Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng sành sứ thủy tinh tại công ty xuất nhập khẩu sành sứ thuỷ tinh Việt Nam – chi nhánh Hà Nội - Pdf 24

LỜI NÓI ĐẦU
Trên bước đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Việt Nam đã và đang đạt
được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Góp phần không nhỏ vào những
thành công đó, ngoại thương Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình.
Nếu như da giầy, may mặc, dầu thô, thuỷ sản... hiện là những mặt hàng
xuất khẩu mũi nhọn thì hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam lại là
ngành còn rất nhiều tiềm năng chưa khai thác hết. Cũng như các loại hàng thủ
công mỹ nghệ khác, sành sứ thuỷ tinh Việt Nam là mặt hàng sản xuất truyền
thống, mang đậm bản sắc dân tộc. Thế mạnh của sản xuất hàng sành sứ thuỷ
tinh Việt Nam là dễ dàng hạ giá thành bởi nguồn nguyên liệu sẵn có, chi phí lao
động rẻ, giá trị trực thu ngoại tệ cao( 95%-97%), chi phí đầu tư thấp.
Xét tới những lợi ích như trên, nếu như được quan tâm đúng mức trong
tương lai gần, hàng sành sứ thuỷ tinh Việt Nam sẽ trở thành ngành hàng xuất
khẩu chủ lực của đất nước.
Với mục đích vận dụng những lý thuyết đã học để phân tích vấn đề kinh tế
cụ thể đồng thời nâng cao kiến thức thực tế, em xin chọn đề tài “ Thực trạng và
giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng sành sứ thủy tinh tại công ty
xuất nhập khẩu sành sứ thuỷ tinh Việt Nam – chi nhánh Hà Nội”.
Nội dung của bản thu hoạch gồm 3 phần:
Chương I: Khái quát về mặt hàng sành sứ thuỷ tinh
Chương II: Thực trạng xuất khẩu các mặt hàng sành sứ thuỷ tinh của Việt
Nam giai đoạn 1990 – 2002 tại công ty xuất nhập khẩu sành sứ thuỷ tinh Việt
Nam – chi nhánh Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt
hàng sành sứ thuỷ tinh của Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung phân tích thực trạng xuất
khẩu của hàng sành sứ thuỷ tinh và kiến nghị một số giải pháp cơ bản. Với kiến
1
thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sự
góp ý từ phía thầy cô và các bạn học sinh, sinh viên.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn của minh đối với TS. Nguyễn Như Tiến –

Theo cấu trúc và tính chất sản phẩm có: gốm thô, gốm mịn, gốm đặc biệt.
Theo lĩnh vực sử dụng, phân loại như sau:
3
Gốm sứ dân dụng và mỹ nghệ gồm các sản phẩm gốm sứ sử dụng trong
gia đình( ấm, chén, bát, đĩa...), gốm sứ trang trí( chậu hoa, lọ hoa, gốm trang
trí...).
Những sản phẩm này chủ yếu được sản xuất tại công ty sứ Hải Dương,
Thái Bình, Đồng Nai, Bình Dương, các làng nghề Bát Tràng, Quảng Ninh...
Sứ kỹ thuật gồm các sản phẩm sứ cách điện, sứ cho phòng thí nghiệm,
được sản xuất chủ yếu tại công ty sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, công ty sứ Hải
Dương, công ty sứ kỹ thuật Minh Long 2( Bình Dương) và xí nghiệp sứ thuỷ
tinh cách điện Bắc Ninh.
Gốm sứ xây dựng gồm các sản phẩm gạch ngói dùng trong xây dựng,
gạch ceramic lát nền, ốp tường, gạch granit, ngói tráng men, sứ vệ sinh...Các
công ty, nhà máy sản xuất chính là Tổng công ty sành sứ thuỷ tinh Việt
Nam(VINACEGLASS),Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng
(VIGLACERA), công ty gạch ốp lát Thái Bình, Hải Dương, Quảng Bình, Huế,
Đồng Tâm...
4.Quy trình sản xuất:
a. Nguyên liệu và phối liệu:
4
CHUẨN BỊ
NGUYÊN
LIỆU
GIA CÔNG VÀ
CHẾ BIẾN
PHỐI LIỆU
TẠO HÌNH SẢN
PHẨM
ĐÓNG

Phương pháp tạo hình dẻo chính là phương pháp vuốt tay trên bàn
xoay( bình, lọ hoa...) hoặc gắn ráp trong khuôn thạch cao( chum, vại...) hay ép
dẻo trên máy nén cơ khí hoặc thuỷ lực( gạch, ngói...).
d. Sấy
Nhằm đảm bảo sản phẩm có cường độ cao, tránh được nứt vỡ khi tráng
men, vẽ trang trí và khi nung, người ta tiến hành sấy sản phẩm. Phương pháp
5
sấy tự nhiên là phương pháp phơi nắng, chi phí thấp và không đòi hỏi kỹ thuật
cao nhưng lại phụ thuộc vào thời tiết và tốn diện tích. Phương pháp sấy trong
phòng, buồng đốt ở phía ngoài cho năng suất cao nhưng tiêu tốn nhiều năng
lượng và chi phí.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy chi phí cho quá trình sấy chiếm tỷ lệ khá
cao trong giá thành sản phẩm. Đối với sản phẩm có kích thước lớn, hình dạng
phức tạp, khâu sấy có vai trò rất quan trọng, nếu xảy ra sai sót ở khâu này có thể
dẫn đến hư hỏng toàn bộ sản phẩm ở khâu nung.
e. Vẽ trang trí:
Sau khi sản phẩm được tạo hình và sấy khô thì chuyển sang công đoạn vẽ
trang trí. Khâu này đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ trong thao tác và sự chính xác
trong pha màu.
f. Tráng men:
Việc tráng men nhằm đảm bảo về mặt thẩm mĩ, vệ sinh và tăng độ bền
cho sản phẩm.
Các phương pháp chủ yếu bao gồm: nhúng men, dội men, phun men,
quét men.
g. Nung
Các loại nhiên liệu nung gốm có : ánh sáng tự nhiên, củi, than đá, than
cám, nhiên liệu lỏng( dầu hoả...) nhiên liệu khí( khí thiên nhiên: mêtan, khí
nhân tạo, khí gaz hoá lỏng...)
Lò nung chủ yếu thường dùng là nung tuy nen. Sản phẩm được xếp trên
xe goòng bằng bao nung hoặc tấm nung có các trụ đỡ và được đẩy vào lò bằng

