đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh - Pdf 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ VĂN DUY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DƢ NGỌC THÀNH

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn Đỗ Văn Duy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Yêu cầu của đề tài 3
4. Ý nghĩa của đề tài 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 6
1.2. Khái quát chính sách giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế
trên Thế Giới và của Việt Nam 10
1.2.1. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới 10
1.2.2. Khái quát chính sách giao đất, cho thuê đất của Việt Nam 17
1.3. Tình hình sử dụng đất trên thế giới và trong nước 21
1.3.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới 21
1.3.2. Tình hình sử dụng đất trong nước 22
1.4. Tình hình sử dụng đất của các tổ chức tại Việt Nam 23
1.4.1. Tình hình giao đất, công nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức 26
1.4.2. Tình hình thuê đất của các tổ chức 27
1.5. Tình hình sử dụng đất của tỉnh Quảng Ninh 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
Chƣơng 2. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 32
2.2. Nội dung nghiên cứu 32
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hải Hà ảnh

3.5. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với đất đã giao,
cho thuê cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Hải Hà 70
3.5.1. Giải pháp thể chế chính sách 70
3.5.2. Giải pháp kinh tế - xã hội 71
3.5.3. Giải pháp kỹ thuật 71
3.5.4. Giải pháp về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế trên địa bàn huyện trong thời gian tới 72
Chƣơng 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN
: Công nghiệp
CNH
: Công nghiệp hoá
CSHT
: Cơ sở hạ tầng
DV
: Dịch vụ
ĐTH
: Đô thị hoá
GCNQSDĐ
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bảng 3.3. Diện tích đất của các tổ chức kinh tế phân theo đơn vị
hành chính 48
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế đến năm 2013 so
sánh qua các năm của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 49
Bảng 3.5. Cơ cấu GDP các ngành kinh tế (tính theo giá hiện hành) 49
Bảng 3.6. Thực trạng sử dụng đất năm 2013 và biến động so với số
liệu thống kê đất đai năm 2012 và năm 2011 55
Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế theo mục
đích sử dụng đất năm 2013 58
Bảng 3.8. Tổng số tổ chức, khu đất, diện tích sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế 59
Bảng 3.9. Diện tích đất của các tổ chức kinh tế phân theo đơn vị
hành chính 59
Bảng 3.10. Tình hình giao sử dụng đất và cho thuê đất 60
Bảng 3.11. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế 61
Bảng 3.12. Những nguyên nhân chính của các tổ chức kinh tế sử
dụng đất không đúng mục đích được giao, được thuê 65
Bảng 3.13. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các
tổ chức kinh tế 66
Bảng 3.14. Hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện
Hải Hà 68
Bảng 3.15. Tổng hợp các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh
Quảng Ninh 69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH


cho các tổ chức quản lý sử dụng nói riêng.
Để có cơ sở đề xuất những giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên đất đai của huyện Hải Hà, thì phải đánh giá thực trạng sử dụng đất. 2
Từ đó đưa ra những kiến nghị sử dụng quỹ đất của huyện có hiệu quả, phục
vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
một cách hợp lý, có khoa học, cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên
địa bàn huyện.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để sử dụng triệt để, hợp lý, có hiệu quả
nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Phương án quy hoạch sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế của huyện Hải Hà
sẽ tập trung giải quyết xác định rõ thực trạng và giải pháp sử dụng đất đem lại
hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và an ninh lương thực đối với đất trồng
lúa, đất rừng, đất khu công nghiệp, đất phát triển đô thị, đất phát triển cơ sở
hạ tầng, Hải Hà . Do vậy,
việc thực hiện đề tài "Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản
lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh
Quảng Ninh" được đặt ra với mong muốn đưa ra những giải pháp thiết thực
và tích cực nhằm tăng cường vai trò nắm chắc, quản chặt quỹ đất của Nhà
nước (đại diện chủ sở hữu đối với đất đai) nói chung và diện tích đất đang
giao cho các tổ chức quản lý sử dụng nói riêng và đặc biệt là diện tích đang
giao cho các tổ chức kinh tế quản lý sử dụng trên địa bàn huyện Hải Hà và
góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất đã giao cho các tổ
chức kinh tế trên địa bàn trên huyện Hải Hà từ đó đưa ra một số giải pháp

quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế; như: cải cách thủ tục hành chính, cơ chế
tài chính hóa trong quản lý đất đai của các tổ chức kinh tế, xây dựng kế hoạch cụ
thể để chủ động điều hành trong quản lý đất đai (chủ động giải phóng mặt bằng,
thu hút đầu tư hay hạn chế đầu tư ở những khu vực không khuyến khích…)
4. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để hoạch định các chính sách
và giải pháp sử dụng hiệu quả đối với tài nguyên đất đai của huyện Hải Hà.
Là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu các vẫn đề liên quan đến đất đai của các
huyện có điều kiện tương đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về đất đai. Đất đai
là tài nguyên thiên nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh và lao động của
nhân dân ta, trong lực lượng sản xuất “lao động là cha, đất là mẹ sinh ra của
cải vật chất cho xã hội”. Do đất đai giữ một vị trí quan trọng đời sống xã hội
như vậy nên theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác - xít thì đất đai đóng
một vai trò kinh tế và chính trị to lớn trong quá trình phát triển của xã hội.
Toàn bộ đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống
nhất quản lý là một định hướng chính trị cơ bản đã được ghi trong Hiến pháp
năm 1992 để xác lập mối quan hệ sở hữu, quản lý và sử dụng đối với đất đai
trong giai đoạn cách mang hiện nay ở nước ta. Luật đất đai năm 2013 còn xác
định rõ, cụ thể nội hàm của sở hữu toàn dân về đất đai, đó là: “Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” ( Điều 4) [20].
Từ nhận thức trên, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm đến

Thực hiện đồng bộ quy hoạch đất đai, khoáng sản, môi trường, tài
nguyên nước. Tăng cường giám sát các tổ chức, cá nhân về quản lý, sử dụng
tài nguyên bảo đảm đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững cho
cộng đồng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường. Kiện toàn
tổ chức bộ máy, bổ sung cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ” [11].
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV,
nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã ghi: “Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên,
tích cực và chủ động bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững” [13]. 6
Và cũng tại Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định:
“Nhà nước nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm đất đai, không sử dụng, sử
dụng đất không dúng mục đích, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được công bố, hủy hoại đất, không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi
sử dụng các quyền của người sử dụng đất, không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng đất.
Nhà nước nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá
quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái các
quy định về quản lý đất đai”.
1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
Thiên nhiên chứa đầy những bí ấn, rất khắt khe nhưng cũng rất hào
phóng. Từ bao đời này, trong sử dụng đất, ông cha ta đã tích lũy được nhiều
kinh nghiệm, đúc kết lại thành những câu ngụ ngôn, truyền từ đời này qua đời
khác như: “đất nào cây ấy”, “khoai đất lạ, mạ đất quen”…hiện nay, những
kinh nghiệm này đã được ánh sáng của khoa học công nghệ hiện đại đã tạo ra
những giá trị mới trong sử dụng đất, xong muốn bảo vệ đất một cách cơ bản

nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai.
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành
chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ [28]:
Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ quốc gia nào, đất đều
là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các
ngành kinh tế quốc dân. Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xưa, người
Ấn Độ, người Ả - rập, người Mỹ đều có cách ngôn bất hủ: “Đất là tài sản
vay mượn của con cháu”. Người Mỹ còn nhấn mạnh “…đất không phải là tài
sản thừa kế của tổ tiên”. Người Ét - Xtô - ni-a, người đất còn tồi tệ hơn sự
phá sản”. Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP (Chương
trình môi trường Liên hiệp quốc) khẳng định “ mặc cho những tiến bộ khoa
học - kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với
Việt Nam, một đất nước với “Tam sơn, tứ hái, nhất phân điền”, đất càng đặc
biệt quý giá. 8
Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng hạn chế.
Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc,
nghèo dinh dưỡng,hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt
động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh
tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu ha. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500
triệu ha đất canh tác.
Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm
do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng
kỹ thuật. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay
chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực Châu Á, Thái Bình Dương là dưới
0,15ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của tổ chức Lương thực,
thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác.

- Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005[17].
- Nghị định số 43/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai[10].
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất[4].
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
thu tiền sử dụng đất[5].
- Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về
thu tiền đất, thuê mặt nước[6].
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư[7].
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất[8].
- Nghị định số 142/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về
quản lý, sử dụng đất lúa[9].
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi
hành Luật Đất đai năm 2003 [3]. 10
1.2. Khái quát chính sách giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế trên
Thế Giới và của Việt Nam
1.2.1. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới
Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều mô hình sở hữu đất đai. Mô hình
phổ biến nhất là thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đối với đất đai. Bên cạnh
đó là mô hình chỉ thừa nhận hình thức sở hữu nhà nước về đất đai là hình thức
sở hữu duy nhất. Mô hình đầu được áp dụng ở hầu hết các quốc gia còn mô
hình thứ hai mang tính đặc thù vì lý do chính trị và lịch sử.

biệt là vấn đề cấu trúc của quyền sở hữu.
1.2.1.1. Khái quát chính sách đất đai của Trung Quốc
Trung quốc không thừa nhận tư hữu đối với đất đai. Dưới hệ thống kinh
tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa, quyền sở hữu tài sản đối với tài nguyên thiên
nhiên và các phương tiện sản xuất phần lớn đều bị quốc hữu hóa ngay sau khi
Đảng Cộng Sản Trung Quốc nắm quyền lực vào năm 1949. Tuy nhiên, việc
quốc hữu hóa toàn bộ đất đô thị của Trung Quốc chỉ chính thức hoàn tất sau
khi Hiến pháp 1982 được ban hành. Đất đô thị thuộc về Nhà nước và được
quản lý bởi nhà nước Trung Quốc - người chịu trách nhiệm trước toàn xã hội.
Đất nông thôn thuộc Sở hữu tập thể[26].
Theo Điều 10 Hiến pháp 1982 Trung Quốc[22], không tổ chức, cá nhân
nào được phép chiếm đoạt, mua, bán, cho thuê hay chuyển nhượng đất đai
dưới bất kỳ hình thức nào. Hậu quả là đất đai bị sử dụng một cách không hiệu
quả và lãng phí. Người sử dụng đất trên thực tế vẫn tiến hành trao đổi đất đai
như một loại hàng hóa. Chính vì vậy, thị trường đất đai “không chính thức” -
còn gọi là “chợ đen” nhưng năng động đã bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc. ở
đó, nhiều nông dân, hợp tác xã đã lén lút bán hoặc cho thuê đất của mình cho
các doanh nghiệp có nhu cầu. Đây chính là nhân tố tạo đà cho quá trình thực
hiện cải cách chính sách đất đai ở nước này.
Việc đưa đất đai vào quan hệ thị trường khởi nguồn từ những cải cách
trong hệ thống sự dụng đất cuối những năm 1980. Từ việc cho thuê đất ở 12
Thượng Hải dưới sự đồng ý của Chính phủ và việc đấu giá quyền sử dụng đất
đầu tiên ở Thẩm Quyến theo Hiến pháp sửa đổi của Cộng hòa nhân dân Trung
hoa năm 1988, hệ thống phân phối đất đai không thu tiền và không xác định
thời hạn đã bị chấm dứt. Luật Quản lý nhà nước về đất đai năm 1986 đã quy
định cơ cấu sử dụng đất thông qua việc giao và cho thuê có đền bù.
Năm 1987, Thẩm Quyến đã bán đấu giá quyền sử dụng đất 8.588 m

