Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện đông triều, tỉnh quảng ninh - Pdf 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––
ĐẶNG THỊ HƢỜNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU,
TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––– ĐẶNG THỊ HƢỜNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU,
TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO THANH VÂN


- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đƣợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.

Quảng Ninh, ngày 14 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn Đặng Thị Hường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đƣợc nội dung này, tôi đã nhận đƣợc sự chỉ bảo, giúp đỡ rất
tận tình của PGS.TS. Đào Thanh Vân, sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo
trong khoa Tài nguyên và Môi trƣờng và Phòng Quản lí đào tạo sau Đại học, trƣờng
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nhân dịp này cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết
ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Đào Thanh Vân và những ý kiến đóng góp
quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng
Đăng ký Đất đai – Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Quảng Ninh, Phòng Tài nguyên và
Môi trƣờng huyện Đông Triều đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và Lãnh đạo cơ quan cũng nhƣ các bạn
đồng nghiệp động viên, giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn.

Quảng Ninh, ngày 14 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

1.3.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất của một số nƣớc trên thế giới 10
1.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam 15
1.3.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh 20
1.3.3.1. Diện tích đất phân theo các nhóm đất 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.3.3.2. Diện tích đất phân theo đơn vị hành chính 22
1.3.3.3. Thực trạng sử dụng đất đã giao, cho thuê đối với các tổ chức trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh 23
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 26
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: 26
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: 26
2.3. Nội dung nghiên cứu 26
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 28
2.4.1. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu 28
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn bán cấu trúc 28
2.4.3. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích xử lý số liệu 29
2.4.4. Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo 29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đông Triều 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 30
3.1.1.1. Vị trí địa lý 30
3.1.1.2. Địa hình 31

địa bàn huyện Đông Triều 47
3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế 47
3.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn
huyện Đông Triều 49
3.3.2.1. Tình hình giao, sử dụng đất (đánh giá dựa vào số liệu điều tra) 50
3.3.2.2. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức 53
3.3.2.3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của các tổ chức kinh tế thuê đất . 56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
3.3.2.4. Tình hình cấp giấy nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế 56
3.3.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý việc sử dụng đất các tổ
chức kinh tế 57
3.3.2.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất và giải pháp nâng cao hiệu quả của
việc giao đất, cho thuê đất 59
3.3.2.6. Đánh giá việc thanh tra, kiểm tra về việc sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế 60
3.3.3. Đánh giá chung tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế 61
3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của
các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Đông Triều 63
3.4.1. Giải pháp về chính sách pháp luật 63
3.4.2. Giải pháp về kinh tế 63
3.4.3. Giải pháp về khoa học công nghệ 64
3.4.4. Giải pháp về tăng cƣờng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh
tế trong thời gian tới 64
3.4.5. Các giải pháp khác 65
67
1. Kết luận 67

Bảng 3.13. Những nguyên nhân chính của các tổ chức kinh tế sử dụng đất
không đúng mục đích đƣợc giao, đƣợc thuê 53
Bảng 3.14. Các khó khăn trong việc xin giao đất, thuê đất 57
Bảng 3.15. Hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Đông Triều 59
Bảng 3.16. Tổng hợp giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác giao đất, cho
thuê đất trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MUC HÌNH

Hình 1.1. Biểu cơ cấu loại đất tỉnh Quảng Ninh năm 2013. 21
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí các xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Đông Triều 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2005 thì diện tích mà các
tổ chức đang quản lý, sử dụng xấp xỉ 3.700.000 ha, chiếm 11,16% diện tích tự
nhiên của cả nƣớc, trong đó diện tích đã đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đƣa ra những giải pháp thiết thực và tích cực nhằm tăng cƣờng vai trò nắm chắc, quản
chặt quỹ đất của Nhà nƣớc (đại diện chủ sở hữu đối với đất đai) nói chung và diện tích
đất đang giao cho các tổ chức quản lý sử dụng nói riêng và đặc biệt là diện tích đang giao
cho các tổ chức kinh tế quản lý sử dụng trên địa bàn huyện Đông Triều và góp phần thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2. Mục tiêu, yêu cầu
2.1. Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, từ đó tổng hợp để
xác định rõ diện tích đất mà các tổ chức đang quản lý, sử dụng, diện tích đất lấn
chiếm và bị lấn chiếm, diện tích đất sử dụng sai mục đích, diện tích đất chuyển
nhƣợng, cho thuê trái phép, diện tích đất chƣa đƣa vào sử dụng làm cơ sở để đánh
giá đúng thực trạng;. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nhằm sử dụng đất tiết
kiệm, có hiệu quả đối với quỹ đất đã giao cho các tổ chức kinh tế sử dụng.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá tình hình cơ bản của vùng nghiên cứu để thấy đƣợc ảnh hƣởng
đến quá trình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn và công tác quản lý sử
dụng đất của địa phƣơng.
+ Đánh giá đƣợc quá trình sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện
Đông Triều giai đoạn 2008-2012 để thấy đƣợc những thuận lợi, khó khăn và các
vƣớng mắc, sai phạm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
+ Đánh giá đƣợc công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên
địa bàn, xác định các nguyên nhân, tồn tại.
+ Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý và sử dụng đất của các tổ
chức trên địa bàn huyện Đông Triều.
2.2 .Yêu cầu

