Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại 5 trường đại học ) - Pdf 25

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH
VIÊN HIỆN NAY
1.Mục đích :
Làm rõ thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp và những yếu tố tác động đến định
hướng giá trị nghề nghiệp
Đưa ra những khuyến nghị , giải pháp nhằm khuyến khích những định hướng giá trị
nghề nghiệp hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội
2. Nhiệm vụ :
Tìm hiểu thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên hiện nay
Tìm hiểu các yếu tố tác động đến quá trình định hướng nghề nghiệp của sinh viên
Phân tích những biến đổi trong định hướng nghề nghiệp của sinh viên trong thời kỳ
đổi mới
Góp phần đánh giá hậu quả của những biến đổi đó với đời sống xã hội
Đưa ra dự báo và mộ số kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề xã hội được đặt ra
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu :
4.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tương :
Định hướng giá trị nghề nghiệp và những yếu tố tác động đến định hướng nghề
nghiệp :
Khách thể : Sinh viên
4.2 Địa bàn nghiên cứu :
ĐH Bách Khoa
ĐH KTQD
ĐH Khoa học xã hội và nhân văn
ĐH Ngoại ngữ- ĐH Quốc gia HN
ĐH DL Đông Đô
5. Giả thuyết :
Khi chọn nghành học và chọn nghề sau khi ra trường, sinh viên thường căn cứ vào
những yếu tố đặc biệt sau :
Năng lực cá nhân
Ý kiến cha mẹ người thân

sinh viên
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu :
6.1 Cơ sở lý luận :
Trình bày trên cơ sở việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh thể hiện trong các văn kiện nghị quyết của Đảng và nhà nước
Lý thuyết xã hội học về giá trị và chuẩn mực xã hội
6.2 Phương pháp nghiên cứu :
Định tính : PVS: 30 sinh viên
Phân tích tài liệu : Các sách báo và các công trình liên quan
Định lượng : 100 mẫu tại 5 trường ĐH
Kết cấu nghiên cứu của Luận văn:
Phần 1 :Tổng quan về vấn đề nghiên cứu :
Phần 2 :Nội dung
Chương 1 :Lý luận về giá trị và định hướng giá trị nghề nghiệp
Chương 2 :Tình hình định hướng nghề nghiệp của sinh viên
Phần 3 : Kết luận và khuyến nghị:
PHẦN 2 :
NỘI DUNG
LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP :
1. CÁC QUAN NIỆM VỀ GIÁ TRỊ :
( Tìm )
Khái niệm giá trị (Tìm)
Quá trình hình thành và định hướng giá trị ( Tìm )
Chức năng của chuẩn mực giá trị xã hội
Phân loại
Vai trò
2. Định hướng giá trị nghề nghiệp
Cơ cấu hoạt động nghề nghiệp :
Cơ cấu lao động nghề nghiệp :
Định hướng giá trị nghề nghiệp và sự phát triển nhân tố con người ( Tìm )

Ngoại ngữ - ĐH QG 12 60
Đông Đô 11 55
Theo bảng số liệu thì số lượng sinh viên vào trường hợp do hợp khả năng và sở thích
chiếm tỷ lệ cao nhất, đại học bách khoa là trường khoa học tự nhiên và đào tạo những kỹ sư
cho các nhành kỹ thuật cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đòi hỏi những đóng góp của
trường này rất nhiều . DO vậy tuy điểm chuẩn vào những đóng góp ý của trường này rất
nhiều . Do vậy tuy điểm chuẩn vào trường cao và nội dung đào tạo nặng nhưng vẫn có rất
đông sinh viên đăng kí dự thi
Trường kinh tế quốc dân là trường có nhiều sinh viên dự thi bởi trong quá trình phát
triển nền kinh tế thị trường rất cần nhiều cử nhân trong lĩnh vực này, Do vậy sinh viên thích
học trường này cũng là điều dễ hiểu.
