Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - Pdf 24

LỜI MỞ ĐẦU
Tại mọi quốc gia, trong mọi thời kỳ, hệ thống thuế luôn giữ một vai
trò hết sức quan trọng. Thuế vừa là nguồn thu ngân sách, vừa là công cụ
kinh tế để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế. Các
quốc gia luôn luôn hướng tới việc xây dựng một hệ thống chính sách thuế
phù hợp, đồng bộ và luôn theo kịp sự phát triển của thực tiễn. Trong nhiều
năm qua, chính sách và cơ chế quản lý thuế nhập khẩu đã có những thay
đổi lớn và mang lại những kết quả đáng khích lệ cả về yêu cầu thu ngân
sách Nhà nước (NSNN) cũng như quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế đối
ngoại; góp phần quan trọng làm ổn định tình hình kinh tế- xã hội, tạo ra
những tiền đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển
mới “ Thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”.
Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và
hội nhập kinh tế trong khu vực ASEAN nói riêng, đặc biệt là khi tham gia
khu vực mậu dịch tự do ASEAN- AFTA và tương lai là gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới WTO, chính sách thuế nhập khẩu ở nước ta đã bộc lộ
nhiều tồn tại, gây thất thu lớn cho NSNN và hạn chế kết quả của tiến trình
hội nhập.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện chính sách thuế nhập
khẩu của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ” trong
bối cảnh hiện nay để nghiên cứu là việc làm cần thiết.
Nội dung nghiên cứu của chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương I: Thuế nhập khẩu với hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương II: Thực trạng chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam.
Chương III: Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
CHƯƠNG I
THUẾ NHẬP KHẨU VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ
1.1.Tổng quan về thuế nhập khẩu.
1.1.1. Bản chất của thuế nhập khẩu.

hàng hoá phải gánh chịu loại thuế này.
Nghiên cứu bản chất của thuế nhập khẩu, chúng ta có thể rút ra một
số kết luận sau:
Thứ nhất, thuế nhập khẩu là phần thu nhập được tạo ra từ các hoạt động
nhập khẩu.
Thứ hai, việc xây dựng thuế suất thuế nhập khẩu phải đảm bảo giải quyết
hài hoà quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước với các doanh nghiệp tham
gia hoạt động nhập khẩu.
Thứ ba, thuế suất thuế nhập khẩu được xây dựng ở mức thấp nhưng hợp lý.
Thứ tư, chính sách thuế nhập khẩu của Nhà nước phải đảm bảo tính khả
thi và tính hiệu quả.
1.1.2. Những đặc điểm của thuế nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu là một loại thuế nên cũng mang các đặc điểm của
thuế nói chung:
Thứ nhất, mang tính quyền lực Nhà nước.
Đặc điểm này được thể chế hóa trong hiến pháp của mỗi quốc gia.
Đối với mỗi quốc gia, việc đóng thuế cho Nhà nước được coi là một trong
những nghĩa vụ bắt buộc của các tổ chức kinh tế và của mỗi công dân cho
Nhà nước. Các tổ chức kinh tế và công dân thực hiện nghĩa vụ thuế theo
các luật thuế cụ thể được cơ quan quyền lực tối cao ở quốc gia đó quy định
phù hợp với các hoạt động và thu nhập của từng tổ chức kinh tế và công
dân. Tổ chức và cá nhân nào không thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình,
tức là họ đã vi phạm pháp luật của quốc gia đó.
Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa thuế với các khoản đóng
góp mang tính tự nguyện cho NSNN và thuế với các khoản vay mượn của
Chính phủ.
Thứ hai, thuế nhập khẩu là khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước và
không mang tính hoàn trả trực tiếp.
Khác với các khoản vay, Nhà nước thu thuế từ các tổ chức kinh tế và
các cá nhân nhưng không phải hoàn trả lại trực tiếp cho người nộp thuế sau

