đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương - Pdf 25

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đề tài nghiên cứu của tôi có sự hỗ trợ từ giáo viên
hướng dẫn là PGS.TS. Hoàng Sỹ Động. Các nội dung và kết quả nghiên cứu
trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công
trình nghiên cứu nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu được dùng để phục vụ cho việc phân
tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau
và được ghi lại trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài có sử dụng một
số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình.
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận
Phạm Thị Huệ
ii

LỜI CÁM ƠN

Đối với mỗi sinh viên việc làm khóa luận tốt nghiệp có ý nghĩa hết sức
quan trọng bởi vì đây là cơ hội giúp cho bản thân sinh viên gắn lý luận vào thực
tiễn để từ đó đưa ra được cái nhìn toàn diện, sâu sắc về chuyên ngành mình
học. Đây cùng được coi như là một bước đi đầu tiên, khởi đầu cho những bước
đi sau này trong tương lai.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến PGS.TS. Hoàng Sỹ Động,
người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm khóa luận tốt

5. Cấu trúc của khóa luận 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp 4
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp 4
1.1.2. Phân loại nhóm đất nông nghiệp 6
1.1.3. Vai trò của đất nông nghiệp 7
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp 8
1.2. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất 10
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 13
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 13
2.1.1. Vị trí địa lý 13
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 15
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 23
2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, KT- XH của tỉnh 33
2.2. Biến động sử dụng đất đai chung và đất nông nghiệp của tỉnh 35
2.2.1. Biến động sử dụng đất đai chung của tỉnh Hải Dương 35
2.2.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp 39
2.2.3. Biến động về quy mô sử dụng đất nông nghiệp của các hộ 47
2.3. Nguyên nhân và hạn chế của việc sử dụng đất nông nghiệp 48
iv

2.3.1. Hạn chế 48
2.3.2. Nguyên nhân 49
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương 50
2.4.1. Về mặt kinh tế 50
2.4.2. Về mặt xã hội 54
2.4.3. Về mặt môi trường 56
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG 58

Đồng bằng sông Hồng
TP
Thành Phố
LUT
Loại hình sử dụng
ĐVT
Đơn vị tính
DT
Diện tích
SL
Sản lượng
BQ
Bình quân
TBVTV
Thuốc bảo vệ thực vật
PBHH
Phân bón hóa học

Giai đoạn
NQ
Nghị quyết
HĐND
Hội đồng nhân dân
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
KCN
Khu công nghiệp
CCN
Cụm công nghiệp
QL

Bảng 3.1: Tố độ tăng trưởng bình quân/năm về GTSX 59
Bảng 3.2: Chỉ tiêu về sản xuất 60

Hình 2.1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2009 37
Hình 2.2: Cơ cấu sử dụng đất năm 2012 38
Hình 2.3: Cơ cấu lao động theo khu vực sản xuất 54

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên chiến lược đối với bất kỳ một quốc gia, một dân tộc
và mỗi một con người cụ thể. Đất đai vừa là đối tượng sản xuất lại vừa là tư
liệu sản xuất cho các ngành đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp. Có thể nói
đất đai là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là đối tượng lao động đồng thời là
môi trường sản xuất ra lương thực, thực phẩm phục vụ cho cuộc sống của con
người.
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng
cao, con người đã sử dụng đất cho nhiều mục đích khác nhau để đạt được hiệu
quả. Tuy nhiên mỗi loại đất khác nhau sẽ có phương thức sử dụng khác nhau
tại mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Những năm gần
đây diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do thực tiễn phát triển công
nghiệp, quá trình đô thị hóa và quá trình hội nhập đồng thời muốn sử dụng đất
đai có hiệu quả không chỉ đơn thuần là năng suất của các loại cây trồng mà còn
cần chú ý đến các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường. Vì thế đối với từng
vùng khác nhau cần có những đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại mỗi vùng là
hết sức cần thiết nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý, bảo vệ đất đai.
Hải Dương là một tỉnh nằm ở Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 166.222 ha. Tổng diện

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh
Hải Dương trong khoảng thời gian từ năm 2005- 2012.
3.3. Về mặt nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Các số liệu sẽ được lấy chi
tiết, cụ thể đến các huyện thuộc tỉnh Hải Dương

3

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Điều tra thu thập số liệu, tài liệu có liên quan đến việc xây dựng nội dung
đề tài nhằm đánh giá được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
về mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Tập hợp, xử lý số liệu, tài liệu thu thập liên quan đến nội dung nghiên
cứu của đề tài.
5. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu; danh mục viết tắt, bảng số liệu, biểu đồ thì đề tài “
đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương” được kết cấu thành 3 chương như sau:
- Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2. Đánh giá thực trạng biến động sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Chương 3. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp tỉnh Hải Dương.
4


Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape ecology), đất đai
được coi là của hệ sinh thái. Đất đai được định nghĩa đầy đủ là “ Một khu đất
xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính
tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của
sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như không khí, thổ nhưỡng, điều
kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay
và trước đây của con người ở chừng mực những thuộc tính này ảnh hưởng có
ý nghĩa tới việc sử dụng đất đai của con người ở hiện tại và tương lai”
(Christaian, Stewart – 1968 và Smith – 1973).
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, “ đất đai” được nhìn nhận là
một nhân tố sinh thái (FAO – 1976). Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả
các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất, có ảnh hưởng nhất định
tới tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất đai theo nghĩa tổng quát bao gồm
khí hậu, thủy văn; dáng đất (địa mạo, địa hình); thổ nhưỡng; thảm thực vật tự
nhiên (rừng, cỏ dại trên đồng ruộng); động vật tự nhiên và những biến đổi của
đất do các hoạt động của con người.
Từ định nghĩa trên có thể hiểu một cách đơn giản đất đai là một vùng trên
mặt đất có ranh giới, vị trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố
tự nhiên- kinh tế- xã hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất,
thủy văn, thực vật, động vật và hoạt động của con người.
1.1.1.2. Khái niệm về sử dụng đất
Sử dụng đất là sự bố trí đất đai cho sản xuất, kinh doanh và kể cả việc xác
định diện tích đất đai chưa sử dụng theo thời gian và trên không gian xác định.
Bao giờ và ở bất cứ đâu thì việc sử dụng đất cũng được dựa trên luật đất đai và
ở đó cũng xác định các loại hình sử dụng đất khác nhau.
Theo luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất được phân thành 3 loại cơ bản là
đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Dưới mỗi loại cơ
bản nêu trên sẽ được chia thành các loại sử dụng đất đai nhỏ hơn theo không
gian xác định.Ví dụ như đất nông nghiệp sẽ được chia thành đất sản xuất nông

7

1.1.3. Vai trò của đất nông nghiệp
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình lao
động con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ
cho nhu cầu của con người. Vì vậy có thể nói đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa
là đối tượng sản xuất của xã hội loài người.
Đất đai là tài nguyên chiến lược đối với bất kỳ một quốc gia, một dân tộc
và mỗi con người cụ thể. Là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ
sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Việc khẳng định vai trò của
đất đai là hoàn toàn có cơ sở bởi đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá
trình sản xuất của các ngành kinh tế và hoạt động của con người. Đất đai là tài
nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động- thực vật và con
người trên trái đất đồng thời đất đai thuộc vào loại tài nguyên không tái tạo
được nhưng lại có quá trình suy thoái. Chính vì thế mà việc sử dụng đất tiết
kiệm có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên này là nhiệm vụ vô cùng
quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia.
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội tuy nhiên vai trò
của đất đai ở mỗi ngành sản xuất đều có sự khác nhau về kinh tế, xã hội, sinh
thái và môi trường. Nếu như đối với ngành công nghiệp và các ngành khác (trừ
công nghiệp khai khoáng), đất đai là nền móng, là địa điểm, là cơ sở tiến hành
hoạt động sản xuất thì đối với ngành nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt
đất đai lại có vị trí đặc biệt. Nó là tư liệu sản xuất và là đối tượng sản xuất chủ
yếu trong ngành nông nghiệp. Đất đai là đối tượng sản xuất trong ngành nông
nghiệp bởi vì đây là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động
vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm.
Như chúng ta đã biết diện tích đất đai là có hạn. Sự giới hạn này là do toàn
bộ diện tích bề mặt của trái đất cũng như diện tích đất đai của mỗi quốc gia,
mỗi lãnh thổ bị giới hạn. Sự giới hạn đó còn thể hiện ở chỗ nhu cầu sử dụng đất

đúng các điều kiện tự nhiên của từng khu vực sẽ là cơ sở xác định cây trồng,
vật nuôi phù hợp.
9

- Vị trí địa lý: Mỗi vùng khác nhau sẽ có vị trí địa lý khác nhau nên từ đó
sẽ có sự khác biệt về nhiệt độ, nguồn nước, giao thông, thổ nhưỡng,… Điều
này quyết định đến khả năng phát triển các loại cây trồng và hiệu quả kinh tế
mang lại.
- Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến
sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Nhiệt độ bình quân,
lượng mưa, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, số giờ nắng…sẽ ảnh hưởng trực tiếp
tới sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.
- Đất đai: Là yếu tố sản xuất không thể thiếu được trong sản xuất nông
nghiệp, là mối quan tâm hàng đầu đối với người làm nông nghiệp. Sản xuất
nông nghiệp phải gắn với đất đai, quỹ đất nhiều hay ít, tốt hay xấu sẽ có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất. Còn thành phần cơ giới, kết cấu đất,
hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất… sẽ quyết định đến chất lượng
và sử dụng đất.
- Nguồn nước và chế độ nước: Là yếu tố rất cần thiết đặc biệt là trong
nông nghiệp. Nó cung cấp chất dinh dưỡng và vật chất giúp cho cây trồng sinh
trưởng và phát triển.
- Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: Là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả
sản xuất, độ phì nhiêu của đất…
-…….
* Nhân tố kinh tế - xã hội: Bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số,
cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách,…các yếu tố này có ý nghĩa quan trọng
và ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp: Trong các yếu tố cơ sở hạ
tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp thì yếu tố giao thông vận tải sẽ góp phần
vào việc trao đổi, tiêu thụ sản phẩm cũng như cung cấp các yếu tố đầu vào cho

