Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ - Pdf 24

Số hóa bởi trung tâm học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT
TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Dƣ Ngọc Thành
2. TS. Nguyễn Anh Dũng

Thái nguyên - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./
Tác giả luận văn

Tác giả luận văn

Số hóa bởi trung tâm học liệu

iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đoan Hùng 42
Bảng 3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng 44
Bảng 3.3. Thống kê diện tích đất rừng theo các xã 48
Bảng 3.4. Một số kiểu sử dụng đất chính của huyện Đoan Hùng 49
Bảng 3.5. Sinh trưởng của các loài cây trồng chính 50
Bảng 3.6. Thu nhập thuần của các KSDĐ chính 52
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất chính 54
Bảng 3.8. Công lao động tạo ra từ các KSDĐ rừng trồng sản xuất 57
Bảng 3.9. Công lao động và thu nhập tạo ra trên 1ha RTSX 58
Bảng 3.10. Tính chất đất dưới rừng trồng Keo tai tượng 60
Bảng 3.11. Tính chất đất dưới rừng trồng Keo lai 61
Bảng 3.12. Tính chất đất dưới rừng trồng Bạch đàn U6 61
Bảng 3.13. Trữ lượng nước trong đất dưới rừng trồng 62
Bảng 3.14. Lượng carbon trong đất dưới các loài cây trồng chính 64 Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
DANH MỤC CÁC HÌNH

vi
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT
TẮT
v
MỤC LỤC vi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3. Mục tiêu nghiên cứu 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Một số vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.1.1. Hiệu quả 4
1.1.1.2. Sử dụng đất 4
1.1.1.3. Hiệu quả sử dụng đất 4
1.1.1.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất 5
1.1.1.5. Đánh giá đất đai 5
1.1.1.6. Kiểu sử dụng đất (KSDĐ) 5
1.1.2. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng đất 5
1.1.2.1. Hiệu quả kinh tế 6
1.1.2.2. Hiệu quả xã hội 7
1.1.2.3. Hiệu quả môi trường 7
1.1.3. Một số cơ chế chính sách có liên quan sử dụng đất rừng 8
1.2. Tổng quan nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất 10

2.3.5. Phương pháp chuyên gia 27
2.3.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất 27
2.3.6.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 28
2.3.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội 29
2.3.6.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường 30
2.3.7. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 31
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

Số hóa bởi trung tâm học liệu

viii
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất ở
huyện Đoan Hùng 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 32
3.1.1.1. Vị trí địa lý 32
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo 32
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn 33
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên 33
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 35
3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 35
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 36
3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm 38
3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 39
3.1.3. Nhận xét và đánh giá chung 41
3.1.3.1. Thuận lợi 41
3.1.3.2. Khó khăn 41
3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất rừng trồng sản xuất của huyện Đoan Hùng 42
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đoan Hùng 42
3.2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất rừng trồng sản xuất của huyện Đoan Hùng 43
3.2.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng 43

PHỤ LỤC

Số hóa bởi trung tâm học liệu

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá của mỗi quốc gia, mỗi dân
tộc. Là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư và là nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc
phòng; là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được đối với ngành nông,
lâm nghiệp…
Việt Nam với ¾ diện tích lãnh thổ là đất đồi núi, trong đó phần lớn diện tích
được quy hoạch là đất lâm nghiệp bao gồm đất có rừng và đất trống đồi núi trọc. Tài
nguyên rừng ở Việt Nam bị suy thoái nghiêm trọng từ năm 1943 đến năm 1995 do
các nguyên nhân như: chiến tranh, nhu cầu lâm sản ngày càng tăng, việc chuyển đổi
sang đất nông nghiệp như là kết quả tất yếu của sự gia tăng dân số và đặc biệt là
việc khai thác lạm dụng vốn rừng. Từ 14,3 triệu ha rừng tự nhiên (độ che phủ 43 %)
năm 1943 giảm xuống đến mức thấp nhất là 9,2 triệu ha (độ che phủ 27,8 %) năm
1990 và tăng lên 12,3 triệu ha (độ che phủ 36,7 %) năm 2004 [5], đến cuối năm
2011 diện tích rừng toàn quốc là 13,5 triệu ha (độ che phủ 39,7%) [23]. Mất rừng,
độ che phủ giảm, đất đai bị thoái hóa do xói mòn rửa trôi, hiện tượng sạt lở đất tại
các vùng núi thường xuyên xảy ra, sông hồ bị bồi lấp, môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng, khí hậu biến đổi, hạn hán lũ lụt gia tăng, ảnh hưởng lớn đến đời sống
và sức khỏe của con người, Vì vậy, việc phục hồi độ che phủ của thảm thực vật
rừng đã và đang được Chính phủ Việt Nam đưa vào hàng ưu tiên cao và việc sử
dụng đất một cách hợp lý, khoa học là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của toàn quốc
gia. Với những nỗ lực lớn lao đó thì độ che phủ rừng của Việt Nam đã tăng lên
không ngừng từ năm 1995 đến nay.

