Biến đổi về kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 - Pdf 24

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM THỊ NHÂM

BIẾN ĐỔI
VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ BỈM SƠN
THANH HÓA TỪ 1986 ĐẾN 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

BIẾN ĐỔI
VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ BỈM SƠN
THANH HÓA TỪ 1986 ĐẾN 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGND. Nguyễn Cảnh Minh

Thái Nguyên - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các từ viết tắt iii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 7
5. Đóng góp của luận văn 8
6. Bố cục của luận văn 8
Chƣơng 1. KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ BỈM SƠN TRƢỚC 1986 9
1.1 Khái qt về thị xã Bỉm Sơn 9
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 9
1.1.2 Đặc điểm văn hóa lịch sử 11
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 16
1.2. Kinh tế - xã hội trước năm 1986 20
1.2.1. Kinh tế 20
1.2.2. Xã hội 28
Chƣơng 2. BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ CỦA THỊ XÃ BỈM SƠN
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 33
2.1. Đường lối phát triển kinh tế mới của Đảng 33
2.1.1. Đường lối đổi mới kinh tế của Trung ương Đảng 33
2.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ thị xã 34
2.2. Biến đổi về kinh tế của thị xã Bỉm Sơn 35
2.2.1. Trong cơ cấu kinh tế 35
2.2.2. Biến đổi trong ngành cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp 42


Hợp tác xã
HĐND
Hội đồng nhân dân
Nxb
Nhà xuất bản
TW
Trung ương
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thơng
TD-TT
Thể dục - thể thao
XNK
Xuất nhập khẩu 1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị xã Bỉm Sơn là một đô thị loại IV, vùng đất địa đầu của tỉnh Thanh
Hóa, nằm cách Hà Nội 120 km về phía Nam. Một vùng đất đất có bề dày
truyền thống lịch sử, giàu lòng yêu nước, đoàn kết gắn bó trong sự nghiệp đấu

nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đã đánh giá
những thành tựu đạt được và phân tích sâu sắc những khuyết điểm tồn tại trong
lãnh đạo, tổ chức, chỉ rõ những nguyên nhân yếu kém. Xuất phát từ thực tế, vận
dụng đường lối chủ trương của Đảng vào tình hình cụ thể của thị xã, Đại hội đã
quyết định những phương hướng nhiệm vụ chung trong chặng đường đầu tiên
của thời kỳ quá độ. Từ đây, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân thị xã Bỉm
Sơn thực sự bước vào thời kỳ đổi mới một cách toàn diện và căn bản.
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới. Bỉm Sơn đã có những biến
đổi quan trọng về kinh tế - xã hội. Sự biến đổi này khẳng định đường lối đúng
đắn của Đảng, đồng thời thể hiện sự nhảy bén, chủ động, sáng tạo, của Đảng
bộ, nhân dân Bỉm Sơn trong việc vận dụng đường lối chủ trương của Đảng vào
điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phương.
Sau 25 năm đổi mới từ một vùng đất thuần nông, nghèo nàn lạc hậu, Bỉm
Sơn đã thành một Thị xã công nghiệp và là một trong những đầu tàu kinh tế của
tỉnh Thanh Hóa với một cơ cấu kinh tế tiến bộ theo hướng công nghiệp hóa.
Năm 2007 công nghiệp - xây dựng đạt 78,7%; thương mại - dịch vụ đạt 19,5%;
nông - lâm - ngư nghiệp chỉ có 3,3%. Do kinh tế phát triển, từ một làng quê
nghèo Bỉm Sơn đã trở thành đô thị công nghiệp với những dãy nhà cao tầng đồ
sộ, hệ thống điện nước, bưu chính viễn thông, trường học, bệnh viện ngày càng
văn minh; các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ, các trung tâm văn hóa thể
thao phát triển mởi rộng. Thị xã đang quy hoạch để trở thành đô thị loại III.
Với bề dày lịch sử và những thành tựu to lớn trong thời kỳ xây dựng đất
nước, thì việc nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế nói chung, những biến đổi
về kinh tế-xã hội trong thời kỳ đổi mới của thị xã nói riêng là nhằm tiếp nốii
những giá trị truyền thống lịch sử, góp phần tuyên truyền, giáo dục và phát huy 3
những giá trị quý báu của mảnh đất nhiều ý nghĩa lịch sử này với thế hệ trẻ của
quê hương. Đồng thời nhằm tổng kết những bài học kinh nghiệm cho những