luật đó. Nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện
phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại”.
Như vậy, ta có thể thấy bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản
11

xuất và phát triển KT- XH tức là đáp ứng ngày càng cao về nhu cầu đời sống
vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
Như vậy, có thể hiểu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là sự bố trí sử dụng
đất đai khoa học, đúng với mục đích hoạt động sản xuất nông nghiệp và mang
lại giá trị cao trên ha nhằm phục vụ chính quyền, doanh nghiệp, người lao động
trên cơ sở sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên đất nông nghiệp mà không
làm mất đi giá trị sẵn có của đất đai.
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp thường được đánh
giá trên quan điểm hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường:
- Về hiệu quả kinh tế: Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế
nhưng tất cả đều có sự thống nhất về mặt bản chất. Đó là một phạm trù phản
ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế của nông nghiệp. Hiệu quả kinh
tế sử dụng đất nông nghiệp có thể hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng
kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh
trên một đơn vị diện tích đất sử dụng. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được
của sản phẩm đầu ra; lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của nguồn lực đầu vào.
Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như
xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Đây được coi là một phạm trù chung nhất, là khâu trung tâm của các loại
hiệu quả, nó liên quan trực tiếp đến nền sản xuất hàng hóa và tới tất cả các
phạm trù, các quy luật kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế có vai trò cơ bản quyết
định các hiệu quả còn lại vì trong mọi hoạt động sản xuất con người đều có
mục đích chủ yếu là khi có được hiệu quả kinh tế thì mới có điều kiện vật chất
để đảm bảo cho các hiệu quả về mặt xã hội và môi trường.
- Về hiệu quả xã hội: Là một phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả

- Phía Bắc giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang;
- Phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên;
- Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng;
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.
Tỉnh Hải Dương có TP. Hải Dương là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa
xã hội của cả tỉnh ngoài ra tỉnh còn gồm 1 thị xã và 10 huyện, có tổng diện tích
tự nhiên 1.662 km
2
(năm 2012), được chia làm 2 vùng là vùng đồng bằng và
vùng đồi núi.
Nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, địa bàn có nhiều tuyến
giao thông quốc gia đi qua, từ Đông sang Tây, có tuyến đường sắt quốc gia Hà
Nội- Hải Phòng, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, cao tốc Hà Nội- Hải Phòng đang xây
dựng, cao tốc Nội Bài- Hạ Long đang chuẩn bị xây dựng đi qua là các trục giao
thông chính của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ kết nối Vùng Thủ đô Hà Nội
với khu vực ven biển Hải Phòng- Quảng Ninh; từ Bắc xuống Nam, có Quốc lộ
37, Quốc lộ 38 là các tuyến giao thông chính kết nối khu vực miền núi trung du
phía Bắc với khu vực ven biển Bắc Bộ, có đường Vành đai V (Vùng Thủ đô
Hà Nội) sẽ được xây dựng đi qua kết nối các đô thị xung quanh Thủ đô Hà Nội:
TP.Vĩnh Yên- TP.Sơn Tây- đô thị Hoà Lạc- đô thị Xuân Mai- Miếu Môn-
TP.Hưng Yên- TP.Hải Dương - TX.Chí Linh- TP.Bắc Giang- TX.Sông Công.
Điều kiện vị trí thuận lợi để tỉnh mở rộng giao lưu kinh tế với trong và ngoài
Vùng ĐBSH, Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ, Hành lang kinh tế Lạng
Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, khu vực miền núi phía Bắc và Vùng
biên giới Việt- Trung, đồng thời tạo cho Hải Dương có vị trí chiến lược về giao
thương kinh tế và bảo đảm quốc phòng- an ninh ở khu vực các tỉnh Bắc Bộ.
- Đối với Vùng Đồng bằng sông Hồng: Hải Dương vừa là đầu mối giao
lưu kinh tế, thương mại, trung chuyển các luồng hàng hóa qua lại giữa Vùng
15