Thứ hai, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu.
Thuế gián thu là loại thuế mà đối tượng nộp thuế có thể chuyển dịch
số thuế mình đã nộp cho Nhà nước sang cho một đối tượng khác. Điều đó
có nghĩa là người tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu phải gánh chịu loại thuế
này. Người nộp thuế nhập khẩu nếu không đồng thời là người tiêu dùng
hàng hoá nhập khẩu thì không phải gánh chịu mà chỉ nộp thuế thay cho
người tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu đó.
Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu đã chuyển
dịch số thuế phải nộp sang cho người tiêu dùng chịu. Nói cách khác, người
nộp thuế và người chịu thuế không đồng thời là một. Người nộp thuế là
người kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu, còn người chịu thuế là người
tiêu dùng các hàng hoá đó. Nhà kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu đứng
ra thu hộ thế cho Nhà nước và nộp hộ người tiêu dùng số thuế thu được vào NSNN.
Thứ ba, là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Khác với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, trong cơ chế kinh tế thị
trường, Nhà nước không trực tiếp can thiệp vào các hoạt động kinh tế - xã
hội bằng các mệnh lệnh hành chính. Thay vào đó, Nhà nước thực hiện điều
tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô, tức là Nhà nước chỉ đưa ra các chuẩn mực
mang tính định hướng lớn trên một diện rộng và bằng các công cụ đòn bẩy
để hướng các hoạt động xã hội đi theo nhằm đật được các mục tiêu đề ra,
tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế - xã hội được thực hiện
trong khuôn khổ luật pháp.
Nhà nước sử dụng nhiều công cụ để quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh
tế như các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng… Trong đó, thuế được coi là
một trong những công cụ sắc bén nhất. Bằng việc ban hành hệ thống Luật
thuế, Nhà nước sẽ quy định việc đánh thuế hoặc không đánh thuế, đánh
thuế với thuế suất cao hoặc thuế suất thấp vào các ngành nghề, các mặt
hàng cụ thể thuộc lĩnh vực nhập khẩu nhằm thực hiện chính sách thương
mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế; thông qua đó mà tác động và làm
thay đổi mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường, nhằm góp phần điều

hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
Để quản lý hoạt động ngoại thương, Nhà nước đã sử dụng nhiều
công cụ khác nhau trong đó có thuế nhập khẩu. Đây được coi là một trong
những công cụ hữu hiệu nhất. Thông qua thuế nhập khẩu, Nhà nước có thể
tác động một cách trực tiếp vào hoạt động nhập khẩu của quốc gia bằng
cách thay đổi mức thuế suất đối với từng mặt hàng, từ đó có thể điều chỉnh
cơ cấu nhập khẩu theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của mình
trong từng giai đoạn phát triển. Nhà nước sử dụng thuế nhập khẩu để điều
tiết hoạt động nhập khẩu, cân bằng cán cân thương mại quốc tế, tăng dự trữ
ngoại tệ cho đất nước, thực hiện chiến lược phát triển kinh đối ngoại.
Thứ ba, thuế nhập khẩu giữ vai trò bảo hộ sản xuất trong nước.
Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội thế giới đã chứng minh rằng: cho đến
nay, không một quốc gia nào là không sử dụng công cụ thuế quan để bảo
hộ sản xuất trong nước, giữa các nước chỉ khác nhau về mức độ bảo hộ mà
thôi. Ở các nước phát triển, người ta hạ thấp hoặc xoá bỏ hàng rào thuế
nhập khẩu; còn ở các nước đang phát triển thì hoàn toàn ngượcc lại, thuế
nhập khẩu lại được sử dụng như một hàng rào đắc lực nhất che chắn cho
sản xuất trong nước phát triển, chống lại sự cạnh tranh và thâm nhập của
hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài tràn vào.
Thuế nhập khẩu là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hoá
nhập khẩu. Vì vậy, việc quy định thuế suất thuế nhập khẩu cao hay thấp có
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong
nước. Đồ thị dưới đây sẽ minh hoạ rõ hơn cho những tác động ấy:
Giả sử một quốc gia A nào đó đứng trước một mức giá quốc tế Pw
của sản phẩm X, theo đó quốc gia A có thể mua bao nhiêu sản phẩm X từ
nước ngoài. Các đường D, S biểu thị mức cầu của người tiêu dùng quốc gia
A về sản phẩm X và mức cung sản phẩm X của các nhà sản xuất ở quốc gia
A. Ta giả thiết rằng, sản phẩm X nội địa và sản phẩm X nước ngoài hoàn
toàn có thể thay thế cho nhau, người tiêu dùng chắc chắn sẽ mua loại nào
có giá bán rẻ hơn.

