượng đẳng, còn
những người da màu là dân tộc hạ đẳng. Do vậy, người da trắng cai trị người da
mầu là đương nhiên. Thực dân Pháp còn dùng rượu cồn, thuốc phiện để đầu độc
dân tộc Việt Nam, hòng lôi kéo thanh niên Việt Nam vào con đường ăn chơi
hưởng lạc, truyền bá văn hóa Pháp, nhằm làm mất bản sắc văn hóa Việt Nam. Khi
nói về chính sách thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc đã chỉ rõ:
"Xứ Đông Dương bị chủ nghĩa tư bản Pháp bóc lột, để làm giàu cho
một số cá mập. Người ta đưa người Đông Dương vào chờ chết trong
cuộc chém giết của bọn tư bản để bảo vệ những cái gì mà chính họ
không hề biết. Người ta đầu độc họ bằng rượu cồn và thuốc phiện.
Người ta kìm họ trong ngu dốt cứ 10 trường học thì có 1.000 đại lý
thuốc phiện chính thức. Người ta bịa đặt ra những vụ âm mưu để cho
họ nếm những ân huệ của nền văn minh tư sản ở trên máy chém,
trong nhà tù hay đầy đọa biệt xứ” [65,34].
Do vậy, theo Nguyễn Ái Quốc muốn đấu tranh giải phóng dân tộc phải thức

Tinh thần tự cường dân tộc ở Việt Nam cũng đã được Nguyễn Ái Quốc
khơi dậy. Một mặt người kêu gọi tình đoàn kết giữa các dân tộc, giữa giai cấp công
nhân thế giới, mặt khác người lại kêu gọi tinh thần “tự lực cánh sinh dựa vào sức
mình là chính”. Người chỉ ra “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ
dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” [67, 522].
Thứ hai\ Kế thừa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là yêu cầu khách quan
của sự phát triển bền vững.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra, sự phát triển của lịch sử nhân loại là sự
tiếp nối các hình thái kinh tế - xã hội. Chủ nghĩa xã hội ra đời từ chủ nghĩa bản nó
không vất bỏ tất cả những di sản của quá khứ mà chỉ loại bỏ tất cả những gì không
phù hợp những cái gì mang tính chất tư bản chủ nghĩa, còn những gì là phù hợp
chúng ta phải tiếp thu. Ví dụ như những thành tựu khoa học công nghệ những
phương pháp quản lý hiện đại. Trong tác phẩm “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”
V.I. Lênin đã chỉ ra: “Nếu không hiểu rõ rằng chỉ có sự hiểu biết chính xác về văn
hóa được sáng tạo ra trong toàn bộ quá trình phát triển của loài người và việc cải
tạo nền vãn hóa đó mới có thể xây dựng được nền văn hóa vô sản ” [49,361],
14
Lênin còn nói rằng:“Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu
trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo
ra” [76,362]. Văn hóa của nhân loại cũng như một dòng chảy truyền từ đời này
sang đời khác, không ngừng được bổ sung, phát triển qua thực tiễn lao động sản
xuất và cuộc chiến đấu chống thiên tai địch họa của nhân dân.
Do vậy việc kế thừa văn hóa truyền thống của dân tộc là lẽ tự nhiên trong
quá trình xây dựng nền vãn hóa mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chủ tịch Hổ
Chí Minh đã nhiều lần nói với các nghệ sĩ: "Nghệ thuật của ông cha chúng ta hay
lắm, tốt lắm! Cố mà giữ gìn; làm công tác văn nghệ mà không tìm hiểu sâu vốn
của dân tộc thì không làm được đâu". [77,68]
Có kế thừa những giá trị của văn hóa truyền thống chúng ta mới có thể phát
triển bền vững văn hóa xã hội chủ nghĩa, mới có thể phát huy nó trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sẽ không có một nên vãn

tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tính chất dân tộc của nền văn hoá mới thực chất
là vấn đề kế thừa truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, kết hợp chặt chẽ với việc
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Nghiên cứu tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, chúng ta có thể hiểu tính chất dân
tộc, hay đặc tính, cốt cách dân tộc của văn hoá Việt Nam, như Người đã nói, là tính
chất riêng, là cái tinh tuý bên trong, tạo nên những nét khác biệt của văn hoá Việt
Nam so với các nền văn hoá khác; đó cũng là những nét khác biệt của dân tộc Việt
Nam so với các dân tộc khác. Nó được thể hiện trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn,
tính cách, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán, trong các loại hình văn học nghệ
thuật, trong toàn bộ đòi sống tinh thần của dân tộc; và tập trung nhất là trong những
truyền thống tốt đẹp của văn hoá Việt Nam, tạo nên những giá trị tinh thần bền
vững, có sức sống vượt qua mọi thử thách của thời gian. Những giá trị ấy có khi bộc
lộ công khai, có khi tiềm ẩn trong chiều sâu của đời sống con người và xã hội. Điều
này đã được Hồ Chí Minh nêu rõ khi phản ánh về truyền thống yêu nước, một
truyền thống nổi bật nhất của văn hoá Việt Nam: "tinh thần yêu nước cũng như các
thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm" [67,172], Chính vì vậy,
dù đất nước ta trong quá khứ đã từng bị nước ngoài đô hộ hàng trăm năm, thậm chí
cả nghìn năm, nhưng nền văn hoá Việt Nam vẫn không bị đồng hoá, ngược lại, nó
vẫn tồn tại và phát triển, để trở nên ngày càng phong phú, tạo nên sức sống bất diệt
của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới có tính chất dân
16
tộc khoa học đại chúng, Hồ Chí Minh đã thành công. Những thành tựu vãn hoá đó
là do Hồ Chí Minh đã thực hiện một sô nguyên tắc sau trong việc kế thừa và phát
huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Nguyên tắc thứ nhất: Kế thừa có chọn lọc những giá trị văn hoá dân tộc.
Xây dựng nền văn hoá có tính chất dân tộc trước hết phải biết trân trọng, giữ
gìn, kế thừa và phát triển những truyền thống tốt đẹp, những giá trị tinh thần bền
vững của vãn hoá dân tộc, bao gồm vãn hoá của các tộc người trong một quốc gia đa

này Ảngghen cũng đã đặt ra từ lâu: Phải loại bỏ những truyền thống xấu của quá
khứ vẫn đè nặng lên những người đang sống.
Như vậy là trong việc xây dựng nền văn hoá mới, có tính chất dân tộc phải
tránh khuynh hướng sai lầm: một là, phủ định sạch trơn tất cả những gì mà văn hoá
quá khứ của dân tộc đã để lại, kể cả những truyền thống tốt đẹp, những vốn cũ quý
giá, những giá trị bền vững của văn hoá dân tộc ; hai là, kế thừa tất cả những gì đã
có của văn hoá quá khứ, kể cả những cái đã lạc hậu, lỗi thời. Khuynh hướng trên sẽ
dẫn tới chỗ xoá bỏ tính chất dân tộc của văn hoá, còn khuynh hướng dưới lại làm
hỏng tính chất dân tộc của nền văn hoá mới mà chúng ta cần xây dựng.
Hồ Chí Minh đã nhiều lần phân tích rất kỹ các truyền thống văn hoá tốt đẹp
của dân tộc. Đó là truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc trong một quốc gia đa dân
tộc. Đó là sự hoà hợp giữa các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam. Đó là tinh thần yêu
nước thương nòi, là ý chí quật cường bất khuất, là khí phách anh hùng, sẵn sàng hy
sinh quên mình vì nước; đó là tinh thần cộng đồng, tinh thần nhân nghĩa, tinh thần
lao động cần cù, dũng cảm; đó là tinh thần cần kiệm trong sinh hoạt, giản dị trong
lối sống, tế nhị trong cư xử, trọng tình nghĩa từ trong gia đình đến ngoài xã hội
Những truyền thống văn hoá tốt đẹp ấy đã được hình thành và phát triển trong lịch
sử lâu dài của cả cộng đồng dân tộc, đã được kết tinh, trở thành những giá trị bền
vững thống nhất mà đa dạng không phải chỉ có ý nghĩa đối với các thời kỳ lịch sử đã
qua, mà còn có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn cách mạng hiện nay cũng như mãi mãi
về sau này. Dù đất nước ta có phát triển đến đâu chăng nữa thì truyền thống văn hoá
tốt đẹp của dân tộc vẫn phải được trân trọng, giữ gìn, bởi lẽ một dân tộc để mất
truyền thống, mất bản sắc cũng có nghĩa là để mất chính mình, mất tất cả.
Nhưng kế thừa không có nghĩa là giữ nguyên như cũ, mà phải phát triển
những truyền thống văn hoá tốt đẹp vốn có của dân tộc cho phù hợp với những điều
kiện lịch sử cụ thể mới của đất nước và những biến đổi mới của thời đại nhằm giải
quyết những nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới hiện nay. Kế thừa mà không
biết phát triển thì những truyền thống dân tộc dù có tốt đẹp đến mấy cũng không
còn sức sống, và như vậy, sự kế thừa ấy cũng đồng nghĩa với việc làm mất hết ý
nghĩa của những cái gì đang được kế thừa.