Tỷ lệ sinh viên thì vào trường ĐH Đông Đô vì thấy hợp khả năng và sở thích là thấp
nhất trong cả 5 trường , Theo tâm lý chung , những học sinh thi vào những trường dân lập
phần lớn là để dự trù cho khả năng họ bị trượt tại các trường quốc lập.
Họ không muốn vào học các trường dân lập vì nhiều nguyên nhân như học phí cao ,
cơ sỏ vật chất không đầy đủ , sợ chất lượng không đảm bảo cũng như khó tìm việc làm sau
khi ra trường . Lý do đầu tiên mà sinh viên dự thi vào các trường đại học dân lập là vì các
trường này điểm chuẩn thấp . Điều này thể hiện qua con số 44,4 % ý kiến cho là “ điểm
chuẩn vừa sức “ , ngược lại sinh viên trường ĐH Đông Đô vào trường này vì thấy hợp với sở
thích và khả năng thì lại rất thấp
Lý do “ dễ tìm kiếm việc làm “ chiếm vị trí thứ hai về số lượng trong các lý do chọn
trường và ngành học được đưa ra với 35 % số sinh viên được hỏi trong đó 15 % coi đây là lý
do quan trọng nhất. Có thể thấy hiện nay sinh viên rất coi trọng yếu tố tìm kiêm việc làm ,
bởi sau khi tốt nghiệp đại học , sinh viên phải tự lo công việc cho mình . Chính vì vậy , trước
khi vào trường học họ đã nghĩ đến việc ra trường họ sẽ làm việc ở đâu ? Có dễ tìm việc hay
không?
Bảng 2 : Tỷ lệ sinh viên chọ trường vì thấy dễ xin việc:
Trường Tỷ lệ lựa chọn
Số lượng Tỷ lệ (% )
Bách Khoa 4 19

thầy thiếu thợ “ ở một số ngành nghề . CHính vì vậy khi vào học sinh viên nghĩ đây là
những ngành dễ xin việc nhưng thực tế khi họ ra trường lại rất dễ rơi vào tình trạng thất
nghiệp . Đây đang là vấn đề đáng báo động đối với cơ cấu đào tạo của nước ta
Trong số những sinh viên coi yếu tố “ dễ tìm việc làm “ là quan trọng nhất khi lựa
chọn vào trường và ngành học thỉ tỷ lệ cao nhất thuộc về sinh viên trường ĐH – Ngoại ngữ .
Sở dĩ như vậy vì nước ta đang trên con đường mở rộng giao lưu quốc tế , nhiều lĩnh vực có
đối tác nước ngoài nên có nhu cầu ngoại ngữ rất cao
Tỷ lệ thứ 2 thuộc về sinh viên trường ĐH Bách Khoa chiếm 27.6 % Điều này phù
hợp với nhu cầu về nhân lực ngành công nghiệp nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước
Sinh viên khi lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
song mức độ tác động của yếu tố này lại khác nhau . Nó tùy thuộc vào bản thân người sinh
viên vào khả năng học tập cũng như hoàn cảnh gia đình và môi trường xã hội mà họ đang
sống
Trước hết sinh viên chịu tác động của yếu tố tâm lý giới tính . Khi xem xét các lý do
lựa chọn trường và nhành học thì 75% sinh viên nam coi lý do “ hợp với khả năng và sở
thích “ là quan trọng nhất còn tỷ lệ ở nữ chỉ là 55.8% . CÓ sự chênh lệch đó là do sinh viên
nam thường tự tin hơn , hành động theo sở thích của mình nhiều hơn . Ngược lại , 13.5% nữ
giới coi lý do vào trường quan trọng nhất của họ và theo ý kiến cha mẹ. Trong khi đó , tỷ kệ
này ở sinh viên nam chỉ là 2.1 % Điều này cho thấy sinh viên nữ phụ thuộc vào gia đình và
cha mẹ trong việc lựa chọn ngành học nhiều hơn sinh viên nam . Đối với lý do “ dễ tìm việc
làm “ thì tỷ lệ lựa chọn của sinh viên nam và sinh viên nữ là tương đương nhau (14.6%) và
15.4 % . Như vậy vấn đề việc làm là một mối quan tâm chũng của tất cả các sinh viên khi
vào học chứ không chịu tác động nhiều của yếu tố giới tính
Trong tổng số những sinh viên trả lời rằng lý do quan trọng nhất của họ khi thi vào