sản phẩm X.
Đồ thị trên cho thấy ảnh hưởng kết hợp của việc tăng cường sản xuất
nội địa, đó là giảm nhập khẩu. Việc nhập khẩu giảm vừa do sản xuất nội
địa tăng, vừa do tiêu dùng nội địa giảm. Với bất kỳ mức thuế nhập khẩu
cho trước, mức độ giảm nhập khẩu phụ thuộc vào hệ số góc của đường
cung và đường cầu nội địa. Các đường này càng co giãn thì một mức tăng
nhất định của giá nội địa đã có thuế nhập khẩu sẽ càng làm giảm mức nhập
khẩu. Trái lại, khi cả 2 đường đều rất dốc thì mức tăng do thuế trong giá
nội địa sẽ có ảnh hưởng nhỏ tới lượng cung và lượng cầu, do đó ảnh hưởng
ít đến số lượng nhập khẩu.
Bên cạnh việc sử dụng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong
nước, các nước còn sử dụng thuế nhập khẩu để khuyến khích xuất khẩu
thông qua việc không thu thuế hoặc áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá
xuất khẩu; hạ thấp, không thu thuế, hoàn thuế thuế nhập khẩu đối với
nguyên vật liệu dùng để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, bằng việc thay đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu, Nhà
nước cũng có thể áp đặt ý muốn chủ quan của mình về việc muốn khuyến
khích phát triển ngành nào hoặc hạn chế sự phát triển của ngành nào thông
qua việc giảm thuế suất hoặc tăng thuế suất đối với các ngành đó. Việc làm
này đã gián tiếp góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự thâm
nhập của hàng hoá quốc tế vào Việt Nam.
Thứ tư, khẳng định chủ quyền quốc gia và chống phân biệt đối xử
trong thương mại quốc tế.
Hai đặc quyền cơ bản của việc thu thuế đối với mỗi quốc gia là :
quyền đối với đối tượng cư trú và quyền đối với thu nhập phát sinh từ quốc
gia đó. Một quốc gia có quyền đánh thuế vào hàng hoá được tiêu thụ ở
chính quốc gia của mình, hay nói một cách khác là có quyền đánh thuế vào
nguồn thu nhập phát sinh tại chính lãnh thổ mình quản lý; nếu từ bỏ quyền
này cũng đồng nghĩa với việc tự mình đánh mất đi chủ quyền quốc gia. Mặt
khác, trước xu thế toàn cầu hoá thì sự khác nhau về chính sách thuế giữa

doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan xuất khẩu ra nước
ngoài; Hàng hoá đưa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế,
kho ngoại quan này sang khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo
thuế, kho ngoại quan khác trong lãnh thổ Việt Nam; Hàng hoá nhập khẩu
vào các khu vực được phép miễn thuế theo quy định của Chính phủ.
* Hàng viện trợ nhân đạo.
Trừ một số loại hàng hoá cấm nhập khẩu vào Việt Nam do ảnh
hưởng tới an ninh trật tự và đời sống xã hội, số còn lại đều có thể nhập khẩu.
b. Đối tượng nộp thuế.
Mọi tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá hoặc nhận uỷ thác nhập
khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu đều là đối tượng nộp
thuế nhập khẩu.
* Cá nhân là đối tượng nộp thuế nhập khẩu khi cá nhân, hộ kinh
doanh cá thể trực tiếp đứng ra nhập khẩu hàng hoá hoặc nhận uỷ thác nhập
khẩu hàng hoá.
* Tổ chức được coi là đối tượng nộp thuế nhập khẩu khi tổ chức, đơn
vị đó có tư cách pháp nhân, trực tiếp đứng ra nhập khẩu và nhận uỷ thác
nhập khẩu hàng hoá hoặc được thuê làm dịch vụ kê khai, nộp thuế nhập
khẩu.
1.2.2. Căn cứ tính thuế nhập khẩu.
Căn cứ tính thuế nhập khẩu là số lượng hàng hoá, giá tính thuế và
thuế suất của mặt hàng nhập khẩu.
a. Số lượng hàng hoá nhập khẩu.
Số lượng hàng hoá nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng
mặt hàng thực tế nhập khẩu.
b. Giá tính thuế, tỷ giá tính thuế, đồng tiền nộp thuế.
Có hai phương pháp xác định giá tính thuế đó là:
Th nht, phng phỏp xỏc nh giỏ tớnh thu nhp khu bng giỏ ti thiu.
Theo quy nh hin hnh, hng hoỏ nhp khu chu thu nhp khu
tớnh trờn giỏ tớnh thu ti thiu nu giỏ ca mt hng ú ghi trong hp ng