Cuốn "Có một Việt Nam như thế đổi mới và phát triển", Nxb Chính trị
Quốc gia - Hà Nội 1987 là công trình nghiên cứu của 13 tác giả do Trần Nhâm
làm chủ biêm, đề cập đến sự phát triển của Việt Nam trong công cuộc đổi mới.
Coi đổi mới là đòi hỏi bức xúc của dân tộc và sự phát triển của đất nước. Tác
phẩm đề cập đến những thành tựu trong công cuộc đổi mới, những bài học kinh
nghiệm và triển vọng phát triển; nguồn lực con người - yếu tố quyết định việc
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;
củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trần Bá Đệ trong tác phẩm "Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay", Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội - 2000 đã đề cập đến toàn cảnh đất nước với nền tảng
là kinh tế xã hội trước đổi mới, coi đổi mới là vấn đề cấp thiết của toàn Đảng,
toàn dan ta. Nội dung, quan điểm, đường lối đổi mới cụ thể trên các lĩnh vực,
trọng tâm là kinh tế - xã hội. Và cuối cùng là những thành tựu và hạn chế của
bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới.
Đề cập đến những thành tựu về kinh tế - xã hội trước và sau đổi mới của
địa phương, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về kinh tế
- xã hội nói chung, kinh tế - xa hội của Bỉm Sơn trong thời kỳ đổi mới nói riêng.
Nhưng vấn đề này, đã được đề cập đến nhiều trong một số công trình sau:
Trước hết đó là công trình nghiên cứu "Lịch sử Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn
(1977 - 2000)" của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn. Công trình này đã
tóm tắt được quá trình phát triển của lịch sử Bỉm Sơn từ thời Bắc thuộc đến
trước khi Đảng bộ thị xã được thành lập. Đặc biệt đi sâu vào những thành tựu
về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của thị xã từ khi có Đảng bộ ra
đời (năm 1977) cũng như quá trình ra đời, hoạt động và trưởng thành của Đảng
bộ. Cùng với các thành tựu khác, những thành tựu vể kinh tế - xã hội từ năm
1977 đến 2000 đã được các tác giả đề cập. Cuốn sách thực sự là nguồn tài liệu
quý để thực hiện đề tài.
Tác phẩm thứ hai đó là cuốn " 30 năm hoạt động Hội đồng nhân dân Thị
xã Bỉm Sơn (1978 - 2008)" của Hội đồng nhân dân thị xã Bỉm Sơn, xuất bản

6
đề cập đến nền kinh tế - xã hội của Thị xã Bỉm Sơn trong thời kỳ này để làm
tiền đề cho những thay đổi về địa giới hành chính và dân cư của Thị xã.
Bên cạnh đó còn có các nghị quyết, Quyết định của chính phủ, của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban nhân dân Thị xã Bỉm Sơn như: Quyết định
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng Thị xã Bỉm Sơn - tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, ngày
22/9/2003. Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt
quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Nam Bỉm Sơn , ngày 26/12/2005. Quyết định
của Ủy ban nhân dân Thị xã Bỉm Sơn về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu
trung tâm Thị xã Bỉm Sơn, ngày 08/12/2008. Quyết định của Ủy ban nhân dân
Thị xã Bỉm Sơn về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu nội thị số 1 Tây quốc lộ
1A Thị xã Bỉm Sơn, ngày 15/7/2008. Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 8/12/2009
của thủ tướng chính phủ về việc thành lập phường thuộc thị xã Bỉm Sơn
Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đây đã làm sáng
tỏ một số vấn đề của Thị xã nói chung và vấn đề kinh tế trong thời kỳ đổi mới
của Thị xã nói riêng.
Có thể nói, những thành tựu về kinh tế của thị xã Bỉm Sơn trong thời kỳ
đổi mới là rất to lớn và toàn diện. Sự phát triển về kinh tế của Thị xã trong thời
kì này đã làm biến đổi bộ mặt của Thị xã. Từ một vùng đất thuần nông, bán sơn
địa nghèo nàn lạc hậu, dân cư thưa thớt. Sau hai lăm năm đổi mới, Bỉm Sơn đã
trở thành một đô thị công nghiệp văn minh hiện đại, dân cư đông đúc với
những tòa nhà cao tầng sán sát nhau, những khu phố sầm uất nhộn nhịp người
qua lại. Thế nhưng, sự biến đổi về kinh tế-xa hội của Bỉm Sơn từ khi đổi mới
đến năm 2010 vẫn chưa có công trình nào đi sâu đề cập đến một cách hoàn
chỉnh và có hệ thống.
Vì vậy, trên cơ sở tham khảo các công trình đi trước, kết hợp với việc tìm
hiểu tình hình thực tế sản xuất của các cơ quan, đơn vị. Tác giả luận văn đã vận