trường là lý do điểm chuẩn vừa sức thì tỷ lệ sinh viên nữ chiếm 13.5% cao hơn rất nhiều so
với sinh viên nam chỉ có 4.2% . Có sự chênh lêch này là do nhiều sinh viên nam thi vào
trường vì thấy hợp khả năng và sở thích hơn sinh viên nữ. Đồng thời sinh viên nữ khi chọn
trường lo ngại về khả năng trúng tuyển của mình hơn sinh viên nam. Chính vì vậy , họ dễ
dàng lựa chọn một trường hoặc một ngành học có điểm chuẩn thấp để nâng cao khả năng

Ngoài ra những sinh viên có gia đình mức sống thu nhập thấp còn có thể không học
được những trường và ngành học mà họ thấy hợp với khả năng và sở thích của mình những
chi phí kinh tế quá cao : học phí quá cao. Chi phí sinh hoạt trong quá trình học tập không thể
đáp ứng được… trong những ngành học đòi hỏi phải đầu tư nhiều về dụng cụ học tập : kiến
trúc , mỹ thuật ,… có thể thấy rằng mức sống của gia đình không chỉ ảnh hưởng đến định
hướng nghề nghiệp của sinh viên học tập của sinh viên suốt trong quá trình học tập Không ú
sinh viên vì không có tiền mà phải nghỉ hoặc hoặc sinh hoạt kham khổ dẫn đến sức khỏe yếu
, tác động trực tiếp đến kết quả học tập .
Môi trường sống khác nhau , giữa thành thị và nông thôn cũng là một yếu tố có tác
động đến lựa chọn ngành nghề của sinh viên . Theo kết quả số liệu khảo sát thu được thì sinh
viên sống ở thành thị chọn ngành học phù hợp với khả năng và sở thích cao hơn sinh viên
sống ở nông thôn
Lý do vào học Nơi ở sinh viên trước khi vào trường
Thành thị Nông thôn
Hợp với khả năng và sở
thích
60 27.7
Dễ tìm việc làm 17.2 12.5
Điểm chuẩn vừa sức 9.4 20.9
Như vậy sinh viên sống ở thành thị được tự do lựa chọn ngành học hợp với sở thích
hơn sinh viên sống ở nông thôn rất nhiều . Điều này có thể được lý giải bởi nguyên nhân :
Sinh viên thành thị tự tin , quyết đoàn hơn sinh viên nông thôn trong việc lựa chọn ngành
học vì họ tiếp xúc với nhiều thông tin hơn , ít chịu ảnh hưởng của yếu tố kinh tế và có nhiều
tự do trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Ngoài ra có thể nói rằng chất lượng học tập của học
sinh ở nông thôn không cao bằng chất lượng học tập học sinh thành thị . Học sinh ở nông
thôn không có điều kiện học tập tốt do kinh tế kem , quỹ thời gian eo hẹp do họ phải tham
gia công việc đồng áng việc gia đình , Cơ sở vật chất của trường cũng không được đảm bảo
… Chính vì vậy khi đi thi họ phải tự lượng sức mình , Điều này cũng thể hiện trong số các
tài liệu tham khảo thu được về tỷ lệ sinh viên ở nông thôn chọn ngành học có điểm chuẩn
vừa sức cao hơn tỉ lệ sinh viên ở thành thị , Đó cũng là một trong những lý do khiên sính

trường hợp cha mẹ áp đặt con cái phải đi theo những nghành nghề không phù hợp nên dẫn
đến những kết quả học tập và làm việc không có chất lượng
3. TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VIỆC LÀM ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN
Hiện nay ở nước ta do cơ chế quản lý kinh tế đang có nhiều thay đổi , ảnh hưởng cả
tích cực lẫn tiêu cực tới thị trường lao động nên vấn đề việc làm rất được quan tâm , Giải
quyết vấn đề việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề kinh tế xã hội cấp bách
của Đảng và nhà nước , Tuy nhiên nền kinh tế thị trường phát triển dường như khó có thể
giải quyết hoàn toàn vấn đề thất nghiệp . Thất nghiệp đã trở thành một đặc trưng của nền