xuất nói riêng của huyện Đoan Hùng là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết. Xuất
phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử
dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học của đề tài
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc trồng rừng sản xuất tại huyện
Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất và đề xuất các kiểu sử dụng đất, các giải

Số hóa bởi trung tâm học liệu

3
pháp sử dụng đất hợp lý tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá các Kiểu sử dụng đất (mô hình sử dụng đất) hiện có và đề xuất các
giải pháp sử dụng đất hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản
xuất trong những năm tới phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Luận văn dài 72 trang, ngoài phần tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn
được kết cấu như sau:
- Mở đầu;
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu;
- Kết luận và đề nghị. Số hóa bởi trung tâm học liệu


tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc

Số hóa bởi trung tâm học liệu

5
phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ
thể còn gắn sản xuất lâm nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, cũng
như cần gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế, …[32].
Sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế
giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định
chính sách, các nhà kinh doanh mà còn là mong muốn của người dân – những người
trực tiếp tham gia sản xuất.
1.1.1.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Hiện nay, các nhà khoa học cho rằng: vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất
không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét
trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi
trường [19].
1.1.1.5. Đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai là quá trình xác định tiềm năng của đất cho một hay nhiều
mục đích sử dụng được lựa chọn. Phân loại đất (land classification) đôi khi được
hiểu đồng nghĩa với đánh giá đất đai nhưng có tính chuyên sâu hơn, chủ yếu là phân
loại đất đai thành các nhóm. Cũng có thể hiểu đánh giá đất đai là một bộ phận của
phân loại đất đai trong đó cơ sở phân loại là xác định mức độ thích hợp của việc sử
dụng đất [28].
1.1.1.6. Kiểu sử dụng đất (KSDĐ)
Kiểu sử dụng đất là một loại hoặc một nhóm cây trồng được sản xuất trong
điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật hiện hành [10].
KSDĐ là một dạng sử dụng đất (SDĐ) được mô tả chi tiết hơn so với loại hình
sử dụng đất. Trong đánh giá đất đai một cách định lượng, dạng SDĐ nào cũng chứa

- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy
luật “tiết kiệm thời gian”;
- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết
hệ thống;
- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi
ích của con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được

Số hóa bởi trung tâm học liệu

7
là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của
nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và
tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó [30].
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử
dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải
vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội [8].
1.1.2.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và
tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với
nhau và là một phạm trù thống nhất [2].
Hiệu quả xã hội hiện nay phải thu hút nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân
dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được
phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về việc ăn mặc và nhu cầu sống khác
nhau. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hóa của địa phương thì việc
sử dụng đất bền vững hơn [30].
Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [31], hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất

- -
nam. Hiện nay
Quốc Hội đã thông qua Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi số 29/2004/QH11
ngày 03 tháng 12 năm 2004. Luật quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng
rừng; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Trong đó, có quy định nguyên tắc phát triển,
sử dụng rừng sản xuất…[12].
-
. Nghị định có đưa ra các loại đất được giao
khoán trong đất lâm nghiệp có đất rừng trồng sản xuất [14].
ng [21].
Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp về
rừng và đất Lâm nghiệp. Quyết định này nhằm quy định rõ trách nhiệm quản
lý nhà nước của các cấp có thẩm quyền đối với rừng và đất lâm nghiệp, góp
phần ngăn chặn những hành vi hủy hoại tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, tạo

Số hóa bởi trung tâm học liệu

9
điều kiện để mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ và phát
triển rừng [22].
- 16/11/1

. Nghị định này quy định về việc Nhà
nước giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài
dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất lâm nghiệp trong
đó có rừng sản xuất [15].
2003 quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước
đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ
quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Trong đó, đối

phải quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý nhất. Để thực hiện
được mục tiêu đó Liên Hợp Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác
đánh giá đất đai. Ngay từ những năm 1970, các nhà khoa học đất của nhiều nước
trên thế giới đã tập trung nghiên cứu nhằm xây dựng một phương pháp đánh giá đất
đai có tính khoa học cao, đồng thời khắc phục được tình trạng không thống nhất về
phương pháp. Đến năm 1972, tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp
quốc (FAO) đã phác thảo đề cương đánh giá đất đai và công bố năm 1973. Hai năm
sau tại hội nghị về đánh giá đất đai ở Rome, dự thảo đó được các chuyên gia hàng
đầu trong lĩnh vực này biên soạn, bổ sung và công bố tài liệu chính thức đầu tiên về
phương pháp đánh giá đất đai năm 1976. Tài liệu này được coi như cẩm nang cho
nhiều nước trên thế giới nghiên cứu vận dụng, thử nghiệm và được coi là phương
tiện tốt nhất để đánh giá đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp [35].
Bên cạnh những tài liệu tổng quát của FAO về đánh giá đất đai, một số
hướng dẫn cụ thể khác về đánh giá đất đai cho từng đối tượng chuyên biệt cũng
được FAO ấn hành như:
- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp nhờ mưa.
- Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp có tưới (Land Evaluation for Rainfed
Agriculture, 1985) [37].
- Đánh giá đất đai cho trồng trọt đồng cỏ quảng canh (Land Evaluation for
Extensive Grazing, 1989).
- Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (Land Evaluation for
Devenlopment, 1990).
- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc quy hoạch sử