Những ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo thị xã, cơ quan, đơn
vị, xí nghiệp
Các công trình chuyên khảo về lịch sử Việt Nam hiện đại. 8
Kỷ yếu hội thảo về thành tựu kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Các công trình chuyên khảo về kinh tế tỉnh Thanh Hóa.
Tài liệu báo chí. Mạng Internet, các trang báo điện tử, các webside như:
"bimson.gov","bimson.org","lichsuvietnam.vn"
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính mà tác giả sử dụng để nghiên cứu luận văn là phương
pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp chuyên ngành cụ thể
như: phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích, khảo sát thực địa, thu thập tài
liệu, xử lý số liệu thống kê…
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày có hệ thống những biến đổi về kinh tế-xã hội của thị
xã Bỉm Sơn trong giai đoạn 1986 - 2010. Đồng thời làm rõ đặc điểm và nguyên
nhân của sự biến đổi đó. Qua đó góp phần khẳng định vào những thắng lợi
chung của cả nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời rút
ra bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của địa phương trong thời gian tới. Và
cũng là mô hình tham khảo trong phát triển kinh tế của các địa phương khác.
Góp phần bổ xung nguồn tài liệu vào việc nghiên cứu công cuộc xây
dựng đất nước trong thời kì đổi mới của cả nước, của địa phương và góp phần
cung cấp nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy môn lịch sử, môn địa lý ở địa
phương. Giáo dục tinh thần, truyền thống yêu nước, tự hào về quê hương cho
thế hệ trẻ.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

56
'
kinh độ Đông.
Bỉm Sơn có vị trí địa lý hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển kinh
tế - xã hội. Phía Bắc giáp với thị xã Tam Điệp của tỉnh Ninh Bình qua dãy núi
Tam Ðiệp hiểm trở và ðầy tiềm nãng ðá vôi. Phía Nam là danh giới với huyện
Hà Trung, một huyện ðồng bằng chiêm trũng có thế mạnh về lýõng thực và
thủy sản. Phía Tây giáp với huyện Thạch Thành là một huyện trung du miền
núi có nhiều thế mạnh về nông, lâm sản. Phía Ðông là danh giới với huyện Nga
Sõn, một huyện ven biển với nhiều nguồn lợi hải sản. Vì thế Bỉm Sơn trở thành
nơi thu hút nguồn lợi nông, lâm, thủy hải sản lớn từ các địa phương lân cận.
Không những thế, Bỉm Sơn còn nằm án ngữ trên các tuyến đường giao
thông Bắc Nam. Bao gồm tuyến đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc -
Nam với ga Bỉm Sơn là điểm trung chuyển hàng hóa. Vì thế Bỉm Sơn có nhiều
thuân lợi trong việc trao đổi và giao lưu hàng hóa với các vùng lân cận.
Về mặt lãnh thổ, diện tích tự nhiên của toàn thị xã là 6 701 ha. Gồm 6
phường: phường Ba Đình, phường Ngọc Trạo, phường Bắc Sơn, phường Lam
Sơn, Phú Sơn và phường Đông Sơn. Cùng với hai xã là: xã Quang Trung và xã
Hà Lan.
Bỉm Sơn là vùng đất có địa hình thấp dần từ tây sang đông và rất phức tạp,
vừa mang đặc điểm của vùng bán sơn địa, vừa mang đặc điểm của vùng chiêm
trũng, nơi có cốt đất thấp nhất là dương 0,4. Diện tích tự nhiên không rộng,
nhưng Bỉm Sơn vừa có vùng đồng bằng, vùng núi đá, vùng đồi và sông suối. 10
Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình như trên đã làm cho thị xã Bỉm Sơn chịu
ảnh hưởng của ba vùng khí hậu xen kẽ là Tây bắc, Đồng bắng bắc bộ và cận
Bắc trung bộ. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 32,6 C, thấp nhất vào tháng
giêng, cao nhất vào tháng 7. Lượng mưa trung bình đạt 1.514 mm/năm. Độ ẩm