thuộc sở hữu Nhà nước đã được nhanh chóng chuyển sang phân phối theo tiêu
chuẩn của thị trường. Đến năm 2001, việc ban hành một loạt các quy định của
các địa phương và các văn bản tiêu chuẩn chung đã ban đầu giúp thiết lập và
hoàn thiện hệ thống kiểm soát toàn bộ đất đai cho mục đích xây dựng, tập
trung đất cho các mục đích xây dựng ở đô thị, công khai giao dịch quyền sử
dụng đất, thường xuyên điều chỉnh giá đất tiêu chuẩn, công khai thông tin về
đăng ký đất đai và quyết định tập thể.
Như vậy, với những cải cách sâu sắc trong hệ thống sử dụng đất ở
Trung Quốc những văn bản pháp luật nói trên đã chỉ rõ, các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài có thể được Nhà nước giao quyền sử dụng đất bên
cạnh việc trả phí cho việc sử dụng đất. Năm 1998, Luật quản lý Nhà nước về
đất đai (mới) của Trung Quốc đã quy định tại Điều 85: “Luật này áp dụng cho
doanh nghiệp liên doanh giữa bên Trung Quốc và nước ngoài, hợp đồng hợp
tác kinh doanh giữa bên Trung Quốc và nước ngoài và cả doanh nghiệp chỉ có
vốn đầu tư của nước ngoài”.
1.2.1.2. Liên bang Nga
Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, năm 1991 Liên bang Nga tiến hành
công cuộc cải tổ sở hữu đất đai, công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai song
song với sở hữu Nhà nước. Giai đoạn cải tổ đất đai hiện nay ở Liên bang Nga
gắn liền với kế hoạch chuyển sang phương pháp quản lý đất đai bằng kinh tế.
Với tiêu chí quản chặt quỹ đất của Nhà nước, chính sách đất đai của liên bang
Nga vẫn tồn tại việc giao đất không thu tiền sử dụng đất với thời hạn "lâu dài"
cho các Tổ chức dùng để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, các
công trình công cộng, phúc lợi xã hội, (Điều 20, 21, chương 4, Luật đất đai
Liên bang Nga năm 2001) [23] tuy nhiên hình thức này hiện không được khuyến
khích và gần như không tiếp tục thực hiện. Nhà nước mở rộng cho thuê đất như
là một hình thức sử dụng đất đặc biệt đối với đất ở đô thị. 14

2
). Phần sở hữu vượt 15
quá giới hạn này được đề nghị bán đi. Nếu chủ đất không chịu bán thì phần
đất dư sẽ bị đánh thuế “nắm giữ đất đai quá mức” với mức chịu thuế cao
khoản 7 - 11 % trong giá trị thị trường của diện tích đất thừa đó. Số thuế này
sẽ được thu hàng năm cho đến khi chủ đất bán đi phần đất thừa đó.
+ Phí phát triển đất đai
Do phát triển đô thị hóa, đất nông nghiệp ở vùng ven đô bị các nhà đầu cơ
đất mua những vùng rộng lớn để hưởng lợi nhuận khổng lồ khi chuyển dịch. Vì
vậy nhà nước ban hành phí phát triển đất. Phí này đánh thuế lên những khu vực
đất phát triển cho mục đích cư trú, công nghiệp và giải trí sau khi đã được chính
quyền cho phép. Nghĩa là nó đánh lên tất cả các đề án phát triển (có diện tích lớn
hơn 660 m
2
) trừ đề án của Chính phủ. Các đề án do tập đoàn nhà nước đại diện
cho chính quyền trung ương hay địa phương được giảm 50 %.
+ Thuế lợi nhuận từ giá trị đất (thuế lợi nhận từ đất đai thừa ngoài
tiêu chuẩn)
Đây là giải pháp gián tiếp cản trở các chủ đất nắm giữ đất với mục đích
đầu cơ. Mặc dù có những tranh cãi về thuế này đánh trên các lợi nhuận chưa
được thu vào, do đó vi phạm nguyên tắc đánh thuế 2 lần, tức đánh lên lợi
nhuận thu được từ việc bán đất nhưng đây là biện pháp cứng rắn của chính
quyền nhằm đánh vào việc tập trung tài sản quá mức vào một nhóm những
người giầu có do đầu cơ đất đai buộc họ bán ra, điều tiết lại nguồn cung để
giảm giá đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển [27].
1.2.1.4. Hungary
Kể từ năm 1988, Chính phủ Hungary công bố một số luật mới liên


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status