kinh tế thị trường. Trong thị trường, trừ những nghành mới xuất hiện , nhu cầu lao động cao
còn thì giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường là một vấn đề khó khăn . Thường thì sinh
viên mới ra trường , kinh nghiêm chưa có, kỹ năng lao động chưa tốt , do vậy làm gì ? làm ở
đâu ? làm thế nào? Là những câu hỏi lớn đặt ra cho họ …
Số liệu thống kê ở phần trên cho thấy , vấn đề việc làm luôn được mọi đối tượng sinh
viên quan tâm khi họ lựa chọn ngành và trường học cho dù sinh viên đó là nam hay nữ ,
sống ở thành thị hay nông thôn , cha mẹ làm nghề gì , hoàn cảnh gia đình như thế nào. Có
thể nói rằng việc làm đã trở thành một vấn đề quan trọng số một của mọi sinh viên sau khi
họ trải qua giai đoạn đào tạo nghề nghiệp
Ở đây, khi xem xét tác động của yếu tố việc làm dẫn đến định hướng nghề nghiệp cho
sinh viên , chúng tôi tìm hiểu những nhu cầu của họ đối với công việc mà họ sẽ có được sau
khi ra trường . Nhu cầu cần việc làm này bao gồm những yếu tố về nơi công tác, nhành nghề
chuyên môn, thu nhập… Đấy chính là những yếu tố sẽ hình thành nên những tiêu chuẩn mà
mối sinh viên tự đề ra cho mình và phấn đấu. Do đó nó có ảnh hưởng đến định hướng của
sinh viên mỗi khi lựa chọn ngành nghề . Trong khuôn khổ luận văn này , tôi xem nó như là
một yếu tố chủ đạo trong rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan có tác động đến định
hướng nghề nghiệp của sinh viên – cái quyết định cả cuộc đời và cả cuộc sống lâu dài sau
này của mỗi người .
3.1 Nhu cầu về việc làm đúng chuyên môn
Việc làm đúng chuyên môn là một nhu cầu hết sức quan trọng là tiền đề để người lao
động có thể sử dụng và phát huy những tri thức , kỹ năng đã được lình hội và tích lũy trong

quốc dân có tỷ lệ khẳng định muốn có việc làm với chuyên môn chỉ gần 60% . Điều này
chứng tỏ ngành chuyên môn càng sâu thì đòi hỏi chuyên môn càng cao và do đó phải làm
đúng chuyên môn đào tạo mới phát huy được khả năng của mình những nghành đào tạo
khác có thể có di động trong việc làm . Do vậy , chú trọng đến sự phù hợp chuyên môn
trong việc làm sau này thấp hơn . Điều này cũng dễ hiểu
Xem xét các đặc trưng khác của đối tượng nghiên cứu cho thấy nhu cầu về việc làm
nói chung và việc làm đúng chuyên môn nói riêng xuất hiện ở mọi đối tượng sinh viên nên
nó ít chịu sự tác động của yếu tố giới tính , nơi cư trú, hoàn cảnh gia đình của họ . Số liệu
thu được từ cuộc khảo sát chương trình chứng minh rằng nguyện vọng của họ tương đồng
với nhau. Có thể nói giới sinh viên đã có một tiếng nói chung trong nhu cầu về một việc làm
đúng chuyên môn được đào tạo tạo sau khi ra trường . Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng
không phải sinh viên nào có nhu cầu về việc làm đúng chuyên môn đều nhằm phát triển
trình độ và kỹ năng chuyên ngành đó , Thực tế nhu cầu về việc làm đúng chuyên môn hiện
nay ở sinh viên đang có xu hướng giảm dần ý nghĩa tự thân , xa dần vai trò kích thích đam
mê lòng yêu nghề . Ngược lại có xu hướng tăng dân ý nghĩa như là một phương tiện một
công cụ tìm kiếm những điều kiện nhằm đảm bảo cuộc sống. Dù sao , tìm việc làm đúng
chuyên môn là một nhu cầu chính đáng của sinh viên và giải quyết nhu cầu này là tăng
cường được hiệu quả của quá trình đào tạo , giảm thiểu sự lãng phí nguồn lao động có tri
thức .