11
cồn bãi, có thể trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp như :
Khoai lang, ngô, đậu, lạc, vừng, các cây ăn quả lâu năm hay ngắn ngày như
mít, na, ổi, bưởi, cam , táo, dứa, chuối. Vùng đồng lúa của Bỉm Sơn chỉ có
khoảng 1000 ha chiếm 14% diện tích đất tự nhiên vầ chủ yếu là đất chiêm
trũng với đặc điểm nghèo lân nhưng hàm lượng can xi trong đất cao, nên gọi là
đất kiềm thừa vôi. Do là vùng chiêm trũng chua mặn nên việc nâng cao năng
xuất lúa gặp nhiều trở ngại.
Do phần lớn diện tích là đất đồi núi nên Bỉm Sơn có thế mạnh về phát
triển lâm nghiệp, trồng rừng. Diện tích đất lâm nghiệp ở Bỉm Sơn là 2 419 ha
chủ yếu là rừng trồng và 638 ha đất trống đồi núi trọc có khả năng trồng rừng
bảo hộ và rừng kinh tế [ 10, trang 19].
Với điều kịên đất đai nông lâm nghiệp như trên, Bỉm Sơn có khả năng
phát triển nghành kinh tế chăn nuôi, nhất là chăn nuôi trâu, bò, dê.
Ngoài trữ lượng nước ngầm lớn, Bỉm Sơn còn có nguồn nước của nhiều
con sông được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống nhân dân. ,
Sông Hoạt chảy qua địa phận xã Hà Lan dài 20m, Sông Tống có chiều sâu
khoảng 3m, rôngj khoảng 30m. Sông Tam Điệp được đào vào năm1978-1979
dài 12 km. Nhìn chung các sông ở Bỉm Sơn lòng sông cạn, lại uốn khúc nên
tiêu lũ chậm, mùa hè có đoạn nước thấp, nguồn lợi thủy sản hạn chế và chưa
phát huy được khả năng vận tải đường thủy.
1.1.2 Đặc điểm văn hóa lịch sử
* Văn hóa
Với thiên nhiên tươi đẹp và giàu di tích kịch sử văn hóa, trong đó có
những di tích nổi tiếng. Bỉm Sơn có tiềm năng phát triển ngành du lịch đa dạng.
Trải qua những biến đổi địa chất, vùng núi đá Bỉm Sơn đã để lại những hang
động kỳ thú như động Thanh Sơn, động Cửa Buồng Đặc biệt núi Tam Điệp
sừng sững như bức tường thành không chỉ nổi tiếng trong lịch sử chống ngoại
xâm mà còn nổi tiếng về cảnh đẹp thiên nhiên làm nao lòng các tao nhân mặc


huyền thoại đã đi vào ca dao lưu mãi đến muôn đời: 13
" Nhất vui là hội Phủ Dầy
Vui là vui vậy không tày Sòng Sơn"
Ngoài các lễ hội mang tính chất tôn giáo, tín ngưỡng trong những ngày tết,
ngày lễ nhân dân các làng còn tổ chức các trò vui chơi như đu dây, đu quay, đi
cầu phao trên mặt nước, thi nấu cơm Những sinh hoạt văn hóa này thường
được tổ chức ở các đình làng.
Gắn liền với những họat động văn hóa, với đời sống tinh thần của nhân
dân Bỉm Sơn là một hệ thống các đình, đền, chùa, các di tích văn hóa, lịch sử
niềm tự hào của người dân nơi đây. Nói đến di tích ở đây trước hết phải nói
đến đến Sòng. Đền đước xây dựng vào thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh
Hưng (1740-1780), thờ công chúa Liễu Hạnh. Đền Sòng, ngoài thờ Mẫu, một
tín ngưỡng đặc trưng trong tâm thức người Việt, còn có sự đan xen của các yếu
tố tín ngưỡng, tôn giáo khác như thần, phật. Đền Sòng tự lâu đã chiếm trọn
niềm tin của người dân Thanh Hóa, với câu nói thơ nổi tiếng " Đến Sòng thiêng
nhất xứ Thanh". Nằm trong hệ thống đến Sòng còn có đền Rồng, đền Chín
Giếng đều liên quan đến thờ thần nữ Liễu Hạnh. Ngoài ra, ở Bỉm Sơn còn có
nhiều đền, chùa khá nổi tiếng như chùa Khánh Quang do công chúa Ngọc Tú
vợ Trịnh Kiểm dựng, đền Cây Vải, đình Làng Gạo, nơi chứa lương thực của
vua Quang Trung và của Đinh Công Tráng sau này
Do có nhiều ý nghĩa lịch sử văn hóa quan trọng, các đình, chùa, đền cùng
với các di tích danh thắng nói trên đã được nhà nước và tỉnh Thanh Hóa công
nhận. Đây chính là sự tôn vinh những truyền thống văn hóa quý báu được kết
tinh từ đời sống lâu đời của các thế hệ người Bỉm Sơn, mở đường cho sự sự
phát triển mới của những thuần phong mĩ tục nơi đây.
Sự phong phú trong hoạt động văn hóa, xen lẫn nhiều yếu tố tín ngưỡng,
tôn giáo đã thể hiện sinh động tính đa dạng trong tâm linh của cư dân ở Bỉm