Số hóa bởi trung tâm học liệu

11
dụng đất (Land Eveluation and Farming System Anaylyis for Land Use Planning,
1990) [38].
Như vậy, theo FAO mục tiêu chính của việc đánh giá đất đai là đánh giá khả

12
với phân tích kinh tế - xã hội. Phương pháp này thường được đề nghị để đánh giá
đất chi tiết và bán chi tiết.
Trên thực tế hai phương pháp này khác nhau không thật rõ nên khi áp dụng
cần lựa chọn phương pháp thích hợp, tuỳ thuộc và điều kiện cụ thể.
- Phân hạng định tính: Kết quả được trình bày trong phạm vi tính chất mà
không có sự đánh giá riêng biệt ở đầu vào và đầu ra.
- Phân hạng định lượng: Kết quả được trình bày bằng số. Nếu kết quả chỉ đề
cập đến số lượng đầu tư chi phí ở đầu vào và khối lượng sản xuất ở đầu ra thì đó là
phân hạng định lượng thông thường, còn nếu kết quả đề cấp tới chi phí, giá thành ở
đầu vào và giá cả, lợi nhuận ở đầu ra thì đó là phân hạng thích hợp kinh tế.
Trong đánh giá đất đai thì cần sử dụng cả hai phương pháp phân hạng thích
hợp trên.
Theo FAO, phân hạng thích hợp đất đai đựơc phân chia thành 4 cấp:
Bậc (order) Lớp (class) Lớp phụ (subclass) Đơn vị đất (unit)
Trong bậc thích hợp chia làm 2 cấp: Bậc thích hợp (suitability order) và bậc
không thích hợp (not suitability order). Trong một số trường hợp có dùng thêm pha
thích hợp có điều kiện (conditionally suitable).
Trong bậc thích hợp thường chia làm 3 lớp:
+ Thích hợp cao (S
1
)
+ Thích hợp trung bình (S
2
)
+ Kém thích hợp (S
3
)
Trong bậc không thích hợp được chia làm 2 lớp:
+ Không thích hợp hiện tại (N

Tuy nhiên phương pháp này còn có một số hạn chế như quá đề cao khả năng
tự nhiên của đất hay không có khả năng dung hoà quy luật tối thiểu với phương
pháp tổng hợp các yếu tố riêng biệt… Mặt khác phương pháp đánh giá đất đai cho
điểm cụ thể chỉ đánh giá được đất đai hiện trạng mà không đánh giá được đất đai
trong tương lai, tính linh động kém vì các chỉ tiêu đánh giá đất đai ở các vùng cây
trồng khác nhau là khác nhau do đó không thể chuyển đổi việc đánh giá đất đai giữa
các vùng với nhau.
c) Đánh giá đất đai dựa trên cơ sở lập địa
Phương pháp được áp dụng khá phổ biến ở Cộng hòa liên bang Đức.
Lập địa có thể được hiểu bản chất là “một phạm vi lãnh thổ nhất định với tất
cả những yếu tố của ngoại cảnh ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây cối”. Lập địa
theo nghĩa hẹp bao gồm 3 thành phần: Khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng; theo nghĩa
rộng bao gồm 4 thành phần: Khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thế giới động thực
vật. Phương pháp này nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với
nhau, giữa các thành phần tự nhiên với cây trồng trong một không gian nhất định và

Số hóa bởi trung tâm học liệu

14
được cụ thể hóa trên bản đồ. Đại diện cho cách làm này có Krauss (1935, 1954),
Kopp (1965, 1969) và W.Schwanecker (1965, 1974) [28].
Ở Liên Xô cũ lập địa được gọi là điều kiện nơi sinh trưởng, nghĩa là tác động
tổng hợp của các yếu tố ngoại cảnh hình thành nên các kiểu rừng nhất định và ảnh
hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của thực vật rừng [28].
Pogrebnhiac (Ucraina) đã phân chia lập địa làm cơ sở cho trồng rừng và xác
định các kiểu rừng dựa trên 2 chỉ tiêu chính là độ phì và độ ẩm của đất. Độ phì được
chia làm 4 cấp: rất xấu (A), xấu (B), trung bình (C), tốt (D). Độ ẩm đất chia làm 6
cấp: Rất khô (0), khô (1), ẩm vừa (2), ẩm (3), ướt (4), lầy (5). Tổng hợp 2 chỉ tiêu
trên sẽ có 24 chỉ tiêu lập địa [28].
Việc xác định độ phì có thể dựa vào tác dụng chỉ thị của tầng cây gỗ do


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status