Cập cách đây 4000 năm đã làm gốm sứ. Ở Trung Quốc cách đây hàng ngàn
năm cũng đã sản xuất gốm sứ, gốm sứ đời Khang Hy rất nổi tiếng là trắng
trong, màu sắc đẹp.
7
Ở Việt Nam, thời thượng cổ ông cha ta cũng đã sản xuất được đồ gốm.
Các di vật lịch sử bằng gốm của nền văn hoá thời Hùng Vương được phát hiện
ở nhiều địa điểm khảo cổ trên cả nước. Điều đó chứng minh thời kỳ này tổ tiên
ta đã có nền văn minh khá rực rỡ. Đặc biệt các sản phẩm gốm thời Lý Trần với
các hoạ tiết trang trí kiểu hoa văn và nhiều màu sắc, mang tính dân tộc rất độc
đáo, men ngọc và men Lý đẹp và quý, được nhiều người ưa thích. Thời kỳ này
hàng gốm Việt Nam được xuất sang Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.
Các cơ sở gốm sứ lâu đời và rất nổi tiếng ở nước ta là Hương Canh, Bát
Tràng, Móng Cái, Lái Thiêu, Biên Hoà... là các cơ sở sản xuất gạch ngói, sành
sứ dân dụng và mỹ nghệ.
Hiện nay, ở trong nước đã có nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất gốm sứ
có dây chuyền sản xuất tương đối hoàn chỉnh, hiện đại như công ty sứ Hải
Dương, công ty sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, công ty sứ Thanh Trì, công ty sứ
Minh Long...
III/ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG SÀNH SỨ THUỶ
TINH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.
1.Vai trò:
Đã từ lâu, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và hàng
sành sứ thuỷ tinh nói riêng đã được thị trường quốc tế biết đến. So với các
ngành xuất khẩu chủ lực hiện nay là xuất khẩu da giày, dầu thô, thuỷ sản, may
mặc... thì xuất khẩu thủ công mỹ nghệ có bề dày lịch sử tương đối lớn.
Đã có thời kỳ, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 40%-50% tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước( trước 1985). Sau này, mặt hàng không được
quan tâm chú ý đúng mức nên tụt hậu nhanh chóng về kim ngạch xuất khẩu.
Một phần nguyên nhân xuất phát từ việc mất đi thị trường rộng lớn khi Liên
Xô( cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ.

Tên giao dịch tiếng Anh: The VietNam Ceramic & Glass Corp.
Tên viết tắt : VINACEGLASS
Trụ sở chính : 20-24 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Năm thành lập : 1975 và thành lập lại năm 1990
10
TỔNG CÔNG TY
VINACEGLASS
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU SÀNH SỨ THUỶ TINH
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
CÔNG TY ĐÈN ĐIỆN QUANG
CÔNG TY BÓNG ĐÈN PH CH NÍ ƯỚC RẠNG ĐÔNG
Công ty xuất nhập khẩu sành sứ thuỷ tinh Việt Nam ( VINACEGLASS
IMP – EXP COMPANY) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty
sành sứ thuỷ tinh Việt Nam.
Chi nhánh Hà Nội: 18C Phạm Đình Hồ – Hai bà Trưng – Hà Nội
Chi nhánh Hưng Yên:
Chi nhánh Chí Linh: Đại Bồ, Hoàng Tân, Chí Linh, Hải Dương
Chi nhánh Đồng An: Đường số 2, Khu công nghiệp Đồng An
Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Hà Nội: đại diện Tổng công ty thực
hiện các hoạt động:
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm: đồ gốm, đồ sứ, chậu hoa cây
cảnh, cốc chén thuỷ tinh, đồ sư trang trí nội ngoại thất...
Nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất gốm sứ
thuỷ tinh, gạch lát, sứ vệ sinh...
Ngoài ra, công ty hiện đang là đại lý, nhà phân phối các loại nguyên vật
liệu cho các công ty nước ngoài như Johnson Mathey Ceramic – Anh,
Zshimmer & Schwars - Đức, Commercial Mineral Limited – Australia,
Lafrarge Prestia Co.,Ltd, Mineral resource development co. Ltd, ...
Tóm lại, các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty gồm có: gốm sứ
dân dụng và mỹ nghệ gốm các sản phẩm gốm sứ sử dụng trong gia đình( ấm,

11 - VN 801/ 012 1827 9441,59
12 Chậu hoa VN 509/ 012 1324 11842,5
13 - VN 423/ 018 1387 12125,68
14 - VN 785/ 005 4640 14215,68
15 - VN 787/ 005 4278 14697,78
16 - VN 514/ 012 43888 27716,80
17 Đồ trang trí để bàn VN 614/001 4252 14438,20
18 - VN 613/ 001 5128 14129,20
19 - VN 609/ 020 8403 13002,63
20 - VN 608/ 020 7204 11956,67
12


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status