Bỉm đã vùng lên giành chính quyền. Với sự nổi dậy thành công nhanh chóng ở
một vùng địa bàn trọng yếu, có nhà ga, có đồn binh, cuộc khởi nghĩa ở Bỉm
Sơn đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của Tổng khởi nghĩa phủ Hà Trung
và ở tỉnh Thanh Hóa. 15
Trong kháng chiến chống Pháp, nằm trong khu vực giáp ranh giữa vùng tự
do và vùng bị tạm chiếm, tuyến đầu của hậu phương Thanh Hóa, nơi đứng chân
của nhiều đơn vị chủ lực. Bỉm Sơn là một trong những địa bàn bị địch tập trung
đánh phá. Quân và dân Bỉm Sơn đã đánh bại được cuộc hành quân mang tên
"Hải Âu" vào tháng 10 năm 1953. Góp phần cùng nhân dân cả nước giành
thắng lợi quyết định trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953-1954).
Trong 20 năm chống Mỹ cứu nước, nhân dân Bỉm Sơn đã làm tròn nhiệm
vụ của hậu phương, góp phần cùng nhân dân miền Bắc đánh bại hai cuộc chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Nằm trên tuyến đường giao thông chiến lược
Bắc - Nam, có nhà ga tập kết hàng hóa, vũ khí cho chiến trường miền Nam.
Bỉm Sơn là một trong những nơi ở Thanh Hóa bị địch bắn phá ác liệt. Nhân dân
Bỉm Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm cho giao thông thông suốt trên đoạn
đường 1A và đường sắt chạy qua địa phận. Đặc biệt đã bắn rơi chiếc máy bay
F4 của địch và bắt sống tên giặc lái vào ngày 18-9-1967.
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, để đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng đất nước. Ngày 29-6-1977, theo đề nghị của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thanh Hóa, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng đã ký quyết định 140/BT phê chuẩn
việc thành lập thị trấn Bỉm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Thị trấn Bỉm Sơn tuy có cố gắng phát triển, nhưng bộ máy hành chính
chưa hoàn thiện, do đó quá trình xây dựng địa phương còn nhiều gặp khó khăn.
Trên cơ sở vị thế của Bỉm Sơn, trước yêu cầu của sự phát triển, ngày 18-12-
1981 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 157/ QĐ - HĐBT thành lập thị xã Bỉm
Sơn. Bao gồm thị trấn Bỉm Sơn, thị trấn nông trường Hà Trung, hai xã Hà Lan