hoàn thành nghĩa vụ của mình trong những cam kết quốc tế.
Hệ thống xác định trị giá theo GATT/WTO: Trị giá Hải quan là trị
giá giao dịch của hàng hoá đó- là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải
thanh toán cho hàng hoá trong giao dịch bán hàng để xuất khẩu đến nước
nhập khẩu, do người nhập khẩu - người mua trả trực tiếp hay gián tiếp cho
người xuất khẩu - người bán; giá thực tế phải thanh toán của hàng hoá
không chỉ gồm giá ghi trên hoá đơn mua bán hàng giữa người mua và
người bán mà còn có cả những chi phí do người mua chịu. Các chi phí này
được gọi là các khoản điều chỉnh, chia thành 2 nhóm chính: Các khoản
điều chỉnh bắt buộc như hoa hồng, môi giới, chi phí thuê thùng đựng hàng,
chi phí nguyên vật liệu và nhân công gói hàng.v.v, các khoản điều chỉnh
không bắt buộc, như chi phí vận tải hàng hoá đến cảng nước nhập khẩu, chi
phí bảo hiểm hàng hoá đến cảng nước nhập khẩu, chi phí liên quan đến
việc xếp hàng lên tàu, dỡ hàng, chuyển hàng, sang mạn.v.v.
áp dụng Hiệp định này sẽ đem lại cho các doanh nghiệp tham gia
hoạt động nhập khẩu một số lợi ích:
- Trị giá tính thuế được xác định theo trị giá giao dịch trong chừng
mực lớn nhất có thể, hoặc được xác định theo một trị giá gần gũi nhất với
giá thực tế mua bán của hàng hoá. Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp một
khoản thuế đúng theo giá thực thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu chứ
không phải trên cơ sở giá tính thuế áp đặt, tất cả các vướng mắc về trị giá
giao dịch sẽ được kiểm tra lại và giải thích sau khi hàng hoá được giải phóng.
- Nâng cao tính tích cực, chủ động trong doanh nghiệp do hệ thống
các nguyên tắc xác định giá mới mang tính rõ ràng, ổn định và hoàn chỉnh
nên các doanh nghiệp có thể xây dựng những kế hoạch kinh doanh lâu dài
mà không sợ ảnh hưởng bởi những thay đổi về chính sách quản lý giá.
- Với cơ chế xác định giá trị tính thuế ổn định, quy trình thủ tục xác
định giá đơn giản, hàng hoá được giải phóng nhanh, tạo thuận lợi cho các
doanh nghiệp bán hàng và thu hồi vốn.
- Doanh nghiệp được quyền tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình

nêu trên nếu chưa bao gồm chi phí vận tải ( F ) và phí bảo hiểm ( I ) thì
phải cộng chi phí vận tải và phí bảo hiểm vào để xác định giá tính thuế
nhập khẩu.
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được các doanh nghiệp tại Việt
Nam cung cấp dịch vụ bảo hiểm và vận tải hàng hoá thì giá tính thuế nhập
khẩu không bao gồm khoản thuế giá tị gia tăng đối với phí bảo hiểm ( I ) và
chi phí vận tải ( F ).
+ Hàng hóa nhập khẩu có bao gồm hàng hoá bảo hành theo hợp
đồng mua bán hàng hoá ( kể cả hàng hoá gửi sau) nhưng giá ghi trên hợp
đồng mua bán hàng hoá không tính thanh toán riêng đối với số hàng hoá
bảo hành thì giá tính thuế là giá bao gồm cả trị giá hàng hoá bảo hành.
+ Hàng nhập khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế, tạm miễn
thuế, đã đưa vào sử dụng tại Việt Nam nhưng sau đó được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng hoặc thay đổi mục đích được
miễn thuế, tạm miễn thuế trước đây phải nộp thuế thì giá tính thuế nhập
khẩu được xác định dựa trên cơ sở giá trị còn lại của hàng hoá tính theo
thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam ( tính từ thời điểm nhập khẩu đến
thời điểm tính thuế ) và được xác định cụ thể như sau:
Bảng 1: Giá tính thuế đối với hàng hoá mới ( chưa qua sử dụng ).
Đơn vị tính: %
Thời gian sử dụng và lưu lại tại
Việt Nam
Giá tính thuế nhập khẩu = ( % )
Giá hàng hoá mới tại thời điểm
tính thuế
Từ 6 tháng trở xuống (được tính tròn
là 183 ngày)
90%
Từ trên 6 tháng đến 1 năm (được
tính tròn là 365 ngày)