nhất để các nền văn hoá, có thể giao lưu, hội nhập, tiếp thu lẫn nhau. Sự giao lưu văn
hoá theo quan niệm cách mạng và khoa học của Hồ Chí Minh là nhằm cho các dân
tộc xích lại gần nhau, cùng phấn đấu mưu cầu hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ
19
xã hội cho tất cả các dân tộc tuyệt nhiên không có thôn tính hay đồng hoá lẫn nhau,
càng không thể là sự "ủng hộ" của "nền văn minh cao hơn" bằng bạo lực - máu lửa
đối với nền văn minh của các dân tộc yếu hơn. Hồ Chí Minh từng tâm sự với bạn bè
thế giói: "Có điều các bạn chớ hiểu là tôi cho rằng chúng tôi cần phải dứt bỏ văn hoá
nào đó, dù là văn hoá Pháp đi nữa" [34, 516-517]. Một phóng viên trên tờ báo Mỹ
"Diễn đàn" đã khẳng định: "Cụ Hồ không phải là một người dân tộc hẹp hòi mà Cụ
là một người yêu mến văn hoá Pháp trong khi chống thực dân Pháp, một người biết
coi trọng những truyền thống cách mạng Mỹ trong khi Mỹ phá hoại đất nước của Cụ
[34, 331].
Nền văn hoá Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của
dân tộc không phải là kết quả vận động chỉ riêng những yếu tô' nội sinh. Văn hóa
Việt Nam đã tiếp thu văn hóa Trung Hoa, Ân Độ và nhiều nền văn hóa khác để làm
phong phú cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Nho giáo, Phật giáo vào Việt Nam đã
hội nhập vào văn hóa Việt Nam, đóng góp vào văn hóa Việt Nam từ phong tục tập
quán tới những quan niệm đạo đức. Kế thừa truyền thống của ông cha ta, Hồ Chí
Minh cho rằng: Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy đê tạo ra
một nền văn hoá Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và vãn
hoá nay, trau dồi cho văn hoá thật có tinh thần thuần tuý Việt Nam để hợp với tinh
thần dân chủ.
Như vậy, việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, của cả cổ kim Đông Tây là
một vấn đề lớn trong tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh. Nhưng đây không phải là sự
tiếp thu xô bổ mọi thứ của thiên hạ, mà là chọn lọc những cái hay, cái tốt, cái đẹp để
làm giàu thêm cho văn hoá dân tộc. Đây thực sự là sự thâu hoá những tinh hoa vãn
hoá nhân loại, làm cho những tinh hoa ấy trở thành những cái hay, cái tốt, cái đẹp
mang "tinh thần thuần tuý Việt Nam". Đây thực sự là "Việt Nam hoá" những cái từ
ngoài đến, biến chúng thành những cái bên trong, tự nhiên như những yếu tố nội

nhỏ của các vị ấy". [111,152].
Phải có tư duy văn hoá rộng mở, phải có tư tưởng văn hoá ở tầm nhân loại
và lịch sử toàn thế giới, mới có thể nêu ra được những nhận định hết sức quan
trọng và độc đáo như thế. Điều đó chỉ có thể thấy ở nhà văn hoá kiệt xuất Hồ Chí
Minh.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hoá Trung Quốc, Pháp,
Anh, Mỹ, Liên Xô, An Độ và của các dân tộc khác. Trong khi chống thực dân
Pháp, Người vẫn để cao vẫn hoá Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, Người phân biệt nhân dân Mỹ với bọn đế quốc xâm lược Mỹ , cũng như
21
phân biệt truyền thống văn hoá - cách mạng Mỹ với nền văn hoá của chủ nghĩa tư
bản hiện đại Mỹ làm tha hoá con người và nô dịch các dân tộc khác. Việc trích dẫn
một số điểm trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyên của Pháp năm 1791 để mở đầu cho bản Tuyên ngôn độc lập
khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1945 là một dẫn chứng nổi bật
về vấn đề này.
Một điều kiện cần thiết phải có để có thể tiếp thu được tinh hoa văn hoá
nhân loại là những người làm văn hoá, văn nghệ phải có kiến thức, phải chịu khó
học hỏi, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Hồ Chí Minh nói: "phải mở rộng
kiến thức của mình về văn hoá thế giới, mà đặc biệt hiện nay là văn hoá Xôviết.
Phải nghiên cứu toàn diện văn hoá của các dân tộc khác, chỉ trong trường hợp đó
mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hoá của chính mình"[60,5].
Việc tiếp thu văn hoá nhân loại như vậy phải thông qua những đại biểu có
trình độ, đủ để phân biệt được những gì là tinh hoa với những gì không phải tinh
hoa, những gì có thể và cần tiếp thu hoặc ngược lại. Sự thiếu hiểu biết đối với các
nền văn hoá khác, quan điểm mơ hồ trong vấn đề tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại có thể dẫn đến hai khuynh hướng hoặc "sùng ngoại", hoặc "bài ngoại". Cả hai
khuynh hướng này trước kia đều đã có ở nước ta, đến nay vẫn không phải không
có. Do bảo thủ nên mọi cái của nước ngoài đều e ngại, đều cho là của chủ nghĩa tư
bản, nên không cần nghiên cứu, không thể tiếp nhận. Ngược lại, do "sùng ngoại"


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status