3.2 Nhu cầu về việc làm có thu nhập cao:
Nhu cầu việc làm có thu nhập cao tồn tại trong mỗi xã hội , là nguyện vọng của mỗi
người , mỗi nhóm xã hội , Trong những xã hội mà sự công bằng và bình đẳng được tôn trọng
ở mức cao thì lao động càng có tri thức, có tay nghề cao càng có thu nhập lớn
Sinh viên là những người có đào tạo khá đầy đủ , toàn diện và có hệ thống nên sinh viên sau
khi ra trường sẽ trở thành những người lao động có kỹ thuật và có tay nghề
Trong xã hội ở đâu có thu nhập cao hơn thì ở đó sẽ thu hút được nhiều lao động có
trình độ chuyên môn hơn. Hiện tại xã hội ta đang có nhiều biến chuyển . Những nhu cầu vật
chất và tinh thần ngày càng có xu hướng tăng cao . Để thỏa mãn những nhu cầu này, một bộ
phận lao động giỏi có xu hướng tìm đến những nơi trả công cao . Đây chính là nguyên nhân
của tình trạng chảy máu chất xám ở nước ta hiện nay dao lao động và sinh viên ra trường ,

về nơi làm việc mong muốn khi ra trường. Nơi mà nhiều sinh viên muốn được nhận công tác
nhất là các cơ quan xí nghiệp nhà nước . Có tới 72% tổng số sinh viên được hỏi mong muốn
này và 10% xếp yếu tố này lên hành đầu họ tìm việc làm . Sở dĩ nhiều sinh viên muốn làm
việc trong cơ quan nhà nước là do ở đây có điều kiện lao động và việc làm ổn định , có khả
năng được học tập nâng cao trình độ chuyên môn , thu nhập ổn định . Như vậy tâm lý thời
bao cấp vẫn để lại dấu vết của nó. Phần lớn sinh viên vẫn có hướng tìm việc trong biên chế
nhà nước . Khi mà cơ chế quản lý thay đổi , vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên ra
trường thả nổi, không có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm . Sự khác nghiệt của cơ chế
kinh tế mới cùng với chất lượng đào tạo đi xuống do việc mở rộng của cơ chế kinh tế mới
cùng với chất lượng đào tạo đi xuống do việc mở rộng quy mô đào tạo không hợp lý đã gây
ra nhiều khó khăn cho sinh viên khi kiếm tìm việc làm . Tuy nhiên , một nền kinh tế nhiều
thành phần cũng tạo ra nhiều hướng tìm việc làm mới cho sinh viên đồng thời kích thích tính
chủ động , tích cực của họ trong việc thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của bản thân
Đối với nhu cầu làm việc trong cơ quan nhà nước thì ảnh hưởng từ các yếu tố “ nghề
nghiệp “ cha mẹ là khá lớn . Trong những sinh viên coi làm việc trong cơ quan nhà nước là
quan trọng nhất thì tỷ lệ sinh viên có cha mẹ cũng đang là cán bộ công nhân viên chức
chiếm tới 60.7% . Trong khi đó sinh viên có cha mẹ làm các nghề khác chọn việc làm trong
cơ quan nhà nước chỉ có : làm ruộng : 3.6% buôn bán : 17.9% nghỉ hưu :14.3 %
Như vậy tác động của cha mẹ đến việc xác định nơi làm việc của sinh viên là khá rõ
Do tâm lý muốn làm việc ổn định mà sinh viên nữ muốn tìm được việc làm trong
biên chế nhiều hơn sinh viên nam . Tỉ lệ này là 60 :40 Với những ưu điểm vốn có , các cơ
quan nhà nước đang là nơi làm việc lý tưởng của nhiều sinh viên khi ra trường . Xu hướng
này sẽ có tiếp diễn trong thời gian tới vì sinh viên hiện nay vẫn rất coi trọng yếu tố ổn định