qua giá.
♠Tỷ giá tính thuế.
Tỷ giá làm cơ sở để xác định giá tính thuế đối với hàng hoá nhập
khẩu là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đăng trên báo Nhân dân
hàng ngày. Trường hợp vào các ngày không phát hành báo Nhân dân hàng
ngày (hoặc có phát hành nhưng không thông báo tỷ giá) hoặc thông tin
không đến được cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó
được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó.
Đối với các đồng ngoại tệ không có giao dịch trên thị trường ngoại tệ
liên Ngân hàng thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá
đồng đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam giao dịch bình quân trên thị
trường liên Ngân hàng và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ khác
trên thị trường quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
♠ Đồng tiền nộp thuế.
Thuế nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp đối
tượng nộp thuế muốn nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự
do chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
c. Thuế suất.
Thông thường thuế suất thuế nhập khẩu được xây dựng theo 3 cấp độ:
Thứ nhất, cấp độ bảo hộ thông thường.
Thứ hai, cấp độ bảo hộ triệt để.
Thứ ba, cấp độ bảo hộ th ấp hay không bảo hộ.
Tương ứng với mỗi cấp độ bảo hộ thì có một loại thuế suất riêng
tượng ứng với nó, bao gồm: Thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và
thuế suất thông thường, cụ thể như sau:
* Thuế suất ưu đãi là thuế suất áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có
xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong
quan hệ thương mại với Việt Nam. Mức thuế suất ưu đãi được quy định cụ
thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc thuế suất ưu đãi theo cam kết và kê khai của
đối tượng nộp thuế. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai
hàng hoá hàng hoá nhập khẩu, đối tượng nộp thuế phải xuất trình (C/O)
theo đúng quy định cho cơ quan Hải quan. Trường hợp không xuất trình
được C/O theo đúng quy định thì cơ quan Hải quan tính lại thuế và xử phạt
vi phạm theo quy định hiện hành.
* Thuế suất thông thường là thuế suất được áp dụng cho hàng hoá
nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam không có thoả
thuận về đối xử tối huệ quốc hoặc không có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về
thuế nhập khẩu.
Thuế suất thông thường cao hơn không quá 70% (bảy mươi phần trăm) so
với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu
ưu đãi và được tính như sau:
Thuế suất = Thuế suất + Thuế suất × 70%
Thông thường ưu đãi ưu đãi
* Hàng hoá nhập khẩu trong một số trường hợp thuộc diện phải chịu
thuế bổ sung, thuế suất theo hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối được thực
hiện theo văn bản hướng dẫn riêng. Cụ thể như sau:
- Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá
đó quá thấp so với giá thông thường của hàng hoá cùng loại do có sự trợ
cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất
hàng hoá tương tự của Việt Nam.
- Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó
có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân
biệt đối xử khác đối với hàng hoá của Việt Nam.
Thông qua việc quy định 3 loại thuế suất thuế nhập khẩu (thuế suất
ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường) để áp dụng cho
hàng hoá nhập khẩu từ nước hoặc khối nước có quan hệ thương mại khác
nhau đối với Việt Nam đã góp phần thúc đẩy các nước có quan hệ thương
mại với Việt Nam nhưng chưa ký kết Hiệp định thương mại về đối xử tối