2.1.2.2. Khí hậu
a) Khí hậu
Do vị trí địa lý nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng nên mang đầy đủ
những đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng, ẩm, mưa nhiều và có 4 mùa
rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).
Nhiệt độ trung bình năm là 23- 24
0
C, tổng số giờ nắng trung bình trong
năm khoảng 1.420- 1.450 giờ. Mùa hè nóng, ẩm, kéo dài từ tháng 5 đến tháng
10; nóng nhất là vào tháng 6, tháng 7, nhiệt độ trung bình lên tới 30
0
C. Mùa
đông có gió mùa Đông Bắc lạnh, khô, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau;
lạnh nhất là vào tháng 1, tháng 2, nhiệt độ trung bình có thể xuống đến 13
0
C.
Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao 1.600- 1.800 mm, phân bố không
đồng đều. Mùa hè mưa tập trung 80- 85% lượng mưa cả năm. Mùa đông mưa
ít chiếm 15- 20% cả năm.
Nhìn chung, khí hậu Hải Dương thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp bao
gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả. Đặc biệt điều kiện khí hậu vào
mùa đông rất thuận lợi cho việc sản xuất cây vụ đông.
b) Thủy văn
Do đặc điểm của địa hình, các dòng chảy ở các sông lớn như sông Hồng,
sông Thái Bình chảy qua Hải Dương đều theo hướng Tây Bắc- Đông Nam và
thuộc phần hạ lưu nên dòng sông thường rộng và không sâu, tốc độ dòng chảy
chậm hơn phía thượng lưu. Chế độ nước của hệ thống sông ngòi ở đây được
chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa lũ (tháng 5- tháng 10), mùa cạn (tháng 11-
tháng 4 năm sau).

Hà, Kim Thành, Tứ Kỳ giáp Hải Phòng và Thái Bình gần các cửa sông đổ ra
biển, nước dưới đất ở độ sâu 20 m trở lên bị nhiễm mặn không thích hợp cho
sinh hoạt. Ngoài ra, trong tỉnh còn có 1 điểm nước khoáng nóng ở Thạch Khôi
có thể khai thác phục vụ du lịch.
Với nguồn nước ngầm khá phong phú cùng với nguồn nước mặt dồi dào
sẽ giúp đảm bảo lượng nước cho sinh hoạt; phục vụ sản xuất đặc biệt là trong
ngành nông nghiệp; hạn chế được tình trạng thiếu nước vào mùa khô.
18

2.1.2.4. Tài nguyên đất
a. Các loại đất đai của tỉnh
Hải Dương có diện tích tự nhiên là 166.222 ha, được chia làm 2 vùng là
vùng đồi núi và vùng đồng bằng.
- Vùng đồi núi: Nằm ở phía Bắc của tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên
bao gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn. Vùng
đồi núi ở tỉnh Hải Dương chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung bình khoảng
200- 300 m nên phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và các loại cây
công nghiệp ngắn ngày.
- Vùng đồng bằng: Chiếm 89% diện tích đất tự nhiên bao gồm các huyện,
xã còn lại. Vùng đồng bằng ở đây chủ yếu là do hệ thống sông Thái Bình bồi
đắp nên đất đai màu mỡ rất thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được
nhiều vụ trong năm.
Trên diện tích 166.222 ha, Hải Dương bố trí sử dụng 63,1% vào sản xuất.
Đất canh tác phần lớn là đất phù sa sông Thái Bình, tầng canh tác dày, độ PH
từ 5- 6,5 thích hợp cho việc trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
Một số diện tích đất canh tác ở phía Bắc tỉnh có tầng đất mỏng, chua, nghèo
chất dinh dưỡng thích hợp cho việc trồng cây lạc, đậu tương…
Nghiên cứu về những đặc điểm tính chất và phân loại đất được thực hiện
theo phương pháp phân loại của FAO– UNESCO để xác định khả năng sử dụng
bền vững cho đất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương. Những kết quả

bố ở các vùng đất trong đê. Đây là loại đất thích hợp cho trồng lúa, hoa màu,
cây ăn quả. Khi sử dụng cần chú ý đến việc đảm bảo cung cấp nước để hạn chế
quá trình phát triển của tầng loang lổ đỏ vàng làm đất bị cứng.
- Đất xám: Đất xám có tổng diện tích là 14.320,0 ha; chiếm 8,65% diện
tích tự nhiên của tỉnh. Đất xám gồm 3 loại là:
+ Đất xám bạc màu: Diện tích 2.286,0 ha; phân bố ở hai huyện Chí Linh
và Kinh Môn, vùng ven chân đồi, khu vực có địa hình cao, đươc thành trên mẫu
đất phù sa cổ. Đất phù hợp cho việc trồng các loại cây rau màu và cây ăn quả.

Trích đoạn Về mặt môi trường Nhóm chính sách về quy hoạch, kế hoạch sử dụng và quản lý đất đai Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Các giải pháp khác
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status