tƣ liệu sản xuất đặc biệt. Tuy nhiên đối với từng ngành cụ thể trong nền kinh tế
quốc dân, đất đai cũng có những vị trí vai trò khác nhau.
Trong ngành công nghiệp (trừ ngành khai khoáng), đất đai làm nền tảng, làm cơ
sở, làm địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong nông nghiệp đất đai có vị trí đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng đầu
của ngành sản xuất này. Đất đai không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng để lao động mà còn
là nguồn thức ăn cho cây trồng. Mọi tác động của con ngƣời vào cây trồng đều đƣợc
dựa vào đất đai và thông qua đất đa. Đất đai sử dụng trong nông nghiệp đƣợc gọi là
ruộng đất.
Khi xã hội phát triển ở trình độ cao, việc sử dụng đất luôn hƣớng tới mục
tiêu kinh tế nhằm đạt đƣợc lợi nhuận tối da trên một đơn vị diện tích đất nhất định
nhƣ xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, trang trại sản xuất quy mô
lớn Bên cạnh đó, một phần diện tích đất không nhỏ sử dụng để phục vụ nhu cầu
sinh hoạt, ăn ở cũng nhƣ thỏa mãn đời sống tinh thần của con ngƣời nhƣ xây dựng
nhà ở, hệ thống giao thông, các công trình dịch vụ thể dục, thể thao, văn hóa xã hội,
mở mang phát triển đô thị và khu dân cƣ nông thôn
Đất đai có vai trò quan trọng nhƣ vậy nên Đảng và Nhà nƣớc ta luôn luôn
quan tâm, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về đất đai, đặc biệt ngày nay trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, việc quan tâm đến hiệu quả sử dụng đất của
các tổ chức kinh tế là vô cùng quan trọng, nó đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đất
ảnh hƣởng đến mọi mặt của cuộc sống.
1.1.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
1.1.2.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Trong nhân tố điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu là nhân tố hạn chế hàng
đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ
nhƣỡng) và các nhân tố khác.


6
Đối với đất xây dựng đô thị, đất dùng cho công nghiệp, xây dựng công trình,
nhà xƣởng, giao thông mặt bằng không gian và vị trí của đất đai có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng và đem lại giá trị kinh tế.
1.1.3. Các khái niệm liên quan đến quản lý, sử dụng đất của các tổ chức
Hiến pháp Nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại Chƣơng
II Điều 18 quy định "Nhà nƣớc thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch
và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nƣớc giao đất
cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài".
Theo Luật Đất đai năm 2003, một số khái niệm liên quan đến các tổ chức
quản lý, sử dụng đất đƣợc hiểu nhƣ sau [20],[19]:
Nhà nước giao đất là việc Nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất đai bằng quyết
định hành chính cho đối tƣợng có nhu cầu sử dụng đất.
Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất bằng hợp
đồng cho đối tƣợng có nhu cầu sử dụng đất.
Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định
là việc Nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho ngƣời đó
Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do đƣợc
ngƣời khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các
hình thức chuyển đổi, chuyển nhƣợng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc
góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới.
Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp
đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác định vào hồ sơ địa
chính nhằm xác lập quyền và nghĩa cụ của ngƣời sử dụng đất.
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng
đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Ngƣời sử dụng đất quy định tại Luật Đất đai năm 2003 liên quan đến tổ chức
nhƣ sau:
Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ

đƣợc Nhà nƣớc tạm giao hoặc mƣợn đất nhƣng hết thời hạn tạm giao, mƣợn đất mà
không trả lại đất.
Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lƣợng
đất, gây ô nhiễm đất làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã
đƣợc xác định.
1.1.4. Khái quát chung về quỹ đất của các tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất,
cho thuê đất đƣợc kiểm kê bao gồm quỹ đất thuộc cơ quan nhà nƣớc, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ
chức sự nghiệp công, tổ chức nƣớc ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức nƣớc
ngoài đầu tƣ vào Việt Nam.
1.2. Cơ sở pháp lý liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến
lƣợc quan trọng có tính toàn cầu, Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của nhân loại.
Nhằm quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý phục vụ mục
tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu hiện tại nhƣng không làm ảnh hƣởng đến lợi ích
của thế hệ tƣơng lai, trong những năm qua Đảng và Nhà nƣớc ra đã tập trung tháo gỡ
những khó khăn, mà bƣớc đột phá đầu tiên là Luật Đất đai năm 1993, sửa đổi năm
1998, năm 2001 và Luật Đất đai năm 2003 và bây giờ là Luật Đất đai năm 2013. Bên
cạnh đó nhiều bộ luật liên quan khác cũng đã đƣợc ban hành nhƣ Luật bảo về và phát
triển rừng, Luật Bảo vệ môi trƣờng và các nghị định, thông tƣ và Văn bản hƣớng
dẫn thi hành Luật.
Sau đây là những cơ sở pháp lý đƣợc nghiên cứu để thực hiện đề tài:
- Luật Đất đai năm 2003;

* Các Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- Quyết định 1178/2011/QĐ-UBND ngày 21/4/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh Banh hành quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức trong nƣớc, cơ sở
tôn giáo, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ chức nƣớc ngoài, cá nhân nƣớc
ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định 1179/2011/QĐ-UBND ngày 21/4/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,
cộng đống dân cƣ, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đƣợc mua nhà ở gắn liền
với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định 3288/2012/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
lĩnh vực đầu tƣ các dự án phát triển kinh tế- xã hội có sử dụng đất, mặt nƣớc; công
tác quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng – kinh doanh khu đô thị, dự án phát triển nhà
ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 499/2010/QĐ-UBND ngày 11/2/2010 về việc ban hành quy
định vè bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
1.3. Tổng quan về tình hình quản lý, sử dụng đất liên quan đến việc quản lý sử
dụng đất của các tổ chức ở một vài nƣớc trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất của một số nước trên thế giới
* Trung Quốc [25], [27]
Theo khoản 4 Điều 10 Hiến pháp 1982 Trung Quốc, không tổ chức, cá nhân
nào đƣợc phép chiếm đoạt, mua, bán, cho thuê hay chuyển nhƣợng đất đai dƣới bất
kỳ hình thức nào. Nhƣ vậy, không khác gì thời kỳ kinh tế tập trung của Việt Nam, ở

đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc và đã khởi xƣớng cho việc chuyển giao QSDĐ
của Nhà nƣớc bằng phƣơng thức đấu thầu và đấu giá. Sau đó, vào tháng 4/1988,
Quốc hội nƣớc này đã sửa đổi Hiến pháp, trong đó bổ sung quyền chuyển nhƣợng
QSDĐ theo quy định của pháp luật và hủy bỏ quy định cấm cho thuê đất. Cùng với
việc sửa đổi Hiến pháp, Hội đồng nhà nƣớc Trung quốc đã ban hành Quy chế tạm
thời về việc giao và chuyển nhƣợng QSDĐ của Nhà nƣớc tại đô thị, trong đó quy
định rõ rằng QSDĐ có thể chuyển nhƣợng bằng hợp đồng, đấu thầu và đấu giá.
* Liên bang Nga [26]:
Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, năm 1991 Liên bang Nga tiến hành công
cuộc cải tổ sở hữu đất đai, công nhận quyền sở hữu tƣ nhân về đất đai song song với
sở hữu Nhà nƣớc. Giai đoạn cải tổ đất đai hiện nay ở Liên bang Nga gắn liền với kế
hoạch chuyển sang phƣơng pháp quản lý đất đai bằng kinh tế. Với tiêu chí quản
chặt quỹ đất của Nhà nƣớc, chính sách đất đai của liên bang Nga vẫn tồn tại việc
giao đất không thu tiền sử dụng đất với thời hạn "lâu dài" cho các Tổ chức dùng để
xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, các công trình công cộng, phúc lợi
xã hội, (Điều 20, 21, chƣơng 4, Luật đất đai Liên bang Nga năm 2001) tuy nhiên
hình thức này hiện không đƣợc khuyến khích và gần nhƣ không tiếp tục thực hiện.
Nhà nƣớc mở rộng cho thuê đất nhƣ là một hình thức sử dụng đất đặc biệt đối với
đất ở đô thị.
* Hàn Quốc [22]:
Hàn Quốc có diện tích đất 99.392 Km
2
trong đó rừng chiếm 66%, đất nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
nghiệp 21,4%, 7% là các loại đất khác và đất ở đô thị chỉ chiếm 4,8%. Quá trình đô
thị hóa ở Hàn Quốc diễn ra manh mẽ trong các thập niêm 60 đến 90 của thế kỷ XX.
Quá trình này có đặc điểm nổi bật là tốc độ cao và tập trung về không gian.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Do phát triển đô thị hóa, đất nông nghiệp ở vùng ven đô bị các nhà đầu cơ
đất mua những vùng rộng lớn để hƣởng lợi nhuận khổng lồ khi chuyển dịch. Vì vậy
nhà nƣớc ban hành phí phát triển đất. Phí này đánh thuế lên những khu vực đất phát
triển cho mục đích cƣ trú, công nghiệp và giải trí sau khi đã đƣợc chính quyền cho
phép. Nghĩa là nó đánh lên tất cả các đề án phát triển (có diện tích lớn hơn 660 m
2
)
trừ đề án của Chính phủ. Các đề án do tập đoàn nhà nƣớc đại diện cho chính quyền
trung ƣơng hay địa phƣơng đƣợc giảm 50 %.
+ Thuế lợi nhuận từ giá trị đất (thuế lợi nhận từ đất đai thừa ngoài tiêu chuẩn)
Đây là giải pháp gián tiếp cản trở các chủ đất nắm giữ đất với mục đích đầu
cơ. Mặc dù có những tranh cãi về thuế này đánh trên các lợi nhuận chƣa đƣợc thu
vào, do đó vi phạm nguyên tắc đánh thuế 2 lần, tức đánh lên lợi nhuận thu đƣợc từ
việc bán đất nhƣng đây là biện pháp cứng rắn của chính quyền nhằm đánh vào việc
tập trung tài sản quá mức vào một nhóm những ngƣời giầu có do đầu cơ đất đai
buộc họ bán ra, điều tiết lại nguồn cung để giảm giá đất đai, thúc đẩy thị trƣờng bất
động sản phát triển.
* Hungary
Kể từ năm 1988, Chính phủ Hungary công bố một số luật mới liên quan đến
tổ chức và quyền sở hữu doanh nghiệp:
Luật VI năm 1998 mở rộng sự lựa chọn hình thức pháp lý của doanh nghiệp
và mở của cho các doanh nghiệp với quyền sở hữu tƣ nhân.
Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài XXIV/1988 tạo điều kiện thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài
thông qua việc miễn giảm thuế.
Luật V/1990 quy định tự do hóa doanh nghiệp tƣ nhân. Để tách biệt quyền
lực quản lý và quyền sở hữu nhà nƣớc.
- Các hình thức sở hữu đất:

giá công khai, mọi đối tƣợng điều có quyền tham gia đấu giá hoặc thông qua mua
cổ phiếu.
+ Phƣơng thức cho thuê đất: thực hiện theo giá thị trƣờng. Đối tƣợng cho
thuê là các doanh nghiệp nhà nƣớc cổ phần hóa, các cá nhân, tổ chức trong nƣớc, cá
nhân và tổ chức nƣớc ngoài.
Nhìn chung, việc quản lý, sử dụng đất nói chung và đất của các tổ chức kinh
tế nói riêng ở các nƣớc phát triển dựa trên cơ chế thị trƣờng nhƣng có sự điều tiết vĩ
mô của nhà nƣớc, nhà nƣớc chủ yếu thực hiện trao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
đất thông qua bán đấu giá đất và cho thuê đất theo giá thị trƣờng. Nhờ có giá đất sát
giá thị trƣờng nhà nƣớc mới có kết quả tính toán tài chính đúng liên quan đến đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
đai và qua đó dùng công cụ tài chính (đánh thuế) để điều khiển sự vận động lƣu
thông đất đai theo kế hoạch vĩ mô của mình, ngƣời sử dụng đất có cơ sở để tính
toán những bài toán kinh tế của mình trên giá cả đất đai sát với giá thị trƣờng. Nhờ
đó đất đai đƣợc vận động, tự động phân phối vào các quy trình khai thác hợp lý, có
hiệu quả, sự vận động này là sự vận động tự giác điều tiết qua cơ chế thị trƣờng
nhƣng có sự điều khiển quản lý vĩ mô của nhà nƣớc.
1.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam
Theo kết quả Kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức đang quản lý, sử
dụng đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày
14/12/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ:
* Tình hình sử dụng theo mục đích đƣợc giao, đƣợc thuê
Năm 2008, cả nƣớc có 141.812 tổ chức sử dụng đúng mục đích đƣợc giao,
đƣợc thuê với diện tích 7.148.536,47 ha, chiếm 91,26%. Trƣờng hợp tổ chức sử
dụng đất để cho thuê trái phép, cho mƣợn hoặc sử dụng sai mục đích, đất bị lấn
chiếm tỷ lệ 2,74%.
- Cơ quan nhà nƣớc có 15.189 tổ chức, diện tích sử dụng đúng mục đích là


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status