vây, nó không được áp dụng phổ biến như phương pháp tính thuế tỷ lệ.
Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp Nhà nước muốn
làm cho thị trường tiêu dùng trong nước trở thành thị trường hàng hoá cao cấp.
* Thứ ba, phương pháp tính thuế kết hợp.
Thuế nhập khẩu hỗn hợp là phương pháp tính thuế dựa theo tỷ lệ
phần trăm trên giá trị hàng hoá sau đó cộng với mức thuế tính theo đơn vị
hàng hoá. Đây là trường hợp áp dụng kết hợp của thuế tuyệt đối và thuế
theo tỷ lệ. Ví dụ, quy định thu thuế nhập khẩu đối với xăng nhập khẩu là
thu thuế nhập khẩu 15% + 30 USD / tấn.
Phương pháp tính thuế này cũng ít được áp dụng phổi biến bởi vì rất
phức tạp trong khâu tính thuế nhập khẩu cho các mặt hàng nhập khẩu, đặc
biệt là việc tính thuế nhập khẩu cho nhiều mặt hàng cùng một lúc.
* Thứ tư, phương pháp tính thuế theo hạn ngạch hàng hoá nhập khẩu
(hạn ngạch thuế quan).
Hạn ngạch thuế quan là việc áp dụng mức thuế suất thấp (đôi khi
bằng không) cho một lượng nhập khẩu cụ thể của một hàng hoá xác định
gọi là thuế trong hạn ngạch và áp dụng thuế suất cao hơn cho lượng nhập
khẩu vượt quá mức hạn ngạch cho phép gọi là thuế ngoài hạn ngạch.
Hạn ngạch thuế quan một mặt vừa đảm bảo cho các nước vẫn có thể
duy trì được mức bảo hộ tương đương, mặt khác tạo cơ hội thâm nhập thị
trường cho hàng hoá của các nước khác vào thị trường trong nước, góp
phần thực hiện từng bước tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
Cơ chế tác động của hạn ngạch thuế quan đối với hàng nhập khẩu:
Hạn ngạch thuế quan có thể tác động đến động cơ nhập khẩu của
các nhà nhập khẩu. Ảnh hưởng của hạn ngạch thuế quan đối với thương
mại phụ thuộc vào lượng cầu nhập khẩu.
Trường hợp 1: Nếu nhu cầu nhập khẩu trong nước không đủ lớn để hỗ trợ
nhập khẩu ở mức giá thế giới, thậm chí ngay cả khi không có thuế trong
hạn ngạch thì sẽ không có nhập khẩu, vì khi đó nhập khẩu là không có lãi
(Đường cầu nhập khẩu 1).

tạo ra nhiều nấc thang nhập khẩu hơn và có khả năng tự động điều chỉnh
lượng hàng nhập khẩu theo những biến động của nhu cầu nhập khẩu trong
nước. Nước nhập khẩu có thể khống chế được lượng hàng nhập vào nước
mình thông qua việc điều chỉnh thuế suất trong hoặc ngoài hạn ngạch.
1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với chính
sách thuế nhập khẩu.
Trên thế giới hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế mà cao rộng hơn là
toàn cầu hoá đang là một xu thế tất yếu không thể nào khác được. WTO là
một siêu thị quốc tế, có tác dụng tích cực cho sự phát triển của mỗi quốc
gia.Gia nhập WTO là một bước đi cần thiết của Việt Nam để hội nhập vào
toàn cầu hoá, vào WTO cũng để tự bảo vệ mình.
Bởi vì, tổ chức thương mại thế giới lớn nhất thế giới này có những
“luật chơi” chung nhằm đảm bảo sự công bằng lớn nhất có thể cho các
thành viên. Gia nhập WTO không chỉ để mở rộng thị trường buôn bán mà
hơn nữa mỗi quốc gia sẽ có một khuôn khổ để tự bảo vệ mình; đó là cơ sở
giải quyết các tranh chấp thương mại mà không phải dựa vào các hiệp định
song phương và các hiệp định khu vực.
Thực tế vụ kiện giữa Mỹ và Costa Rica đã cho thấy nước lớn cũng
có thể bị thất bại. Việc thiết lập toà án quốc tế này đã làm cho hiệu quả của
hệ thống thương mại đa biên được nâng cao. Vào WTO, những nước yếu
như Việt Nam sẽ có quyền thương lượng và khiếu nại một cách công bằng
hơn với các cường quốc thương mại trong tranh chấp dựa trên những luật lệ chung.
Những tác động của hội nhập tới chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam:
Thứ nhất, hội nhập tác động tới việc đảm bảo nguồn thu ngân sách
Nhà nước.
Cùng với các loại thuế khác, thuế nhập khẩu đã trở thành một nguồn
thu lớn và ổn định góp phần đảm bảo mức huy động cho NSNN của Việt
Nam luôn duy trì ở mức cao.
Trong những năm tới, khi mà Việt Nam chính thức tham gia hội
nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới thì việc cắt giảm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status