tâm về kinh tế; phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Coi sản xuất
công nghiệp là ngành sản xuất trung tâm của thị xã với ba ngành mũi nhọn là :
sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông sản; làm hàng xuất khẩu và tiêu
dùng. Phát triển chăn nuôi và trồng trọt đáp ứng nhu cầu thực phẩm tại chỗ
Do sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân, công cuộc đổi mới,
xây dựng kinh tế của thị xã đã đạt được những thành quả đáng khích lê. Sự 17
năng động, sáng tạo đã được khơi dậy mạnh mẽ trong các cơ quan xí nghiệp.
Các cơ sở sản xuất duy trì ổn định, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩn.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt giá trị cao trong tổng sản lượng.
Năm 2010, tổng giá trị GDP là 2 040 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung
bình của thời kỳ 2006-2010 là 14,41%.
Sau 25 năm đổi mới từ một vùng đất nghèo nàn lạc hậu, Bỉm Sơn đã dần
trở thành một thị xã công nghiệp. Đến năm 2007 Bỉm Sơn đã có cơ cấu kinh tế
tiến bộ theo hướng công nghiệp hóa: công nghiệp xây dựng đạt 78, 7%; thương
mại dịch vụ 19,5 %; nông lâm nghiệp 3,3%. Điều này cho phép khẳng định
kinh tế thị xã Bỉm Sơn cơ bản là nền kinh tế công nghiệp. [64, tr 10].
GDP bình quân đầu người đạt 32,669 triệu đồng, tương đương 2 042
USD, tăng 1,23 lần so với năm 2005. Năm 2010 đạt 47,984 triệu đồng tương
đương 2999 USD.
Đi lên từ sản xuất vật liệu xây dựng, đến nay ngành công nghiệp Bỉm Sơn
đã có cơ cấu ngành công nghiệp tương đối đa dạng, với nhiều ngành nghề sản
xuất từ công nghiệp tới thủ công nghiệp; cụ thể là công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng, ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và sản xuất hàng
tiêu dùng và công nghiệp cơ khí trùng tu lắp ráp ôtô
Giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã năm 2010 là 4 098 tỉ đồng, chiếm
25,6 % giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh [64, trang17].
Là một trung tâm công nghiệp, có nền kinh tế đa dạng, nằm kề các vùng

kinh tế động lực của tỉnh Thanh Hóa. Trên đà phát triển này trong tương lai
Bỉm Sơn sẽ phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế của tỉnh
và của khu vực Bắc Trung Bộ.
* Đặc điểm xã hội
Nằm không xa các di chỉ thuộc nền văn hóa Đa Bút và Đông Sơn nên Bỉm
Sơn được khẳng định là một trong những cái nôi của người Việt cổ. Vì vậy từ
xa xưa Bỉm Sơn đã có người định cư từ khá sớm. Trong quá trình lao động
sáng tạo, họ trở thành chủ nhân của các làng xã mà tên gọi còn đến ngày nay. 19
Tuy nhiên trước cách mạng Tháng Tám, cư dân của vùng Bỉm Sơn không
nhiều. Từ khi miền Bắc được hoàn toàn giải phòng và đặc biệt sau khi đất nước
thống nhất thực hiện chủ trương của Đảng đưa người về địa phương tham gia
sản xuất, khôi phục kinh tế, dân số của Bỉm Sơn tăng lên nhanh chóng.
Có thể nói dân số Bỉm Sơn đã tăng nhanh do quá trình công nghiệp hóa.
Khi thành lập (1977) thị trấn Bỉm Sơn có 22 800 người. Theo số liệu điều ta
dân số năm 2009, dân số toàn thị xã là 53.936 người, gồm các dân tộc Kinh,
Thái, Mường trong đó đa số là người Kinh, người các dân tộc chỉ chiếm
0,44% dân số, 2,4% người dân theo đạo Thiên chúa.
Cùng với việc tăng nhanh về số lượng, chất lượng dân cư Bỉm Sơn cũng
tăng lên rõ rệt. Từ chỗ thành phần chủ yếu là nông dân. Ngày nay Bỉm Sơn là
nơi quần tụ của đủ mọi thành phần giai cấp, trong đó công nhân, nông dân, trí
thức là lực lượng nòng cốt. Bỉm Sơn ngày nay cũng là mảnh đất giàu trí tuệ của
một đội ngũ đông đảo các nhà trí thức, kĩ sư, thợ lành nghề có nguồn gốc từ
mọi miền đất nước. Có thể nói, Bỉm Sơn là nơi thể hiện rõ nét những đặc điểm
về phát triển phát triển dân cư của một đô thị công nghiệp được sinh ra trong
công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Tiềm năng về con người cũng chính là
một nguồn lực quý giá đê Bỉm Sơn vững bước đi lên.
Do kinh tế phát triển, từ vùng quê nghèo ở khu vực bán sơn địa, Bỉm Sơn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status