việc làm . Chính vì vậy , tuy có nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động , các cơ sở làm
việc đa dạng nhưng làm việc trong cơ quan nhà nước và được vào biên chế vẫn là mong
muốn của đa số sinh viên mong muốn của đa số sinh viên
3.4 Nhu cầu làm việc tự do:
Hiện nay có những sinh viên sau khi tốt nghiệp không muốn rõ rằng buộc mình vào
các đơn vị quốc doanh , liên doanh cũng như tư nhân mà họ muốn làm việc tự do .Họ muốn
có quyền chủ động trong công việc , thời gian lao động và thu nhập cao . Tuy nhiên , để tồn

hơn hẳn khu vực nông thôn
Tình trạng sinh viên ra trường không muốn về quê mà muốn ở lại thành phố diễn ra
từ nhiều năm và gây nên hiệu quả tiêu cực . Trước hết là hậu quả về mặt dân số và quản lý
nhân khẩu . Do số sinh viên này không có hộ khẩu thành phố nên họ thường phải thuê nhà
trọ trong các khu dân cư. Điều này các khu vực trong các khu dân cư. Điều này gây khó
khăn cho công tác quản lý nhân khẩu. Nó cũng trở thành môi trường phát triển cho các loại
tội phạm , các tệ nạn xã hội như cờ bạc , nghiện hút , mại dâm … gây mất an ninh trật tự .
Hậu quả thứ hai là sự mất mát cân đối nghiêm trọng về lực lượng lao động có tri thức giữa
các vùng . Đặc biệt là sinh viên các ngành như sư phạm , y …. Thường không muốn làm
việc theo phân công ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xã gây nên tình trạng thiếu giáo
viên và bác sỹ ở các khu vực này. Trong khi đó, ở thành phố số nhân lực các nhành lại quá
dư thừa , các cơ sở không tạo ra đủ điều kiện việc làm cho các sinh viên này vào tình trạng
thất nghiệp kéo dài . Do gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm như không có hộ
thành phố , thiếu phương tiện… Những sinh viên ngoại tỉnh thường phải làm những công
việc đơn giản , không đúng chuyên môn được đào tạo gây lãng phí nguồn nhân lực có tri
thức trong thời gian họ bám trụ tại Hà Nội
Để giải quyết tình trạng sinh viên ngoại tỉnh ở lại thành phố cần có sự nỗ lực giải
quyết cả từ 2 phía , sinh viên các cơ quan chức năng. Cần có các hình thức tuyên truyền
.giáo dục để số sinh viên này thấy có sự cần thiết của họ họ quay trở về quê hương làm việc
hoặc tuân theo sự phân công công tác , Mặt khác cũng cần có những thay đổi về các chính
sách xã hội nhằm thúc đẩy sự quan tâm của nhiều ban ngành và đã có kết quả bước đầu. Tuy
nhiên để giải quyết một cách triệt để để thì cần sự nổ lực hơn nữa từ cả phía trong một
khoảng thời gian thích hợp .
Nhìn chung , nguyện vọng của đa số sinh viên về việc làm sau khi ra trường bao gồm
các yếu tố được sắp xếp theo thứ tự : đúng chuyên môn , có thu nhập cao , ở thành phố . Đây
cũng là những tiêu chí hình thành nên một việc làm lý tưởng hiện nay. Cũng vì vậy mà việc
tìm thấy nơi công tác như vậy là rất hiếm nhất là đối với sinh viên ra trường.
Do đó mối sinh viên lại có những kế hoạch cho trường hợp không tìm được công
việc lý tưởng mà mình đã đề ra
Khi trả lời câu hỏi “ nếu không nhận được công việc và nơi công tác thích hợp bạn sẽ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status